Recent Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 17B 18
Tâm Từ Bi ( Chuyện Con Lừa )
Câu chuyện con lừa này được trích trong băng giảng Bốn Phạm Trú ( Từ Bi Hỷ Xả ) của thầy Tâm Thiện.
Bát Chánh Đạo – Part 1
Thích Tâm Thiện
Pháp An Lạc – Thầy Tâm Thiện
Đoạn băng này trích trong băng giảng Tứ Thánh Đế của thầy Tâm Thiện.
Cẩm Nang Của Người Phật Tử – Khải Thiên 01
Cẩm Nang Của Người Phật Tử – Khải Thiên 02
Cẩm Nang Của Người Phật Tử – Khải Thiên 04
Ba triết lý sống của Steve Jobs – Khải Thiên 03
Ba triết lý sống của Steve Jobs – Khải Thiên 02
Cuộc Đời Sự Sống Và Cái Chết 01
Sayadaw U Jotika
Cuộc Đời Sự Sống Và Cái Chết 01
Sayadaw U Jotika
Tu viện Cát Trắng (Florida, Hoa Kỳ)
Cung Sơn
Dưới sự hướng dẫn của Thầy tu viện trưởng, Phật tử và thân hữu gần xa đã chung sức hộ trì, cùng nhau xây dựng và kiến thiết ngôi chánh điện và các cơ sở cần thiết để phục vụ cho các nhu cầu tu học. Mỗi năm, tu viện tổ chức bốn khóa tu học chính thức, mỗi khóa kéo dài ba ngày, cùng với bốn khóa tu dành cho người nói tiếng Anh. Hành giả từ các tiểu bang cũng như ở các nước như Canada, Úc, Anh, Pháp, Đức, Việt Nam v.v… đã về tu học.
Buổi ban đầu
Với diện tích ban đầu 16 mẫu tây, sau đó được mở rộng thêm, hiện hơn 20 mẫu với các pho Đại Phật Thành đạo, nhập Niết-bàn và thánh tượng Quán Thế Âm lộ thiên, tất cả bằng đá hoa cương và được xem là công trình tôn giáo vĩ đại, độc đáo có một không hai của bang Florida.
Công trình được tôn tạo sớm nhất là tượng đài Bồ-tát Quán Thế Âm; thánh tượng cao 10m, được thực hiện tại Bình Dương (Việt Nam). Tiếp đó là Đại Phật Bổn Sư Thành đạo và Niết bàn, tượng ngồi với chiều cao 11m và tượng nằm có chiều dài 11m.
Tôn tượng Thành đạo nặng khoảng 200 tấn được lắp ráp bởi 5 khối đá hoa cương. Tôn tượng Niết-bàn được tạc từ một khối đá nguyên vẹn. Quần thể bao gồm ba tôn tượng này được xem là một công trình mỹ thuật điêu khắc Đông phương hiện đại của Phật giáo tại tiểu bang Florida. Hai tôn tượng đã được an trí tại tu viện vào ngày 25-3-2013.
Con đường “Chuyển hóa khổ đau bằng niệm lực”
Đường lối tu tập do Thầy tu viện trưởng dẫn đạo được hình thành từ kinh nghiệm bản thân; đấy chính là con đường “chuyển hóa khổ đau bằng niệm lực”. Vì vậy, phương châm tu tập tại tu viện được bao hàm trong thiền ngữ “Mỗi bước đi trong cuộc hành trình là chính cuộc hành trình”. Về tu viện tu tập, bạn sẽ có thêm cơ duyên để tịnh hóa ba nghiệp, phát triển đời sống tâm linh bằng chánh niệm, niệm Phật và niệm hơi thở; bạn sẽ có những giây phút thực tập sống an lạc, tỉnh thức ngay trong từng giây phút của hiện tại. Khóa tu được hướng dẫn bằng tiếng Anh tại tu viện.
Tu viện thường xuyên tổ chức các khóa tu tiếng Việt và tiếng Anh, với sự hướng dẫn của Thầy tu viện trưởng và chư vị giáo thọ sư được Thầy thỉnh mời. Số lượng người Việt ở các bang khác cũng như người Mỹ đã đến tu học rất đông.
Mỗi độ xuân về, nơi đây cũng chính là chiếc thuyền giới thiệu văn hóa Việt, văn hóa Phật giáo đến với người bản xứ qua các hoạt động tu học, đón Tết Nguyên đán.Sắc màu Tết nguyên đán ở tu viện Cát Trắng
Được biết Thầy tu viện trưởng sinh năm 1970, xuất gia năm lên 6 tuổi tại cao nguyên Lâm Đồng, thọ giới Tỳ-kheo năm 1990. Thầy là pháp tử của HT. Thích Trí Quảng, giáo phẩm trưởng thượng của Thiên thai Thiền giáo tông tại Việt Nam.
.
Nguồn: Giác Ngộ Online
Ba câu chuyện về triết lý sống của Steve Jobs
Khai Thiên
Người viết bài này chẳng liên hệ gì với Steve Jobs trong mọi lĩnh vực. Mối liên hệ duy nhất với ông ta đơn giản chỉ là một chiếc máy tính Macbook Air mới vừa mua chưa đầy vài tháng…Bao nhiêu niềm vui vì tiện ích kỳ vĩ của chiếc máy tính này trong thoáng chốc đã nhuốm màu u buồn khi hay tin người sáng tạo ra nó đã vĩnh viễn ra đi! Càng ngậm ngùi hơn khi biết rằng người ấy đã nói về sự ra đi của mình 5 năm trước qua bài thuyết trình nhân lễ tốt nghiệp tại một đại học danh giá bậc nhất thế giới, Stanford University, cũng là nơi tràn đầy kỷ niệm của tác giả. Bài viết như một lời tri ân…không phải vì tôn vinh sự lên ngôi của những chiếc máy tính cực mỏng, IPad, IPhone… mà vì xúc động trước bức thông điệp về triết lý sống “rất Phật” đến bất ngờ của người sáng lập Apple. Thông điệp ấy đang truyền cảm hứng về một đời sống với lý tưởng cao đẹp đến khắp hành tinh này, nhất là đối với các bạn thanh thiếu niên, những người vốn đang sống vì cái đẹp, vì tình yêu, và vì lý tưởng.
Dưới đây là ba câu chuyện và triết lý sống của Steve Jobs đã truyền đạt cho các bạn trẻ tại đại học Stanford, Polo Alto.
• Định nghiệp như những dấu chấm…
Câu chuyện đầu tiên mà Steve Jobs giới thiệu trong diễn văn của mình đó là việc bỏ học nửa chừng của ông ta, nghe rất cảm động, ” Bài cảm niệm này được viết bởi cảm xúc của tác giả nhân đọc bài phát biểu của Steve Jobs được đăng trên trang web của ABC News, tháng 10, ngày 08, 2011. Link: http://abcnews.go.com/blogs/technology/2011/10/steve-jobs-talked-about-death-in-2005-stanfordcommencement- speech-2/.”
Ông ta bỏ hoc không phải vì lườì biếng mà vì cảm thấy buồn và xấu hổ khi phải tiêu quá nhiều tiền để dành cả đời của Bố mẹ nuôi trong khi bản thân ông lại không thực sự cảm nhận được những điều mà ông cho là có giá trị thật sự. Ông đã quyết định từ giã ngôi trường chỉ sau sáu tháng theo học. Tuy nhiên, môn học viết chữ đẹp (calligraphy) đã lôi kéo sự quan tâm của ông. Ông đã theo học những lớp thư pháp mà ông không hề nghĩ rằng sau này ông đã áp dụng chúng vào trong các mẫu thiết kế của Apple.
Trong thời điểm của những quyết định khó khăn ở tuổi học sinh, Steve Jobs đã chọn lòng hiếu kính với cha mẹ và yêu thích cái đẹp làm động lực dắt dẫn cuộc sống của mình.
Nhìn lại những kinh nghiệm thời thơ ấu, Steve Jobs đã khuyên các bạn trẻ trong lễ tốt nghiệp của họ rằng, “…Bạn không thể nối kết những dấu chấm khi nhìn về phía trước; bạn chỉ có thể nối kết chúng khi nhìn lại đằng sau. Cho nên bạn phải tin tưởng rằng những dấu chấm đó thế nào rồi cũng sẽ nối kết với tương lại của bạn bằng cách này hay cách khác. Bạn hãy tin tưởng vào điều gì đó ở chính mình: bản năng, định mệnh, cuộc sống, nghiệp lực, vân vân. Lối tiếp cận này chưa bao giờ làm cho tôi thất vọng, và nó đã tạo ra những thay đổi quan trọng trong cuộc sống của tôi.” (…You can’t connect the dots looking forward; you can only connect them looking backwards. So you have to trust that the dots will somehow connect in your future. You have to trust in something — your gut, destiny, life, karma, whatever. This approach has never let me down, and it has made all the difference in my life.)
Mười năm sau, khi hồi tưởng lại, Steve Jobs đã nhận ra rằng sự thành công của ông được quyết định bởi những yếu tố quan trọng đó là: ông đã nhìn đời bằng chính đôi mắt của mình; ông đã nói với đời bằng chính tiếng nói từ nội tâm của mình, và ông đã sống giữa đời bằng tình yêu cái đẹp sâu thẳm đến từ trái tim của chính mình. Bạn thử nghĩ đến một chàng thanh niên vừa từ bỏ một con đường đại học danh giá và tham dự vào những lớp học viết chữ đẹp nghe có vẽ viễn vông và rõ ràng chẳng thực tế chút nào!
Nhưng Chính Steve Jobs, khi nhìn lại, đã khẳng định, “Nó thật là đẹp, thật kỳ vĩ, và tinh tế một cách điệu nghệ trong một cách thức mà khoa học không làm sao nắm bắt được, và tôi đã thấy nó quả thực là quyến rũ. Tuy nhiên, những điều này thậm chí không hề có chút hy vọng nào đến những ứng dụng thực tế trong đời sống của tôi. Nhưng mười năm sau, khi chúng tôi thiết kế chiếc máy tính Macintosh đầu tiên, tất cả đã trở lại với tôi.” (It was beautiful, historical, artistically subtle in a way that science can’t capture, and I found it 2 fascinating. None of this had even a hope of any practical application in my life. But ten years later, when we were designing the first Macintosh computer, it all came back to me.)
Thật vậy, tâm sự của ông là những kinh nghiệm sống quý giá vô bờ. Câu chuyện đầu tiên mà Steve Jobs đã chia sẻ với chúng ta đó chính là những lời khuyên chân tình cho những ai đang bước vào ngưỡng của của cuộc đời: Hãy để tâm chiêm ngưỡng cái đẹp, dù rất bình thường, ngay cả trong tình huống tội tệ nhất, vì chính nó sẽ đem lại sự tươi mát để nuôi dưỡng cuộc sống. Và hãy để lòng hiếu kính với cha mẹ, sự quan tâm đến nỗi khó nhọc của những người chung quanh, và lòng yêu thích cái đẹp dắt dẫn bạn trước những quyết định khó khăn nhất. Rõ ràng, đây là một quan điểm, một thái độ sống rất vị tha bên cạnh tình yêu tha thiết đối với cái đẹp.
• Nhẹ nhàng trong sự thành, bại…
Câu chuyện thứ hai cũng thật là cảm động. Nó nói rõ về ý nghĩa của tình yêu và sự mất mát. Trong căn nhà đậu xe của bố mẹ nuôi, Steve Jobs và người bạn đã lần đầu tiên thành lập hãng Apple. Lúc ấy ông chỉ vừa 20 tuổi. Đến 10 năm sau, công ty Apple trong căn nhà để xe của ông đã phát triển thành một đại công ty với tổng trị giá hai tỷ Đô la và hơn 4.000 nhân viên làm việc. Nhưng rồi, trong lúc đang ở đỉnh cao của sự thành đạt, lúc ông vừa 30 tuổi, ông đã bị buộc thôi việc vì bất đồng quan điểm về tầm nhìn tương lai với người mà ông đã thuê làm điều hành. Ông phải ra đi vì toàn ban điều hành đứng về phía người ấy. Ông đã thưc sự đau khổ vì thất bại này. Nhưng từ trong đáy thẳm của con tim, ông ta đã nhận ra một phép lạ, đấy là, ông vẫn chưa mất tình yêu đối với công việc của mình. Thế là ông đã khởi sự thành lập một công ty mới là NeXT và tiếp sau đó là công ty Pixar gắn liền với người đàn bà, mà sau này trở thành vợ của ông. Điều kỳ thú là chẳng bao lâu sau sự thành đạt của NeXT, chính Apple đã mua lại công ty NeXT, một công ty đã tạo ra những sản phẩm then chốt cho sự phục hưng của Apple như hiện nay. Thế là Steve Jobs đã trở lại với Apple.
Về sau ông đã phát biểu rằng, “Bị thôi việc ở một công ty do chính mình sáng lập quả là điều tốt đẹp nhất đã đến với tôi. Cái nặng nhọc của thành công được thay thế bằng cái nhẹ nhàng trong trạng thái của người mới khởi sự, ít có bám chắc vào bất cứ cái gì. Nó đã cởi trói cho tôi đi vào một giai đoạn sáng tạo nhất của cuộc đời.” (…Getting fired from Apple was the best thing that could have ever happened to me. The heaviness of being successful was replaced by the lightness of being a beginner again, less sure about everything. It freed me to enter one of the most creative periods of my life.)
Những gì Steve Jobs nói quả thật là chẳng khác gì giọng điệu của một thiền sư chính thống. Vâng, ông đã nói với chúng ta bằng sự kiện, chứ không phải bằng ngôn ngữ rằng: thất bại không phải là điều đáng sợ mà đánh mất tình yêu vào cuộc sống mới là điều đáng sợ! Trong những lúc thất bại và não nề như thế, ông đã bám lấy tình yêu vào công việc thay vì sống với phiền muộn khổ đau hay tự đồng hóa mình với những cảm giác buồn vui, thương ghét…Là một người Phật tử, Steve Jobs đã rất tinh tế khi sống lời Đức Phật dạy bằng cách cố vượt ra khỏi sự bức bách của tám nhân duyên ám ảnh trần thế — được, mất vui, buồn, khen chê, danh vọng và không danh vọng—để khơi dậy tình yêu và lý tưởng của mình. (Xem Kinh Anguttara Nikaya AN 8.6)
Nếu bạn cứ tiếp tục chạy theo tám nhân duyên này, cho dù bạn được phép sống thêm một trăm năm nữa thì bạn vẫn mãi miết trong phập phồng, đau khổ. Vì chân lý của cuộc sống là sự thay đổi không ngừng. Chỉ có cách, hãy tự mình vượt lên trên các nhân duyên đối đãi này và an trú sâu xa trong tĩnh lặng bạn mới có thể sáng tạo và làm mới cuộc sống của chính mình. Sống như Steve Jobs, tĩnh tâm trước thành hay bại, chắn chắn bạn sẽ được an bình, hạnh phúc.
• Quán niệm về vô thường (sự chết) để sống tốt đẹp hơn..
Câu chuyện thứ ba đã khép lại cuộc đời trần thế của Steve Jobs. Và lạ lùng thay, đây lại là một bài giảng về vô thường, về cái chết cho hàng ngàn sinh viên trong ngày lễ ra trường tại đại học Stanford. Tất nhiên bài thuyết trình trong một bối cảnh quan trọng như thế được phô diễn trên văn bản với một quan điểm sống rõ ràng chứ không phải là một cảm hứng ngẫu nhiên. Steve Jobs đã giảng về vô thường như thế nào?
Ông bắt đầu câu chuyện: “Mỗi buổi sáng khi soi gương tôi đều hỏi chính tôi rằng “Nếu như hôm nay là ngày cuối cùng của đời tôi, thì tôi có muốn làm những gì mà tôi sắp sửa làm hay không?” Nếu như câu trả lời là ‘Không’ suốt nhiều ngày như vậy, thì tôi biết rằng tôi phải thay đổi một điều gì đó.” (I have looked in the mirror every morning and asked myself: “If today were the last day of my life, would I want to do what I am about to do today?” And whenever the answer has been “No” for too many days in a row, I know I need to change something.) Một lối sống cẩn thận và có ý thức từng ngày, từng giờ như thế xuất phát từ căn bệnh ung thư tụy tạng (lá lách) mà Ông đang cưu mang. Chính căn bệnh của ông cũng đã giúp ông phần nào tỏ ngộ chân lý vô thường. Nhưng căn bệnh đó không giúp ông tìm đến Phật giáo. Vì Steve Jobs đã đến với Phật giáo ở ngay vào độ tuổi thanh xuân, ở một lứa tuổi mà hầu như chẳng ai bận tâm đến chuyện sinh lão bệnh tử.
Mặc dù phải đối diện với bệnh tật nhưng tâm ông đã không hề chùng xuống mà trái lại nó lại sáng suốt và mạnh mẽ hơn bao giờ. Ông nhấn mạnh: “Quán niệm rằng nay mai tôi sẽ chết là một công cụ quan trọng nhất mà tôi đã đương đầu để có thể giúp tôi quyết định những lựa chọn lớn lao. Bởi vì hầu như tất cả mọi thứ—lòng mong đợi từ bên ngoài, niềm kiêu hãnh, nỗi sợ hãi về sự thất bại hay bẽ bàng— những điều này sẽ bị rơi rụng trước cái chết, chỉ còn lại những gì thật sự quan trọng. Ghi nhớ rằng bạn sẽ phải chết là cách tốt nhất mà tôi biết để có thể tránh được cạm bẫy của ý tưởng rằng bạn có cái gì đó để mất!” (Remembering that I’ll be dead soon is the most important tool I’ve ever encountered to help me make the big choices in life. Because almost everything — all external expectations, all pride, all fear of embarrassment or failure – these things just fall away in the face of death, leaving only what is truly important. Remembering that you are going to die is the best way I know to avoid the trap of thinking you have something to lose.)
Dường như Steve Jobs đã rất tâm đắc pháp môn quán niệm về sự chết. Một trong những pháp môn quán niệm mà Đức Phật đã giảng dạy trong mười pháp tùy niệm đó chính là niệm Chết (niệm diệt). Câu chuyện của Steve Jobs dường như vô tình cũng đã mang theo bóng dáng của cô bé quay tơ 16 tuổi, cư dân làng Alavi, được ghi lại trong chuyện tích kinh Pháp Cú. Cô bé làm nghề quay tơ cũng đã thành tựu về măt tâm linh nhờ vào pháp niệm này; và cũng đã từ giả thế giới rất sớm…
Thế nhưng có lẽ Steve Jobs đã cảm nhận về một dự báo rất gần khi ông ta phát biểu bằng một ngôn ngữ bộc trực và mãnh liệt rằng, “Không ai muốn chết cả. Thậm chí người muốn lên Thiên đàng cũng không muốn chết để đến đó. Và chết là điểm đến chung cho tất cả chúng ta. Chưa bao giờ có ai trốn thoát nó được. Và rằng, rất có thể Chết là một tạo phẩm tốt đẹp của đời sống. Nó là điểm thay đổi cuộc sống. Nó dọn sạch cái cũ và mở đường cho cái mới. Ngay bây giờ, cái mới là bạn, nhưng rồi ngày nào đó, không mấy lâu đâu, bạn sẽ từ từ trở thành cái cũ, và sẽ bị dọn sạch. Xin lỗi, vấn đề trở nên quá bi thương, nhưng nó là sự thât.” (No one wants to die. Even people who want to go to heaven don’t want to die to get there. And yet death is the destination we all share. No one has ever escaped it. And that is as it should be, because Death is very likely the single best invention of Life. It is Life’s change agent. It clears out the old to make way for the new. Right now the new is you, but someday not too long from now, you will gradually become the old and be cleared away. Sorry to be so dramatic, but it is quite true.)
Lối chỉ thẳng vào sự thật của cuộc sống biến chuyển vô thường rõ ràng nghe có vẻ ảm đạm và u buồn thật đấy! Nhưng đó không phải là một quan điểm bi quan mà là sự thật cho dù bạn muốn nói ra hay là không. Nên nhớ rằng, quán niệm về chết không phải để chết; quán niệm về chết là để sống tốt đẹp hơn và làm cho chính cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn trong mọi lĩnh vực và giá trị của nó.
Quán niệm về Chết theo tinh thần Phật giáo mà Steve ứng dụng vào đời sống của mình hẳn không hề mang dấu ấn bi quan nào hết. Trái lại, nó mở ra một con đường thênh thang với biết bao cơ hội chuyển hóa và thăng tiến theo giấc mơ lý tưởng của mình, bỏ lại đằng sau tất cả những vướng bận vào được mất, hơn thua cho cuộc sống nhị nguyên.
Vâng, đấy chính là sức công phá vĩ đại của một tâm thức đã vượt lên trên thế giới vô thường vì đã “tỏ ngộ” về vô thường. Hẳn bạn không cần phải chờ cho tới khi già chết rồi mới hiểu được những giá trị chân thật của cuộc đời! Chỉ một phút tĩnh tâm với một trang kinh, Steve Jobs đã hiểu được những giá trị thực thụ khi quán niệm về chết. Từ đó, ông đã ra sức sống hết mình với những gì tốt đẹp nhất và đeo đuổi mục tiêu của mình cho tới cùng. Động lực của sự đeo đuổi này, dĩ nhiên, không phải vì hơn thua mà chính vì tấm lòng trân trọng cuộc sống, trân trọng những giá trị chân thật, và trân trọng cái “Mỹ” bên cạnh cái Chân và cái Thiện.
Có lẽ, bạn sẽ thấm thía hơn khi nghe Steve Jobs nói về cội nguồn hạnh phúc thật sự của đời mình trong mối tơ duyên nhọc nhằn của sống và chết: “Làm người giàu có nhất nằm trong nghĩa địa đối với tôi không thành vấn đề…Mỗi đêm khi đi ngủ, nói với mình rằng chúng ta đã làm điều gì đó thật là tuyệt vời…đó mới là vấn đề quan trọng với tôi. (Being the richest man in the cemetery doesn’t matter to me … Going to bed at night saying we’ve done something wonderful… that’s what matters to me.)—The Wall Street Journal, 1993.
Xin tạm biệt một tâm hồn tràn ngập yêu thương!
Khai Thien
Mùa thu 2011
Three Stories about Steve Jobs’ Life Philosophy
Ven. Khai Thiên
Translated by Phap Than-Dharmakāya
The author has no relations to Steve Jobs in any way. The only connection that the author has with Steve Jobs is simply a Macbook Air computer that was purchased a few months ago . . . The joys with the MacBook were quickly transformed into a feeling of sadness when the author learned that the creator of this device has departed from this world permanently. This sense of sadness is deepen when he learned that five years earlier Steve Jobs had spoken about his own mortality at Stanford University, a place that also holds much memories for the author. This short article represents a reflection and an expression of appreciation to Steve Jobs, not due to the author’s admiration for the supper thin devices such as MacBook Air, the IPad, or IPhone, etc. . . but because of the author’s strong emotion in response to Steve Jobs’ profound message about life that is very Buddhist in nature. This message is a beautiful one to this world, especially to the younger people and individuals who live for beauty, love, and ideals. Below are reflections on three beautiful stories that Steve Jobs shared in his commencement speech at Stanford University in 2005.
• Karma is like connecting the dots . . .
The first story that Steve Jobs shared with us was his decision to drop out of college. This is an emotional story. Steve Jobs recounted that he dropped out of school, not because he was lazy or unmotivated, but because a sense of guilt that his college tuition was consuming his parents’ life savings, and that he did not find any interest in his studies. After six months of college, he dropped out of school. But he continued to audit classes, including classes in calligraphy as well as other classes that he found interesting but which he did not know would have much application or value in the future.
During a difficult period of transition for young Steve Jobs, he decided to go on a path, which conveys love and consideration for his parents as well as his deep admiration and love for beauty and elegance. These were the principles that guided his life. Looking back at his life, he told the graduating students at Stanford that “You can’t connect the dots looking forward; you can only connect them looking backwards. So you have to trust that the dots will somehow connect in your future. You have to trust in something – your gut, destiny, life, karma, whatever. This approach has never let me down, and it has made all the difference in my life.”
Ten years later, Steve Jobs reflected that his success was attributable to the process that guided the important decisions in his life. He explained that he viewed life with his eyes; he spoke with his own inner voice (and did not allow opinions of others to drown out his own voice), and he lived his life based upon his love and admiration for beauty and elegance originating from deep inside him. Most people would say that it is not “realistic” for a young person to drop out of college and to take classes in calligraphy. But in looking back, Steve Jobs concluded: “It was beautiful, historical, and artistically subtle in a way that science can’t capture, and I found it fascinating. None of this had even a hope of any practical application in my life. But ten years later, when we were designing the first Macintosh computer, it all came back to me.”
Steve Jobs’ self-reflections of the experience of his youth are meaningful. The first story that he shared conveyed his sincere advice to young people who are starting out in life: Let your mind gaze and admire beauty and elegance, regardless of its simplicity, even in the worst of circumstances, because “true beauty” will serve to refresh and soothe the difficulties in one’s life. And let your love and respect for your parents, your empathy for the hardships of those around you, and an admiration for beauty to guide your difficult decisions. Clearly, Steve Jobs’ life philosophy was based upon empathy and compassion for others, as well as a true love for beauty.
• Being at Ease with Both Success and Failure
The second story is equally emotional as the first. It illustrates the meaning of love and of loss. Steve Jobs and his friend started Apple from his adoptive parents’ garage when he was only 20 years old. Ten years later, Apple had grown to a major corporation of $2 billion and 4,000 employees. At the height of his success at the tender age of 30, Steve Jobs suffered a humiliating setback — he was fired from Apple due to a fundamental disagreement with the individual that he had hired to be CEO of Apple. Apple’s Board of Directors sided with the CEO. Steve Jobs was devastated as a result of being fired from the company that he himselfhas established. But deep in heart, Steve Jobs experienced an inner miracle – he discovered that he had not lost his love and passion for his work. Following being ousted from Apple in a very public way, he proceeded to establish a new company, NeXT, and then another company, Pixar through which he also met a woman who later became his wife. Interestingly, shortly after NeXT became a major commercial success, Apple bought out NexT — a company that invented many of the components/concepts that helped to re-invent Apple to the worldclass company as it is today.Later, Steve Jobs reflected as follows: “Getting fired from Apple was the best thing that could have ever happened to me. The heaviness of being successful was replaced by the lightness of being a beginner again, less sure about everything. It freed me to enter one of the most creative periods of my life.”
Steve Jobs’ self-reflections demonstrate a deep wisdom comparable to that of a Zen Master. He shared with us an important lesson from his personal journey: Failure is not something to afraid of. Indeed, what we should be afraid of is the loss of love and passion for life. In the midst of his painful experience, he, instead of feeling sad, angry or sorry for himself, marched onward guided by his passion for his work. As a Buddhist, Steve Jobs closely adhered to Buddha’s teachings by making strong efforts to transcend the forces of the eight conditions that afflict and paralyze most people in this world , they are gain and loss, pleasure and pain, praise and blame, fame and defame. In so doing, he was able to awaken his true love and ideals. (See Sutra Anguttara Nikaya AN 8.6). Indeed, if we always live based upon these eight states of status, even if we live another hundred years, we will continue to live a life of suffering. It is because the nature of life is constantly and forever changing. The only way to escape this state of suffering is to transcend above these eight conditions and to live with peace and inner calmness. This is especially important in creating a new life following a disappointing or difficult period in one’s life. If we live life based upon Steve Jobs’ philosophy — calmness in the face of success or failure — we will experience peace and happiness.
• To be Mindful of Impermanence (Death) is To Live Better and More Fully
Steve Jobs’ third story serves as book-end to his life. Oddly, during the commencement speech at Stanford University, he told a story about impermanence – and how death as the end to all living things. Of course, with an important speech in such a formal environment, the story was presented in a clear and deliberate manner – i.e., it was not off the cuff, spontaneous type of a remark.
Steve Jobs began his story as follows: “Every morning I asked myself: If today were the last day of my life, would I want to do what I am about to do today? And whenever the answer has been “no” for too many days in a row, I know I need to change something.” His deliberate approach to living – and his mindfulness as to his life – may have originated from his condition with having pancreatic cancer. This condition may have helped him to recognize the truth as to impermanence and Death. But it did not lead him to Buddhism. He came to Buddhism when he was young and at an age when most do not pay attention to such philosophical issues as the problem of impermanence or birth and death.
Even though he had a major illness, his mind did not diminish in any way. To the contrary, Steve Jobs’ mind became even more focused and strong. He emphasized: “Remembering that I’ll be dead soon is the most important tool I’ve encountered to help me make the big choices in life. Because almost everything – all external expectations, all pride, all fear of embarrassment or failure – these things just fall away in the face of death, leaving only what is truly important. Remembering that you are going to die is the best way I know to avoid the trap of thinking you have something to lose.”
It appears that Steve Jobs had deeply understood the nature of Death. One of the methods that the Buddha taught was the mindfulness on Death (mindfulness on extinction). Coincidentally, Steve Jobs’ story seemed related to the story in Buddhist scriptures about a sixteen year old girl of Alavi, who spun silkfor living. . The young girl was very successful in her spiritual development based upon thismindfulness; like Jobs, she also died at a young age.
But perhaps Steve Jobs may have recognized his own mortality when he unequivocally stated: “No one wants to die. Even people who want to go to heaven don’t want to die to get there. And yet death is the destination we all share. No one has ever escaped it. And that is as it should be, because Death is very likely the single best invention of Life. It is Life’s change agent. It clears out the old to make way for the new. Right now, the new is you, but someday not too long from now, you will gradually become the old and be cleared away. Sorry to be so dramatic, but it is quite true.” Indeed, such a direct observation about life and life’s constant changes may sound sad and gloomy. But this is not a pessimistic observation – it is the truth whether we want to hear it or not. It is important to emphasize that mindfulness on death is not to want to die. Instead, mindfulness on death helps us to live better and fullerin a richer way, less restricted and with more freedom to strive for our passions and our concepts of what is beautiful. Steve Jobs’ passion for beauty and elegance was expressed in comment that he had about Apple’s competitor: “The only problem with Microsoft is that they just have no taste. They have absolutely no taste. And I don’t mean that in a small way. I mean that in a big way, in the sense that they don’t think of original ideas, and they don’t bring much culture into their products.” PBS Documentary, Triumph of the Nerds, 1996).
This comment reflects his commitment to beauty and elegance and take us back to his life philosophy of connecting the dots and the beauty of calligraphy that he shared with us in his first story.
Meditation on Death based on Buddhist teaching and which Steve Jobs applied to his own life is not to be pessimistic about life. To the contrary, to understand the nature of death opens a wide road for us – a road with endless opportunities to live in a full and rich way, to transform and develop one’s dreams and ideals – and to leave behind all obsessive notions of gain and loss, pleasure and pain, praise and blame, fame and defame as a result of dualistic view. Indeed, this reflects a great achievement by a mind that has transcended the world of impermanenceas a result of true understanding as to the nature of impermanence. We should not wait until we are old to understand the true meaning and value of life.
Steve Jobs understood the meaning and value of being mindful and aware of Death. From this insight, he endeavored to live life as fully as he could in his passionate, pursuit of beauty and his dreams to the very end of his life. The powerful driver of Steve Jobs’ pursuit did not originated from his desire for success or aversion to failure but from his respect for life, his respect for meaningful life values, and above all, his respect for the Beauty, Truth, and Goodness.
In this respect, perhaps, it may be more profound to hear Steve Jobs’ own words as to the source of happiness in his life: “Being the richest man in the cemetery doesn’t matter to me. . . Going to bed at night saying we’ve done something wonderful . . . that what matters to me.” – The Wall Street Journal, 1993.