PT-12: HT Viên Minh

Recent Pages: 1  1a  2  3  4  5  6  7  8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 17a 17b 18

Kết Hợp Suy Nghĩ Và Trái Tim
Để Có Hành Động Đúng-Tốt
HT Viên Minh Thuyết Pháp

Vượt Qua Cảm Giác BẤT AN Trong Cuộc Sống  HT Viên Minh Thuyết Pháp

Hiểu Về Tánh KHÔNG Trong Phật Giáo
HT Viên Minh Thuyết Pháp

Hướng Dẫn Thiền – Giản Dị, Tự Nhiên, “Vô Tâm”  HT Viên Minh Thuyết Pháp

Bài Giảng “Cốt lõi giáo pháp của Đức Phật”,
Khóa giảng thiền 21 | HT Viên Minh Thuyết Pháp

https://youtu.be/Bss4Su2BVH0?si=gX-HErTuViRQvakI

Tứ Diệu Đế Bát Chánh Đạo 
Thầy Viên Minh Thuyết Giảng

Sự Khác Biệt Giữa Tánh Biết Và Linh Hồn 
HT Viên Minh Giảng | Phật Pháp Vấn Đáp

Sống chết không quan trọng,
quan trọng là bài học qua từng kiếp sống
HT Viên Minh Thuyết Pháp

Hiểu Rõ 2 Chữ SỐNG THẬT
(Nghe Rồi Ngộ Ra Nhiều Điều)
HT Viên Minh Thuyết Pháp

Học cách giữ tâm bình an
trước những tổn thương .. 
HT Viên Minh Giảng | Phật Pháp Vấn Đáp

Hoa Tâm

spring-thg-3-2013-485

Hoa nào cũng đẹp cũng xinh

Hoa Tâm khai mở Tuệ Minh sáng ngời

Thì ra vạn pháp tuyệt vời

Khi tâm thanh tịnh Đất Trời viên dung.

(TS. Viên Minh)

Yếu tố Tự Nhiên và Vô Tâm 

HT. Viên Minh

Hỏi: Con có trải nghiệm về sự thấy của con, nhất là sau khi phạm sai lầm lương tâm con dằn vặt đau khổ, cộng thêm đầu căng thẳng và đau bao tử. Nhờ thư giãn buông xả và làm việc gì cũng thận trọng, quan sát… con thấy trong con chuyển hẳn hoàn toàn, không còn đau khổ nữa. Thật đúng như trong bài kệ của Thầy con đọc được:
.
Vô minh và tham ái…
Diệt tận bằng trí tuệ
.
Kính mong Thầy chỉ dạy thêm?
.
– Con nhận thức và hành xử như vậy là đúng. Trong tu tập nhiều hành giả thường cố gắng sắp đặt cái gì đó trước cho việc hành trì của mình, như phải ngồi thế này, giữ Tâm thế kia, để mong đạt được thế nọ… nhưng thật ra không phải như vậy, mà là cứ sống bình thường trong đời sống hàng ngày, ngay đó biết quan sát mà thấy ra và học cách hành xử sao cho đúng tốt là được. Chỉ cần quan sát xem thái độ nhận thức và hành xử khi một sự việc xảy ra, nếu cố gắng loại trừ hoặc nắm giữ thì sẽ ra sao, nếu lờ đi để niệm Phật hoặc tụng chú thì sẽ thế nào, và nếu trực nhận trọn vẹn mọi diễn biến của nó thì sẽ thấy ra điều gì.
.
Trong đời sống chính là cần trải nghiệm và chiêm nghiệm sự thật một cách tự nhiên, khách quan và mới mẻ chứ đừng chuẩn bị sẵn một lập trình hay một kịch bản chủ quan nào hết. Ví dụ như khi đi trên con đường trơn ướt và bị trượt chân, liền ngay đó tự động gượng lại, thận trọng dò dẫm xem chỗ nào không trơn để bước tiếp thì đó là một sự dò dẫm để học ra bài học hoàn toàn mới mẻ, còn nếu sắp đặt trước một cách đi theo một nhịp điệu nhất định nào đó, thì thế nào cũng bị té.
.
Mỗi hoàn cảnh, mỗi tình huống, mỗi nơi, mỗi lúc đều khác nhau, nên lúc nào cũng phải tùy chính cái duyên tại đây và bây giờ để ứng xử, nếu có sai thì liền thấy ra để ngay đó điều chỉnh lại cho đúng, đó là tu, là sống thuận pháp. Cũng vậy, như trường hợp của con, khi phiền não bức xúc, tìm cách này cách kia để xử lý nhưng chỉ càng căng thẳng, cuối cùng buông ra và trực nhận nó một cách trọn vẹn thì tự nhiên thấy ra “À! thì ra là thế”. Đó chính là ngộ.
.
Còn nếu cứ áp đặt theo một phương pháp chế định sẵn và ép mình trong điều kiện hạn hẹp nhất định nào đó thì mãi mãi không thấy rằng mọi tình huống trong đời sống đều giúp mình biết điều chỉnh nhận thức và cách hành xử sao cho đúng tốt dẫu đã trải qua không ít sai lầm. Có hai trường hợp: Một là nhận thức đúng thì hành xử tốt, hai là nhận thức sai thì hành xử sai, nhưng từ nhận thức sai rồi hành xử xấu nên gặp hậu quả khổ đau mà thấy ra sai và ngay đó điều chỉnh mà trở lại đúng tốt. Đó chính là tu ngay trong đời sống tự nhiên không cần phương pháp chế định sẵn nào, vi không có phương pháp nào ứng được cho tất cả mọi tình huống khác nhau, trừ phi nắm vững nguyên lý giác ngộ và sự vận hành tự nhiên của pháp.
.
Không có bậc giác ngộ nào đưa ra phương pháp hành trì nhất định, lặp đi lặp lại cứng nhắc, vì không bao giờ có giải pháp chung cho mọi tình huống trong cuộc sống. Các ngài chỉ nói lên Sự Thật và chỉ ra nguyên lý giác ngộ Sự Thật ấy để mỗi người tự thấy ra mà sống cho đúng tốt thôi.
Cụ thể như khi Đức Phật đến khai ngộ cho nhóm 5 vị tu khổ hạnh Kiều Trần Như, Ngài không nói các vị ấy phải bỏ khổ hạnh và tu theo phương pháp mới Ngài đưa ra để đạt được lý tưởng nào, mà ngay nơi họ Ngài chỉ thẳng Sự Thật khổ là gì, khổ do đâu mà ra, các vị có thấy bản chất sự khổ ấy (Khổ Đế) và nguyên nhân của nó (Tập Đế) không?
Khi nghe xong các vị ấy thấy ra Sự Thật (Đạo Đế) thì cũng ngay đó chứng ngộ Niết-bàn (Diệt Đế) mà không qua phương pháp tu luyện nào cả.
.
Mọi phương pháp hành trì hay pháp môn phương tiện đều được chế định hàng trăm, hàng ngàn năm sau khi đức Phật viên tịch do các Tông phái, các đạo sư, Thiền sư đua nhau luận giải hoặc dựa vào các luận giải của người trước mà chế định ra phương pháp theo tầm nhìn giới hạn của mình thôi.
.
Giác ngộ chỉ là thấy ra Sự Thật hiển nhiên sẵn có nhưng do “nhiều bụi trong mắt” (ảo tưởng, tà kiến) mà không thấy nên Đức Phật dạy yếu tố tiên quyết của Đạo Sống Đúng Tốt (Bát Chánh Đạo) là Chánh Kiến tức thấy đúng Sự Thật sẵn có nơi mỗi người và ngay nơi cuộc sống này. Khi đã thấy đúng Sự Thật tất nhiên sẽ suy nghĩ đúng và từ đó về thân sẽ nói năng đúng, hành động và sống đúng; về tâm sẽ không buông lung phóng dật nữa mà tự trở về với Sự Thật ngay đây và bây giờ gọi là chánh tinh tấn, sống trọn vẹn với Sự Thật gọi là chánh niệm và không còn dao động nữa gọi là chánh định, khi đó tâm tự yên đâu cần phải ngồi khổ luyện Thiền Định để thành Đại Ngã như Bà-la-môn. Ví dụ, do không thấy sự thật, nhìn bóng cây tưởng là ma liền sinh sợ hãi, nhưng khi thấy sự thật thì sợ tự hết, tâm tự yên, đâu cần phải nỗ lực loại trừ sợ hãi hay cố gắng định tâm.
.
Như vậy, thấy ra Sự Thật là chính. Tất cả điều Đức Phật dạy cho người này người kia, bài kinh này, câu kệ nọ… là chỉ giúp người đó thấy ra Sự Thật ngay nơi chính họ chứ không bắt họ tu luyện để đạt được gì. Như với 5 vị Kiều Trần Như tu khổ hạnh thì đầu tiên Đức Phật dạy Sự Thật về Khổ. Nàng Patacārā điên loạn vì mất chồng, mất con, mất cha, mất mẹ, tứ cố vô thân… Ngài nói ngay Sự Thật vô ngã thì nàng liền tỉnh ngộ.
.
Tu là thấy ra sự thật ngay nơi tình huống đang trải nghiệm giữa cuộc sống bình thường, chứ không phải tránh mọi tình huống để được bình an. Cho nên người xưa nói “Phiền não tức bồ đề” chính là chỗ đó. Thấy ra được phiền não đúng như bản chất thật của nó chính là trí tuệ, là bồ đề, chứ không phải tránh phiền não để chìm đắm trong sự an bình giả tạo. Tất cả mọi tình huống đến với chúng ta là để giúp chúng ta phát huy trí tuệ và đạo đức, qua nhận thức và hành vi đúng tốt.
.
Hỏi: Khi con thực hành tinh tấn chánh niệm tỉnh giác thì cái thấy nghe của con có sáng hơn nhưng chưa rõ lắm, toàn là những trạng thái trạo cử, ngứa ngáy… khi con buông xả và lắng nghe nó thì có lúc nó qua nhưng có lúc mạnh hơn, có đôi lúc con lại gồng lên để có thể cảm nhận được nó. Kính xin Thầy chỉ dạy thêm.
.
– Thực ra, tinh tấn chánh niệm tỉnh giác có nghĩa là tâm không buông lung, thất niệm và mất tự giác, do đó chỉ cần trở về trọn vẹn tỉnh thức với thực tại thân thọ tâm pháp để thấy rõ mọi diễn biến đang xảy ra là được. Nhưng con còn lúng tùng vì 2 vấn đề:
.
1. Khi một trạng thái khởi lên trong con, thay vì chỉ trọn vẹn thấy biết một cách tự nhiên vô tâm thì con lại cố ý kiểm soát nó, muốn nó qua đi. Chẳng hạn khi thấy trạng thái sân thì cố thấy để cho mau hết sân là sai rồi. Lẽ ra con nên cám ơn sân đang đến để giúp con nhận ra sự có mặt của tánh biết, con lại muốn đuổi sân đi, như vậy làm sao thấy ra tính sinh diệt, tính khổ đau và tính vô ngã của nó?
.
2. Cố gắng chánh niệm tỉnh giác nhiều hơn cũng là sai. Thực ra, chánh niệm tỉnh giác là phản ứng rất tự nhiên, và tự động (vô tâm, không dụng ý) khi tâm đang lang thang chợt tỉnh quay về trọn vẹn với thực tại, nên hầu như không cố ý nỗ lực làm gì cả. Nhiều người hiểu lầm tinh tấn chánh niệm tỉnh giác của tánh biết tự nhiên với nỗ lực theo dõi đối tượng một cách miên mật kiểu tầm-tứ trong thiền định, nên đã chánh niệm tỉnh giác quá mức. Do nỗ lực cá nhân một cách lý trí nên thường rơi vào 2 trường hợp chánh niệm tỉnh giác sai, một là chưa đủ, hai là quá dư.
.
Trong trường hợp con trình bày, con chỉ nên khi trạo cử chỉ thấy trạo cử, khi ngứa ngáy chỉ thấy ngứa ngáy, đừng cố ý kiểm duyệt nó thì mới thấy ra bản chất vô thường, khổ, vô ngã của nó. Đó mới thật là tinh tấn chánh niệm tỉnh giác.
Hỏi: Thưa Thầy, vậy khi ngồi thiền thấy ngứa có cần phải tập trung chú ý đến chỗ ngứa không?
.
– Không, không nên tập trung chú ý khi thiền Vipassanā, tập trung chú ý chỉ dùng trong thiền định. Vừa rồi, có câu hỏi rằng: “Khi tu thiền con thấy tâm rất bình an nhưng có cái gì đó nặng nặng mà dường như cái nặng này chính là sự chú ý”. Phải, chính sự tập trung chú ý sinh ra căng thẳng. Tu là chỉ thấy ra sự thật một cách tự nhiên vô tâm thôi, như thế mới đúng nguyên lý “không, vô tướng, vô tác, vô cầu”. Nên tu là không cố gắng tạo tác gì hết, đơn giản là đưa tay thì thấy đưa tay, để tay xuống thì thấy để tay xuống, mỗi mỗi đều thấy một cách tự nhiên, đâu cần chú ý. Thấy thì ai cũng thấy, ngay cả em bé mới sinh ra cũng thấy biết rồi, đó là quy luật tự nhiên, sinh ra ai cũng đã có sẳn tánh biết chứ không cần trang bị thêm nỗ lực của bản ngã, chính vì cố thêm thắt nên mới thấy nặng nề. Đôi lúc càng cố tu càng sai, trong khi tánh biết rất tự nhiên, linh hoạt nên thấy là thấy ngay, như chân vừa đạp phải miểng chai thì biết liền, lập tức rút chân lên và bước sang chỗ khác.
.
Cho nên, do gia thêm sự chú ý (tầm-tứ) hữu vi vào chánh niệm tỉnh giác vốn tự nhiên vô vi mà trở nên nặng nề căng thẳng. Tập trung chú ý vào một đối tượng chỉ sử dụng trong tứ thiền bát định (hữu vi, hữu ngã) mà thôi, thiền Vipassanā và ngay cả chánh định cũng không cần dùng tới sự chú ý này. Nhiều hành giả do nhầm lẫn thiền định với thiền minh sát nên khi tu thường thiếu 2 yếu tố tự nhiên vô tâm một cách trầm trọng. Vô tâm tức không nỗ lực tập chú theo ý đồ của bản ngã. Cố tâm nỗ lực chánh niệm tỉnh giác là sai, mà buông xuống mọi ý đồ, mọi nỗ lực hữu vi thì chánh niệm tỉnh giác mới xuất hiện. Đó là bí quyết tinh tế trong chánh niệm tỉnh giác. Thí dụ khi ngứa mà tâm không phóng dật thất niệm thì tự nó trọn vẹn tỉnh thức với thực tại đang ngứa đó, hoàn toàn tự nhiên không cần cố ý tập chú gì cả. Nếu cố tập trung chú ý vào cảm giác ngứa thì liền mất sự trọn vẹn tỉnh giác tự nhiên, vô vi, vô ngã.
.
Hỏi: Con hiểu cần trở về với thực tại, nên con giữ hơi thở của con trong cái nhìn và trong cái thấy. Con thực hành như vậy đúng không thưa Thầy?
.
– Không nên giữ hơi thở như vậy, mà cứ để tự nhiên cái gì đến thì thấy dù đó là thân, thọ, tâm hay pháp. Đừng giữ cái gì cả, giữ là vướng kẹt, là sai. Khi thư giãn buông xả con sẽ tự thấy sự thở vô ra đang diễn biến tự nhiên, không cần giữ. Buông hết mọi nỗ lực nắm giữ chỉ trở về trọn vẹn trong sáng với thực tại đang là mà thôi.
.
Hỏi: Theo con hiểu khi căn trần tiếp xúc như mắt thấy, tai nghe v.v… nếu con giữ hơi thở để biết con đang nghe, đang nhìn, như vậy đúng không thưa Thầy?
.
– Không cần thiết, khi nào thư giãn buông xả, không cần thấy, nghe… bên ngoài tâm trở về với thân thì tự nhiên biết thân đang thở, còn khi nghe chỉ trọn vẹn nghe, khi thấy chỉ trọn vẹn thấy chứ không cần giữ hơi thở gì cả. Để tâm rỗng lặng trong sáng tự nhiên tốt hơn là giữ tâm nơi hơi thở, nhờ thế cái gì đến mới có thể thấy, nghe liền. Thầy thường hay ví dụ tấm gương. Giả sử trước mặt mọi người là tấm gương thì bất kỳ ai làm gì tấm gương đều thấy, nhưng khi tấm gương chú ý vào một ai đó thì mất cái thấy toàn diện và tự nhiên. Cũng vậy, khi Thầy chú ý vào cái cột trước mắt thì không thấy ai khác đang ngồi quanh đây nữa, vì vậy không nên giữ sự chú ý vào một cái gì nhất định, sự chú ý chỉ tự xuất hiện khi cần rồi thôi thì được. Như Đức Phật dạy trong Tứ Niệm Xứ, khi trở về trọn vẹn thấy thân thọ tâm pháp thì chỉ thấy thôi, không có tham ưu, không dính mắc hay bám víu vào bất cứ điều gì.
.
Tánh biết vốn thấy biết tự nhiên nếu không bị bám trụ vào điều gì, không giữ lại ở đâu, thì khi có pháp gì đến đi nơi thân, thọ, tâm, pháp đều biết được. Khi có tham liền thấy tham, khi có sân liền thấy sân… không cố giữ lại cũng không cố dẹp bỏ. Thấy tất cả mọi chuyện đến đi, khi đó mới thấy ra sự sinh diệt, sự lợi hại, thấy ra nhân duyên, quả báo của nó như thế nào. Chính nhờ cái thấy đó mà tự nhiên phát huy trí tuệ và đạo đức. Trí tuệ tức là thấy pháp trung thực như nó đang là, không thấy theo tư kiến tư dục hay lý trí và tình cảm chủ quan. Đừng nghĩ là mình đang hành thiền tuệ, thiền định gì cả, tâm đang thấy thì chỉ thấy thôi, hễ thấy mà còn cho là mình đang hành thế này thế kia thì đã bị ảo tưởng của bản ngã xen vào rồi. Khi Phật nói lên Sự Thật, có người đã từng trải nghiệm thì thấy ngay, có người phải trải nghiệm thêm nữa mới thấy ra “À! đúng rồi” đó là Ngộ.
.
Thứ nhất là người sau không chỉ thẳng như Phật – vì họ chưa thấy để chỉ – nên chế ra các phương pháp thiền để hành và bày vẽ cho người khác áp dụng theo, chứ không phải là Sự Thật “ngay đó mà thấy, không qua thời gian” như đức Phật dạy. Thứ hai là tinh tấn mà hiểu lầm là nỗ lực. Thực ra tinh tấn là buông hết mọi nỗ lực “tạo tác trở thành” để trở về với thực tại đang là, để trọn vẹn thấy ra Sự Thật. Nên Đức Phật dạy “Chỉ có Pháp hiện tại, Tuệ quán chính là đây”. Giác ngộ cũng tại đây, mà dù có điều chỉnh nhận thức và hành vi thì cũng ngay tại đây và bây giờ chứ không phải hứa hẹn tương lai nào đòi hỏi thực hành để đạt đến.
.
Hỏi: Thưa Thầy, con nghe rất nhiều vị dạy Pháp, nhưng con thật sự rất tâm đắc Pháp học và Pháp hành Thầy dạy vì rất dễ ứng dụng trong cuộc sống, theo con nghĩ cách Thầy dạy giống Đức Phật là sử dụng những ngôn từ giản dị phù hợp với căn cơ chúng sanh để chỉ ra Sự Thật. Con thấy hệ thống Phật Giáo sau này sử dụng thuật ngữ, phương pháp, phương tiện nhiều quá nên làm thế nào để phân biệt phương pháp nào đúng phương pháp nào sai?
.
– Phương Pháp hay phương tiện cũng tốt nhưng nói chung chỉ để dành cho những người chưa thể tự mình thấy ra Sự Thật và chưa biết điều chỉnh nhận thức và hành vi. Ví như khi đứa bé chưa tự mình ăn cơm được thì cha mẹ mới chỉ cho cách ăn, cách cầm chén, cầm muỗng, cách nhai… thế nào để ăn không bị đổ. Còn khi lớn lên, bắt đầu biết nhận thức và tự trải nghiệm, chiêm nghiệm thì không nên lệ thuộc vào những phương pháp tương đối đó nữa, mà phải tuỳ cơ ứng biến cho phù hợp với mỗi tình huống trải nghiệm khác nhau trong cuộc sống. Đức Phật không dạy phương pháp, Ngài chỉ tuỳ căn cơ trình độ của người nghe mà nói lên nguyên lý để họ tự thấy ra Sự Thật thôi. Như Ngài dạy Bốn Diệu Đế, Tám Chánh Đạo, năm uẩn, 12 pháp duyên sinh, các phẩm trợ đạo v.v… chứ không dạy phải theo phương pháp này, phương tiện nọ. Cũng vậy, Cha Mẹ không cần dạy phương pháp cầm muỗng như thế nào, mà chỉ dạy con nên cẩn thận khi ăn uống, để đứa bé dần tự biết điều chỉnh chính mình.
.
Hỏi: Thưa Thầy khi con tham Thiền trong tâm thức con những tập khí xuất hiện dồn dập thì con ngưng Thiền, nhưng con đọc một số tài liệu của những vị Thiền Sư khuyên phải cố gắng tinh tấn, phải nghĩ đến giác ngộ và dùng ý chí để vượt qua, con rất phân vân kính xin Thầy giải đáp cho con thắc mắc này?
.
– Cả hai thái độ ngưng thiền vì sợ phiền não và dùng ý chí để vượt qua phiền não đều không đúng. Tại con hiểu thiền theo nghĩa định tâm hay lạc trú nên khi tâm bất an thì ngưng lại không thiền nữa. Và tại vị thiền sư nào đó cho rằng thiền là vượt qua phiền não để đạt được một sự giác ngộ lý tưởng nên phải dùng tới ý chí. Đó không phải là tham thiền mà là tham lam thiền, không phải hành thiền mà hành hạ thiền. Nếu con hiểu Thiền là chỉ soi sáng để thấy ra sự thật ngay nơi thực tại thân thọ tâm pháp, thì khi bất an cứ soi sang bất an thôi, sao lại phải ngưng. Mặt khác, nếu con thấy ra phiền não thật sự là gì, sự sinh diệt, sự lợi hại, nhuyên nhân hậu quả của nó ra sao thì tức là đang giác ngộ, sao còn phải dùng ý chí vượt qua phiền não để ai giác ngộ và giác ngộ cái gì nữa?
.
Ngồi dùng ý chí nỗ lực để loại bỏ điều này, đạt được điều kia là đáp ứng tham vọng tạo tác của bản ngã chứ không phải thiền. Thiền là chỉ soi sáng thực tại để thấy ra sự thật thôi, chứ không nỗ lực tạo tác gì cả. Nỗ lực tạo tác không phải là ngồi Thiền mà là ngồi tạo ra luân hồi sinh tử. Thấy ra sự thật chính là trả Pháp lại cho sự vận hành hoàn hảo của nó, chứ không phải thể hiện ý đồ của bản ngã để muốn pháp hoàn hảo theo ý mình. Phật chỉ nói với Bāhiya trong thấy chỉ thấy trong nghe chỉ nghe chứ không có ý chí bản ngã Bàhiya nào trong đó, đơn giản vậy thôi mà Bāhiya liền đại ngộ.
.
Hỏi: Trở về thực tại là hòa nhập với dòng sống đang diễn ra phải không thưa Thầy?
.
– Cũng đúng mà cũng sai, nên tốt nhất là đừng quan niệm gì cả. Duỗi tay, nắm tay, mở tay, đưa ta lên, để tay xuống… nhất cử nhất động đều chỉ thấy thôi, đừng chủ trương gì cả, khi thấy hết thì mọi sự sẽ vận hành đúng với trật tự tự nhiên của Pháp. Nhưng do tham vọng, không tự thấy mình, nên cố giữ cái này, cố loại cái kia mà con người thường làm hỏng trật tự tự nhiên của Pháp. Điển hình như chuyện phát triển đập thủy điện là do đáp ứng điện năng để thoả mãn người tiêu dụng vô độ, tuy mặt này có lợi nhưng mặt khác cực kỳ nguy hại. Khi lượng mưa quá lớn thì phải xả lũ và đương nhiên tạo ra hiệu ứng lũ quét, thiệt hại không nhỏ. Chưa kể nếu có chiến tranh, địch chỉ cần bắn rocket hay dội bom vào đập thủy điện thì hậu quả khó lường. Nếu văn minh là sản phẩm của tính dục (libido) như Sigmund Freud đã nói thì văn minh đáp ứng được dục vọng con người nhưng đồng thời cũng chính là kẻ huỷ diệt. Tu cũng vậy, phải chăng nỗ lực của bản ngã tự buộc mình phải ngồi thiền kiểu này kiểu kia để đạt được lý tưởng mong muốn? Hay đó cũng chỉ là sản phẩm của vô minh ái dục? Trong khi, thực ra thiền chỉ đơn giản là trở về soi sáng thực tại thân thọ tâm pháp, qua đó thấy ra bản chất thật của pháp là giác ngộ, chứ không hoà nhập mà cũng không tách rời khỏi dòng sống đang diễn ra gì cả.
.
Hỏi: Xin Thầy dạy con cách nào để vào Định và làm sao để xả ly hoàn toàn?
– Muốn làm sao xả ly mà còn tìm cách nào vào định để làm gì? Không cố tìm cách nào để định, không nỗ lực làm sao để xả ly, chỉ sống trọn vẹn tỉnh thức với “cái đang là” (thực tại thân thọ tâm pháp) chính là định, là xả ly rồi, lại còn tìm “cách nào” và “làm sao” gì nữa? Tại sao phải cố ngồi định để xả ly? Xả ly là không, vô tướng, vô tác, vô cầu lại còn tìm cách nào để định thì thành ra tự mâu thuẫn mà không tự thấy ra. Ngày xưa thầy cũng vậy, nghe nói tu cách này mau đắc, cách kia mau thành cũng ham lắm, cũng cố hành theo phương pháp này phương pháp kia, nhưng may là mỗi lần cố gắng tu luyện liền phát hiện ý đồ lăng xăng của bản ngã nên mắc cỡ mà buông, và nhờ buông ra mà ngay đó thấy ra cái thực đang là. Cứ nhắm mắt hành theo các phương pháp chế định của ông thầy nào đó mà thực ra cũng không biết chắc phương pháp ông thầy đó có đúng không. Vậy tại sao không tự quan sát lại chính mình để thấy ra đúng hay sai ngay đây để điều chỉnh.
.
Tác giả: Viên Minh
NT trích ghi từ Trà Đạo Bửu Long 27. 07.2017
Nguồn: http://coinguonhanhphuc.blogspot.com.au/2017/08/yeu-to-tu-nhien-va-vo-tam.html
.

Một Bài Học từ loài Bướm

Một người nọ nhìn thấy cái kén của con bướm. Sau đó, anh thấy một cái lổ nhỏ xuất hiện. Anh ngồi chăm chú theo dõi con bướm trong vài giờ đồng hồ và thấy nó cố gắng vùng vẫy tìm cách chui ra ngoài qua cái lỗ nhỏ đó. Rồi dường như nó không có thêm một tiến triển nào nữa. Trông cứ như thể nó đã làm hết mức có thể rồi và không thể xoay xở gì thêm được.

Thấy tội nghiệp nên người đàn ông quyết định giúp con bướm. Anh lấy một cái kéo và cắt cái kén. Con bướm dễ dàng thoát ra. Nhưng nó có một cái thân căng phồng và đôi cánh nhỏ bé, teo quắt. Thế là, con bướm đó sẽ phải bỏ ra suốt cả cuộc đời nó chỉ để bò trườn với cơ thề sưng phồng và đôi cánh co lại. Nó không bao giờ bay được…Cho nên Quy tắc thứ ba của người Ấn độ : “Trong mỗi khoảnh khắc mọi sự đều bắt đầu vào đúng thời điểm“.

Người đàn ông tốt bụng đã không hiểu rằng chiếc kén chật hẹp và sự vùng vẫy của con bướm để chui qua được cái lỗ nhỏ ấy chính là cái cách mà Tạo Hóa buộc chất lỏng trong thân con bướm chảy vào cánh để sẵn sàng cho nó có đủ sức mạnh để cất cánh bay…

Vì vậy, đừng bao giờ tin vào quan niệm Bồ Tát độ mình cả, nếu Bồ Tát đến độ mình tức là Bồ Tát can thiệp vào việc mình cần phải làm là để thoát ra khỏi cái kén (thoát khỏi vô minh) chính mình là người cần phải mở ra mọi cái mà mình đã trói buộc vào, không có Bồ Tát nào làm thay cho mình…

Quan niệm Bồ Tát cứu độ bị hiểu sai kiểu như người mẹ giúp con ” thôi con đừng đánh vần để mẹ đánh vần cho… Con đừng làm toán để mẹ làm toán cho…vân vân…và vân vân…”

Bồ Tát chỉ ngồi để thấy, để xem mình đau khổ như thế nào và thoát khỏi đau khổ như thế nào…Qua câu chuyện trên, con nhộng chỉ cần đợi thêm một chút nữa, nó có thể tự vùng vẫy thoát ra khỏi cái kén, thì nó mới đủ sức mạnh cất cánh bay cao… cũng như con người ta cần phải chịu đựng đau khổ thêm một chút nữa thì mới có được bài học Giác Ngộ cho chính mình… Thế cho nên, Bồ Tát chỉ khai thị mà không có cứu độ… khai thị cho mọi người thấy ra mọi cái đã có sẳn nơi mỗi người, và để mọi người biết tự trở về với chính mình…

Trong Phật Giáo không có quan niệm có người khác cứu độ… đừng cầu xin mà trở thành mê tín…
Đức Phật dạy, Pháp hộ trì người sống đúng Pháp, thuận Pháp… Những người sống thuận Pháp, khi gặp chuyện thì tự động có Chư Thiên hộ Pháp hộ trì… Cũng như một người sống đúng tốt thì được nhiều người tin tưởng giúp đỡ… Chân lý chính là Thực Tế chứ không phải ảo tưởng …

Thiền sư Viên Minh
Nguồn: LinhSơnTempleAustin

Hoa dai mua he 2013 (10)

Tôi xin sức mạnh…
Và đời đã cho tôi gặp khó khăn để được mạnh mẽ.

Tôi xin khôn ngoan…
Và đời đã cho tôi những vấn đề để giải quyết.

Tôi xin tiền của…
Và đời đã cho tôi khối óc và bắp thịt để làm việc.

Tôi xin được bay…
Và đời đã cho tôi những trở ngại phải vượt qua.

Cúc và mùa thu 2013 (49)

Tu không đúng hướng thì chỉ phát triển bản ngã, còn tu đứng hướng là trở về với tâm tĩnh lặng, trong sáng và hồn nhiên. (HT.VM)

Hoa thủy tiên trắng 2013 (22)

Trở về trong sáng hồn nhiên
Tương giao vạn pháp vô biên… tuyệt vời
Như Lai ở đó rạng ngời
Niết bàn ngay đó mây trời bao la!

(Ẩn Danh)

*****

Nhìn gần lại cũng thấy xa
Không đi không đến Phật-đà tại tâm
Ngay đây Diệu pháp thậm thâm
Ngóng xa nên chỉ thấy lầm mà thôi!

(HT.VM)

Hoa thủy tiên trắng (2)

Hãy sống trải nghiệm và chiêm nghiệm thực tại thân tâm, cũng nên chiêm nghiệm những điều đó nơi chính mình hơn là xác định chúng trên khái niệm ngữ nghĩa của lý trí, của ngôn từ kinh điển. (HT.VM)

Hoa thủy tiên trắng 2013 (35)

Ý nghiệp

Ý khởi lên có hai loại: Thứ nhất là ý vô nhân tự sinh tự diệt, độc lập, đó chính là những tập khí khởi lên từ bhavanga, dưới dạng tâm vô nhân mà phân tâm học gọi là những khuynh hướng xung động vô thức. Ý này không tạo thành ý nghiệp mà chỉ có thể là duyên cho ý nghiệp nương đó mà hình thành.

Thứ hai là ý hữu nhân sinh do phản ứng của bản ngã, có tác ý (manasikảra) đúng hoặc sai và tư tác (cetana) thiện hoặc bất thiện thì mới tạo ý nghiệp. Như vậy phải phân biệt được khi nào ý khởi lên là vô nhân, khi nào là hữu nhân  mới biết được có tác thành ý nghiệp hay không.

Khi ý vô nhân khởi lên, đó là tập khí quá khứ hay còn gọi là pháp trần đọng lại trong tiềm thức bhavanga (Duy Thức Luận gọi là những chủng tử trong a-lại-da thức) tự nó không tạo ý nghiệp được vì nó thuộc tâm vô nhân hoặc tâm quả, nhưng nó có thể làm duyên cho ý nghiệp hình thành. Thí dụ tự nhiên một sự việc xảy ra trong quá khứ bỗng tái hiện lại trong con, điều này tự nó không tạo nghiệp gì cả, nhưng qua sự việc đó con lại nổi sân hoặc tham thì tham sân đó mới là ý nghiệp, nghĩa là do duyên sự việc quá khứ tái hiện lại mà con có phản ứng thiện, bất thiện của tâm nên mới hình thành ý nghiệp, và đó mới là ý hữu nhân tạo nghiệp. Con cần quan sát để phân biệt được đâu là ý vô nhân khởi lên như một pháp trần làm duyên hay đối tượng cho phản ứng của tâm, và đâu là ý khởi lên như một phản ứng hữu nhân tạo thành ý nghiệp. Còn cái tâm quan sát biết được các loại ý sinh diệt một cách trung thực như tấm gương phản chiếu thì không hề tạo tác vọng nghiệp.

Làm thế nào để thấy rõ được sự tương giao?

Tương giao là sự tương quan, tương tác hay ảnh hưởng lẫn nhau một cách tự nhiên. Tương giao có thể là sinh hay khc nhau, như âm dương, ngũ hành trong Dịch lý chẳng hạn, dù sinh hay khắc các pháp vẫn hài hòa với nhau. Hoặc như sinh – trụ – diệt cũng hầu như mâu thuẫn với nhau nhưng cả ba cùng hòa hợp không thể thiếu nhauđược. Thủy triều lên xuống có ảnh hưởng từ mặt trăng, quỹ đạo của mặt trăng lại có ảnh hưởng từ mặt trời vànhững hành tinh khác v.v… nói chung vũ tr vạn vật đều có sự tương giao mật thiết nhưng rất tự nhiên và vô ngã.

Khi mỗi người tự dựng cho mình một bản ngã thì họ tưởng rằng họ độc lập với mọi thứ không phải họ, nhưng trên thực tế họ cần nhờ vả đến người khác nên buộc lòng phải tạo mối quan hệ với những người xung quanh. Từ đó họ bị ràng buộc trong mối quan hệ và chỉ biết mối quan hệ mà họ tự định ra để rồi quên mất sự tương giao vốn có giữa muôn loài vạn vật. Chỉ khi nào nhận ra được đâu là mối quan hệ ràng buộc trong quy định, và đâu là sự tương giao tự nhiên không bị ràng buộc thì mới có thể giác ngộ giải thoát được là vậy.

Tuy là nghiệp nhân quả có liên hệ đến quá khứ và sám hối cũng rất cần thiết nhưng đó không phải là tất cả. Chính yếu là học được bài học về những gì đang diễn ra trong hiện tại và nhất là học ra thái độ của chính mình đối với nhân quả hiện thời.

Thực ra cuộc sống đâu phải chỉ có bệnh thôi, còn biết bao nhiêu chuyện trong ta và xung quanh ta để trải nghiệm và chiêm nghiệm ra những điều giác ngộ cao quý. Chẳng hạn như cách ăn uống, cách sử dụng thân tâm, cách đối nhân xử thế, cách hiểu biết về thời gian và môi trường sống v.v… là những điều cần phải thấy ra ngay trong thực tại đang là… Đừng để luống mất thời gian vì chỉ một chuyện mà mình quá bận tâm để rồi bị dính mắc và ràng buộc trong đó hơn là học ra từ nó sự thật muôn đời. (Ts.VM)

Hoa thủy tiên trắng 2013 (1)

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy!

Trước Tết Nguyên đán con có bị một cơn tụt huyết áp (sau này con mới biết). Lúc đầu con thấy một cơn đau bụng và choáng khiến con đang đi phải ngồi một lúc và nằm xuống. Con cảm thấy lạnh ngắt toàn thân và kêu mẹ con đang ở gần đó trợ giúp. Vài phút sau, cơn đau quay trở lại và con đứng dậy tính đi vào nhà vệ sinh nhưng chỉ vài bước thì con chóng mặt, không thể đi tiếp và con ngồi xuống. Lúc này, con cảm nhận nhịp tim con đập rất chậm, toàn thân lạnh mà mồ hôi vã ra như tắm nhưng ý thức gần như không còn hoạt động Thầy ạ. Lúc đó, tâm con rất bình an, chỉ có sự hay biết bên trong mình và con cũng nghe tiếng em con đang nói chuyện điện thoại, tiếng mẹ con hốt hoảng mà không hề có phản ứng gì cả. Chợt lúc đó, con thấy ánh sáng và hình ảnh Đức Phật hiện ra, con chỉ tiếp tục biết mọi thứ đang là mà thôi. Em con đến lau mồ hôi trên trán và thoa dầu vào thái dương, hai lòng bàn tay, con cảm nhận hơi nóng làm mình tỉnh lại. Con mở mắt ra và uống hớp nước gừng nóng rồi đi nằm nghỉ.

Sau sự việc đó, con có thắc mắc: phút lâm chung tâm mình cũng yếu ớt, không điều khiển được gì cả như trường hợp của con và mặc nhiên bắt cảnh bất kỳ lúc đó để đi tái sanh như trong kinh Vi Diệu Pháp phải không thưa Thầy? Và tánh biết vẫn luôn có lúc đó hay lúc có lúc không hay là tùy người ạ?

Con xin cám ơn và mong Thầy luôn khỏe mạnh để hoàn thành nhiều Phật sự trong năm mới. Con kính đảnh lễ Thầy.

Trả lời:

Thầy cũng đã gặp trường hợp có trạng thái tương tự như trải nghiệm của con. Cũng lạnh ngắt và toát mồ hôi. Lúc đó thầy không biết là tụt huyết áp, thầy chỉ biết ngoài trạng thái của thân thì tâm rất bình an, rất nhẹ nhàng thanh thoát. Mọi người đến xức dầu, xoa bóp, bấm huyệt, đắp mền v.v… thầy cảm nhận được rất rõ toàn bộ những diễn biến đó mà tâm vẫn cảm thấy hoàn toàn tĩnh lặng trong sáng. Lúc đó tự nhiên thầy cũng nghĩ đến cái chết với tâm trạng an bình hoan hđến nỗi nghĩ rằng bây giờ chết thì thật tuyệt vời. 

Một trường hợp khác thầy cũng đối diện với phút giây cận tử, lần này là một cơn đau dữ dội, bất kham, lúc đầu thì tâm dao động bất an liên tục với cảm thọ ưu, nhưng rồi tự nhiên tâm bỗng an bình nhẹ nhõm như vừa buông xuống một áp lực kinh khủng, và sẵn sàng đi vào cõi chết. Qua hai trường hợp trên thầy nhận thấy rằng: Tuy cận tử nghiệp rất quan trọng nhưng thái độ tâm lúc sắp lâm chung đối với cận tử nghiệp (hoặc trạng thái lúc lâm chung) mới quan trọng hơn cho việc quyết định tái sinh hay không và tái sinh như thế nào. Lúc tái sinh thì tử tâm (cuti) và thức tục sinh (pitisandhi) là hiện tượng của tâm còn tự thể của tâm vẫn là tánh biết dù lúc đó đang ở trong trạng thái nào (tiềm thức, hữu thức, vô thức, hay siêu thức). 

Nội tâm bị dao động

Đó là năng lượng (khí) xuất phát từ những cảm xúc hoặc phản ứng nội tâm bị dao động, phân tán do thiếu sự trầm tĩnh sáng suốt. Không phải đợi đến lúc bị dao động mới trở về quan sát một cách chủ quan, mà nên thường thận trọng chú tâm quan sát ngay nơi những việc nhỏ nhặt hàng ngày. Nhờ vậy khí được ổn định, ý bớt lăng xăng, tâm được thanh tịnh, tánh được trong sáng, lúc đó những cảm xúc, phản ứng nội tâm sẽ không còn dao động nữa.

hoa-nge1bb8dc-trc3a2m-2014-4

“Trong cuộc sống thì tốt nhất là nên lấy chính công việc hàng ngày đó để tu, chủ yếu là làm gì cũng trầm tĩnh sáng suốt biết mình là được, vì sáng suốt định tĩnh trong lành mới là cốt lõi của s giác ngộ giải thoát.” (TTTVM)

amazon-lily-2014-a-22

Trong mỗi người đều có những tính cách như từ bi, trí tuệ gọi là tính PHẬT; thanh thản, thoải mái gọi là tính TIÊN; sống theo lý trí, có nhân có nghĩa gọi là tính NHÂN (người); độc quyền, cậy thế ưa điều khiển, sắp đặt người khác theo ý mình gọi là tính A-TU-LA (thần); ích kỷ, keo kiết, khát khao tài tình danh lợi gọi là tính QUỶ; sống theo bản năng thể xác chỉ biết ăn ngủ chơi bời gọi là tính SÚC SINH. Người như con nói có thể vừa là Quỷ vừa là A-tu-la vừa là Súc sinh hoặc là một trong những tính ấy thì đều thuộc về cõi bất thiện, còn người có tính Phật, tính Tiên và tính Nhân đúng nghĩa thì thuộc về cõi thiện. Nếu ai phát huy những đức tính thiện thì gọi là Thánh Hiền, còn ai biểu hiện những tính xấu ác thì chính là Hung Thần, Ác Quỷ vậy. Ma Quỷ có khi còn có lương thiện nhưng con người hung ác thì đã mất hết tính Người!

Hoa Ngọc trâm 2014 (3)

Chùa Mongol-Bangkok

 Chùa Mongol chuyên làm tượng Phật bằng đá quý .

Chùa Mongol vẫn vậy sau mấy năm không ghé lại. Các mẫu tượng nhỏ cũng như xưa, không thay đổi kiểu dáng. 

TL3

Portland, OR 2014 (10)

Hoa Sen đá

Chuyển đến trang:  1   3    5  6  7  8  9  10  11 12 13 14 15 16