Recent Pages: 1, 2 , 3, 4, 5, 6, 7, 8,
Hương Trà Buổi Sáng
Từng bước chân thảnh thơi
Mặt trời như trái tim đỏ tươi
Từng đóa hoa mỉm cười
Ruộng đồng xanh ngát như biển khơi
Cùng gió ca lời chim
Từng bước chân thảnh thơi
Đường dài em bước như dạo chơi
Từng bước chân thảnh thơi
Nụ cười tươi thắm trên làn môi
Từng đám mây ngang trời
Là dòng sông chảy ra biển khơi
Nguồn khổ đau nhẹ vơi
Từng bước chân thảnh thơi
Cùng người em bước đi mọi nơi.
(Nhạc và lời: Tịnh Thủy)
Kinh Pháp Cú qua hình bông hoa dễ thương
“Kinh Pháp Cú” là một trong 15 quyển kinh thuộc Tiểu Bộ Kinh trong Kinh Tạng Pali. “Pháp” có nghĩa là đạo lý, chân lý, giáo lý. “Cú” là lời nói, câu kệ.
BÁT NHÃ TÂM KINH GIẢNG GIẢI
VÔ THƯỢNG NIẾT BÀN
Lời mở đầu
Từ ngàn xưa chư Phật ra đời nhằm một mục đích là giáo hóa chúng sinh với lòng bi nguyện thắm thiết đều muốn cho tất cả thoát ly mọi cảnh giới phiền não khổ đau và đồng hướng cảnh thanh tịnh an vui giải thoát. Nhưng muốn thực hiện cảnh giới thanh tịnh an vui giải thoát thì cốt yếu là chúng sinh phải được thanh tịnh như trong kinh nói “Tùy Kỳ Tâm Tịnh, Tắc Phật Độ Tịnh”.
Sở dĩ thân Phật rực rỡ và cảnh Phật trang nghiêm cũng đều do công đức diệu dụng của bản tâm thanh tịnh lưu xuất. Bản tâm ấy, chúng sinh vốn sẵn có, cũng như chư Phật, không hai không khác, nhưng từ lâu cứ mê chấp, đắm nhiễm theo trần duyên mà không hiển bày được đó thôi.
Vì thế lời nói đầu tiên sau khi Đức Thế Tôn thành đạo dưới cội Bồ-đề là:”Thật kỳ diệu thay trong tất cả mọi chúng sinh đều có Phật tánh, nhưng vì bị vô minh nên họ không nhận ra điều ấy”. Phật tánh là tính thanh tịnh bản nhiên của tất cả chúng ta và tính thanh tịnh bản nhiên nầy chính là hiện tượng “trùng trùng duyên khởi”nghĩa là sự ảnh hưởng dây chuyền của một sự vật duyên với tất cả sự vật và của tất cả sự vật duyên với một sự vật hay là một là tất cả và tất cả tức là một. Đức Phật thuyết pháp tùy theo căn cơ của chúng sinh cho nên giáo pháp của Phật có khi cao, khi thấp khác nhau, nhưng cho dầu Phật có dạy tam quy, ngũ giới, thập thiện, tứ diệu đế, thập nhị nhân duyên hay dạy về pháp-tánh, pháp-tướng, tâm tính, chân như, chân không, thật tánh và thật tướng thì Đức Thế Tôn luôn luôn nhằm mục đích chỉ bày cho chúng sinh chứng ngộ trí tuệ bát nhã cũng như Ngài.
Con người vì bị mê vọng nên lầm tưởng thân nầy là thật, thế gian vũ trụ là thật nên sống trong điên đảo khổ đau. Cho nên Phật dạy rằng:”Phàm sở hữu tướng, giai thị hư vọng. Nhược kiến chư tướng, phi tướng tức kiến Như Lai” có nghĩa là phàm cái gì có hình tướng thì cái đó không thật, là giả dối và tướng hư vọng tức là “nhơn không” còn chẳng phải tướng mới là “pháp không”. Do đó sắc thân có tướng nên nó là hư vọng còn pháp thân không có tướng nên gọi là pháp không. Vì thế nếu chúng sinh muốn thoát khỏi khổ ách để sống trong an vui tự tại thì phải biết rằng:”vạn pháp giai không” tức là trên thế gian nầy không có cái gì là thật cả mà “tam không” trong bát nhã chính là nền tảng để nhắc nhở cho chúng sinh đạt được cứu cánh nầy.
Đó là khi học Phật pháp thì không nên chấp có ta là “nhơn không” mà đã hiểu đạo rồi cũng không nên chấp có pháp là “pháp không” và tuy chúng ta không chấp nhơn, không chấp pháp nhưng vẫn còn chấp không nên cuối cùng cũng không chấp cái không là “không không” thì mới đúng với đạo lý “tam không” của nhà Phật. Thế gian vạn vật hữu hình, hữu hoại cho nên thân tứ đại giả huyễn tất phải hoàn trả về tứ đại đất, nước, gió, lửa, tro bụi ngay cả Đức Phật cũng an nhiên tự tại xóa bỏ báo thân nhục thể để hòa cùng đại thể pháp thân chân thường của chư Phật.
Phật dạy lý chơn không bởi vì con người chấp có. Cho nên người hiểu đạo thì thấu lý không mà lúc nào cũng tạo nhân lành, gây thêm thiện nghiệp còn người phàm phu thì chấp cái lý không nên xa lánh điều lành và tạo lắm điều ác nghiệp bởi vì họ không biết rằng hữu vi là Dụng của vô vi và vô vi chính là Thể của hữu vi vậy. Cũng như những làn sóng nhấp nhô của đại dương, đợt sóng nầy tan thì đợt sóng khác đến để tạo thành cái Dụng của nước mà tính nước thì muôn đời bất biến và đây chính là Thể của nước vậy. Những làn sóng thủy triều gào thét, lặn hụp lên xuống cũng như những sự biến đổi của pháp hữu vi và thể nước trầm lặng thanh tịnh ở dưới lòng đại dương cũng như pháp vô vi mà thôi.
Đời đang đắm chìm trong biển khổ mênh mang mà bây giờ nếu chúng ta chịu quay về sống với chân lý “nhất như” thì phiền não tức Bồ-đề và sanh tử tức Niết bàn. Do đó nếu chúng ta biết buông xả và luôn giữ chánh niệm để sống với cái thực tánh thanh tịnh của mình ngỏ hầu biến phiền não khổ đau thành Bồ-đề và sanh tử thành Niết bàn thì ở đâu cũng có Bồ-đề và ở đâu cũng có Niết bàn cả.
Phật pháp là vô-thượng tối thâm vi-diệu, cao chẳng cùng, sâu không chỗ tột, mà hễ đạo lý càng sâu thì kinh điển lại càng khó diễn. Huống chi quyển sách sách nầy là giáo lý tối thượng đại thừa thật siêu thắng, ít có, khó gặp sẽ mang lại cho con người những phương pháp hoàn toàn cứu cánh. Mà đạo Phật là đạo chú trọng thực hành chớ không phải lý thuyết suông cho nên càng đọc, càng gẫm, càng thực hành thì chúng ta sẽ thấy đầy tính cách từ-bi vô ngại rộng lớn bao la của tâm hồn lợi tha triệt để. Tâm kinh sẽ hướng dẫn mọi người đi đến mục đích cao cả, thoát hẳn muôn sự mê lầm đen tối của tâm hồn chấp trước, ích kỷ, nhỏ hẹp và hành vi khổ lụy.
Vì thế chúng tôi tha thiết mong sao chư quý độc giả cần xem và cần đọc cho được nhiều lần để suy xét cho tột cùng và tìm thấu cái ý vô vi huyền diệu ngỏ hầu noi theo chánh pháp mà thực hành để mang lại cảnh an vui tự tại cho mình trong đời này và Niết bàn cho mai sau thì mới thật là đọc kinh cầu lý.
Bản-nguyện chúng tôi thì lớn, nhưng năng lực còn có hạn do đó cho dù chúng tôi đã cố gắng hết sức mình vẫn không sao tránh khỏi những thiển kiến sai lầm, trông mong thập phương thiện tri thức phê bình giúp đỡ cho chúng tôi có cơ hội báo ơn Tam-bảo trong muôn một.
Washington mùa Xuân năm Đinh Hợi 2007
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Lê Sỹ Minh Tùng
Xem text xin click vào mục lục bên dưới : ( ♦♦♦♦♦ )
Nghe giọng đọc của Nguyên Hà xin click : ( ♥♥♥♥♥♥♥ )
- 01 Lời Mở Đầu
- ♥ 01 – Phần Mở Đầu. Bát Nhã Tâm Kinh Giảng Giải
- 02 Phần Giới Thiệu
- ♥ 02 – Phần Giới Thiệu, Bát Nhã Tâm Kinh Thường Lạc Ngã Tịnh
- 03 MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA TÂM KINH
- ♥ 03 – Ma-Ha Bát-Nhã Ba-La-Mật-Đa Tâm Kinh
- ♥ 04 – Ngũ uẩn giai không
- ♥ 05 – Vậy thức uẩn có vô ngã không? (Chử Không Của Nhà Phật)
- ♥ 06 Phá chấp ngã
- ♥ 7 – Phá Chấp Pháp Của Thế Gian
- ♥ 8 – TỨ DIỆU ĐẾ
- ♥ 9 – Thất Bồ Đề hay Thất Giác Chi
- ♥ 10 – Giới Định Tuệ
- ♥ 11 – Thập Nhị Nhân Duyên
- 12 LỤC ĐỘ BA LA MẬT (SÁU PHÁP BA LA MẬT)
- ♥ 12 – Lục Độ Ba-La-Mật
- 13 TAM HUỆ HỌC VÀ TRÍ TUỆ
- ♥ 13 – Tam Huệ Học và Trí Tuệ
- ♥ 14 – Trí tuệ và Tam vô lậu học?
- 15 Kết quả của sự phá Chấp Pháp
- ♥ 15 – Kết quả của sự phá Chấp Pháp
- 16 Bát nhã là điều kiện tối yếu để thành Phật
- ♥ 16 – Bát nhã là điều kiện tối yếu để thành Phật
- ♥ 17 – Tầm quan trọng của Bát nhã
- ♥ 18 – Tâm Kinh Kết Thúc Bằng Một Câu Chú:
- ♥ 19 – Bản dịch Tâm Kinh sau cùng
- 20 Phần Tổng Luận Của Tâm Kinh
- ♥ 20 – Phần Tổng Luận Của Tâm Kinh
- 21 CHƠN ĐẾ VÀ TỤC ĐẾ
- ♥ 21 – Chơn Đế Tục Đế
- 22 Thường Lạc Ngã Tịnh
- ♥ 22 Thường Lạc Ngã Tịnh
- 23 A-Lại-Da duyên khởi
- ♥ 23 – A-Lại-Da duyên khởi
- 24 Chân như Duyên Khởi
- ♥ 24 Chân như Duyên Khởi
- 25 Lục Đại Duyên Khởi
- ♥ 25 – Lục Đại Duyên Khởi
- 26 Pháp giới Duyên Khởi
- ♥ 26 – Pháp giới Duyên Khởi
- ♥ 27 – Vậy tâm và tánh khác nhau chăng?
- 28 VÀI NÉT VỀ THIỀN
- ♥ 28 Vài Nét Về Thiền
- 29 Y, Bát của Phật
- ♥ 29 – Y, Bát của Phật
- 30 Thế nào là ma cảnh?
- ♥ 30 Thế nào là ma cảnh?
- 31 Tu pháp Xa-Ma-Tha Tức là tu Chỉ hoặc gọi là tu Định
- ♥ 31 – Tu pháp Xa-Ma-Tha Tức là tu Chỉ hoặc gọi là tu Định.
- 32 Tu pháp Tam-Ma-Bát-Đề tức là tu Quán hay là tu Trí Tuệ.
- ♥ 32 – Tu pháp Tam-Ma-Bát-Đề tức là tu Quán hay là tu Trí Tuệ.
- 33 Tu Pháp Thiền Na
- ♥ 33 – Tu pháp Thiền-Na
- 34 Lục Tổ Huệ Năng (The Sixth Patriarch Hui Neng)
- ♥ 34 Lục Tổ Huệ Năng
- 35 Thuyết Nhị Nguyên và Chân Lý Nhất Như
- ♥ 35 – Thuyết Nhị Nguyên và Chân Lý Nhất Như
- 36 Bốn Chân Lý Tứ Diệu Đế.
- ♥ 36 – Bốn Chân Lý Tứ Diệu Đế.
- 37 Sinh diệt Tứ diệu đế
- ♥ 37 – Sinh diệt Tứ diệu đế
- 38 Vô sinh Tứ diệu đế
- ♥ 38 – Vô sinh Tứ diệu đế
- 39 Vô lượng Tứ diệu đế
- ♥ 39 -Vô lượng Tứ diệu đế
- 40 Vô tác Tứ diệu đế
- ♥ 40 – Vô tác Tứ diệu đế
- 41 Ngài Huyền Trang
- ♥ 41 – Ngài Huyền Trang
- 42 Vài Nét Về Kim Cang Bát Nhã Ba-La-Mật Kinh
- ♥ 42 – Vài Nét Về Kim Cang Bát Nhã Ba-La-Mật Kinh
- 43 Lời Kết
- ♥ 43 – Lời Kết
LSV
THỨC THỨ BẢY – MẠT NA THỨC – THỨC CHẤP NGÃ
Lê Sỹ Minh Tùng
Tâm của con người vô cùng quan trọng, nó là trung tâm của sựsống, của vũ trụ và chứa nhóm tất cả muôn pháp. Nó là hào lũy ẩn náu của mọi tật xấu, nhưng cũng là mảnh đất phì nhiêu nẩy sanh mầm giống giác ngộ. Vì thế,chính tâm tạo nên hạnh phúc và cũng chính tâm tạo biết bao nỗi khổ đau. Vậy cái tâm của nó nằm ở đâu? Để trả lời câu hỏi nầy trong kinh Lăng Nghiêm đức Phật đã gạn hỏi ông A Nan bảy lần về nơi thường trụ của tâm để có cái nhìn rõ ràng về sựkhác nhau giữa vọng tâm sinh diệt thay đổi từng giây từng phút, từng cảnh giới, chạy theo lục dục thất tình, tham đắm sắc tài danh lợi và bản tâm bất sinh bất diệt, thường trụ vĩnh hằng lúc nào cũng an vui tự tại và luôn ở trong ta, là chơn tâm, là Phật tánh, là Tri Kiến Phật. Kinh Pháp Hoa, phẩm Hiện Bảo Tháp có diễn tả khi bảo tháp còn ở dưới đất ví như con người còn chạy theo vọng tâm sinh diệt, còn sống trong mê mờ bất giác. Bây giờ bảo tháp vọt khỏi lòng đất và lơ lửng giữa hư không nghĩa là chúng sinh lìa tâm sinh diệt, quay về với chơn tâm, Phật tánh thanh tịnh của mình. Hiện tượng “vọt lên” của bảo tháp là chỉcho sự dẹp sạch mọi vẫn đục trong tâm thức để tâm thức trở thành không gian cho bảo tháp hiển lộ. Đó chính là tâm trụ nơi vô trụ nghĩa là bản tâm bây giờ không còn dính mắc bởi sắc tài danh lợi, bởi lục dục thất tình, bởi thập triền thập sửnên nó ở lơ lửng không dính mắc mà trở về với bản thể thanh tịnh tức là Bổn Phật của chính mình. Vì thế kinh Kim Cang có câu “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm, Nhược tâm hữu trụ tức vi phi trụ” nghĩa là tâm có chỗ trụ thì không bao giờthấy được chân lý. Tóm lại, khi tâm thức của chúng sinh trống rỗng bao la vô cùng vô tận như hư không thì ngay thời điểm đó bảo tháp xuất hiện tức là Thủy Phật thể nhập với Bổn Phật nghĩa là chúng tađang sống với chơn tâm, Phật tánh của chính mình. Lục Tổ Huệ Năng dạy trong kinh Pháp Bảo Đàn là chúng sinh muốn có tâm thanh tịnh thì phải áp dụng ba cái Vô :
1) Vô niệm vi tông : Phàm là con người thì lục căn lúc nào cũng có thể tiếp xúc với sáu trần, nhưng nếu muốn tâm đừng phát sinh vọng tưởng thì cho dù mắt thấy sắc, tai nghe âm thanh, mũi ngửi hương vị, lưỡi nếm mùi vị, thân cảm xúc nóng lạnh hay ý có suy nghĩ gì mà tâm không khởi vọng niệm chạy theo. Nói cách khác thấy thì cái gì cũng thấy mà không thấy cái gì hết, nghe thì nghe tất cả mà như không nghe gì cả…Cảnh vật, âm thanh…cũng như gió thoảng, mây bay có đến rồi lại đi, đừng chấp thủ, giữ lại trong lòng. Con người làm chủ tâm mình thì có an lạc, thanh tịnh Niết bàn, ngược lại nếu tâm làm chủ thì con người làm nô lệ cho vô minh phiền não, thế thôi.
2) Vô tướng vi thể : Tất cả vạn pháp trong thế gian này là từ nhân duyên kết hợp nên chúng không có tự thể nghĩa là vô ngã tức là Không. Khi đã thấu hiểu vạn pháp là giả dối, không thật, nay có mai không thì con người đừng chạy theo sắc trần một các mù quáng làm tâm bất tịnh. Chỉ khi nào chúng sinh quán tưởngđể thấy biết bằng trí thật tướng của vạn pháp thì cái thấy biết này mới là chân lý.
3) Vô trụ vi bổn : Vô trụ là không dính mắc. Vậy không dính mắc cái gì? Sáu trần là những cục nam châm có sức hút rất mãnh liệt làm cho sáu căn mê muội khiến tâm phát sinh vọng tưởng sai lầm làm cho con người sống trongđiên đảo khổ đau. Vậy muốn có cuộc sống tự tại an nhàn thì từng giây, từng phút, từng giờ, từng hơi thở con người nên giữ chánh niệm, sống trong tĩnh thức,đừng để tâm buông lung chạy theo tham đắm dục tình.
Khi nói về tâm, Duy Thức Luận chia nó làm hai phần: Tâm Vương và Tâm Sở.
A) Tâm pháp hay còn được gọi là tâm vương là những món tâm rất thù thắng, tự tại và tự chủ cũng như vị vua. Tâm vương gồm có tám món :
1) Nhãn thức : Cái biết của con mắt. Vì thức này nương theo sự thấy biết của mắt mới khởi ra sự biết của mắt nên gọi là nhãn thức.
2) Nhĩ thức : Cái biết của lỗ tai. Vì thức này nương theo âm thanh mà tai nghe được mới khởi sự biết của tai nên gọi là nhĩ thức.
3) Tỷ thức : Cái biết của mũi. Vì thức này dựa theo cái biết của hương vị do mũi tiếp nhận để khởi ra sự biết của mũi.
4)Thiệt thức: Cái biết của lưỡi. Vì thức này tùy thuộc vào mùi vị do lưỡi nếm được để khởi ra sự biết của lưỡi.
5) Thân thức : Cái biết của thân. Khi thân cảm thấy nóng lạnh hay tiếp xúc với cứng mềm đểkhởi ra sự biết của thân nên gọi là thân thức.
Vì năm thức ở trên là nằm ở bên ngoài và trước nên gọi là “Tiền ngũ thức”.
6) Ý thức : Thức này nương tựa ý căn mới khởi tác dụng với Pháp trần nên gọi là “Ý thức”. Trong tám thức chỉ có thức thứ sáu này rất lạnh lẹ và khôn ngoan hơn hết. Bởi vì chúng sinh có suy nghĩ làm việc lành, việc tốt thì thức này đứng đầu. Còn nếu chúng sinh tính toán tạo tác việc ác thì nó cũng hơn cả.Vì thế mà trong Duy thức có câu : ”Công vi thủ, tội vi khôi” nghĩa là nói về công thì thức này hơn hết, còn luận về tội thì nó cũng đứng đầu.
Sáu thức ở trên thì cả Tiểu thừa và Đại thừa cùng chấp nhận, nhưng dựa theo tư tưởng của Đại thừa thì tâm thức con người còn được thể hiện qua thức thứbảy là Mạt na thức và thức thứ tám là A lại da thức.
7) Mạt na thức : Thức này có công năng truyền các pháp hiện hành vào A lại da thức (Tàng thức) và tổng đưa các pháp chủng tử khởi ra hiện hành.
Vô Trước là người khởi xướng Duy Thức Luận (Du Già Luận), nhưng người em là sư Thế Thân đã gom lại và viết thành luận và được gọi là Thành Duy Thức. Thành Duy Thức cũng gọi là Tịnh Duy Thức bởi vì bộ luận này giảng giải rất rõ ràng rốt ráo những biến hành của tâm. Trong bài tụng thứ năm, Thế Thân diễn tả về Mạt na thức như sau :
Thứ đệ nhị năng biến Thị thức danh Mạt na Y bỉ chuyển duyên bỉ Tư lương vi tánh tướngDịch là:
Thức năng biến thứ hai Gọi là thức Mạt na Nương kia chuyển duyên kia Tư lương làm tánh tướng.Thức năng biến thứ hai này chính là Mạt na thức có nghĩa là suy nghĩ, cân nhắc và so đo vì thức nầy có đặc tính là liên tục suy tư, hằng thẩm và tư lương. Thức này nương theo A lại da thức và lấy thức thứ tám này làm căn bản mà chuyển hiện. Cho nên có A lại da thức là có Mạt na thức và A lại da thức sinh về cõi nào thì Mạt na thức chuyển hiện theo cõi ấy. Mạt na thức theo A lại da thức như bóng theo hình, nhưng Mạt na luôn lấy cảnh sởduyên nơi A lại da mà suy xét và so đo, khiến cho tâm bị dấy động và ô nhiễm. Thí dụ A lại da thức là mảnh đất thì Mạt na thức là rễ cây luôn bám chặt vào đất A lại da. Còn ý thức và tiền ngũ thức là thân cây và những nhánh cây vươn lên từmảnh đất A lại da. Một thí dụ khác là A lại da thức nếu ví như là nước trong những con sông thì Mạt na thức chính là gốc rễ của những cây lục bình trôi nổi trên mặt nước và ý thức và tiền ngũ thức bây giờ cũng như là thân và cánh là lục bình.
Mạt na thức sinh ra từ A lại da thức, nhưng nó lại lấy A lại da thức làmđối tượng sở duyên. Vì thế các chủng tử và hiện hành của A lại da thức luôn bịMạt na thức lấy cảnh sở duyên mà duyên tức là các chủng tử nầy cứ bị soi chiếu, suy xét và đo lường. Chưa hết các cảnh sở duyên lại bị Mạt na thức duyên thêm một lần nữa nên bị biến đổi và sự biến đổi này lại được đưa vào A lại da làm tăng trưởng hay làm suy yếu thêm các chủng tử có sẳn nơi A lại da thức. Nếu sự tác động làm tăng trưởng các chủng tử có sẳn trong A lại da thức thì gọi là Thuận Tăng Thượng Duyên và nếu sự tác động làm suy yếu hay hủy diệt các chủng tử có sẵn trong A lại da thì gọi là Nghịch Tăng Thượng Duyên.
Thêm nữa bản chất của Mạt na là suy xét và đo lường cho nên Mạt na thức không bao giờ là không suy tính và so đo. Chính vì sự tư lương này mà tánh chất nhận thức nơi Mạt na thức không được khách quan trung thực, luôn bị bóp méo mà biến đổi khác đi mà Duy thức gọi là phi lượng. Vì thế Mạt na thức là chấp Ngã và Ngã Sở.
Bây giờ hãy nghiệm bài tụng thứ sáu :
Tứ phiền não thường câu Vị : ngã si, ngã kiến Tinh ngã mạn ngã ái Cập dữ Xúc đẳng câu.Dịch là:
Tương ưng bốn phiền não Là ngã si, ngã kiến Cùng ngã mạn, ngã ái Và tâm sở Xúc thấy.Mạt na thức là hằng thẩm tư lương nên luôn chấp đó là mình, là của mình mà sinh ra tham đắm si mê. Vì còn phân biệt đốiđải nên thấy có ta có người và dĩ nhiên là thấy cái ta và cái của ta là đúng, là đẹp, là hơn. Đây là những căn bản của phiền não khổ đau cũng bởi do chấp ngã mà ra. Vì thế mới gọi là Ngã Si, Ngã Kiến, Ngã Mạn và Ngã Ái.
Ngã Si là vô minh, là mê muội vọng chấp mà tin rằng tất cả các pháp là ngã trong khi chính nó không có tự tánh thì làm sao có tự ngã được.
Ngã Kiến là luôn cho rằng những điều mình thấy, mình nghĩ, mình quan niệm, mình tin tưởng là đúng. Những gì khác với quan niệm của mình là sai cho dù đó là lời chân thật. Đây là cố chấp, ngoan cốkhông phục thiện.
Ngã Mạn là luôn coi mình là nhất, không coi ai ra gì, lấn lướt và khinh thường người khác.
Ngã Ái là luôn luôn chấp ngã và sinh tâm mê thích ta và cái của ta. Chỉ biết nghĩ đến mình và những gì thuộc về mình.
Bốn thứ ngã này làm che đậy và làm vẫn đục nội thức tức là làm nhơ bẩn A lại da thức và phát sinh tiền lục thức khiến cho con người mãi trôi nổi trong sinh tử luân hồi.
Sau cùng hãy nghiệm bài tụng thứ bảy :
Hữu phú vô ký nhiếp Tùy sở sanh sở hệ A La Hán, Diệt định Xuất thế đạo vô hữuDịch là:
Tánh hữu phú vô ký Sanh theo A lại da Chứng A La hán, Diệt định Xuất thế đạo, không còn.Với những phiền não chấp ngã và suy tưlo nghĩ, Mạt na thức luôn bám lấy A lại da thức mà chấp ngã, chấp là mình, là của mình tức là ngã và ngã sở. Tất cả những hành tướng này tạo nên Nghiệp Nhân và những nghiệp này cứ trùng trùng duyên khởi, tương tục tăng trưởng, sinh sinh diệt diệt cho đến khi đầy đủ nhân duyên thì thọ sanh vào một trong lục đạo và những quốc độ tương xứng với nghiệp quả của mình. Do đó nếu nghiệp báo A lại da thức chuyển biến khởi sanh vào cõi nào thì Mạt na thức sanh vào cõi đó. Vì thế khi nhân duyên đã đầy đủ chín mùi thì A lại da thức có thể chuyển biến và hiện hành thành một loài trong lục đạo, hay một loài trong những cõi trời Sắc giới hay Vô Sắc giới.
Khi các vị A la hán của hàng Thanh văn, các vị Bích chi Phật của hàng Duyên giác hay các bậc Bồ-tát Đệ Bát Địa của Đại thừa tu chứng để diệt các thọ và tưởng tức là nhập vào Diệt tận định thì các chấp ngã sẽ không còn sanh khởi trong Mạt na thức nghĩa là các vị đã đạt đến trạng thái vô ngã. Không còn sinh khởi không có nghĩa là Mạt na thức bị biến mất, không còn nữa. Nói tóm lại, khi chưa chuyển y thì Mạt na thức luôn luôn chấp ngã và chỉ duyên nơi A lại da thức. Đến khi đắc thành thánh quả, chuyển chấp ngã thành vô ngã thì Mạt na thức chuyển thành Bình Đẳng Tánh Trí tức là thức thứbảy bây giờ chỉ còn duyên chân như cùng tất cả các pháp khác, thấy được mọi căn cơ và sai biệt nơi mỗi loài chúng sinh, tùy duyên hóa thân ứng hiện thuyết phápđộ sanh và A lại da thức chuyển thành Đại Viên Cảnh Trí.
8)A lại da thức tức là tàng thức. Tàng thức thì bao trùm khắp cảmười phương thế giới vô cùng vô tận, như khi nó tác động vào con người ví cũng như hư không vào trong cái ly, cái chum, cái ché vậy. Tuy hư không trong cái ly, cái chum rất nhỏ bé so với vũ trụ, nhưng tánh hư không thì không khác. Vì thế mà con người và vũ trụ tuy hình tướng, kích thước có khác nhau, nhưng thật tánh thì không khác nên cổ đức có câu : ”Nhân thân tiểu vũ trụ” nghĩa là thân này là một bầu vũ trụ thu nhỏ lại cho nên nếu bên ngoài thời tiết thay đổi mà thân mình chưa thay đổi theo thì thân mới sinh ra đau ốm là vậy. Thời tiết có bốn mùa : hè nóng nên thân muốn dùng vật lạnh, đông lạnh thì thân muốn tiêu thụ vật nóng… cho nên vũ trụ thế gian biến đổi thì thân cũng biến đổi theo. Nói tóm lại, sắc uẩn là cho mọi vật thể trên thế gian kể cả sắc thân tứ đại của con người.
B)Tâm sở có 51 món và được chia làm 6 loại :
– Biến hành (Xúc, Tác ý, Thọ, Tưởng, Tư).
– Biệt Cảnh (Dục, Thắng giải, Niệm, Định, Huệ).
– Thiện (Tín, Tàm, Quí, Vô tham, Vô sân, Vô si, Tinh tấn, Khinh an, Bất phóng dật, Hành xả, Bất hại).
– Căn bản phiền não (Tham, Sân, Si, Mạn, Nghi, Ác Kiến).
– Tùy phiền não (Phẩn, Hận, Phú, Não, Tật, Xan, Cuồng, Siểm, Hại, Kiêu, Vô tàm, Vô quý, Trạo cử, Hôn trầm, Bất tín, Giảiđãi, Phóng dật, Thất niệm, Tán loạn, Bất chánh tri).
– Bất định ( Hối, Miên, Tâm, Tư).
Nhìn chung trong 51 món tâm sở chỉ có 11 phần thuộc về thiện còn lại 40 phần thuộc về bất thiện cho nên khi đối diện với cuộc sống con người có nhiều khuynh hướng chạy theo tham đắm si mê là như vậy.
Vì Thọ, Tưởng thuộc về Biến hành nên trong vũ trụ đã có sẵn những chủng tửhay những hạt nhân nghĩa là trong bản thể Như Lai Tàng đã có sẵn hạt giống Thọ,Tưởng rồi. Khi con người được sinh ra thì Thọ, Tưởng tác động vào thành Tâm sở của người ấy. Hành Uẩn và Thức Uẩn cũng thế, chúng đã có sẵn những chủng tử trong bản thể Như Lai Tàng (A lại da thức) trong hư không vô cùng vô tận để tác tạo thành Tâm vương.
Dựa theo Nguyên thủy, hành giả chứng Sơ thiền không có nghĩa là hành giả đã đắc sơ quả Tu Đà Hoàn. Và cứ như thế chứng nhị thiền cũng chưa phải là chứng quả Tư Đà Hàm, tam thiền chưa phải là chứng quả A na hàm và sau cùng chứng tứ thiền cũng chưa phải là chứng thánh quả A la hán được. Muốn đạt thánh quả A la hán, hành giả phải vào Diệt Tận Định thì lúc đó thân tâm mới hoàn toàn giải thoát, khinh an tự tại Niết bàn.
Trong Kinh Kāmabhū cư sĩ Citta đã tham vấn Tôn giả Kāmabhū tại rừng Ambātaka về vấn đề nhập và xuất Diệt Tận Định như sau:
-Bạch Thượng Tọa, có bao nhiêu hành tất cả?
-Này Gia chủ có ba hành: thân hành, khẩu hành và ý hành.
-Lành thay, bạch Thượng Tọa.
Gia chủCitta hoan hỷ, tín thọ lời Tôn Giả Kāmabhū nói, rồi hỏi thêm Tôn Giả Kāmabhū một câu nữa:
-Bạch Thượng Tọa, thế nào là thân hành? Thế nào là khẩu hành? Thế nào là ý hành?
-Hơi thởvô, hơi thở ra, này Gia chủ, là thân hành. Tầm và tứ là khẩu hành. Tưởng và thọlà ý hành.
-Lành thay, bạch Thượng Tọa.
Gia chủCitta hoan hỷ, tín thọ lời Tôn giả Kāmabhū nói… hỏi thêm câu hỏi nữa:
-Vì sao, bạch Thượng Tọa, thở vô thở ra là thân hành? Vì sao tầm và tứ là khẩu hành? Vì sao tưởng và thọ là ý hành?
-Thở vô thởra, này Giả chủ, thuộc về thân. Các pháp này liên hệ đến thân; do vậy, thở vô thở ra là thân hành. Trước phải tầm cầu, tư sát, này Gia chủ, sau mới phát lời nói; do vậy, tầm và tứ là khẩu hành. Tưởng và thọ thuộc về ý. Những pháp này liên hệ đến tâm; do vậy, tưởng và thọ là ý hành.
-Lành thay, bạch Thượng Tọa.
-Như thếnào, bạch Thượng Tọa, là chứng Diệt thọ tưởng định?
-Này Gia chủ, Tỳ-kheo chứng đạt Diệt thọ tưởng định không có nghĩ rằng: “Tôi sẽ chứngđạt Diệt thọ tưởng định”, hay: “Tôi đang chứng đạt Diệt thọ tưởng định”, hay: “Tôi đã chứng đạt Diệt thọ tưởng định”. Do tâm vị ấy trước đã được tu tập như vậy, nên đưa đến thành tựu như thật như vậy.
-Lành thay…
-Tỳ-kheo chứng đạt Diệt thọ tưởng định, bạch Thượng Tọa, những pháp nào được đoạn diệt trước, thân hành, hay khẩu hành, hay ý hành?
-Tỳ-kheo chứng đạt Diệt thọ tưởng định, này Gia chủ, khẩu hành được diệt trước, thứ đến thân hành, rồi đến ý hành.
-Lành thay…
-Bạch Thượng Tọa, người đã chết, đã mệnh chung, và Tỳ-kheo chứng đạt Diệt thọ tưởng định, giữa những người này có những sai khác gì?
-Ðối với người đã chết, đã mệnh chung, này Gia chủ, thân hành người ấy được đoạn diệt,được khinh an; khẩu hành được đoạn diệt, được khinh an; ý hành được đoạn diệt,được khinh an, thọ mạng được đoạn tận; sức nóng được tịnh chỉ; các căn bị hủy hoại. Còn Tỳ-kheo đã chứng đạt Diệt thọ tưởng định, này Gia chủ, thân hành đượcđoạn diệt, khinh an; khẩu hành được đoạn diệt, khinh an; ý hành được đoạn diệt, khinh an; thọ mạng không bị đoạn tận; sức nóng không bị tịnh chỉ; các căn được trong sáng. Này Gia chủ, người đã chết, đã mệnh chung và Tỳ-kheo chứng đạt Diệt thọ tưởng định, giữa những người này có những sai khác như vậy.
-Lành thay…
-Như thếnào, bạch Thượng Tọa, là ra khỏi Diệt thọ tưởng định?
-Này Gia chủ, Tỳ-kheo ra khỏi Diệt thọ tưởng định không có suy nghĩ: “Tôi sẽ ra khỏi Diệt thọ tưởng định”, hay: “Tôi đang ra khỏi Diệt thọ tưởng định”, hay: “Tôi đã ra khỏi Diệt thọ tưởng định”. Do tâm vị ấy trước đã được tu tập như vậy, nên đưa đến thành tựu như thật như vậy.
-Lành thay, bạch Thượng Tọa…
-Tỳ-kheo ra khỏi Diệt thọ tưởng định, bạch Thượng Tọa, pháp nào khởi lên trước, thân hành, khẩu hành, hay ý hành?
-Tỳ-kheo ra khỏi Diệt thọ tưởng định, này Gia chủ, ý hành khởi lên trước, rồi đến thân hành, rồi đến khẩu hành.
-Lành thay, bạch Thượng Tọa…
-Tỳ-kheo ra khỏi Diệt thọ tưởng định, bạch Thượng Tọa, cảm giác được bao nhiêu xúc?
-Tỳ-kheo ra khỏi Diệt thọ tưởng định cảm thọ được ba xúc: không xúc, vô tướng xúc, vô nguyện xúc.
-Lành thay, bạch Thượng tọa.
Gia chủCitta hoan hỷ, tín thọ… và hỏi thêm câu hỏi nữa:
-Tỳ-kheo ra khỏi Diệt thọ tưởng định, bạch Thượng Tọa, tâm thiên về đâu, hướng về đâu, nghiêng về đâu?
-Tỳ-kheo ra khỏi Diệt thọ tưởng định, này Gia chủ, tâm vị ấy thiên về viễn ly, hướng vềviễn ly, nghiêng về viễn ly.
-Lành thay, bạch Thượng Tọa.
Gia chủCitta hoan hỷ, tín thọ lời Tôn giả Kāmabhū nói rồi hỏi thêm câu hỏi nữa:
-Bạch Thượng tọa, có bao nhiêu pháp giúp đỡ nhiều cho sự chứng đắc Diệt thọ tưởng định?
-Thật sự,này Gia chủ, điều Gia chủ cần phải hỏi trước, Gia chủ lại hỏi sau. Tuy vậy, ta sẽ trả lời cho Gia chủ. Này Gia chủ, có hai pháp giúp đỡ rất nhiều cho Diệt thọtưởng định được chứng đắc. Ðó là Chỉ và Quán.
Khi hành giả dùng Chỉ (xam-ma-tha) (định) và Quán (trí tuệ) để chứng được tứ thiền thì họ có thể đi thẳng vào Diệt Tận Định (Diệt Thọ Tưởng Định) mà chứngđược thanh tịnh Niết bàn và trở thành bậc A la hán. Ở trong Diệt Tận Định, hành giả bắt đầu tịnh khẩu, tịnh thân, tịnh ý và sau cùng là tịnh hơi thở. Người vào trong định này thì hơi thở không còn, nhưng sức nóng trong người vẫn còn và dĩnhiên tất cả các căn vẫn trong sáng. Khi xuất Diệt Tận Định thì ý hành phát khởi trước nhất, rồi đến thân hành và sau cùng khẩu hành mới tác động. Cái khác nhau giữa người đi vào Diệt Tận Định và người chết là người đi vào định này cũng chấm dứt hơi thở, thân thể bất động, miệng không còn nói, nhưng hơi ấm vẫn còn nên không chết.
Phương pháp tu của Tôn giả Kāmabhū chính là conđường mà ngày xưa chính đức Phật đã thực hành để chứng ngộ Chân lý, có giải thoát giác ngộ viên mãn và hàng ngàn vị A la hán khác cũng thành tựu như Ngài. Đây là lối thực hành của Phật giáo Nguyên thủy.
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT Lê Sỹ Minh TùngNụ cười của Phật
.
Buông xả là buông bỏ lòng tham ái
Vì đó là kẻ xây nhà
Nay ta đã thấy ngươi!
Người không làm nhà nữa.
Ðòn tay ngươi bị gẫy,
Kèo cột ngươi bị tan
Tâm ta đạt tịch diệt,
Tham ái thảy tiêu vong.
Lòng tham ái làm giới hạn thực tại
Một phương cách tháo gỡ tham ái
Tâm xả là một cảm xúc mãnh liệt
Nụ cười của Phật
Bạn biết không, chúng ta không hề đánh mất hay làm giảm bớt đi phần người của mình khi ta loại bỏ những độc tố ra khỏi đời sống cảm xúc của mình, mà ngược lại sẽ được trở thành cao quý hơn. Khi ta buông bỏ những tham, sân và si, cuộc sống cảm xúc của ta vẫn có đầy đủ những hạnh phúc, với mọi sắc thái và những thiện lành chung quanh ta.