OP-2: Là hoa tươi mát

Recent Pagrs:  1  2  3  4   6  7

có thể buông bỏ được

Nguyễn Duy Nhiên
.

Có câu chuyện về một người nọ kể cho những người bạn mình nghe một câu truyện vui, khi nghe xong ai cũng đều bật cười.  Rồi anh nói muốn kể thêm một câu truyện vui nữa, nhưng anh lặp lại cũng cùng câu truyện ấy, và chỉ có vài người cười.  Xong, anh tiếp tục kể lại một lần nữa, lần này thì ai cũng im lặng.  Đến khi anh lặp lại thêm lần nữa thì bắt đầu có nhiều người lộ vẽ khó chịu và bực mình.

Anh ta im lặng một lúc rồi nói, “Quý vị thấy lạ không, một câu chuyện dầu vui hay thú vị đến đâu mà khi mình cứ lặp đi, lặp lại mãi rồi thì nó cũng trở thành nhàm chán và vô duyên.  Thế nhưng chúng ta có những câu chuyện buồn, hay nỗi phiền giận, mà mình cứ lặp đi lặp lại mãi, và kể cho nhau nghe hoài, mà vẫn không bao giờ cảm thấy chán!”
Ví dụ của câu chuyện trên cũng có phần nào đúng phải không bạn.  Vì dường như trong đời sống, chúng ta lại thường ôm giữ những việc đau buồn trong quá khứ, mà những chuyện vui thì ít khi mình lại nhớ đến.

Vì tâm ta dễ tương ứng với tham sân

Trong quyển “Thiền quán, Con đường hạnh phúc”, bà Sylvia Boorstien có chia sẻ một câu chuyện.  Bà có một chị bạn, bà Ngoại của chị ta giận Mẹ chị, và hai mẹ con đã không còn nói chuyện với nhau nữa.  Khi bà Ngoại của chị bệnh nặng sắp mất, chị có đến thăm, bà nắm tay chị và hỏi “Cháu có biết ta giận Mẹ con về chuyện gì không?”  Cô biết, nhưng trả lời “Dạ cháu không nhớ nữa Ngoại!”  Bà nhìn xa xôi rồi nói, “Thật ra bây giờ Ngoại cũng không nhớ là việc gì nữa, nhưng ta chỉ biết là ta giận Mẹ con lắm thôi.”

Và đôi khi chúng ta cũng giống như bà ấy, có những muộn phiền mà mình cứ giữ chặt mãi trong lòng, như đó là một việc tất nhiên, dù biết rằng chúng không còn cần thiết hay ích lợi gì cho ai nữa…
Tôi có được nghe một vị thiền sư dạy rằng, sở dĩ chúng ta hay nhớ nghĩ đến những việc đau buồn, là vì trong giờ phút hiện tại này tâm chúng ta rất dễ tương ứng với những tham sân si, hơn là những vô tham, vô sân và vô si trong ta.  Và nếu như ta chỉ cần biết chú tâm, quan sát, thì tâm mình chắc chắn sẽ nhớ đến hiện tại trong niềm hoan hỷ.  Thật ra những buồn phiền đó cũng có một ích lợi, là nó chỉ cho ta thấy được những gì mình còn dính mắc để mà buông bỏ.

Buông bỏ là để trong sáng tự nhiên

Mà bạn biết không, thật ra muốn buông bỏ, chúng ta cũng không cần phải làm gì nhiều lắm đâu.  Ôm giữ và mang vác thì phải cần đến sự tính toán và tạo tác này nọ, chứ buông thả ra thì càng ít dụng công bao nhiêu lại càng hiệu quả bấy nhiêu.
Bà Sharon Salzberg có kể, vài năm trước trong lúc đang đứng trong chiếc thang máy ở một khách sạn tại thành phố New York, bà chợt ý thức rằng mình vẫn còn đang mang vác chiếc hành lý rất nặng trên vai.  “Và tôi chợt nghĩ đến điều này”, bà nói, “Tại sao mình lại không đặt chiếc hành lý nặng này xuống đi, và để cho chiếc thang máy tự nó mang lên chứ?”

Bà chia sẻ, mỗi giây phút của cuộc sống là một cơ hội mới để ta buông xuống những nặng nhọc của mình – ta không cần bắt mình phải trở thành một cái gì tốt hơn, cố tập luyện để đạt đến một trạng thái nào cao hơn, hay để vượt qua một khó khăn nào đó, và ta cũng không cần thực tập miên mật với một thái độ mong cầu nào khác.  Chúng ta chỉ cần biết buông bỏ mà thôi, trong giây phút này sang giây phút kế.
Bà Sharon nói, tuy phương pháp bà dạy học trò mình là thực tập có ý thức về hơi thở, nhưng điều bà luôn nhấn mạnh là chúng ta bao giờ cũng có thể trở về với thực tại, dù bất cứ đang ở trong hoàn cảnh hay tình trạng nào.  Và giây phút bắt đầu mới ấy chính là sự buông bỏ với một tâm từ, biết chấp nhận và tha thứ.  Buông bỏ cũng có nghĩa là tiếp xúc với thực tại này với một tâm rộng mở, để cho sự việc được trong sáng tự nhiên.

Để làm gì?

Tôi nhớ câu chuyện về vị thiền sư người Nhật, ngài Đạo Nguyên, trong thời gian ông sang Trung Hoa tầm đạo.  Một hôm vị thầy của Đạo Nguyên thấy ông đang ngồi học kinh, Ngài hỏi ông học kinh để làm gì.  Đạo Nguyên đáp, “Dạ, con học kinh vì muốn biết các thầy tổ ngày xưa đã tu tập như thế nào.”  Vị Thầy hỏi, “Chi vậy?”  Đạo Nguyên đáp, “Vì con muốn được giải thoát khỏi khổ đau như các vị ấy.”  Vị thầy lại hỏi, “Chi vậy?”  “Và vì con cũng muốn cứu giúp chúng sinh có quá nhiều khổ đau!”  “Chi vậy?”  Thầy ông lại hỏi tiếp, “Rồi một ngày nào đó con muốn sẽ được trở về quê hương, giúp dân làng của con.”  “Chi vậy?”  Cuối cùng, Đạo Nguyên lặng thinh, ông không còn gì để trả lời nữa hết.

Bạn nghĩ sự thinh lặng của ngài Đạo Nguyên ấy là gì?  Có lẽ vị thầy đã giúp ông trở về tiếp xúc lại với cái nguyên nhân sâu xa nhất của mình.  Và cái nguyên nhân ấy, thật ra ta không thể dùng một lý do nào để diễn đạt được hết, vì mọi ý niệm đều không đúng với sự thật.  Sự tu tập của ta chỉ có thể là để giúp mình thật sự có mặt trong giây phút hiện tại này, và buông bỏ hết mọi ý niệm mong cầu nào khác.
Cũng như ngài Đạo Nguyên, chúng ta có thể đặt ra những mục tiêu cho sự tu tập của mình như là để được giải thoát khổ đau, để được an lạc hơn, hoặc để giúp ích người khác…  Nhưng đôi khi chính những ý niệm ấy lại mang đến cho ta, và người chung quanh, những khổ đau không cần thiết.  Chúng có thể dẫn ta đi xa khỏi một thực tại linh động và trong sáng đang hiện hữu ngay trước mắt mình.

Việc ấy có thể được

Bạn biết không, dầu bất cứ đang ở nơi đâu, hay trong hoàn cảnh nào, ta đều cũng có thể bắt đầu lại từ đầu.  Ta bắt đầu lại bằng cách buông bỏ những gánh nặng, lo âu, muộn phiền của quá khứ.  Ngày xưa khi học thiền, trước mỗi thời công phu, tôi thường được dạy niệm thầm một lời nguyện ngắn:  “Trong quá khứ, vì vô tình hay cố ý, nếu như tôi có lỡ gây khổ đau cho ai, tôi xin người ấy tha lỗi cho tôi.  Trong quá khứ nếu như, vì vô tình hay cố ý, có ai lỡ gây khổ đau cho tôi, tôi xin được tha thứ cho người ấy.”

.
Đó là sự buông bỏ của một tâm từ, ta tử tế với những muộn phiền của mình.  Và bạn biết không, một tâm ý thiện lành nhỏ cũng có công năng chuyển hóa rất lớn.  Mà vấn đề buông bỏ những khổ đau của mình, việc ấy có thể thực hiện được không bạn hả?  Hay đó chỉ là một lý thuyết hay đẹp suông mà thôi?  Tôi nhớ lời dạy của Phật,
          .
“Này các thầy, hãy buông bỏ những gì là bất thiện!  Này các thầy, ta có thể buông bỏ những gì là bất thiện, nếu như việc ấy không thể thực hiện được, thì tôi đã không khuyên bảo các thầy mà làm chi.
          .
Nếu như buông bỏ những điều bất thiện sẽ mang lại cho ta khổ đau, tôi đã không khuyên bảo các thầy mà làm gì.  Nhưng vì sự buông bỏ ấy mang lại hạnh phúc và nhiều lợi lạc mà tôi mới nói với các thầy ‘hãy buông bỏ những gì là bất thiện’ “
         Tăng Chi Bộ Kinh (Anguttara-Nikaya)
.
Nguyễn Duy Nhiên
.
Nguồn: “Trích từ trang nhà Trung Tâm Thiền Quán Sinh Thức tại http://www.sinhthuc.org/”

Feb 15 - 2015 (1)Hoa Nghe Tay 2015 (2)

Là hoa tươi mát

Làng Mai

Thở vào, tôi biết tôi thở vào – vào
Thở ra, tôi biết tôi thở ra – ra

Đây là bài tập nhận diện hơi thở. Nếu đó là hơi thở vào thì ta biết đó là hơi thở vào. Nếu đó là hơi thở ra thì ta biết đó là hơi thở ra. Thực tập như thế vài lần tự khắc ta sẽ ngưng được sự suy nghĩ về quá khứ, về tương lai và chấm dứt mọi tạp niệm. Sở dĩ được như thế là vì tâm đã để hết vào hơi thở để nhận diện hơi thở, và do đó tâm trở thành một với hơi thở. Tâm bây giờ không phải là tâm lo lắng hoặc tâm tưởng nhớ mà chỉ là tâm hơi thở

Thở vào, tôi thấy tôi là bông hoa – Là hoa
Thở ra, tôi cảm thấy tươi mát – Tươi mát

Bài tập này đem lại sự tươi mát. Con người đáng lý phải tươi mát như một bông hoa, bởi chính con người là một bông hoa trong vườn hoa vạn vật. Chúng ta chỉ cần nhìn các em bé xinh xắn là thấy điều đó. Hai mắt trong là những bông hoa. Khuôn mặt sáng với vầng trán hiền lành là một bông hoa. Hai bàn tay là bông hoa… Chỉ vì lo lắng nhiều mà trán ta nhăn, chỉ vì khóc nhiều và trải qua nhiều đêm không ngủ nên mắt ta đục… Thở vào để phục hồi tính cách bông hoa của tự thân. Hơi thở vào làm sống dậy bông hoa của tự thân. Hơi thở ra giúp ta ý thức là ta có thể và đang tươi mát như một bông hoa. Đó là tự tưới hoa cho mình, đó là từ bi quán thực tập cho bản thân.

Thở vào, tôi thấy tôi là trái núi – Là núi
Thở ra, tôi cảm thấy vững vàng – Vững vàng

“Là núi vững vàng” giúp ta đứng vững những lúc ta bị điêu đứng vì những cảm thọ quá mãnh liệt. Mỗi khi ta lâm vào các trạng thái thất vọng, lo lắng, sợ hãi hoặc giận dữ, ta có cảm tưởng đang đi ngang qua một cơn bão tố. Dưới sự trấn ngự của cảm xúc, ta có cảm tưởng mong manh, dễ vỡ, ta nghĩ ta có thể đánh mất sự sống của ta. Ta như một thân cây đang đứng trong cơn lốc. Nhìn lên ngọn, ta thấy cành lá oằn oại như có thể bị gẫy ngã hoặc cuốn theo cơn lốc bất cứ lúc nào. Nhưng nếu nhìn xuống thân cây và nhất là cội cây, biết rằng rễ cây đang bám chặt vững vàng trong lòng đất, ta sẽ thấy cây vững chãi hơn và ta sẽ an tâm hơn. Thân tâm ta cũng thế. Trong cơn lốc của cảm xúc, nếu ta biết dời khỏi vùng bão tố (tức là vùng não bộ) mà di chuyển sự chú ý xuống bụng dưới, nơi huyệt đan điền và thở thật sâu thật chậm theo bài tập là núi vững vàng ta sẽ thấy rất khác. Ta sẽ thấy ta không phải chỉ là cảm xúc. Nếu biết ngồi xuống trong tư thế hoa sen thực tập hơi thở là núi vững vàng ta sẽ vượt thoát được những giai đoạn khó khăn ấy.

Thở vào, tôi trở nên mặt nước tĩnh – Nước tĩnh
Thở ra, tôi im lặng phản chiếu trời mây đồi núi – Lặng chiếu

“Nước tĩnh lặng chiếu” có mục đích làm tĩnh lặng thân tâm. Mỗi khi tâm ta không tĩnh lặng, tri giác ta thường sai lầm: những điều ta thấy, nghe và suy nghĩ không phản chiếu được sự thật, cũng như mặt hồ khi có sóng không thể nào phản chiếu được trung thực những đám mây trên trời. Bụt là vầng trăng mát, đi ngang trời thái không, hồ tâm chúng sanh lặng, trăng hiện bóng trong ngần là ý ấy. Những buồn khổ và giận hờn của ta phát sinh từ tri giác sai lầm, vì vậy để tránh tri giác sai lầm, ta phải tập luyện cho tâm được bình thản như mặt hồ thu buổi sáng. Hơi thở là để làm việc ấy.

Thở vào, tôi trở nên không gian mênh mông – Không gian
Thở ra, tôi cảm thấy tự do thênh thang – Thênh thang

“Không gian thênh thang” đem không gian về cho chúng ta, không gian trong lòng và không gian chung quanh ta. Nếu ta có nhiều lo toan và dự án quá thì ta nên bỏ bớt. Những đau buồn oán giận trong ta cũng vậy, ta phải tập buông bỏ. Những loại hành lý ấy chỉ làm cho cuộc đời thêm nặng, liệng bỏ được chúng thì ta có hạnh phúc.

thở vào

thở ra

là hoa tươi mát

là núi vững vàng

không gian thênh thang

Feb 15 - 2015 (4)

Sen Tịnh đế 1

The lotus flower


Uploaded by isisip

Sen Tịnh đế 5

Ý NGHĨA HOA SEN TRONG PHẬT GIÁO

  1. Hoa sen (tên khoa học là Nelumbo Nucifera) là loại hoa mọc lên từ rễ củ nằm dưới lớp bùn đất ở dưới nước, hoa thường có màu trắng, hồng, có khi phơn phớt vàng, xanh, tím…

    Hoa nở vươn khỏi mặt nước, lộ bày…

    đài hoa, nhụy và hạt. Hoa đẹp hương thơm tinh khiết, nên được mọi người ưa chuộng. Ấn Độ giáo có truyền thuyết cho rằng lúc khởi đầu vũ trụ một hoa sen mọc lên từ rốn của thần Vishnu, giữa hoa có Phạm thiên ngồi kiết già. Hoa sen lại là một trong tám biểu tượng của Phật giáo, khó có thể kể hết kinh sách Phật giáo nói về hoa sen, sau đây chỉ là phần khái lược.Truyền thuyết kể rằng khi Đức Thích-ca đản sinh, Ngài đi bảy bước và có bảy hoa sen đỡ bàn chân Ngài. Chư Phật, Bồ-tát thường được miêu tả ngồi hay đứng trên đài sen tay cầm hoa sen. Kinh Diệu Pháp Liên Hoa lấy hoa sen làm đề kinh.Các tu viện, chùa chiền, hội đoàn Phật giáo thường trang trí hoặc lấy hoa sen làm biểu tượng. Sở dĩ như thế vì hoa sen đẹp tinh khiết, có hương thơm không nhiễm bùn bên trong hoa có đàn có hạt…

    Hoa được ví như cái âm thanh tịnh không ô nhiễm, đức hạnh, kết quả viên mãn. Hoa sen còn được ví với quá trình tu tập, phát triển tâm thức: cây sen mọc dưới bùn được ví cho cái tâm bị che lấp vì phiền não sinh tử; cây vươn lên trong nước, được ví cho quá trình tu tập, thanh tịnh hóa; hoa nở bên trên mặt nước phô sức hương dưới ánh mặt trời được ví cho cái tâm đã giác ngộ viên mãn.

    Tông Thiên Thai giải thích về Tích môn (giáo lý phương tiện) và Bổn môn (giáo lý chân thật) của Kinh Pháp Hoa có đưa ra ba ẩn dụ về hoa sen qua đó, hạt sen được ví với sự chân thật, hoa sen được ví với sự quyền biến; do hạt mà có hoa, hoa nở thì hạt bày ra, hoa rụng thì hạt hình thành. Tức là do có chân thật nên có quyền biến (tạm dùng cho phù hợp với đời), quyền biến được khai mở thì chân thổ lộ ra, quyền biến mất đi thì chân thật hình thành viên mãn.

    Kinh Trữ Cái Chướng Bồ Tát Sở Vấn nêu lên 10 ẩn dụ về hoa sen để chỉ 10 thiện pháp tu hành của Bồ-tát. Đó là:

    1. Lìa tất cả ô nhiễm (như hoa sen không nhiễm bùn),

    2. Không cùng chung với cái xấu ác (như hoa sen không dính nước bùn),

    3. Giữ đủ giới luật (như hương sen tỏa khắp, xua tan mùi ô uế),

    4. Bản thể thanh tịnh (như hoa sen tinh khiết).

    5. Về mặt an vui hòa dịu (như hình ảnh hoa sen nở),

    6. Nhu nhuyễn, không thô tháp (như hình ảnh hoa sen),

    7. Làm an lòng người (như hình ảnh mùi thơm của hoa sen),

    8. Tu hành viên mãn, phước trí tròn đầy (như hoa sen nở rộ bày hương sen, hạt sen),

    9. Thành thục, thanh tịnh sáng ngời trí tuệ (như hình ảnh mùi thơm của hoa sen) và

    10. Mới sinh ra đã có người tưởng đến hoan hỷ (như hoa sen mới nhú, ai cũng chờ đợi hoa nở).

    Kinh Phạm Võng miêu tả thế giới Liên hoa tạng như một đóa sen bao gồm toàn bộ thế giới trong đó có Đức Phật Tỳ-lô-xá-na ngồi kiết già và từ đó hóa hiện ra vô số chư Phật Bồ-tát…

    Tông Tịnh Độ quan niệm rằng thế giới Cực lạc là Liên hoa tạng của Đức Phật A-di-đà. Phật giáo Mật tông xếp bộ Hoa sen vào một trong ba bộ Thai tạng giới, tượng trưng cho tâm Bồ-đề thanh tịnh vốn có, không bị ô nhiễm sinh tử của chúng sinh, là tam-muội Đại bi của Đức Như Lai.

    Mật tông cũng có các thủ ấn hoa sen với hai bàn tay chắp lại, các ngón tay co duỗi khác nhau tạo thành các án Kim cương ngũ cổ, Nhị trùng ngũ cổ, Cửu phong…

    Phật giáo còn phân biệt bốn màu hoa sen với các ý nghĩa như sau:

    1. Sen trắng (Phạn: Pundarika – Tạng: Pad ma dkar tro) tượng trưng trí tuệ tuyệt đối;

    2. Sen hồng (Padme – Pad me dmar tro) tượng trưng Đức Phật lịch sử và sự tôn quý tối thượng chư Phận Bồ-tát….

    3. Sen đỏ (Padma – Pad ma chu skyes) tượng trưng cho âm tính vốn thanh tịnh, từ bi, thường chỉ Đức Quán Thế âm .

    4. Sen xanh (Utpata – Ut pa la) tượng trưng cho trí tuệ tối thắng Bát-nhã Ba-la-mật, thường chi Ngài Văn-thù.

    Chúng ta nên quán tưởng hoa sen để tưởng nhớ chư Phật Bồ-tát… để nhắc nhở tâm mình vốn tinh khiết như hoa sen, để thấy hoa sen đẹp đẽ thế kia nhưng rồi cùng héo úa, thân ta cũng vậy, đó là lý vô thường.

    Ta còn quán tưởng hoa sen để thấy rằng hoa sen cống hiến hương sắc cho đời không ô nhiễm trước mọi sự; từ đó ta phát triển lòng từ, không mong được đáp trả, thanh tịnh an vui vượt khỏi các phiền não như thị phi, đam mê, nóng giận, âu lo…

    Bàng Ẩn (Theo Văn hóa Phật giáo)

    Chuyển đến trang:  1  2  3  4  5