Cắm hoa

Recent Pages: 1, 2,

Cắm hoa lan và calla lily duyên dáng

Khác với vẻ sang trọng khi được cắm trong các lẵng hoa lớn hay lọ hoa cao, lan và calla lily cũng sẽ duyên dáng trong kiểu cắm hoa thấp và tạo nên vẻ mộc mạc, tự nhiên của hoa.

Chúng ta cần chuẩn bị những nguyên vật liệu như sau:

– 2 hoa lan lẻ và 2 hoa calla lily thân mảnh
– Vài lá tròn to, 2 chùm quả hay hoa nhỏ
– Vài chiếc kim ghim (loại kim có một đầu gắn hạt tròn thường dùng trong may vá)
– Xốp cắm hoa, khay vuông đựng xốp (có thể tận dụng vỏ hộp bánh rồi bọc giấy bạc bên ngoài cho sáng đẹp).

12031017

Bước 1: Cắt xốp cắm hoa vuông vắn, vừa với lòng hộp rồi thấm đều nước và đặt vào lòng hộp.

12031018

Bước 2: Cắm lá tròn to vào xốp, hai lá sát nhau, chồng chéo nhau ở một góc vuông xốp, một lá cắm ở góc đối diện trên đường chéo của xốp vuông.

12031019

Bước 3: Cắm cuống của hai hoa calla lily gần nhau ở một góc xốp còn trống, sát nhau 2cm và cắm nghiêng. Bạn cần cắm rất cẩn thận để thân calla lily không bị nát hoặc gẫy. Mẹo nhỏ là bạn xử lý cho cành hoa mềm trước khi cắm bằng cách dùng ngón trỏ và ngón cái bóp miết nhẹ nhàng qua lại trên thân calla; vì thân calla xốp nên khi bị bóp miết nó sẽ xẹp dần và mềm mại. Có một cách khác là bạn miết thân calla lên vải theo chiều dọc cuống hoa, khi thân calla lily ấm lên nhờ cọ xát, nó cũng sẽ mềm hơn.
Hai hoa calla lily được cắt dài bằng nhau nhưng khi uốn cong bạn đặt chúng so le phần bông hoa trắng một chút, hai sống hoa quay lưng vào nhau, dùng kim ghim để ghim qua hai cuống sát phần hoa trắng, ghim vào vị trí giữa hai lá tròn chồng chéo lên nhau. Nhấc nhẹ cho phần cuống hoa cong cao hơn, phần hoa chúc xuống một chút.

12031021

Bước 4: Hai hoa lan được cắt ngắn 2cm – 3cm cuống. Hoa to cắm ở giữa chỗ cắm hai cuống calla. Hoa nhỏ cắm ở góc đối diện và cắm lọt giữa hai thân calla uống cong đi qua đó.

12031020

Bước 5: Cắm thêm vài ba lá tròn nhỏ chồng chéo nhau và xòe tròn ở tâm xốp cắm hoa, có thể cắm thêm một vài lá phía sau hoa lan để che đi phần xốp và làm nền cho hoa lan thêm nổi bật.

12031022

Bước 6: Cắm 1-2 chùm quả nhỏ (hoặc hoa nhỏ li ti) màu xanh hoặc màu vàng nhạt (màu trung gian giữa sắc hoa và lá) lên trên đám lá tròn nhỏ giữa xốp cắm hoa, một nhánh quả nhỏ được cắm lấp ló dưới cánh lan, gần kim ghim hoa calla lily, tạo vẻ xen kẽ tự nhiên.

Khác với vẻ sang trọng, thanh tao trong các lẵng hoa lớn hay lọ hoa cao, lan và calla lily sánh đôi điệu đà, trữ tình và duyên dáng trong kiểu cắm hoa thấp lại tạo nên vẻ mộc mạc, tự nhiên. Chỉ với chút tỉ mỉ, chúng ta có thể tận dụng một vài bông hoa còn tươi trong những bó hoa lớn dùng sau ngày lễ để có được một khay hoa tuyệt đẹp!

12031023

Sưu tầm: Ðào Viên Thi Các

Cắm hoa – Hoa Bàn Tiệc


Uploaded by BYNTV

5 cách cắm hoa cúc đơn giản nghệ thuật

Hoa cúc vốn có vẻ đằm thắm, mặn mà, nếu khéo sắp xếp, bạn sẽ có được lọ hoa đôi rất tươi tắn và đầy ý nghĩa!

Mọi người thường bảo cắm hoa cúc trông “già lắm”, chỉ để thắp hương thôi, nói thế thật không đúng chút nào! Vẻ đằm thắm, mặn mà của hoa cúc khi biểu đạt tình cảm sẽ thêm phần sâu sắc và không kém lãng mạn so với những loại hoa khác. Đôi hoa vàng cắm sát nhau và sát cuống vào bình hoa dạng khay trông như đang cùng trôi trên một chiếc thuyền riêng tư. 3 ngọn lá thông xanh làm nền phía sau thêm nổi bật sắc hoa tươi tắn và chia ra 3 hướng tạo không gian rộng mở. Sự hài hòa giữa dạng lá kim với những cánh hoa nhỏ xòe ra tương phản với cành khô vươn lên phía trên. Tất cả mang đến cho bạn một ấn tượng rõ nét và sự rạng rỡ và đằm thắm của hoa cúc:

12060525

Bạn cũng đừng quá cầu kỳ khi trút hết những ý nghĩa lớn lao, sâu sắc vào một bình hoa, bởi tùy theo không gian, tùy theo thời gian, tùy theo rung cảm hiện tại của bạn mà bình hoa sẽ có một ý nghĩa nào đó, cũng đừng mặc định hoa cúc là trường tồn, là rạng rỡ, là mùa thu, là “già dặn”,… Những ai yêu thích văn hóa Nhật và nghệ thuật Ikebana, hẳn họ cảm thấy có gì đó rất “Nhật” trong bình hoa này, mường tượng như đóa hoa đôi trên mái tóc thiếu nữ với những trâm cài truyền thống. Nhưng nếu bạn gần gũi với phong cảnh làng quê Việt Nam, hẳn bạn lại cảm tới những dóng tre mộc mạc, chân quê, những khóm cây xanh hồn hậu bên lề đường làng, những chuỗi hạt quả dại nghiêng mình và lấp ló những bông hoa của tự nhiên hướng về phía ánh sáng:

12060526

Thử một lần bỏ qua cách cắm hoa cúc quen thuộc: một bó lớn cắm đều trong một chiếc lọ cơ bản. Hãy chọn một chiếc lọ kiểu cách, chỉ với 2 bông cúc tỉa bớt lá, chỉ 1 lá loang màu xanh vàng dạng lá trầu và chút cành nhánh uốn cong, bạn sẽ thấy được sự khác biệt giữa “già dặn” và “tươi trẻ”, giữa quen thuộc và mới lạ, giữa đóng khung ý nghĩa với sự phóng khoáng tự do của cảm xúc:
.

Nếu vẫn muốn giữ lại vẻ trang trọng mà bạn thường cần khi cắm hoa , bạn hãy cắm hai bông cúc lớn trên một chiếc khay xứ ô van màu đen. Hãy chọn lá màu xanh nâu  nhưng có thể cắm nhiều lá hơn tạo vẻ tự nhiên, giống như chúng vẫn đang mọc ngoài mặt đất vậy. Hai nhánh lá maples vàng uốn cong tạo dáng vươn lên cao và vài nhánh quả nhỏ màu xanh vàng và đỏ, tạo thêm màu sắc mùa thu và rất hợp với  những ngày cuối năm phải không nào, rất nhẹ nhàng và đáng yêu:

cuc-vang-729x1024

Hoa cúc gắn liền với mùa thu. Những đoá cúc vàng nói lên sự cao thượng và lòng yêu mến chân thành. Tặng hoa cúc cho người bậc trên là nghĩa cử của lòng biết ơn và hiếu thảo. Màu vàng trang nhã của hoa cúc tượng trưng cho tuổi xế chiều, là tuổi chững chạc, đầy kinh nghiệm về những truân chuyên của cuộc sống. Sắc màu hoa cúc không ồn ào mạnh mẽ, nhưng thâm trầm sâu lắng. Đoá hoa cúc mời gọi chúng ta hãy sống đời nội tâm, hãy nhìn ngắm và suy tư trước những biến cố xảy đến trong cuộc đời.(Gm.VVT)

Và vẫn là vẻ đằm thắm, sâu sắc, tươi tắn, nhưng nếu bạn chọn màu cúc xanh, trông bình hoa sẽ sang trọng và hiện đại hơn rất nhiều. Cành lá nhỏ và mềm tiện cho bạn uốn các đường cong tự nhiên, một nhánh cây khô tróc vỏ sắp đặt đan cài giữa hoa và lá trên một chiếc bình kiểu cách lệch dáng, hai bông cúc cũng vươn dài như muốn phá vỡ cái trật tự cân đối của cành lá với bình. Vươn lên một chỗ thoáng đãng và khoe sắc, trông hoa cúc xanh thật đáng yêu!

12060529

hoa-cc3bac-c491c6a1n-gie1baa3n-nghe1bb87-thue1baadt-2013-1

Có vẻ như hoa cúc hợp với bình màu tối, nền cảnh thoáng đãng và nhạt màu, không gian tĩnh lặng và ánh sáng dịu dàng, bởi vì bản thân hoa đã rực rỡ và tươi tắn lắm rồi. Bạn hãy thử một lần cắm hoa đôi với loài cúc đằm thắm này. 

Ðào Viên Thi Các Sưu tầm

Nghệ thuật Ikebana và những điều bí ẩn

Người Nhật không chỉ trồng ra nhiều loại hoa đẹp mà họ có truyền thống cắm hoa nghệ thuật rất phát triển. Cũng như trà đạo hay các văn hóa truyền thống khác, nghệ thuật cắm hoa truyền thống của Nhật bản (Ikebana) có tính nghệ thuật rất cao và tinh túy.

Người Nhật Bản nổi tiếng về nghệ thuật cắm hoa trên thế giới. Trong khi tại nhiều quốc gia khác, mọi người ưa thích hình thể và màu sắc của các bông hoa thì đặc điểm của nghệ thuật cắm hoa Nhật Bản là sự chú trọng vào đường nét.

Một cành hoa tuy tầm thường nhưng phải được xếp đặt thế nào để tạo nên một đườg chảy xuôi phối hợp với tính tự nhiên, như vậy đòi hỏi sự hiểu biết của người cắm hoa về cách mọc tự nhiên của vật liệu hoa lá, cũng như tấm lòng yêu thiên nhiên của người đó trong mọi giai đoạn tăng trưởng của hoa lá cành. 


1. Ý nghĩa và nội dung của Nghệ thuật Ikebana

Ikebana ra đời vào 14 thế kỷ trước, được nghĩ ra để tượng trưng cho một số quan niệm triết học của Phật Giáo tại Nhật Bản. Tuy nhiên, thời gian trôi dần qua, năng khiếu riêng của người Nhật đã làm cho nghệ thuật cắm hoa mất dần đi ý nghĩa tôn giáo ban đầu, và rồi đặc tính về thiên nhiên trong cách cắm hoa được nhấn mạnh.

Trong cách cắm hoa, cần tới sự hiểu biết về dòng thời gian và người nào có con mắt phân biệt có thể dễ nhận ra được điều này. Việc cắm hoa phải biểu hiện được thời gian, tháng, mùa, cũng như sự tăng trưởng liên tục của vật liệu sử dụng. Thí dụ:

Quá khứ: dùng hoa nở hết, trái cây khô hay lá cây khô.

Hiện tại: dùng hoa nở nửa chừng hay lá cây hoàn hảo.

Tương lai: dùng nụ hoa, nụ lá để hứa hẹn sự tăng trưởng sắp tới. 


Sự cân nhắc về vật liệu sử dụng cũng cần phải đi đôi với cách xếp đặt, trình bày:

Mùa Xuân: cách xếp đặt đầy sức sống với các đường cong biểu hiện sinh lực.

Mùa Hạ: cách xếp đặt tỏa ra và tràn đầy.

Mùa Thu: cách xếp đặt mỏng và thưa thớt.

Mùa Đông: cách xếp đặt đượm buồn và lắng nghỉ.

Phương pháp cắm hoa phải mang tính cách tượng trưng, mô tả, nhưng một số hình thể của hoa lá lại phải được phối hợp với phong tục, tập quán và văn hóa. Vào các ngày quốc lễ, lại có một số cách cắm hoa được ấn định trước và vào các dịp lễ hội, các nghi lễ gia đình có thể bị coi là thiếu đầy đủ nếu không theo cách cắm hoa thích hợp và không trưng bày thứ hoa thích hợp. Hoa cúc trắng là hoa của ngày Tết đầu năm, trong khi vào ngày Tết Búp Bê (mồng 3 tháng 3), người Nhật thường dùng tới hoa đào, và hoa diên vĩ (iris) là thứ hoa của ngày Tết Con Trai (mồng 5 tháng 5).


2. Ikebana với đời sống và thiên nhiên 

Người ngoại quốc thường dùng các loại hoa với nhiều màu sắc, nhiều hình dạng vào việc trang trí, nhưng trong cách trang hoàng, người Nhật Bản còn dùng các lá cây, cành cây… Như vậy vật liệu dùng trong nghệ thuật cắm hoa không phải chỉ giới hạn vào màu sắc của bông hoa mà còn có vẻ đẹp nằm trong hình thể của lá và hoa, và trong sự tăng trưởng của hoa lá nơi thiên nhiên.

Hoa được ưa thích nhất là thứ đang mọc tự nhiên trong vườn hay nơi miền quê, vào lúc cắm hoa. Hoa lại được phối hợp với đám lá tự nhiên của thứ hoa đó, điểm thêm vào là một vài bụi cây con hay bụi hoa nhỏ mọc tự nhiên ở dưới nền.

Người Nhật Bản ít khi dùng loại lá hay loại hoa đã nở hết tầm cỡ, bởi vì các hoa lá được cắm vào lúc nở rộ nhất sẽ mau héo tàn, rủ xuống, diễn tả sự suy tàn hay chấm dứt. Các cành cây có lá lớn hay các bụi cây nhiều lá cũng không được dùng đến, mà nụ lá, nụ hoa được ưa thích hơn. Lý do của điều này là vì trong khi ở trạng thái nụ, vẻ đẹp của cành hoa không bị che khuất và trong khi dùng các nụ, người ngắm hoa có được niềm vui là ngắm nhìn chúng nở ra từ từ, chậm chạp… Như vậy Nghệ Thuật Cắm Hoa phải mang theo ý nghĩa phát triển liên tục trong đời sống và phải diễn tả sinh lực của cuộc sống.


Nghệ thuật cắm hoa Nhật Bản đặt căn bản trên màu sắc, đường nét, sự nhịp nhàng hài hòa để cố gắng diễn tả cách tăng trưởng của hoa. Trong khi người Tây phương luôn luôn nhấn mạnh vào các màu sắc và số lượng của vật liệu, hướng sự chú tâm vào vẻ đẹp của các bông hoa thì người Nhật Bản lại đặt nặng về các đường nét của cách xếp đặt, lối bố cục, và họ đã phát triển nghệ thuật cắm hoa bao gồm cả cành, cuống, lá cũng như hoa

3. Triết Lý tiềm ẩn trong nghệ thuật cắm hoa Nhật Bản

Nói một cách tổng quát, cách cắm hoa Nhật Bản gồm ba nhóm hoa hay cành lá xếp đặt theo hình tam giác. Nhóm chính ở giữa, thẳng đứng, nhóm thứ hai nghiêng về một bên so với nhóm chính và nhóm thứ ba ngược lại, nghiêng về phía đối so với nhóm thứ hai. Thêm vào đó, ba đường nét chính trong bình hoa hay lẵng hoa là thứ tượng trưng cho Trời – Đất – Người (Thiên, Địa, Nhân). Chính trong cấu trúc này mà cách cắm hoa được tạo nên.

 



Đường nét quan trọng nhất là cành hoa tượng trưng cho “Trời” (shin). Đây là đường trung tâm của toàn thể bình hoa, lẵng hoa, vì thế người ta đã chọn cành hoa nào mạnh nhất làm công việc này. Tiếp theo cành chính là cành thứ (soe), đại diện cho con người (Nhân). Cành này phải được xếp đặt thế nào để diễn tả rõ đường hướng phát triển, bung ra từ đường trung tâm. 

Chiều cao của cành thứ bằng 2/3 chiều cao của cành chính, lại có phần hơi nghiêng về cành chính.

Cành thứ ba (hikae) tượng trưng cho “Đất” (Địa), là phần ngắn nhất, được đặt xoay về phía trước hay hơi đối nghịch với phía gốc của hai cành kia. Tất cả ba phần lại được cột chặt vào một bộ phận giữ và lại phải diễn tả cho thấy sự xuất phát từ một nguồn cội. Sau đó, các bông hoa khác được thêm vào mỗi phần nhưng cách bố cục khéo léo của ba phần chính kể trên được coi là quan trọng nhất.


Trong khi cắm hoa, người ta đặt chiếc khay đựng tất cả các hoa, lá, cành… về phía bên phải và bình hoa hay đĩa cắm hoa cách 60 phân trước mặt người cắm hoa. Nếu đặt đĩa cắm hoa gần hơn thì dễ cắm hơn, nhưng để có thể dễ nhận ra cách bố cục thì nên đặt bình hoa xa hơn một chút. Bình hoa cũng nên được đặt hơi cao hơn là hơi thấp, bởi vì nếu đặt thấp, người ta sẽ quen với cách nhìn xuống và ảnh hưởng mang lại sẽ khác khi bình hoa sau này lại được bày trên cao. 

4. Nghệ thuật bảo dưỡng Hoa khi trưng bày


Hình dạng và cỡ lớn của bình hoa hay đĩa cắm hoa rất quan trọng bởi vì cách bố cục cũng tùy thuộc vào cỡ lớn, chiều rộng và chiều sâu của dụng cụ cắm hoa. 

Sau khi các vật liệu cắm hoa đã được chọn lựa, bước kế tới là tỉa bớt. Các cành hay các hoa, dù cho đã mọc gọn gàng và thứ tự tới đâu, cũng có các phần dư thừa, đặc biệt là khi được dùng vào công việc sắp xếp một cách nghệ thuật. Vì thế chúng cần được tỉa bớt trước khi và trong khi các cành được tập hợp lại với nhau.


Để giữ cho hoa tươi mát, người ta dùng tới các phương thức vật lý và hóa học. Cách dễ nhất và đơn giản nhất là cắt cuống hoa trong nước (mizukiri). Phương thức này tránh cho cành hoa không bị cắt ngoài không khí làm kém đi sự hút nước. Về phương thức hóa học, một dung dịch loãng hydrochloric acid hay sulphuric acid sẽ làm sống lại hay làm tươi mát các bông hoa. Việc chà xát một chút muối vào đầu cuống hay cành hoa cũng mang lại kết quả tốt. 

Các bông hoa và cành lá cần được xếp đặt chắc chắn, vững vàng và thăng bằng, bằng cách uốn cành dựa chắc vào phần bên trong của bình hoa hay đĩa cắm hoa. Việc uốn cành cây này cần phải làm rất chậm chạp và cẩn thận, làm bằng hai tay, tránh sao cành hoa không bị bẻ gẫy.


Sự phát triển lịch sử của nghệ thuật cắm hoa Nhật Bản đã đi qua các thể cơ bản là thể Cổ Điển Rikka, thể Tự Nhiên Nageire và thể Cận Kim Moribana.

Ngày nay tại Nhật Bản có nhiều trường phái cắm hoa. Các quy luật đặt ra bởi các trường phái này có thể khác nhau về quan niệm, về ý tưởng, về phương pháp… vì vậy mà có nhiều loại trường lớp dạy Nghệ Thuật Cắm Hoa.
Trong dịp Tết này, nhu cầu chơi hoa và Bonsai tăng mạnh. Nhưng để có được một chậu Bonsai như ý hoặc một bình hoa, lẵng hoa mang đậm tính nghệ thuật không phải chuyện đơn giản. Sau đây là một vài mẫu cắm hoa nghệ thuật của người Nhật Bản. Không gian nhà bạn sẽ trở nên tinh tế và sang trọng hơn khi có được một lẵng hoa như thế.

N.H. (tổng hợp) 

Cắm hoa Tình Nồng


Uploaded by  BYNTV

Bouquet cage, création de votre fleuriste


Uploaded by AteliersAquarelle

Nguyên tắc cơ bản khi cắm hoa

Hoa là một vật vô giá mà thiên nhiên gửi đến cho con người. Hoa là sứ giả của cái đẹp với màu sắc tươi tắn, hình dáng xinh xắn, đường nét tuyệt mỹ, tượng trưng cho nguồn sống dồi dào.

Nguyên tắc cơ bản khi cắm hoa:

Cắm hoa theo nghệ thuật phương Đông mà đại biểu là Trung Quốc và Nhật Bản với đặc điểm nổi bật là chọn hoa khá ít, nhấn mạnh tính thẩm mỹ từ những đường nét của hoa, tạo bố cục đơn giản, thanh nhã, thoát tục. Còn cắm hoa theo phong cách phương Tây chủ yếu chú trọng sự đối xứng, hoa nhiều và xum xuê, màu sắc sặc sỡ để đạt được hiệu quả muôn màu muôn vẻ.Cắm theo phong cách phương Đông đòi hỏi giữa hoa và bình cắm phải có tỉ lệ tương xứng, thông thường độ cao của cành chính bằng 1,5 lần độ cao của bình, còn cắm hoa kiểu phương Tây thường chọn loại bình hoa thông thường, miệng rộng để cắm được nhiều hoa.Nơi để hoa cũng phải chọn nơi thích hợp, sau khi cắm hoa xong cần xem xét độ cao của bình hoa để quyết định vị trí đặt.

Khi cắm hoa cần xác định ý tưởng để chọn hoa và bình thích hợp với chỗ để. Màu sắc và hình dạng của hoa với bình cần có sự hài hoà để có sự cân bằng trong kết cấu và hài hoà màu sắc. Hoa lá không thể cao bằng nhau, hoa chính nên hơi cao, hoa phụ nên hơi thấp. Khi chọn hoa nên chọn hoa có độ tươi ngang nhau để làm hoa chính và hoa phụ, như vậy độ bền sẽ ngang bằng nhau. Các đoá hoa phải được phân bố đồng đều, bất kể là hoa chính hay hoa phụ đều phải hoà hợp và cân xứng. Sự phố hợp hoa và cành cắm thêm cũng cần thích hợp để tạo thành chính thể.

Hoa-hong-tiec-gay-quy-truong-hoc-2011-21

Xử lý trước khi cắm hoa:

– Ngắt bỏ cành thừa, lá quá dày để chỉnh lại dáng cho cành.
– Bỏ bớt cành nhỏ
– Nếu thấy có cành héo, không cắm ngay vào bình mà để chỗ mát để phun nước vào cho hoa hồi lại, rồi mới cắm vào bình.
– Trước khi cắm hoa cần cắt bỏ gốc, cú ý cắt gốc hoa ngập trong nước để hút nước nhanh vào miệng cắt tránh để không khí xâm nhập làm cản trở sự hút nước của hoa.

Ðào Viên Thi Các

Hoa-hong-tiec-gay-quy-truong-hoc-2011-1

Làm sao để hoa tươi lâu và không bốc mùi khó chịu?

Khi cần làm mới không gian sống, bạn đừng quên hoa tươi. Cắm hoa, trưng hoa không chỉ thể hiện thị hiếu thẩm mỹ, còn là lúc giúp chúng ta thư giãn. Tuy vậy, không ít người e ngại vì hoa chỉ trưng được 1 -2 hôm, sau đó thì nước trong lọ hoa lại bốc mùi do quá trình phân hủy của thân, lá và rễ hoa trong nước. Làm sao để không đánh mất thói quen trưng hoa hằng ngày?

Những mẹo nhỏ sau đây sẽ giúp việc trưng hoa, cắm hoa của bạn trở nên thú vị hơn:

– Xúc rửa lọ hoa thật sạch trước khi trưng hoa sẽ giúp hạn chế vi khuẩn sinh sôi làm cho thân, lá, rễ hoa nhanh bị thối rửa.

– Thay nước hoa mỗi ngày và rửa lại gốc hoa sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn phân hủy, nguyên nhân gây thối trong nước.

– Tuốt bỏ phần lá ở thân hoa ngập trong nước để tránh sự phân hủy của lá cây làm thối nước.

– Bạn cũng có thể cho vào nước trong lọ hoa ½ tách nước trà /1 lít nước, để khử mùi hôi trong nước.

Như vậy hoa sẽ tươi lâu hơn mà nước trong lọ hoa sẽ không còn bốc mùi khó chịu nữa.

Liễu Vân

Jan-2012-93

Những loài hoa đẹp nhưng rất độc

Có sự góp mặt của một số cái tên khá quen thuộc như thủy tiên, loa kèn hay đỗ quyên…tất cả đều đẹp nhưng lại rất độc.

Hoa thủy tiên – Narcissus

Christmas 2015 (mh)  (6)
Đây là loại cây có củ và hoa giống như cây thủy tiên quen thuộc ở nước ta, tuy nhiên nó không được trồng trong nước và đặc biệt là rất độc.

Hoa và thân cây thì an toàn còn chất độc là ở phần rễ củ. Tinh chất chiết xuất từ củ Narcissus khi bôi lên các vết thương hở có thể làm tê liệt hệ thần kinh cũng như hệ tim mạch. Đã có nhiều người lầm tưởng chúng với củ hành. Một số triệu chứng thường gặp như: chóng mặt, nôn mửa, co giật và tiêu chảy.

Bushman’s poison

Thoạt nhìn, cây Bushman’s poison này giống như một loại cây bụi thông thường với những bông hoa trắng muốt có mùi thơm rất dễ chịu và quả mọng có vị giống như trái mận nhưng chất nhựa trong thân cây đặc biệt nguy hiểm.

Loại chất độc này thường được những người Khoisan ở Nam Phi sử dụng để bôi lên đầu mũi tên. Lá cây thì ngược lại có tác dụng chữa bệnh rất tốt.

Hoa loa kèn – Angel’s trumpet

Chất độc chiết xuất từ lá và hoa loa kèn có thể được sử dụng giống như một chất gây ảo giác hiệu quả trong y tế nhưng khi dùng quá liều sẽ dẫn đến tử vong. Thành phần gây tác động bao gồm atropine, hyoscyamine và scopolamine gây nên triệu chứng mê sảng, điên loạn.

Thông đỏ – English yew

Cây thông đỏ hay Taxus baccata (“taxus” có nghĩa là độc) là loại cây bụi lớn thường thấy trong các khu rừng ở châu Âu, có lá xanh quanh năm. Trái cây mềm, màu đỏ chín mọng trông rất bắt mắt nhưng chứa hột màu nâu đen có độc tính rất mạnh, đến nay vẫn chưa có thuốc giải loại độc này.

Người nào ăn phải hột cây sẽ chết ngay trong vài phút. Vì chất độc này gây nên chứng co thắt, tê liệt nên nó từng được dùng làm thuốc phá thai tuy nhiên phần lớn trường hợp thường dẫn đến tử vong.

Độc cần nước – Queen Anne’s Lace

Theo báo cáo của Bộ nông nghiệp Mỹ thì cây độc cần nước là loại thực vật độc hại nhất ở Bắc Mỹ. Hoa và thân cây thì an toàn nhưng phần rễ cây lại chứa chất nhựa chết người dù chỉ hấp thụ một lượng rất nhỏ, với thành phần chính là chất cicutoxin gây nên chứng co giật, tai biến mạch máu não.

Snakeroot

Loài cây snakeroot nổi tiếng được dùng để chữa rắn cắn này lại đặc biệt nguy hiểm với các loài gia súc như bò và cừu. Khi bò nhấm nháp những bông hoa trắng tuyệt đẹp hay thân cây snakeroot thì xương và nguồn sữa của chúng sẽ nhiễm chất tremetol độc hại. Khi chúng ta uống phải những sản phẩm sữa từ những con bị nhiễm độc thì sẽ dẫn đến ngộ độc cấp tính.

Bà Nancy Hanks, mẹ của vị tổng thống Mỹ nổi tiếng Abraham Lincoln cũng là nạn nhân của chứng ngộ độc sữa “quái ác” này.

Cây thụy hương – Daphne

Thụy hương là một loại cây bụi để trang trí trong vườn nhà rất được ưa thích ở châu Âu. Rợp mát với tán lá xanh mướt rậm rạp cùng với những chùm hoa ngát hương, ít ai nghĩ đây là một loại cây độc hại vô cùng với chất mezerein có độc tính rất cao.

Nếu vô tình ăn phải lá hay quả cây thì triệu chứng lúc đầu là buồn nôn và ói mửa dữ dội, theo đó là xuất huyết trong, hôn mê rồi dẫn đến tử vong.

Cây Strychnine

Nữ hoàng Cleopatra nổi tiếng trong lịch sử thường buộc người hầu của mình tự tử bằng hạt của trái cây Strychnine này. Sử dụng với liều rất nhỏ có tác dụng kích thích thần kinh nhưng quá mức sẽ dẫn đến buồn nôn, co thắt dữ dội và tử vong.

Trúc đào – Oleander

Đây có thể coi là một loại cây có độc tính mạnh nhất trên thế giới. Chỉ cần một chiếc lá của nó thôi cũng đủ gây chết người. Ngay cả hoa, quả hay mật hoa của nó đều nguy hiểm khôn lường.

Đốt củi nấu ăn bằng cành cây hay dùng cành để găm thức ăn nướng đều mang khả năng nhiễm độc cao. Nạn nhân phổ biến của nó là ngựa và các loại gia súc khác nhau. Sau khi ăn, loại cây này sẽ gây ra những tác động nghiêm trọng đồng thời ở hệ thần kinh, hệ tim mạch và đường tiêu hóa.

Cây có độc tố mạnh và chất này có ở mọi thành phần của cây, có thể gây hại mắt khi bị tác động hoặc tử vong nếu tiếp xúc trực tiếp. Vì trúc đào còn chứa những hợp chất nguy hiểm như strychnin nên chỉ cần nhai một lá trúc đào là đủ gây nguy hiểm cho trẻ em và nhai 10-20 lá là gây nguy hiểm cho người lớn. Thế nhưng khi được hỏi, hầu hết mọi người đều rất mơ hồ về điều này.

Các triệu chứng ngộ độc khi ăn phải trúc đào thường là buồn nôn, nôn, tiêu chảy có thể ra máu, đau bụng, loạn nhịp tim, trụy tim, tụt huyết áp, lạnh người do tuần hoàn máu không ổn định. Từ đó dẫn đến các rối loạn hệ thần kinh trung ương, thiếu ôxy lên não, hôn mê và dẫn đến tử vong. Nhựa trúc đào gây rát da, rát mắt, viêm da.

Đỗ quyên – Rhododendron

Hoa Đỗ quyên 2014 (1)

Với nhiều tên gọi khác nhau như sơn thạch lựu, báo xuân hoa, sơn trà hoa, đỗ quyên là loại cây bụi tuyệt đẹp với những chùm hoa rực rỡ sắc màu, được trồng rất phổ biến ở vùng Tây Bắc Thái Bình Dương và còn là loài hoa biểu trưng của bang Washington. Lá và mật hoa của loại cây này chứa độc tố có thể gây ngộ độc ở người khi ăn phải. Người bệnh có thể bị ngứa da, nôn mửa, suy yếu và toát mồ hôi. Một số còn bị hôn mê, co giật và ngừng lưu thông máu. Chẳng may ăn phải những chiếc lá xanh của chúng môi của bạn sẽ bị nóng rát. Nếu nhiều sẽ bị bỏng rộp, nôn mửa, tiêu chảy…

Hoa Đỗ quyên 2014 (4)

Tất cả các bộ phận của đỗ quyên đều có chứa độc tố mang tên andromedotoxin và arbutin glucosit.
Theo các nghiên cứu, một lượng từ 100 – 225g lá đỗ quyên đủ để gây ngộ độc nặng cho trẻ em 25kg.Người bị ngộ độc do loại cây này thường có triệu chứng buồn nôn, chảy nước dãi, nôn mửa, uể oải, chóng mặt, khó thở, mất cân bằng.
Vì thế, tránh trồng hoa đỗ quyên trong nhà, trên bàn nhất là các gia đình có trẻ nhỏ nhằm tránh nhầm lẫn khi ăn phải.

Nightshade

Còn gọi là anh đào đen, loại cây này vô cùng độc hại. Quả cây rất ngọt và bắt mắt nên đặc biệt nguy hiểm với trẻ nhỏ vì chúng thường dễ bị hấp dẫn bởi các loại quả dại.

Những người chỉ ăn một ít quả cây thôi cũng bị mất giọng, hô hấp khó khăn hay bị co giật. Tuy nhiên, chứng ngộ độc này có thể chữa trị được nếu gây nôn kịp thời. Điều đáng ngạc nhiên là ngựa, chim, cừu, dê và lợn lại dường như miễn dịch với chất độc của loại quả này.

Moonseed

Phân bố tại Đông Bắc nước Mỹ, loại cây thuộc giống Nho với cái tên rất ấn tượng Moonseed (Hạt giống của Mặt trăng) này cũng rất độc hại. Chùm quả trĩu nặng với những quả cây căng bóng đỏ rực này ăn ít thì chỉ gây tình trạng tê liệt nhưng quá nhiều thì sẽ dẫn đến chết người.

Lan chuông – Lily of the valley

Hoa lan chuông với những bông hoa trắng nhìn giống như những chiếc chuông bé xinh này là một loại hoa đẹp rất được ưa thích ở châu Âu. Hoa có hương thơm dịu dàng, dễ chịu.

Thuở xưa, người ta tin rằng chà hoa lên trán sẽ giúp ta cảm thấy thư thái, dễ chịu hơn. Tuy nhiên chớ dại mà đùa nghịch với loại hoa này vì cả cây hoa nhất là những trái nhỏ chứa chất độc rất mạnh, chỉ vài giọt ép thôi cũng đủ gây chết người rồi. Chất độc có ở mọi nơi, từ đỉnh của hoa cho tới vùng nước mà chúng nằm ở đó. Nếu ăn nhiều có thể bị nôn nửa, đau miệng, đau bụng, tiêu chảy và bị co giật, loạn nhịp tim.

Theo Pháp luật xã hội

Lời khuyên thầy thuốc

Do là loại hoa có màu sắc đẹp nên trẻ em rất tò mò với thiên nhiên, nhìn ngắm, sờ, ngửi hoặc cho vào miệng nếm thử. Vì thế việc đề phòng cây cảnh gây ngộ độc cho trẻ em là điều cần thiết. Không trồng, trang trí trong nhà những cây có nguy cơ gây nguy hiểm. Có thể chọn các loài hoa đẹp không độc thay thế. Nếu có thói quen, sở thích, ý nghĩa muốn trồng loại hoa này, lưu ý đến  trẻ nhỏ tránh cho tiếp xúc. Đối với trẻ lớn hơn cần căn dặn trẻ cẩn thận không được ăn, hái hoặc nghịch loại hoa có độc trên. Đối với ngộ độc các loại hoa còn phụ thuộc vào mức độ ăn, và tuổi tác, cân nặng và sự nhạy cảm của từng người. Trẻ em dưới 6 tuổi là nhóm nguy cơ cao hơn.

Nếu nghi ngờ hoặc phát hiện ngộ độc các loại hoa trên cần xử trí như sau:

– Ăn nhầm lá hay thân, hoa thì phải lấy ngay các vật còn sót lại trong miệng nạn nhân, cần gây nôn bằng cách là cho uống nước muối (2 thìa canh muối pha với 1 cốc nước ấm) nếu chưa nôn dùng lông gà rửa sạch ngoáy họng. Chú ý: Không để trẻ nằm ngửa và nôn vì như vậy có thể gây sặc lên mũi, xuống phổi và rất dễ dẫn đến tử vong. Trong quá trình gây nôn, phải luôn phải khăn để lau chùi miệng trẻ cho sạch.

– Nếu bị ngộ độc trên da: rửa da bằng nước sạch ở nơi bị nhiễm độc ít nhất 15 phút, không nên bôi kem lên những vùng bị nhiễm độc.

Lưu ý: Đối với tất cả các trường hợp ngộ độc đều phải được đưa ngay tới cơ sở y tế để được bác sĩ đưa ra phác đồ cấp cứu điều trị, phù hợp, kịp thời. Cần mang theo chất nôn để xác định độc tính.

(Theo SK&ĐS)

 How to Grow Orchids Indoors
At Home With P. Allen Smith


Uploaded by eHow Home & Garden

Có những loài hoa chỉ để ngắm từ xa và tuyệt đối không được ăn:


Đậu tía là một loài cây thân leo họ đậu thường được trồng ở hàng rào hoặc giàn cao với những chùm hoa màu tím rất lãng mạn. Những việc nếm thử chúng có thể khiến bạn bị nôn mửa và tiêu chảy.


Mao địa hoàng là một loài hoa đẹp với những chùm hoa chĩa thẳng lên trời như một ngọn tháp. Loài hoa này cũng là nguyên liệu để bào chế thuốc chữa bệnh tim và một số bệnh thường gặp khác như thiếu máu và táo bón.
Nhưng nếu ăn tươi, chúng có thể gây rối loạn nhịp tim và đau bụng dữ dội.


Hoa tú cầu mọc thành những chùm hình tròn như quả cầu là cây hoa được trồng phổ biến trong sân vườn. Nhưng nếu ăn những bông hoa này, bạn sẽ bị đau bụng trong nhiều giờ. Trường hợp nặng có thể dẫn đến hôn mê và co giật.


Hoa chuông có hình dáng rất đáng yêu, nhưng tiếc thay đây cũng là một loài hoa độc. Nếu ăn chúng bạn sẽ bị đau bụng, tiêu chảy và đau cơ bắp. Rối loạn nhịp tim cũng có thể là một triệu chứng đi kèm.


Tất cả lá và cành của cây hoa hồng môn, một loài hoa có hình dáng kỳ lạ,đều có nhiều độc tố. Ăn phải cây hoa này, miệng bạn đau rát và sưng tấy, giọng nói có thể bị khàn. 


Thường được gắn với mùa thu và là một loài hoa phổ biến nhất, nhưng hoa cúc không hoàn toàn vô hại. Nhụy của loài hoa này có thể gây mẩn ngứa cho một số người.


Trúc đào là một loài cây cảnh được trồng phổ biến trên đường phố. Tuy vậy, cây này rất độc, có khả năng gây chết người nếu hấp thụ quá nhiều vào cơ thể qua đường tiêu hóa hay niêm mạc. Thậm chí, việc hít phải khói từ cây trúc đào cháy cũng có thể rối loạn nhịp tim. 

đỗ quyên 2014

Hoa đỗ quyên thường mọc thành chùm lớn rực rỡ vào mùa xuân và thu hút được nhiều loài ong đến hút mật. Nhưng nếu ăn loại mật ong làm từ loài hoa này hoặc ăn lá của chúng, bạn có thể bị phồng rộp miệng, nôn mửa, tiêu chảy và ngứa ngáy trong da cho đến nhức đầu, đau cơ, mờ mắt. Ăn với lượng lớn có thể dẫn đến chậm nhịp tim, co giật, hôn mê và tử vong.


Với vẻ đẹp và hương thơm quyến rũ, hoa thủy tiên là một trong những biểu tượng của mùa xuân. Nhưng nếu ăn củ của chúng, bạn có thể nôn mửa và tiêu chảy.


Anh túc là loài hoa có nhiều màu sắc đẹp, được ưa chuộng ở nhiều nơi trên thế giới. Nhưng nó còn một tên khác: hoa thuốc phiện. Chúng chính là nguyên liệu để bào chế thuốc phiện và nhiều loại ma túy khác.

Ðào Viên Thi Các

Chuyển đến trang: 1, 2