Thảo Dược 2

  1.  Recent Pages:  1  2

    Gừng, Thần Dược Cho Sức Khỏe.

    th2

    Gừng là một loại gia vị thường có trong thực phẩm của chúng ta. Ngoài việc đem lai sự thi vị cho một số món ăn, gừng còn có nhiều công dụng trong việc phòng chữa bệnh.
    – GIẢM ĐAU ĐẦU VÀ ĐAU NỬA ĐẦU: Nhai một miếng gừng tươi trong khoảng 30 phút được cho giúp giảm đau đầu và đau nửa đầu.
    CHỐNG SAY TÀU XE: Gừng có thể giúp chống say tàu xe. Các chuyên gia cho biết ăn một vài lát gừng tươi trước khi lên tàu xe có thể ngừa được chứng này.
    – KIỂM SOÁT LƯỢNG ĐƯỜNG TRONG MÁU: Một số chuyên gia sức khỏe khuyên bệnh nhân tiểu đường uống trà gừng vào buổi sáng sớm vì cách này giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
    – KHÁNG VIÊM: Gừng chứa nhiều hợp chất có khả năng chống viêm được gọi là gingerol. Các hợp chất này giúp giảm những triệu chứng của viêm khớp, viêm xương khớp và viêm khớp mãn tính, theo trang tin healthmeup.com dẫn nguồn từ các chuyên gia sức khỏe Ấn Độ.
    – GIẢM CÁC VẤN ĐỀ VỀ DẠ DÀY: Gừng được xem là loại thuốc lý tưởng có tác dụng giảm đau dạ dày và các vấn đề tiêu hóa khác, cũng như giúp hỗ trợ tiêu hóa. Trong thực tế, một số nhà nghiên cứu Nhật Bản phát hiện ra rằng gingerol có trong gừng chống phản xạ nôn.
    – TĂNG KHẢ NĂNG MIỄN DỊCH: Ăn một chút gừng tươi mỗi ngày giúp tăng khả năng miễn dịch.
    – BỚT ỐM NGHÉN: Gừng được cho có hiệu quả trong giảm ốm nghén. Nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ thành công là 75%.
    – CẢI THIỆN TUẦN HOÀN MÁU: Gừng chứa nhiều khoáng chất như kẽm, crôm và ma giê giúp máu lưu thông tốt trong cơ thể.
    – NGỪA UNG THƯ RUỘT KẾT: Một nghiên cứu được tiến hành tại Đại Học Minnesota, Mỹ cho thấy gừng có thể làm chậm tốc độ tăng trưởng của tế bào ung thư ruột kết.
    – BẢO VỆ SỨC KHỎE TIM MẠCH: Ăn gừng thường xuyên giúp giảm hàm lượng cholesterol và triglyceride trong máu. Gừng cũng làm giảm nguy cơ bị đột quỵ và cơn đau tim bằng cách cải thiện lưu thông máu và làm gia tăng lượng cholesterol tốt, HDL, trong máu.
    – LÀM GIẢM CẢM LẠNH VÀ CÚM: Gừng cũng có đặc tính kháng virus và kháng nấm. Vì vậy, mỗi khi bị cúm hoặc cảm lạnh, bạn nên uống trà gừng để giảm đau họng và nghẹt mũi.
    – CHỐNG DỊ ỨNG: Gừng có đặc tính kháng histamine, từ đó giúp điều trị dị ứng.

    HUỲNH THIỀM.

     Vỏ quýt 

    Có tác dụng lưu thông khí huyết, tiêu đờm và còn có thể hạ huyết áp. Vỏ quýt có thể trị ho nhiều đờm, ngực đau, trướng bụng, buồn nôn… Vỏ quýt có chứa Glycoside có thể mở rộng động mạch vành, tăng lưu lượng mạch máu vành. Thái vỏ quýt thành sợi, hoặc phơi khô nghiền nhỏ và pha nước uống, hương vị và mùi thơm dễ chịu của vỏ quýt có thể là một món khai vị, thông khí, nâng cao tinh thần.

    VỎ QUÝT – VỊ THUỐC QUÍ GIÁ

    Cây quýt có tên khoa học là Citrus deliosa Tenero thuộc họ Cam (Rutaceae). Với chanh thì có thể “vắt chanh bỏ vỏ” nhưng với việc sử dụng trái cây để trị bệnh thì xin đừng, vì trong lớp vỏ của nhiều loại trái cây có hoạt chất núp kín.
    Trái quýt là một thí dụ điển hình. Vỏ quýt, bên cạnh vai trò tàng trữ tinh dầu để quýt có mùi thơm độc đáo thì nó còn là một dược liệu đa năng.-Trần bì: là vỏ quýt chín đã phơi, sấy khô (để càng lâu năm càng tốt).
    – Thanh bì: là vỏ quả quýt còn xanh đã phơi sấy khô.Từ bao đời là vị thuốc quen thuộc trong Đông y. Gừng già chưa biết sẽ cay thế nào chứ vỏ quýt càng “chai mặt” trong chốn phong trần thì càng cao giá.Không cần phải phơi khô mới nên thuốc, quýt và một số trái cây khác (như tắc…), trước hết là nguồn cung cấp sinh tố C để phòng chống stress, giúp vết thương mau lành, khiến da lâu già.Thành phần sinh tố C và tiền sinh tố A trong quýt có tác dụng cộng hưởng, nhờ đó cơ thể có thể trì hoãn quy trình lão hóa, cụ thể là tình trạng xơ vữa mạch máu và thoái hóa võng mạc. Dọn bữa ăn cho người cao tuổi mà quên trái quýt thì đúng là thiếu sót lớn.Cụ thể hơn nữa, theo các chuyên gia ngành dinh dưỡng ở Canada, hai hoạt chất trong quýt mang tên Tangeretin và Nobiletin có công năng phòng ngừa ung thư vú với tác dụng mạnh gấp 250 lần hoạt chất trong đậu nành. Quít nhờ đó nên được xem là món ăn tráng miệng nằm lòng cho quý bà vào tuổi mãn kinh cũng như cho phụ nữ đang bị rối loạn nội tiết tố.Cũng theo các nhà nghiên cứu ở Canada, có thể tăng cường tác dụng ngừa ung thư vú nếu phối hợp hai nhóm hoạt chất trong quýt và đậu nành. Thầy thuốc ngành ung bướu ở Nhật đi xa hơn nữa khi xác minh hoạt chất trong quýt có khả năng ức chế tiến độ phát triển của ung thư máu, với lợi điểm không gây hại trên tế bào bình thường.Quýt ngọt ai mà không thích. Nhưng phần lớn hoạt chất chống ung thư của quýt lại nằm trong lớp vỏ. Do đó, khi dùng quýt, chanh, tắc như món ăn nên thuốc thì ráng tìm cách vớt vát phần vỏ, càng nhiều càng tốt. Tuy chưa hề qua lớp tu nghiệp về dinh dưỡng nhưng nhiều bà mẹ Việt Nam quá sành về cách ứng dụng hoạt chất trong vỏ tắc, vỏ chanh… nên dầm vỏ làm thuốc trị ho; giữ lớp vỏ lúc làm chanh muối, hay ô mai trần bì…Quýt, tắc, chanh không bao giờ thiếu ở nước mình. Có thiếu chăng là thiếu lời khuyên của thầy thuốc có tầm nhìn rộng hơn phòng mổ, lớn hơn chiếc máy xạ trị, sâu hơn dược phẩm đặc hiệu.Dưới đây là 1 số tác dụng của vỏ quýt:1.Trị đau đầu
    Khi bị đau đầu, bạn hãy đun sôi vỏ cam, quýt rồi xông mặt. Chưa đến 10 phút, hơi nóng mang theo hương tinh dầu sẽ làm bạn dịu hẳn cơn đau, tinh thần tỉnh táo và sảng khoái hơn.2.Tạo cảm giác ngon miệng
    Bạn hay các thành viên trong gia đình cảm thấy chán ăn, không ngon miệng? Chỉ cần nấu sôi hỗn hợp vỏ quýt khô băm nhuyễn và nước, đậy kín để hãm trong vài phút, sau đó lược lại cho sạch. Uống mỗi lần 1/3 ly nước hãm ấm từ 2 đến 3 lần một ngày trước bữa ăn khoảng nửa giờ giúp tạo cảm giác ngon miệng khi ăn.
    Vỏ quýt thái lát mỏng, rửa sạch, phơi khô trộn thêm lá trà xanh (hoặc lá trà đã phơi khô) nấu thành hỗn hợp nước trà thơm ngon, có tác dụng làm cho tinh thần thoải mái và kích thích ngon miệng.
    Hương vị tươi mới tỏa ra từ vỏ quýt cộng thêm lá trà xanh nhiều công dụng sẽ giúp tinh thần sảng khoái, không cảm thấy mệt mỏi hay buồn ngủ.3. Mang lại cảm giác hưng phấn
    Hương thơm từ vỏ cam có tác dụng an thần. Trong khi đó, hương thơm từ vỏ quýt tạo tâm trạng hưng phấn, kích thích những cảm xúc tích cực. Vì thế, khi bị mất ngủ, tinh thần căng thẳng hoặc huyết áp cao, tim đập nhanh, bạn có thể tận hưởng những hương thơm quyến rũ này.4. Giúp da tay mềm – trị nứt nẻ da
    Sau khi làm bếp, lau chùi xoong, nồi, các loại hóa chất trong xà bong, nước rửa chén… làm cho da tay bạn bị khô, ráp. Chỉ cần dùng mặt trong của vỏ cam, quýt lau lên da, bàn tay bạn sẽ trở nên mềm mại hơn.
    Trị nứt nẻ: xao vỏ quýt cho khô, sau đó nghiền thành bột nhỏ, cho thêm chút dầu thực vật rồi trộn đều.
    Dùng hỗn hợp ấy bôi lên vùng da bị nứt nẻ do thời tiết hay thiếu chất dinh dưỡng. Dầu quýt cộng thêm với dầu thực vật có tác dụng bôi trơn vùng da khô nẻ, rạn nứt, đồng thời cung cấp độ ẩm nuôi dưỡng da trong thời gian dài.

    5.Khử mùi

    Các loại vỏ cam, quýt có công dụng kháng khuẩn nên bạn có thể cắt nhỏ, phơi sấy khô để tẩy trùng phòng ốc trong nhà và xua muỗi. Nếu tủ lạnh nhà bạn bị hôi, chỉ cần cho vào đó một miếng vỏ quýt đã khô. Khi đốt than đề sưởi hoặc nấu ăn thường có mùi rất khó chịu, cho vào bếp vài miếng vỏ quýt, cam khô, mùi than sẽ được khử bớt.

    6. Làm sáng bóng vòi nước
    Các vòi nước trong gia đình sau một thời gian sử dụng sẽ bị xỉn, mờ. Lấy vỏ cam, quýt lau lên trên bề mặt vòi nước, giúp các vòi nước trong nhà bạn luôn sạch và sáng bóng.

    7. Lau sàn gỗ
    Sàn nhà bạn lót bằng gỗ, hay bị mùi ẩm mốc vì trời mưa. Chỉ cần đun sôi vỏ cam, pha với nước và lau sàn. Sàn gỗ nhà bạn sẽ sạch bóng và có mùi tinh dầu thoang thoảng rất dễ chịu.

    8.Trị đau lạnh bụng:
    Cho hỗn hợp vỏ quýt và gừng tươi vào nước rồi đun sôi, uống khi hỗn hợp này còn nóng có công dụng trị chứng lạnh bụng và buồn nôn.

    9.Trị đầy hơi, thông khí huyết:
    Dùng vỏ quýt tươi, cho vào nước rồi đun sôi, cho thêm đường trắng nấu thành hỗn hợp canh, uống nóng là tốt nhất. Bài thuốc này có tác dụng trị đầy hơi, thông khí huyết, khô rát họng

    10.Trị ho
    Cách làm: Dùng 5g vỏ quýt đã phơi khô, cho thêm 2 cốc nước rồi đun sôi. Khi hỗn hợp này sôi, cho thêm lượng nhỏ gừng tươi và đường đỏ, uống khi còn nóng.
    Cũng có thể dùng vỏ quýt tươi, thái nhỏ, có thể dùng đường trắng thay thế bỏ vào đun sôi cũng có tác dụng tiêu đờm và trị ho hiệu quả.

    11.Chữa chứng dạ dày lạnh gây nôn: Lấy 8g vỏ quýt, 6g sa nhân và 3 lát gừng tươi cho vào cùng lượng nước vừa đủ để nấu lấy nước uống lúc còn nóng ấm.

    12.Chữa tiêu hóa kém: Dùng 8g vỏ quýt, 4g bán hạ, 4g phục linh, 2g cam thảo, cho vào cùng 3 chén nước, nấu còn lại 1 chén, chia làm 2 lần, dùng trong ngày, lúc còn nóng ấm.

    13.Trị say xe
    Trước khi lên ô tô, tàu thủy, hay máy bay 1 giờ, nên ngửi trực tiếp vỏ quýt tươi đã được bóp giập làm nhiều lần sao cho dầu hương quýt bay ra.
    Sau khi lên các loại phương tiện dễ gây say trên, tiếp tục lặp lại những thao tác trên sao cho ngửi được lượng dầu hương quýt tối đa nhất.
    Trong vỏ quýt có chứa loại tinh dầu thơm đặc biệt, có tác dụng hạn chế và ngăn ngừa cảm giác khó chịu, chóng mặt, buồn nôn khi đi xe đường dài.

    14. Trị viêm phế quản mãn tính
    Cách làm: Vỏ quýt tươi từ 5 – 15 g, bỏ vào nước lọc rồi đun sôi, gạn lấy nước uống hàng ngày.
    Thành phần chất đặc biệt trong vỏ quýt có tác dụng làm dịu mát phế quản, thông khí, có thể làm giảm đáng kể tình trạng viêm loét phế quản, nhanh lành vết viêm nhiễm.

    15. Trị táo bón
    Cách làm: Sử dụng 12g vỏ quýt tươi hoặc 6g vỏ quýt khô cho vào nước rồi đun sôi. Nên uống hỗn hợp này khi còn nóng, uống hàng ngày mới phát huy tác dụng trị táo bón tốt nhất.

    16. Giã rượu
    Cách làm: Dùng 30g vỏ quýt tươi, cho thêm chút muối rồi đun sôi có tác dụng giải rượu rất tốt.

    17. Trị nghiến răng khi ngủ
    10 phút trước khi đi ngủ, nên ngậm 1 lát nhỏ vỏ quýt. Cứ ngậm như vậy cho đến khi chìm vào giấc ngủ, nếu thấy khó chịu có thể thay thế vỏ quýt khác.
    Vị hương nhẹ nhàng của vỏ quýt khiến bạn chìm vào giấc ngủ nhanh hơn, hơn nữa, vỏ quýt cũng là “ vật cản” khiến bạn khó có thể nghiến răng khi ngủ.

    18. Trị ghê răng
    Mức độ ghê răng khi ăn đồ chua của người già hay những người có hàm răng nhạy cảm là khác nhau. Thực ra, có 1 cách trị ghê răng khi ăn cam hay quýt chua, đó là dùng vỏ cam, quýt còn thừa thái nhỏ hòa nước uống. Cách làm này vừa hiệu quả lại tận dụng tối đa tác dụng của cả ruột và vỏ quýt.

    19. Trị viêm tuyến sữa
    Viêm tuyến sữa thường xuất hiện ở các bà mẹ đang trong thời kỳ cho con bú. Để điều trị chứng bệnh này hiệu quả, nên dùng cách sau.
    Dùng 30g vỏ quýt tươi, 6g cam thảm trộn đều cho nước vào đun sôi, sử dụng hàng ngày( có thể dùng thay cho nước lọc).

    20. Trị chứng hôi miệng

    Ngậm 1 lát vỏ quýt tươi nhỏ trong miệng thường xuyên, từ 5 – 10 phút/ lần. Hoặc có thể nhai trực tiếp vỏ quýt tươi sẽ rất hữu hiệu trong trị chứng hôi miệng.

    21. Trị ngộ độc do ăn cua, cá

    Sử dụng lượng vỏ quýt thích hợp rồi đun sôi gạn lấy nước uống làm nhiều lần có thể làm chậm quá trình phát tác độc tố do ăn cua hay cá.
    Trong trường hợp trúng độc nặng, cần cho uống hỗn hợp trên ngay sau khi phát hiện, rồi nhanh chóng chuyển bệnh nhân tới cơ sở y tế để chữa trị kịp thời.

    22. Trị chứng khó tiêu hóa
    Ngâm 50g vỏ quýt vào rượu. Loại rượu ngâm này có tác dụng bổ tì vị, trị chứng nôn mửa kéo dài. Đặc biệt khi ăn những thực phẩm nhiều chất béo, nhiều đường có tác dụng tiêu hóa rất tốt.

    23. Tiêu đờm
    Cho vỏ quýt đã rửa sạch vào bình chứa rượu trắng, ngâm hỗn hợp này trong khoảng 20 ngày là có thể dùng được. Hỗn hợp này có mùi vị đậm đà, kích thích ngon miệng lại có tác dụng tiêu đờm hiệu quả.

    24. Trị cảm, phong hàn
    Cho vỏ quýt tươi, gừng tươi, đường đỏ nấu sôi nhuyễn thành canh, dùng liên tục cho đến khi khỏi bệnh cảm cúm, phong hàn, ho có đờm, nôn mửa.

    25. Trị viêm tuyến tụy
    Theo nghiên cứu của các chuyên gia sức sức khỏe hàng đầu Trung Quốc, vỏ quýt là một trong những nguyên liệu có tác dụng ngăn chặn và chữa trị viêm tuyến tụy vô cùng hiệu quả.
    Cách làm: Dùng 30g vỏ quýt, 10g cam thảo, cho nước vào đun sôi uống hàng ngày.

    Nguồn: Ðức Phật Dược Sư

    Tác dụng chữa bịnh kỳ diệu của đinh hương

    Có mùi hương dễ chịu và có nhiều tác dụng với sức khỏe nên đinh hương không những được dùng làm gia vị mà còn được chế biến làm thuốc chữa bệnh.

    th1

    Đinh hương (danh pháp khoa học: Syzygium aromaticum, từ đồng nghĩa: Eugenia aromaticum, Eugenia caryophyllata) là một loài thực vật trong họ Đào kim nương (Myrtaceae) có các chồi hoa khi phơi khô có mùi thơm. Nó có nguồn gốc ở Indonesia và được sử dụng như một loại gia vị gần như trong mọi nền văn hóa ẩm thực. Đinh hương được trồng chủ yếu ở Indonesia và Madagascar; nó cũng được trồng tại Zanzibar, Ấn Độ, Sri Lanka và “quần đảo Hương liệu” (Molucca tức Maluku, Indonesia, còn được biết với tên gọi quần đảo Banda).

    Đinh hương là cây thường xanh có thể cao tới 10–20 m, có các lá hình bầu dục lớn và các hoa màu đỏ thẫm mọc thành cụm ở đầu cành. Các chồi hoa ban đầu có màu nhạt và dần dần trở thành màu lục, sau đó chúng phát triển thành màu đỏ tươi, là khi chúng đã có thể thu hoạch. Các hoa được thu hoạch khi chúng dài khoảng 1,5–2 cm, bao gồm đài hoa dài, căng ra thành bốn lá đài hoa và bốn cánh hoa không nở tạo thành viên tròn nhỏ ở trung tâm.

    Loại thảo mộc này là một vị thuốc, có lẽ là do hình dáng của chồi hoa trông khá giống với những cái đinh nhỏ  và có mùi thơm, vì thế nên nó được dân gian đặt tên là đinh hương.
    Trong y học Trung Quốc, đinh hương được sử dụng để chữa lành chứng khó tiêu, nôn mửa, sát khuẩn, chống nấm và một số các bệnh khác. Ngoài ra, đinh hương còn được sử dụng để chế biến mỹ phẩm, làm gia vị…
    Dưới đây là các tác dụng của loại thảo mộc quý này.

    Xóa tan căng thẳng

    Tinh dầu đinh hương có tác dụng kì diệu trong việc phá tan sự căng thẳng, mệt mỏi. Mùi thơm từ loại thảo dược này kích thích cơ thể thư thái, hưng phấn, giúp lấy lại sự cân bằng của cuộc sống.

    Sử dụng một lượng tinh dầu đinh hương vừa đủ sẽ giúp bạn ngủ ngon, có lợi cho những người có mắc bệnh mất ngủ, trầm cảm…

    Thúc đẩy tiêu hóa

    Đinh hương thúc đẩy các enzyme trong cơ thể giúp tăng cường chức năng tiêu hóa. Chúng được sử dụng để chữa bệnh đau dạ dày và rối loạn tiêu hóa.
    Uống hỗn hợp bột đinh hương trộn mật ong có hiệu quả trong việc giảm ói mửa đồng thời xoa dịu cơn đau dạ dày.

    Đặc biêt, đinh hương hoàn toàn lành tính đối với phụ nữ có thai, chỉ cần xoa một chút dầu đinh hương pha loãng là bạn có thể đánh bay cơn đầy bụng khó chịu.


    Đinh hương được sử dụng để chữa lành chứng khó tiêu, nôn mửa, sát khuẩn, chống nấm.


    Chữa lành chứng đau răng

    Nhắc đến đinh hương, chúng ta không thể không nhắc đến công dụng chữa đau răng hiệu quả. Chỉ cần chà một chút tinh dầu đinh hương vào chỗ răng bị viêm nhiễm, đau nhức, sau một vài phút bạn sẽ có cảm giác bị tê, giảm đau, sát khuẩn hiệu quả. Chính vì thế, đinh hương là một thành phần để chế biến ra kem đanh răng, nước xúc miệng, thuốc chữa đau răng, thuốc làm trắng răng…

    Ngoài ra, mùi hương của tinh dầu này còn có tác dụng hữu hiệu trong việc loại bỏ mùi hôi răng miệng. Hòa vài giọt tinh dầu đinh hương vào nước và súc miệng hàng ngày sẽ cải thiện dần mùi hôi khó chịu ấy.

    Sát khuẩn

    Đinh hương có tính sát trùng rất cao. Dầu đinh hương được sử dụng để điều trị các vết thương ngoài da như nhiễm trùng, bầm tím, vết cắt, nấm, ghẻ, vết côn trùng đốt…

    Hơn nữa, loại thảo dược này còn được sử dụng để trị mụn trứng cá, dưỡng da… Dầu đinh hươngkhá mạnh, khi sử dụng trên da hãy nhớ pha loãng tinh dầu này.

    Giảm ho

    Khí hậu thay đổi khiến cơ quan hô hấp của bạn chưa thích nghi kịp thời, điều đó cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng ho kéo dài.

    Tuy nhiên, bạn hãy ngậm hỗn hợp bột đinh hương trộn với vài hạt muối tinh để dập tắt các cơn ho ấy. Đinh hương có tác dụng loại bỏ đờm và vi khuẩn gây bệnh trong cổ họng vì tính kháng khuẩn rất cao.

    Giảm đau xương khớp

    Ngâm đinh hương, quế, gừng vào rượu trắng khoảng 7 ngày là bạn đã có một chai dầu xoa bóp chữa trị bệnh đau khớp hữu hiệu. Ngoài ra, bạn cũng có thể giã nhỏ hỗn hợp này rồi sao nóng và chườm lên chỗ đau mỏi, hiệu quả sẽ rõ rệt.

    Theo AF

    Chuyển đến trang:  1  2