Jan 2025
.
Yêu thương
Thấu hiểu cũng chính là tên gọi khác của sự yêu thương. Nếu bạn không thể thấu hiểu và cảm thông cho người khác bạn cũng sẽ chẳng yêu thương được chính mình.
7 bài học sâu sắc từ thiền sư Thích Nhất Hạnh giúp hàng triệu người thay đổi quan niệm sống và có được hạnh phúc .
Đôi khi, chúng ta cảm thấy khó khăn khi tìm kiếm sự yên bình và hạnh phúc. Đó là do bạn lãng phí quá nhiều thời gian cho những điều đã hoặc chưa xảy ra trong cuộc sống mà quên tận hưởng giây phút hiện tại. Nhận ra vấn đề cố hữu này của con người, sau nhiều năm tu tập, thiền sư Thích Nhất Hạnh đã đưa ra những bài học sâu sắc giúp hàng triệu người thay đổi quan niệm sống, tìm được sự bình an và ý nghĩa thực sự của cuộc đời.
1. Đổ lỗi không có ích gì. Thấu hiểu là cách để chúng ta đi về phía trước.
Bạn trồng cây, nhưng cái cây không thể tươi tốt. Bạn có thể tìm ra các lý do cho điều đó như: quá ít phân bón, thiếu nước tưới hay thiếu ánh sáng… Nhưng bạn không bao giờ đổ lỗi cho cho cái cây .
Tuy nhiên, khi có vấn đề với bạn bè hay gia đình, chúng ta thường có xu hướng đổ lỗi cho đối phương. Đổ lỗi cho người khác không bao giờ có tác động tích cực, dù cho bạn có lập luận hay đến thế nào. Nếu bạn biết cách chăm sóc các mối quan hệ như chăm sóc cây nhỏ, cuộc sống của bạn cũng trở nên tốt đẹp hơn. Kinh nghiệm của tôi là không đổ lỗi, không lý luận, không tranh cãi, chỉ có thấu hiểu. Thấu hiểu cũng chính là tên gọi khác của sự yêu thương. Nếu bạn không thể thấu hiểu và cảm thông cho người khác bạn cũng sẽ chẳng yêu thương được chính mình.
2. Tất cả cảm xúc, trải nghiệm đều xứng đáng được hoan nghênh.
Các cảm xúc từ yêu thương đến cáu giận đều xứng đáng được hoan nghênh, công nhận và đối xử bình đẳng. Bởi chúng đều thể hiện chính bản thân ta. Trái quýt ngọt tôi đang ăn là tôi. Cây ớt cay tôi đang trồng với cả tấm lòng cũng là tôi. Tôi rửa những chiếc chén này với sự nâng niu nhiều nhất. Mọi thứ đều bình đẳng và xứng đáng nhận được sự chú ý như nhau. Trong chánh niệm, từ bi, cáu giận, việc trồng một cái cây hay rửa những chiếc chén đều bình đẳng như nhau và rất thiêng liêng.
3. Quá khứ cho bạn nhiều bài học, nhưng hiện tại mới là nơi bạn đang sống
Sống ở đây, bây giờ không có nghĩa là bạn không bao giờ nhớ lại quá khứ hay không có trách nhiệm với tương lai. Ý tưởng đơn giản của chánh niệm là không cho phép bản thân lạc lối trong sự nuối tiếc quá khứ hay quá lo lắng về tương lai. Quá khứ có thể cho bạn nhiều kinh nghiệm nhưng cuộc sống của bạn là giây phút hiện tại.
4. Tình yêu đích thực là sự hiểu biết về người khác
Chúng ta thực sự phải hiểu đối tượng mà chúng ta yêu. Nếu tình yêu chỉ là ý muốn sở hữu, đó không phải là tình yêu. Nếu chúng ta chỉ nghĩ về bản thân, nếu chúng ta chỉ biết đến nhu cầu riêng và bỏ qua mong muốn của đối phương, chúng ta không thể yêu thật lòng. Chúng ta phải có cái nhìn sâu sắc để thấy và hiểu được ý muốn, sự đau khổ, hạnh phúc của người mà ta yêu thương. Đó là nền tảng của tình yêu đích thực. Khi đã thấu hiểu đối phương, bạn không thể không yêu thương người đó.
5. Bạn đẹp nhất khi là chính mình
Chỉ khi là chính mình, bạn mới thực sự đẹp nhất. Vẻ đẹp đó không cần sự công nhận của người khác, chỉ cần bạn công nhận chính mình. Nếu được sinh ra là một bông sen, hãy là đóa sen tuyệt đẹp, chứ đừng cố gắng trở thành một bông mộc lan. Nếu bạn khao khát sự chấp nhận và cố gắng thay đổi để phù hợp với ý muốn của người khác, bạn sẽ phải chịu đựng đau khổ suốt cuộc đời.
6. Đừng sợ hãi sự đau khổ
Đừng tránh tiếp xúc với sự đau khổ. Đừng đánh mất nhận thực về sự tồn tại của khổ đau trong cuộc đời. Đến bên cạnh những số phận bất hạnh bằng mọi cách bạn có thể sẽ giúp thức tỉnh bản thân bạn và nhiều người khác về sự khổ đau trên thế giới này. Chỉ khi nhận thức và thấu hiểu được sự đau khổ, chúng ta mới có thể giúp đỡ được những người bất hạnh.
7. Lo lắng quá nhiều về tương lai khiến bạn bỏ lỡ hạnh phúc hiện tại
Chúng ta liên tục suy đoán, mơ ước, lên kế hoạch cho “điều kiện hạnh phúc” trong tương lai. Chúng ta liên tục theo đuổi tương lai, ngay cả trong giấc ngủ. Đó là một trong những thói quen tiêu cực của tinh thần mà nhiều người thường xuyên lặp lại. Lo lắng vì những điều chưa tới khiến chúng ta bỏ lỡ hiện tại và dường như không bao giờ cảm thấy hạnh phúc thực sự.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh
LỜI PHẬT DẠY
VỀ NGÀY LÀNH THÁNG TỐT
Một thời Thế Tôn trú ở Ràjagaha. Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỳ kheo:
Các loài hữu tình nào, này các Tỳ kheo, vào buổi sáng, thân làm việc thiện, nói lời nói thiện, ý nghĩ điều thiện, các loài hữu tình ấy, này các Tỳ kheo, có một buổi sáng tốt đẹp .
Các loài hữu tình nào, này các Tỳ kheo, vào buổi trưa, thân làm việc thiện, nói lời nói thiện, ý nghĩ điều thiện, các loài hữu tình ấy, này các Tỳ kheo, có một buổi trưa tốt đẹp.
Các loài hữu tình nào, này các Tỳ kheo, vào buổi chiều, thân làm việc thiện, nói lời nói thiện, ý nghĩ điều thiện, các loài hữu tình ấy, này các Tỳ kheo, có một buổi chiều tốt đẹp.
Này các Tỳ kheo:
Vầng sao lành, điều lành
Rạng đông lành, dậy lành
Sát na lành, thời lành
Cúng dường bậc Phạm hạnh
Thân nghiệp chánh, lời chánh
Ý nghiệp chánh, nguyện chánh
Làm các điều chơn chánh
Ðược lợi ích chơn chánh
Thì được lợi, an lạc
Lớn mạnh trong Phật giáo
Hãy không bệnh, an lạc
Cùng tất cả bà con.
Trong một ngày, nếu từ sáng đến trưa, từ trưa đến chiều và từ chiều đến tối mà ta không làm bất cứ điều gì sai trái, xấu ác đồng thời còn làm được nhiều điều tốt đẹp, lợi ích thì chắc chắn đó là một ngày tràn ngập hạnh phúc, an vui.
Quảng Tánh
NHÌN SÂU ĐỂ PHÁT KHỞI TÌNH THƯƠNG
CÙNG TẤT CẢ …
Để không chê này, không bình phẩm nọ. Thay vào đó, ta thấy biết ơn.
Trên đời có rất nhiều việc không thể cưỡng cầu. Tất cả chỉ có thể dựa vào một chữ duyên mà thôi. Duyên chưa đủ thì không thể gặp, phận không có thì sao có thể ép buộc được đây?
Chuyện kể rằng, một hôm Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dẫn các đệ tử của mình đi đến một vùng quê nhỏ. Sáng sớm hôm ấy, ánh nắng chan hòa, chim muông hót vang, hương thơm dìu dịu. Đức Phật cùng các đệ tử ngồi lại trên thảm cỏ bên bờ sông, cùng ngắm vạn vật đua chen sức sống.
Bỗng có một đệ tử cất tiếng hỏi Đức Phật Tất Đạt Đa: “Thưa Đức Thế Tôn, ngài có đầy thần thông và từ bi, cớ sao trên đời vẫn còn quá nhiều chúng sinh chịu khổ vậy?”.
Đức Phật thoáng nhìn người đệ tử, mỉm cười đầy từ bi rồi ôn tồn giảng: “Ta dẫu có thần thông lớn ngần nào nhưng cũng có bốn điều vẫn là không thể làm được”.
Các đệ tử vô cùng băn khoăn: “Thưa Đức Thế Tôn, đó là những việc gì ạ?”.
Đức Phật trầm ngâm một hồi, đoạn nói: “Bốn điều ấy chính là:
Một là NHÂN QUẢ không thể đổi thay, người gieo nhân nào thì gặt quả ấy, không ai có thể nhận thay.
Hai là TRÍ TUỆ không thể cho, ai muốn có đều phải tự mình tu học.
Ba là PHẬT PHÁP không thể diễn tả, chỉ có thể dựa vào ngộ mà đắc được.
Bốn là KHÔNG CÓ NHÂN DUYÊN thì không thể độ, người không có duyên thì không bao giờ nghe được những lời ta giảng”.
Các đệ tử nghe xong ai nấy đều bừng ngộ.
Trên đời, có rất nhiều việc là không thể cưỡng cầu. Tất cả chỉ có thể dựa vào một chữ duyên mà thôi. Duyên chưa đủ thì không thể gặp, phận không có thì sao có thể ép buộc được đây?
Đời người ôi chỉ là giấc mộng, mộng tàn rồi thì ảo ảnh cũng vụt tan. Nhân sinh chẳng qua chỉ là một trường mộng ảo, người với người gặp gỡ chẳng phải cũng chỉ vì kết duyên từ muôn vạn kiếp đó sao?
Duyên phận không phải cầu là đến, không phải muốn là được. Chỉ là bạn có đủ thành tín hay không, có đủ thiện lương hay không, có đủ phúc phận hay không mà thôi.
Cũng giống như mưa trời tuy lớn nhưng cây không có rễ thì khó mà thấm nước.
Cửa Phật tuy rộng nhưng chẳng thể nào độ được người vô duyên.
Giá Trị Của Một Người
.
Nếu có đạo đức, thì giá trị của bạn là 1.
.
.
.
.
.
.
SUY GẪM:
Như Thị
TTT
Không có hóa đơn
cho Tình Người
Nguyện Ngày An Lành
– Kinh Phật
Nguyện ngày an lành, đêm an lành.
Ngày đêm sáu thời đều an lành.
An lành trong mỗi giây mỗi phút.
Cầu ơn Tam Bảo luôn che chở…
Nguyện ngày an lành, đêm an lành…
Ngày đêm sáu thời đều an lành…
May The Day Be Well
– Buddhist Sutra –
Thích Nhất Hạnh’s Translation
May the day be well and the night be well.
May the midday hour bring happiness too.
In every minute and every second,
may the day and night be well.
By the blessing of the Triple Gem,
may all things be protected and safe…
Nguồn: TrangNhà Cảm Ơn Phật
TỪ BI NGUYỆN
Đốt lên một nén hương chiều
Lặng nghe tiếng khổ.. đời nhiều xót xa..
Chắp tay kính lạy Phật đà
Nghe lời tha thiết con mà đoái thương!!
🙏❤️
– Nguyện cầu tám hướng mười phương
Chúng sanh muôn loại hãy thường an vui
Dứt trừ oan trái nhiều đời
Bao nhiêu đau khổ đến hồi duyên tan
Hại nhau chỉ chuốc lầm than
Mê si điên đảo vô vàn lệ châu
Chúng sanh vô bệnh sống lâu
Nguyện cho thành tựu phước sâu đức dày
Nguyện cho an lạc từ nay
Dứt trừ thống khổ đắng cay oán hờn
Dứt trừ kinh sợ tai ương
Bao nhiêu phiền não đoạn trường vĩnh ly
Nguyện cầu Tam Bảo chứng tri
Sống đời thanh tịnh từ bi vẹn toàn.
Nguyện đem tâm thanh tịnh
Cầu Pháp giới chúng sinh
Thoát ly luân hồi khổ
Phật đạo chóng viên thành.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nguyên cầu cho Thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc, Đại dịch chóng tiều trừ, cuộc đời an cư lạc nghiệp..
ThíchTánhTuệ
.
Niệm Quan Âm
Một niệm Quan Thế Âm
Khổ thế gian xa lìa
Hai niệm Quan Thế Âm
Trí huệ tỏa mười phương
Ba niệm Quan Thế Âm
Chúng đạo tràng thanh tịnh
Bốn niệm Quan Thế Âm
Trang nghiêm thế gian này
Năm niệm Quan Thế Âm
Mắt thương nhìn cuộc đời
Sáu niệm Quan Thế Âm
Tiếng hải triều đơm hoa
Bảy niệm Quan Thế Âm
Công đức cho muôn loài
Tám niệm Quan Thế Âm
Tự đáy lòng kính lễ
Chín niệm Quan Thế Âm
Giữ Tâm này hồi hướng
Mười niệm Quan Thế Âm
Đến mọi loài chúng sanh
Mười một niệm Quan Âm
Đều trọn thành Phật đạo
Mười hai niệm Quan Âm
Diệu Âm luôn thường niệm
Nam Mô Quan Thế Âm Bồ Tát
Nam Mô Đại Thế Chí Bồ Tát
Nam Mô Địa Tạng Vương Bồ Tát
Nam Mô Thanh Tịnh Đại Hải chúng Bồ Tát
Sa môn Thích Minh Đức soạn
CHÚ ĐẠI BI
Nam-mô Đại-bi Hội-Thượng Phật Bồ-tát (3 lần)
Thiên thủ thiên nhãn, vô ngại Đại-bi tâm đà-la-ni.
Nam-mô hắc ra đát na, đá ra dạ da. Nam-mô a rị da, bà lô Yết-đế, thước bát ra da, bồ đề tát đỏa bà da. Ma-ha-tát đỏa bà da, ma ha ca lô ni ca da. Án tát bàn ra phạt duệ, số đát na đát tỏa. Nam-mô tất kiết lật đỏa, y mông a rị da bà lô Yết-đế, thất Phật ra lăng đà bà. Nam-mô na ra cẩn trì hê rị, ma ha bàn đa sa mế, tát bà a tha đậu du bằng, a thệ dựng, tát bà tát đa, na ma bà đà, ma phạt đặc đậu, đát điệt tha. Án a bà lô hê, lô ca đế, ca ra đế, di hê rị, ma ha bồ đề tát đỏa, tát bà tát bà, ma ra ma ra, ma hê ma hê, rị đà dựng, câu lô câu lô kiết mông, độ lô độ lô phạt xà da đế, ma ha phạt xà da đế, đà la đà la, địa rị ni, thất Phật ra da, dá ra dá ra. Ma mạ phạt ma ra, mục đế lệ, y hê y hê, thất na thất na, a ra sâm Phật ra xá lợi, phạt sa phạt sâm, Phật ra xá da, hô lô hô lô ma ra, hô lô hô lô hê rị, ta ra ta ra, tất rị tất rị, tô rô tô rô, bồ đề dạ, bồ đề dạ, bồ đà dạ, bồ đà dạ, di đế rị dạ, na ra cẩn trì, địa rị sắt ni na, ba dạ ma na ta-bà ha, tất đà dạ ta-bà ha. Ma ha tất đà dạ ta-bà ha. Tất đà du nghệ thất bàn ra dạ ta-bà ha. Na ra cẩn trì ta-bà ha. Ma ra na ra ta-bà ha. Tất ra tăng a mục khư da, ta-bà ha. Ta-bà ma ha, a tất đà dạ ta-bà ha. Giả kiết ra a tất đà dạ ta-bà ha. Ba đà ma kiết tất đà dạ ta-bà ha. Na ra cẩn trì bàn dà ra dạ ta-bà ha. Ma bà rị thắng yết ra dạ, ta-bà ha. Nam-mô hắc ra đát na đa ra dạ da. Nam-mô a rị da bà lô Yết-đế thước bàn ra dạ, ta-bà ha.
Án tất điện đô mạn đa ra bạt đà dạ ta-bà ha. (3 lần)
Bố thí Ba La Mật
Đạo Phật thường được gọi là đạo Từ Bi ( Từ là từ mẫn chúng sanh, bi là Bi nan bạc khổ). Vì tình thương nhân loài Ngài khơi nguồn mở bài một pháp môn uyên thâm mầu nhiệm bậc nhất chuyển tiếp tạo thành Lục Ba La Mật cho hành giả khai tâm rộng lớn thực hành độ mình độ người ra khỏi biển sanh tử luân hồi mà thẳng đến bờ Giác ngộ.
Vậy Lục độ là gì ? Lục độ còn gọi là Lục Ba La Mật gồm : 1 – Bố thí, 2 – Trì giới, 3 – Tín tấn, 4 – Nhẫn nhục, 5 – Thiền định, 6 – Trí huệ.
1 – Bố thí Ba La Mật : Bố là cùng khắp, thí là cho, là trao tặng, là hiến vâng. Bố thí là cho cùng khắp, cho tất cả mọi loài , mọi nơi. Còn Ba La Mật từ chữ Paramita nghĩa là đáo bỉ ngạn hay là bờ bên kia. Cùng cái cho mà ta cứ ở mãi mãi bên này vì còn chấp ngã chấp tướng, cũng cái cho đó mà đến bờ bên kia vì không còn chấp ngã chấp tướng thế thôi. Cho những gì ?
a – Tài thí : Không còn chấp ngã chấp tướng mới đem tiền bạc tài sản của mình ra cho mà không nuối tiếc gọi là ngoại tài. Kể cả thân mạng gọi là nội tài. Tất cả đều là một nghĩa cử cao đẹp nhất thể hiện lòng bi tuyệt diệu cho muôn loài.
b – Pháp thí : Đem chánh pháp, ý đẹp lời hay hợp với chân lý, căn cơ giúp cho người bỏ dữ làm lành, cải tà quy chánh bằng ngôn ngữ gọi là khẩu giáo, sống đời sống chân chính hợp đạo đức, y oai nghi, đúng giới luật khuôn mẫu gọi là thân giáo. Khẩu giáo hay thân giáo là tài sản tinh thần siêu việt lâu dài dâng đến mọi loài chúng sanh thì miền an lạc nào bằng.
c – Vô úy thí : Vô úy nghĩa là không sợ. Vô úy thí là làm cho người khác không sợ hải, hết sợ. Cuộc đời này có hàng trăm ngàn cái sợ , khỏi kể ra đây quý vị cũng rõ. Mình còn sợ thì làm sao giúp cho tha nhân hết sợ đây. Nếu hành giả không văn tư tu khó mà tiến vào Bồ tát đạo. Dùng Tam Pháp Ấn : Vô thường, vô ngã, vô tướng khắc ghi nhuần nhiễn thuần thục thì đến đâu gặp cảnh nào mới đủ trí tuệ và từ bi cho ra mà không thấy mất mát cái gì cả thì còn đâu mà sợ hải. Thì mới giúp người không sợ hải được yên tâm chứ.
Vậy cần phải phân biệt bố thí chấp tướng và không chấp tướng :
Cho ra với tâm không trong sạch còn vụ lợi là chấp tướng. Còn cho ra với tâm trong sạch bình đẳng không chấp tướng mới đúng pháp.
Với pháp Bố thí Ba La Mật nầy người nhận sẽ hết khổ được vui, còn người cho vui với cái vui của người nhận thì từ gia đình đến ngoài xã hội hạnh phúc an lạc biết chừng nào.
Tóm lại Bố Thí Ba La Mật là cho ra của cải tiền bạc công sức kể cả thân mạng hay pháp thí trong tinh thần thanh tịnh bình đẳng : không thấy mình cho, vật cho, người nhận, giống như tàng cây to cho bóng mát không phân biệt khách bộ hành thượng nhân hay hạ nhân dừng chân đứng nghỉ. Ai ai cũng được thừa hưởng như nhau, hợp với tự tánh thanh tịnh bình đẳng mà trên cầu Phật đạo hạ hóa quần sanh, đúng thực như vậy : đó mới là con đường Bồ Tát đạo.
Kính bút
T. Minh Đức
Nguồn: Hội Phật Giáo Bordeaux Chùa Phước Bình
ĐIỀU LÀNH NHỎ, PHƯỚC QUẢ LỚN
ĐIỀU ÁC LỚN, TỘI BÁO NHỎ
– Có trường hợp nào mà một người làm việc ác lớn, tội báo lại nhỏ; còn một người làm việc lành nhỏ, phước quả lại lớn không, đại đức?
– Có chứ, và chuyện ấy cũng thường thường xảy ra.
– Vậy là không đúng với luật nhân quả chăng? Luật nhân quả bảo rằng gieo hạt mè nhỏ thì được hạt mè nhỏ, gieo hạt bí to thì được quả bí to?
– Đúng là thế. Nhưng nếu hạt mè kia nhiều phân, có nước, nhổ cỏ dại, chăm cào xới, nhổ tỉa cây dày thì hạt sẽ lớn hơn một tí chứ?
– Đúng thế.
– Còn hạt bí to kia gieo nơi đất sỏi đá khô cằn, chẳng phân nước, chẳng chăm sóc thì quả bí chắc hẳn sẽ còn tí teo như quả cà?
– Đúng vậy.
– Cũng vậy là gieo nhân, nhưng còn trợ duyên, thuận duyên, nghịch duyên hay chướng duyên góp phần vào nhân ấy mới quyết định quả được. Một người làm việc dữ nhưng suốt ngày đêm ăn năn, hối hận, luôn luôn cảm thấy khó chịu, bứt rứt… nên nguyện từ rày về sau không dám làm việc ác nữa. Chính nhờ tâm người ấy ăn năn hối cải nên cái quả báo, tội báo sẽ nhẹ đi, nhỏ đi. Đấy là trường hợp nhân việc ác lớn mà quả tội báo lại nhỏ. Một người làm việc lành nhỏ nhưng tâm lại hoan hỉ, thỏa thích; suốt ngày, suốt tháng an vui, mát mẻ với chút ít việc lành ấy thì phước quả của nó chắc chắn là to lớn lắm, tâu đại vương!
– Đại đức kể cho nghe một trường hợp cụ thể.
– Vâng, thuở Phật còn tại thế, một hôm ngài gặp một tôi nhân bị chặt cụt cả tay cả chân, miệng ngậm một cành hoa sen với tác ý thành kính dâng cúng cho ngài. Sau khi thọ nhận, đức Phật quay lại bảo với các tỳ kheo rằng: nhờ phước đức này mà trong suốt chín mươi mốt kiếp sắp tới, người bị cụt tay chân kia khỏi bị đọa vào ba đường dữ, được sanh lên cõi trời hưởng hết phước báu mới sanh lại làm người. Bởi vậy cho nên chuyện nhân quả xảy ra trên thế gian này nó muôn mặt, muôn chiều, chứ không đơn giản như thường nhân hiểu đâu! Điều lành nhỏ phước quả lớn, điều ác lớn tội báo nhỏ – mà ngược lại như thế cũng thường có đấy, tâu đại vương!
– Trẫm đã hiểu.
– Đại vương đã hiểu nhưng chưa hiểu hết.
Đức vua mỉm cười:
– Có thể đúng như vậy thật.
* * *
TRÍCH MI TIÊN VẤN ĐÁP
Namo Buddhaya
Nguồn: TrangThơThíchTánhTuệ
Nhận ra bản tâm
.
Source: www.tenzinpal
.
Sống trong chánh niệm tỉnh giác
Đừng cố gắng tìm hiểu quá chi tiết về bất kỳ pháp gì khi chưa cần thiết, chỉ cần hiểu đơn giản nhưng chính xác theo căn cơ trình độ của mình.
Thấy biết sự thật đúng như chính nó gọi là chánh kiến.…
Suy nghĩ ý cứ trên thấy biết đúng đó gọi là chánh tư duy.
Nói ra từ thấy biết và suy nghĩ đúng sự thật gọi là chánh ngữ.
Hành động đúng đắn và lương thiện gọi là chánh nghiệp.
Sinh sống hợp đạo lý không gây tổn hại cho mình và người gọi là chánh mạng.
Tâm không buông lung phóng dật theo cái ta vọng tưởng gọi là chánh tinh tấn.
Tâm trọn vẹn với thực tại thân tâm không xao lãng (thất niệm) gọi là chánh niệm.
Tâm an ổn không tán loạn theo ngoại cảnh gọi là chánh định.
Chỉ cần biết đơn giản như thế rồi tự mình khám phá qua trải nghiệm và chiêm nghiệm thì sẽ thấy ra Bát Chánh hay Thánh Đạo là gì.
Trích: Hỏi Đáp Phật Pháp – Thầy Viên Minh
Nguồn: trungtamhotong
.
Nếu Phật Có Thật,
Bạn Sẽ Được Gì Và Mất Gì?
Biên tập: Tuệ Minh.
.
.
Thật ra thì Phật dạy trong ta có đầy đủ hết tất cả: từ bi, sân hận, tha thứ, ganh tỵ, rộng lượng, si mê, tuệ giác… Ta là tất cả những cái đó chứ không riêng biệt một cái nào hết. Chúng là những hạt giống có mặt trong khu vườn tâm thức của mình.
Vấn đề là ta cần biết chăm sóc và tưới tẩm những hạt giống nào trong ta. Có những hạt giống mang lại cho ta hạnh phúc, tự do và cũng có những hạt giống mang lại sự ràng buộc và khổ đau, mà chúng biểu hiện ra bằng những tập quán và thói quen của mình.
Mỗi hạt giống chỉ là một phần rất nhỏ chứ chúng vẫn không phải thật sự là ta. Sự tu học giúp ta thôi tưới tẩm những hạt giống bất thiện và nuôi dưỡng thêm những hạt giống an lành và hạnh phúc.
– Mình không phải là một mà là nhiều.
Sự sống của ta rất là thênh thang. Vì ta không phải là một cái gì duy nhất và cố định cho nên ta lúc nào cũng có thể thay đổi được, chuyển hóa được.
Chúng ta to tát hơn những vấn đề của mình, và chúng ta cũng rộng lớn hơn tất cả những khổ đau ấy.
_____________________
-D Nhiên
Như ánh sáng mặt trời Chiếu soi loài cây cỏ
Chánh niệm khi thắp lên Chuyển hóa mọi tâm hành
Thích Nhất Hạnh
♥ Chánh niệm chỉ làm một công việc duy nhất như mặt trời là chiếu soi. Chỉ chiếu soi thôi mà chánh niệm nuôi hết mọi sự. Chánh niệm tạo ra một vùng năng lượng. Vùng năng lượng đó có khả năng chuyển hóa mọi tâm hành. Tâm hành tức là tâm sở (citta-saṃskāra) là những hoạt động của tâm ý.
(Trích từ bài: Mặt Trời Chánh Niệm, xin mời đọc thêm )
Chữ AN Trong Đạo Phật
Một người tâm không tĩnh thì rất khó suy nghĩ cặn kẽ một vấn đề gì đó, xã hội hiện đại là một thời đại rối ren, con người sống và làm việc cũng đều rất kiêu căng, xốc nổi. Chỉ có người nào tĩnh tâm thì mới có thể cẩn thận quan sát thời thế, suy xét một cách sâu sắc để có được cách giải quyết vấn đề hoặc hiểu được con người một cách chính xác.
Chỉ có người nào lòng yên tĩnh như nước mới có thể nhận ra được hạnh phúc và cái đẹp trong cuộc sống. Những ai nóng nảy sẽ dễ dàng vuột mất rất nhiều những khoảng thời gian tươi đẹp. Trời có những ngày mưa gió, người có phúc có họa, nhưng trong đời người ngoài sinh tử ra thì không có bao nhiêu chuyện lớn cả, nếu như có thể tĩnh tâm, giữ thái độ xử thế hòa nhã, thản nhiên thì đương nhiên sẽ có thể gìn giữ được nội tâm bình yên trước khó khăn trong đời. Khó khăn vặt vãnh sẽ không thể làm phiền lòng họ.
1. Khi tâm không còn lo lắng muộn phiền và cảm thấy vui vẻ gọi là An Lạc.
2. Khi tâm mình không bị lay động bởi sóng gió cuộc đời gọi là An Bình.
3. Khi mình nở được nụ cười trên môi gọi là An Vui.
4. Khi mình chú tâm vào một pháp môn tu tập gọi là An Trú.
5. Khi tâm mình không còn một chút giao động gọi là An Tâm.
6. Khi mình cảm thấy thanh thản không còn vướng bận gọi là An Nhàn.
7. Khi mình cảm nhận được sự mát mẻ trong lành gọi là An Nhiên
8. Khi tâm không còn lo nghĩ chuyện quá khứ, hiện tại, tương lai gọi là An Yên.
9. Khi mình cảm thấy không còn một chút lo sợ gọi là An Ổn.
10. Khi mình biết bằng lòng với những gì mình đang có gọi là An Phận.
11. Khi mình cảm thấy có được sự bao bọc chở che gọi là An Toàn.
12. Khi mình sống đoàn kết hòa hợp với mọi người gọi là An Hòa.
13. Khi nơi mình sống cảm thấy được yên ổn gọi là An Cư.
14. Khi mình có được sự vững chãi lớn mạnh như ngọn núi gọi là An Sơn.
15. Khi mình có được sự bình an tròn đầy gọi là An Viên.
16. Khi mình gặp chuyện buồn được người khác động viên chia sẻ gọi là An Ủi
Cuộc đời này đẹp lắm!
Tiếc chi ngày đã qua
Hiện tại luôn tươi thắm
Với cõi lòng bao la..
(Như Nhiên)
__(())__
Nguồn: Thích Tánh Tuệ
Ordinary Miracle
Sarah McLachlan
Ordinary Miracle
It’s not that unusual
When everything is beautiful
It’s just another
Ordinary miracle today
The sky knows when it’s time to snow
Don’t need to teach a seed to grow
It’s just another
Ordinary miracle today
Life is like a gift, they say
Wrapped up for you everyday
Open up, and find a way
To give some of your own
Isn’t it remarkable?
Like everytime a raindrop falls
It’s just another
Ordinary miracle today
The birds in winter have their fling
And always make it home by spring
It’s just another
Ordinary miracle today
When you wake up everyday
Please don’t throw your dreams away
Hold them close to your heart
‘Cause we are all a part
Of the ordinary miracle
Ordinary miracle
Do you want to see a miracle
It seems so exceptional
That things work out after all
It’s just another
Ordinary miracle today
The sun comes out and shines so bright
And disappears again at night
It’s just another
Ordinary miracle today
It’s just another
Ordinary miracle today
Nguồn: Nguyễn Duy Nhiên’s blog
.
.
RECENT POSTS
♦♦♦ Hoa Sala – Loài hoa nơi cửa Phật
♦♦♦ Hoa sen
♦♦♦ Y, Bát của Ðức Phật
♦♦♦ Bốn tư tưởng chuyển hướng tâm và lòng bi
♦♦♦ Nghi Thức Tụng Niệm LỄ PHẬT ĐẢN
♦♦♦ HẠNH PHÚC CỦA CON NGƯỜI
♦♦♦ TINH THẦN CẦU NGUYỆN CỦA NGƯỜI PHẬT TỬ
♦♦♦ ĐỐI DIỆN VÀ QUAN SÁT CƠN NÓNG GIẬN
♦♦♦ Audio Book: HIỂU VỀ TRÁI TIM
♦♦♦ Tản mạn về hơi thở
♦♦♦ MÙA HOA TULIP
.
Tâm Nguyện
Lấy những tràng hoa vi diệu nhất
Hương thơm, âm nhạc và tâm con
Sử dụng mọi thứ trang nghiêm ấy
Con đem cúng dường các Như Lai.
Từ xưa con đã tạo nghiệp xấu
Vì tham, sân, si từ vô thỉ
Do thân, miệng, ý mà phát sinh
Nay con đều sám hối tất cả.
Con xin tùy hỷ mọi công đức
Của các chúng sinh trong mười phương
Các bậc hữu học và vô học
Các bậc Như Lai và Bồ Tát.
Những ngọn đèn sáng soi thế gian
Hoặc mới thành tựu đạo giải thoát
Con xin tất cả đều thương tưởng
Chuyển bánh xe pháp để độ đời.
Con xin mượn mười sáu câu
trong Kinh Mười Nguyện Phổ Hiền
Thiền Sư Nhất Hạnh dịch, (219 tạng Kinh Ðại Chánh)
là Tâm Nguyện của LSV.
Lotus
HOA SEN
Thơ Rabindranath Tagore
(Hoang Phong chuyển ngữ)
On the day when the lotus bloomed, alas, my mind was straying,
and I knew it not. My basket was empty and the flower remained unheeded.
Hôm ấy vào ngày hoa sen nở,
Lòng tôi lơ đãng lạc phương nao?
Trên tay giỏ hoa dường trống rỗng,
Cánh hoa lạc bước tận phương nào?
Only now and again a sadness fell upon me, and I started up from my
dream and felt a sweet trace of a strange fragrance in the south wind.
Hôm nay và đã biết bao lần,
Trong tôi ray rứt bao sầu muộn.
Giật mình tỉnh giấc từ trong mộng,
Bàng hoàng hương thoảng gió phương nam.
That vague sweetness made my heart ache with longing and it seemed to
me that is was the eager breath of the summer seeking for its completion.
Ngọt ngào hương toả tim đau nhói,
Gió hè rạo rực từng hơi thở.
Gợi nhớ trong tôi cõi trống không,
Bao lần trông ngóng tôi chờ đợi.
I knew not then that it was so near, that it was mine, and that this
perfect sweetness had blossomed in the depth of my own heart.
Nào ngờ hoa nở cạnh bên tôi.
Vì tôi hoa tỏa hương ngào ngạt.
Thật gần, gần lắm hoa đang nở,
Ô kìa hoa nở đáy lòng tôi.
Thơ Rabindranath Tagore
(Hoang Phong chuyển ngữ)
Bures-Sur-Yvette , 31.12.10
.
Cảm tác Làng Mai
Tâm Quang Từ
Lắng tiếng chuông ngân, lặng cõi lòng
Nghe trong sâu thẳm chốn hư không
Dừng chân đứng lại, tâm an trụ
“Đã tới, đã về” thỏa ước mong.
Gió thổi, chiều buông, tĩnh lặng yên
Làng Mai in dấu bước chân thiền
Ngày sau biết có ai đi lại
Dẫm lối hôm nay đã xóa chìm.
Nâng cốc trà thơm, ấm cõi lòng.
Lặng lẽ phai tàn, chẳng vấn vương.
Anh ở trời xa, tôi cũng xa
Gặp nhau huynh đệ, bốn phương nhà
Tình thân thoáng chốc nên duyên ngộ
Mai có rời xa, nhớ tiếng ca.
Hạt giống gieo mầm ắt nở hoa
Đóa sen thơm ngát chốn ta bà
Sâu trong tiềm thức còn vang vọng
“Đã tới, đã về” khúc hát ca.
( Làng Mai, khóa tu mùa hè 2014)
Let there be shower of flowers in your path.
Let all the colors of the rainbow be with you.
May there be happiness and peace in everything you do.
Tiếng chuông chùa
by chon tinhtam
“Nếu tôi có một bông hoa cho mỗi lần tôi nghĩ về mẹ tôi, thì tôi đã có thể bước đi trong khu vườn của tôi mãi mãi.”
“If I had a flower for each time I thought of my Mother,
I can walk in my garden for ever.” “Unknown”.