Recent Pages: 1, 2, 3, 4 ,
Phật Ngọc Cho Hòa Bình Thế Giới
Tượng Phật Ngọc Hòa Bình Thế Giới cao trên 10 feet, nặng hơn 8000 pounds đã nhanh chóng trở thành biểu tượng thiêng liêng của người con Phật trên khắp thế giới, đồng thời được ghi nhận như một kỳ quan nghệ thuật của Phật Giáo hiện đại.
Ý nghĩa đích thực của việc chiêm bái “Phật Ngọc Vì Hòa Bình Thế Giới” là mỗi trái tim chúng ta, trước biểu tượng tôn nghiêm của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, hãy tự mình thắp đuốc, tinh tấn thực hành lời dạy của Ngài để chuyển hóa tâm thức tự ngã được an bình, thì thế giới sẽ tự nó có hòa bình và an lạc. Thật ra, chúng ta không cầu xin, chúng ta không đòi hỏi bất cứ điều gì từ nơi hình tượng của Đức Phật, nhưng chúng ta cũng nên tỏ lòng tôn kính, chúng ta kính trọng hình ảnh của một con người thánh thiện vĩ đại đã tìm ra con đường giải thoát cho thế gian.
Thế giới hiện nay đang phải đối diện với những khủng hoảng nghiêm trọng về chiến tranh, thiên tai và tội ác thì niềm tin hướng thiện, tinh tấn thực hành lời dạy của Ngài để chuyển hóa tâm thức tự ngã của mình sẽ làm tăng trưởng tình yêu thương và xây dựng nền tảng tâm linh, giúp xây dựng một đất nước bình an là cần thiết cho chúng ta và cho xã hội ngày nay.
Trong những ngày đầu năm 2014, Tôn Tượng đang triển lãm tại Như Lai Meditation Temple San Diego, CA 92105:
Triển Lãm Phật Ngọc
25 January – 9 February năm 2014
The Vietnamese Buddhist Congregation of The US
Như Lai Meditation Temple
San Diego, CA 92105
Buddha Completion Ceremony at Nhu Lai Temple
-
The Jade Buddha holy relics have been decorated with red rose petals for the new year celebrations.
The Jade Buddha is surrounded by yellow flowers and red envelopes for the new year celebrations at Nhu Lai Temple, SanDiego.
- A beautiful fan dance in front of the Jade Buddha at the New years Eve celebrations at Nhu Lai Temp.
Triển Lãm Phật Ngọc
Snow falls on the Jade Buddha on his last day in Colorado 2014
Jade Buddha
at the Miami Bodhifest, Fl
April – 2014
Snow Lion performance at opening with “World Peace” message at Trien Lam Phat Ngoc in Fl – 2014
.
Trien Lam Phat Ngoc at Phuoc Minh Monastery, Louisiana – 2014
.
Triển Lãm Phật Ngọc
ngày 17 tháng Tư – ngày 27 tháng Tư – 2014
Xá Lợi Temple
6310 Manor Woods Road
Frederick, MD 21703
Như Lai là gì?
Một trong các cái tên của Phật là Như Lai (Tathagata). Chúng ta có nhiều tên cho Phật, chỉ để biểu thị các phẩm chất khác nhau của Phật tính. Một trong các tên được dùng nhiều nhất là Như Lai; bản thân Phật đã dùng nó. Ông ấy hiếm khi dùng từ tôi, ông ấy dùng Như Lai. Ông ấy sẽ nói, “Như Lai cư ngụ trong vườn nào đó, và thế rồi điều này xảy ra.” “Như Lai đang trên đường, đi vào thành phố nào đó, thế rồi điều này xảy ra.” Ông ấy sẽ dùng từ ‘Như Lai’ thường xuyên hơn là ông ấy dùng từ tôi.
Câu hỏi là: Như Lai (Tathagata) là gì?
Về từ ngữ nó có nghĩa là ‘người tới như gió và đi như gió’, ‘thoắt tới, thoắt đi’. Đó là nghĩa từ nguyên của từ Như Lai: chỉ là làn gió thoảng chợt đến. Nó đã không có đó một khoảnh khắc trước và thế rồi nó có đó, và thế rồi khoảnh khắc tiếp nó mất rồi. Và nó không để lại dấu vết nào đằng sau. Bạn không thể thấy được làn gió, bạn chỉ có thể cảm nó. Bạn không thể thấy được phật, bạn chỉ có thể cảm thấy ông ấy. Do đó những người tới nhìn phật sẽ đi với tay trống rỗng, bởi vì bất kì cái gì họ sẽ thấy đều không là Phật.
Thấy thân thể tôi không phải là thấy Phật. Thân thể chỉ là ngôi nhà nơi Phật cư ngụ. Thấy nhà không phải là thấy người đang ngụ bên trong nó. Bạn không thể thấy được người đang cư ngụ trong ngôi nhà, bạn chỉ có thể cảm thấy người đó. Do đó những người tới với tâm trí suy nghĩ đều bỏ lỡ. Những người tới với trái tim cảm nhận lập tức cảm động, xúc động, được biến đổi.
Nó giống như gió: bạn không thể thấy được nó nhưng bạn có thể cảm được nó. Bạn có thể cảm cái chạm của nó, cái mát mẻ của nó. Nó làm tươi mát thế, nó làm sảng khoái thế, nó làm cho bạn sống động thế!
Ở trong Phật trường là ở trong trường nơi gió này thổi thường xuyên. Nó có thể được thấy chỉ bởi các đệ tử. Với ‘thấy’ tôi ngụ ý nó có thể được cảm chỉ bởi đệ tử. Đó là cách nó phải được thấy. Và nó có thể được thở vào và thở ra bởi những người sùng kính. Đệ tử cảm thấy nó chạm vào thân thể mình, chơi với tóc mình, lay động quần áo mình. Người đó cảm thấy nó, người đó suy diễn rằng nó có đó. Nhưng người sùng kính thở trong nó; nó luân chuyển trong bản thể người đó, nó trở thành một phần của bản thể người đó.
Học trò tới để nhìn, đệ tử tới để cảm, người sùng kính tới để hiện hữu.
Bồ đề đạt ma nói: Người biết rằng mình không tới từ đâu cả và không đi từ đâu.
Gió này tới từ đâu và nó đi đâu? Nó không có điểm đích… nó không có động cơ. Nó không đi bất kì đâu và không tới từ bất kì đâu; nó bao giờ cũng ở đây.
Swami Ramateertha thường kể một chuyện ngụ ngôn:
Có một người vô thần lớn. Trong phòng khách của mình ông ấy đã viết lên dòng chữ lớn: God is nowhere – Thượng đế không có ở đâu cả.
Một hôm đứa con nhỏ của ông ấy đang chơi đùa khi ông ấy đang đọc báo. Cậu bé đang học đọc, cho nên nó thử đọc câu viết trên tường: God is nowhere – Thượng đế không ở đâu cả. Nhưng ‘nowhere’ là từ lớn, cho nên nó chia từ này ra làm đôi. Nó đọc,“God is now here – Thượng đế là bây giờ ở đây.”
Ông bố choáng – ông ấy chưa bao giờ đọc câu này theo cách đó. Toàn thể động thái đã đổi: “God is nowhere – Thượng đế không có ở đâu cả,” và đứa con đã đọc là,“God is now here – Thượng đế là bây giờ ở đây.” Có khác biệt lớn giữa ‘không đâu cả’ và ‘bây giờ ở đây’! Lần đầu tiên ông ấy đọc câu đó với cái nhìn của đứa trẻ, với sự hồn nhiên của đứa trẻ.
Chuyện kể rằng kể từ ngày đó ông ấy không thể đọc được câu cũ theo cách cũ nữa: “God is nowhere – Thượng đế không có ở đâu cả.” Bất kì khi nào ông ấy nhìn ông ấy đều phải đọc, “Thượng đế là bây giờ ở đây.” Nó trở thành cái gì đó cố định – tác động của đứa trẻ đến mức đó.
Vị Phật bao giờ cũng ở đây. Bạn bao giờ cũng ở đây. Bạn không tới từ bất kì chỗ nào và bạn không đi chỗ nào đó khác. Toàn thể vũ trụ này chứa bạn; chúng ta là một phần của nó.
Bồ đề đạt ma nói: Như Lai là người biết rằng mình không tới từ đâu cả và không đi từ đâu.
Đọc ‘nowhere-không đâu cả’ là ‘now here – ở đây bây giờ’. Như Lai là người bây giờ ở đây và biết rằng ông ấy bao giờ cũng bây giờ ở đây. Ông ấy đã không tới và ông ấy không đi.
Ramana Maharshi sắp chết, và một đệ tử hỏi, “Bhagwan, thầy sẽ đi đâu?”
Ông ấy mở mắt ra và cười. Đó là không phải là lúc cười chút nào. Ông ấy sắp chết, cái chết của ông ấy là tuyệt đối chắc chắn – ông ấy chết vì ung thư – đau đớn lắm. Dầu vậy ông ấy vẫn cười và ông ấy nói, “Ông ngu thì có! Cả đời mình ta đã từng nói với ông rằng không có đâu mà đi cả, chúng ta bao giờ cũng ở đây. Cho nên ta có thể đi đâu được? Ta sẽ ở đây thôi! Thân thể sẽ mất đi, cát bụi trở về với cát bụi, nhưng ta có thể đi đâu được? Ta sẽ là một phần của vũ trụ này như ta đang là một phần của nó bây giờ. Bây giờ thân thể cho ông ý tưởng rằng ta tách rời – đó là ý tưởng của ông, không phải của ta. Với ta, thân thể của ta không tách rời khỏi sự tồn tại mà bắc cầu với ta.”
Bạn có thấy khác biệt giữa người dốt nát và người trí huệ không? Cùng thân thể đó với người dốt nát là bức tường phân tách bạn với sự tồn tại. Cùng thân thể đó với người trí huệ, với người chứng ngộ, là chiếc cầu; nó nối bạn với sự tồn tại.
Quan sát thân thể bạn và bạn sẽ nhận biết về nó. Thân thể bạn liên tục thở không khí vào và ra – không chỉ qua mũi mà còn qua mọi lỗ chân lông của thân thể bạn đang thở vào và ra. Các nhà khoa học nói rằng nếu mọi lỗ chân lông của thân thể bạn bị bít lại, nếu thân thể bạn bị sơn dầy và mọi lỗ chân lông bị bít lại và chất đầy với sơn nhưng mũi được để cho vẫn thở, bạn sẽ chết trong vòng ba giờ, vì chỉ mũi là không đủ. Mọi phần của thân thể bạn đều cần việc thở riêng của nó.
Bạn liên tục trong trao đổi với sự tồn tại. Nếu mặt trời không mọc ngày mai, tất cả chúng ta sẽ chết. Chúng ta sẽ không có khả năng sống chút nào, thậm chí không sống được vài phút, vì không có mặt trời toàn thể hơi ấm sẽ biến mất. Và không có hơi ấm, cuộc sống là không thể có được. Chúng ta sẽ trở nên lạnh, đông cứng tới mức cái chết nhất định xảy ra. Chúng ta liên tục trong trao đổi với sự tồn tại. Chúng ta không tách rời, chúng ta là một.
Và nếu điều này là như vậy với thân thể, với tâm thức bên trong thì sao? Tâm thức bên trong đó không bị phân chia chút nào. Sân trong của bạn được bao quanh bởi một bức tường, nhưng sân trong của bạn vẫn thuộc về bầu trời, là một phần của bầu trời.
Cũng giống điều đó, người biết rằng mình không tới từ đâu cả và không đi từ đâu, người đó là Như Lai. Người đó bao giờ cũng giống như làn gió mát thoảng qua. Những người có thể hiểu được điều này, họ sẽ được làm tươi lại bởi làn gió thoảng này. Họ sẽ nhảy múa trong gió thoảng của vị Phật, trong ánh mặt trời của ông ấy. Họ sẽ cười cùng vị Phật, họ sẽ nhảy múa cùng vị Phật.
- Tác giả: Osho
Nguồn: TrungTamHoTong
.
Nương theo Giáo Pháp Phật Ðà
Chữ Tâm Phật dạy chúng ta độ đời.
Ðến bờ giác ngộ thảnh thơi
Thoát ly phiền não cuộc đời an vui.
.
Hoa Xuân
Tâm thanh thản đón mừng Xuân mới
Muôn sự lành cùng với niềm tin
Hồng ân Đức Phật uy linh
Hộ trì tất cả chúng sinh muôn loài
Bầu vũ trụ mỗi ngày trong sáng
Từng cánh hoa nở vạn sắc tươi
Vòng tay kết nối tình người
Yêu thương tròn một nụ cười chân như …
Bạch Vân Nhi
04-02-2014
Nguồn: ÐVTC