Recent Pages: 1 1a 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 17a 17b 18
Kết Hợp Suy Nghĩ Và Trái Tim
Để Có Hành Động Đúng-Tốt
HT Viên Minh Thuyết Pháp
Vượt Qua Cảm Giác BẤT AN Trong Cuộc Sống HT Viên Minh Thuyết Pháp
Hiểu Về Tánh KHÔNG Trong Phật Giáo
HT Viên Minh Thuyết Pháp
Hướng Dẫn Thiền – Giản Dị, Tự Nhiên, “Vô Tâm” HT Viên Minh Thuyết Pháp
Bài Giảng “Cốt lõi giáo pháp của Đức Phật”,
Khóa giảng thiền 21 | HT Viên Minh Thuyết Pháp
https://youtu.be/Bss4Su2BVH0?si=gX-HErTuViRQvakI
Tứ Diệu Đế Bát Chánh Đạo
Thầy Viên Minh Thuyết Giảng
Sự Khác Biệt Giữa Tánh Biết Và Linh Hồn
HT Viên Minh Giảng | Phật Pháp Vấn Đáp
Sống chết không quan trọng,
quan trọng là bài học qua từng kiếp sống
HT Viên Minh Thuyết Pháp
Hiểu Rõ 2 Chữ SỐNG THẬT
(Nghe Rồi Ngộ Ra Nhiều Điều)
HT Viên Minh Thuyết Pháp
Học cách giữ tâm bình an
trước những tổn thương ..
HT Viên Minh Giảng | Phật Pháp Vấn Đáp
Hoa Tâm
Hoa nào cũng đẹp cũng xinh
Hoa Tâm khai mở Tuệ Minh sáng ngời
Thì ra vạn pháp tuyệt vời
Khi tâm thanh tịnh Đất Trời viên dung.
(TS. Viên Minh)
Yếu tố Tự Nhiên và Vô Tâm
HT. Viên Minh
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
Một Bài Học từ loài Bướm
Một người nọ nhìn thấy cái kén của con bướm. Sau đó, anh thấy một cái lổ nhỏ xuất hiện. Anh ngồi chăm chú theo dõi con bướm trong vài giờ đồng hồ và thấy nó cố gắng vùng vẫy tìm cách chui ra ngoài qua cái lỗ nhỏ đó. Rồi dường như nó không có thêm một tiến triển nào nữa. Trông cứ như thể nó đã làm hết mức có thể rồi và không thể xoay xở gì thêm được.
Thấy tội nghiệp nên người đàn ông quyết định giúp con bướm. Anh lấy một cái kéo và cắt cái kén. Con bướm dễ dàng thoát ra. Nhưng nó có một cái thân căng phồng và đôi cánh nhỏ bé, teo quắt. Thế là, con bướm đó sẽ phải bỏ ra suốt cả cuộc đời nó chỉ để bò trườn với cơ thề sưng phồng và đôi cánh co lại. Nó không bao giờ bay được…Cho nên Quy tắc thứ ba của người Ấn độ : “Trong mỗi khoảnh khắc mọi sự đều bắt đầu vào đúng thời điểm“.
Người đàn ông tốt bụng đã không hiểu rằng chiếc kén chật hẹp và sự vùng vẫy của con bướm để chui qua được cái lỗ nhỏ ấy chính là cái cách mà Tạo Hóa buộc chất lỏng trong thân con bướm chảy vào cánh để sẵn sàng cho nó có đủ sức mạnh để cất cánh bay…
Vì vậy, đừng bao giờ tin vào quan niệm Bồ Tát độ mình cả, nếu Bồ Tát đến độ mình tức là Bồ Tát can thiệp vào việc mình cần phải làm là để thoát ra khỏi cái kén (thoát khỏi vô minh) chính mình là người cần phải mở ra mọi cái mà mình đã trói buộc vào, không có Bồ Tát nào làm thay cho mình…
Quan niệm Bồ Tát cứu độ bị hiểu sai kiểu như người mẹ giúp con ” thôi con đừng đánh vần để mẹ đánh vần cho… Con đừng làm toán để mẹ làm toán cho…vân vân…và vân vân…”
Bồ Tát chỉ ngồi để thấy, để xem mình đau khổ như thế nào và thoát khỏi đau khổ như thế nào…Qua câu chuyện trên, con nhộng chỉ cần đợi thêm một chút nữa, nó có thể tự vùng vẫy thoát ra khỏi cái kén, thì nó mới đủ sức mạnh cất cánh bay cao… cũng như con người ta cần phải chịu đựng đau khổ thêm một chút nữa thì mới có được bài học Giác Ngộ cho chính mình… Thế cho nên, Bồ Tát chỉ khai thị mà không có cứu độ… khai thị cho mọi người thấy ra mọi cái đã có sẳn nơi mỗi người, và để mọi người biết tự trở về với chính mình…
Trong Phật Giáo không có quan niệm có người khác cứu độ… đừng cầu xin mà trở thành mê tín…
Đức Phật dạy, Pháp hộ trì người sống đúng Pháp, thuận Pháp… Những người sống thuận Pháp, khi gặp chuyện thì tự động có Chư Thiên hộ Pháp hộ trì… Cũng như một người sống đúng tốt thì được nhiều người tin tưởng giúp đỡ… Chân lý chính là Thực Tế chứ không phải ảo tưởng …
Thiền sư Viên Minh
Nguồn: LinhSơnTempleAustin
Tôi xin sức mạnh…
Và đời đã cho tôi gặp khó khăn để được mạnh mẽ.
Tôi xin khôn ngoan…
Và đời đã cho tôi những vấn đề để giải quyết.
Tôi xin tiền của…
Và đời đã cho tôi khối óc và bắp thịt để làm việc.
Tôi xin được bay…
Và đời đã cho tôi những trở ngại phải vượt qua.
Tu không đúng hướng thì chỉ phát triển bản ngã, còn tu đứng hướng là trở về với tâm tĩnh lặng, trong sáng và hồn nhiên. (HT.VM)
Trở về trong sáng hồn nhiên
Tương giao vạn pháp vô biên… tuyệt vời
Như Lai ở đó rạng ngời
Niết bàn ngay đó mây trời bao la!
(Ẩn Danh)
*****
Nhìn gần lại cũng thấy xa
Không đi không đến Phật-đà tại tâm
Ngay đây Diệu pháp thậm thâm
Ngóng xa nên chỉ thấy lầm mà thôi!
(HT.VM)
Hãy sống trải nghiệm và chiêm nghiệm thực tại thân tâm, cũng nên chiêm nghiệm những điều đó nơi chính mình hơn là xác định chúng trên khái niệm ngữ nghĩa của lý trí, của ngôn từ kinh điển. (HT.VM)
Ý nghiệp
Ý khởi lên có hai loại: Thứ nhất là ý vô nhân tự sinh tự diệt, độc lập, đó chính là những tập khí khởi lên từ bhavanga, dưới dạng tâm vô nhân mà phân tâm học gọi là những khuynh hướng xung động vô thức. Ý này không tạo thành ý nghiệp mà chỉ có thể là duyên cho ý nghiệp nương đó mà hình thành.
Thứ hai là ý hữu nhân sinh do phản ứng của bản ngã, có tác ý (manasikảra) đúng hoặc sai và tư tác (cetana) thiện hoặc bất thiện thì mới tạo ý nghiệp. Như vậy phải phân biệt được khi nào ý khởi lên là vô nhân, khi nào là hữu nhân mới biết được có tác thành ý nghiệp hay không.
Khi ý vô nhân khởi lên, đó là tập khí quá khứ hay còn gọi là pháp trần đọng lại trong tiềm thức bhavanga (Duy Thức Luận gọi là những chủng tử trong a-lại-da thức) tự nó không tạo ý nghiệp được vì nó thuộc tâm vô nhân hoặc tâm quả, nhưng nó có thể làm duyên cho ý nghiệp hình thành. Thí dụ tự nhiên một sự việc xảy ra trong quá khứ bỗng tái hiện lại trong con, điều này tự nó không tạo nghiệp gì cả, nhưng qua sự việc đó con lại nổi sân hoặc tham thì tham sân đó mới là ý nghiệp, nghĩa là do duyên sự việc quá khứ tái hiện lại mà con có phản ứng thiện, bất thiện của tâm nên mới hình thành ý nghiệp, và đó mới là ý hữu nhân tạo nghiệp. Con cần quan sát để phân biệt được đâu là ý vô nhân khởi lên như một pháp trần làm duyên hay đối tượng cho phản ứng của tâm, và đâu là ý khởi lên như một phản ứng hữu nhân tạo thành ý nghiệp. Còn cái tâm quan sát biết được các loại ý sinh diệt một cách trung thực như tấm gương phản chiếu thì không hề tạo tác vọng nghiệp.
Làm thế nào để thấy rõ được sự tương giao?
Tương giao là sự tương quan, tương tác hay ảnh hưởng lẫn nhau một cách tự nhiên. Tương giao có thể là sinh hay khắc nhau, như âm dương, ngũ hành trong Dịch lý chẳng hạn, dù sinh hay khắc các pháp vẫn hài hòa với nhau. Hoặc như sinh – trụ – diệt cũng hầu như mâu thuẫn với nhau nhưng cả ba cùng hòa hợp không thể thiếu nhauđược. Thủy triều lên xuống có ảnh hưởng từ mặt trăng, quỹ đạo của mặt trăng lại có ảnh hưởng từ mặt trời vànhững hành tinh khác v.v… nói chung vũ trụ vạn vật đều có sự tương giao mật thiết nhưng rất tự nhiên và vô ngã.
Khi mỗi người tự dựng cho mình một bản ngã thì họ tưởng rằng họ độc lập với mọi thứ không phải họ, nhưng trên thực tế họ cần nhờ vả đến người khác nên buộc lòng phải tạo mối quan hệ với những người xung quanh. Từ đó họ bị ràng buộc trong mối quan hệ và chỉ biết mối quan hệ mà họ tự định ra để rồi quên mất sự tương giao vốn có giữa muôn loài vạn vật. Chỉ khi nào nhận ra được đâu là mối quan hệ ràng buộc trong quy định, và đâu là sự tương giao tự nhiên không bị ràng buộc thì mới có thể giác ngộ giải thoát được là vậy.
Tuy là nghiệp nhân quả có liên hệ đến quá khứ và sám hối cũng rất cần thiết nhưng đó không phải là tất cả. Chính yếu là học được bài học về những gì đang diễn ra trong hiện tại và nhất là học ra thái độ của chính mình đối với nhân quả hiện thời.
Thực ra cuộc sống đâu phải chỉ có bệnh thôi, còn biết bao nhiêu chuyện trong ta và xung quanh ta để trải nghiệm và chiêm nghiệm ra những điều giác ngộ cao quý. Chẳng hạn như cách ăn uống, cách sử dụng thân tâm, cách đối nhân xử thế, cách hiểu biết về thời gian và môi trường sống v.v… là những điều cần phải thấy ra ngay trong thực tại đang là… Đừng để luống mất thời gian vì chỉ một chuyện mà mình quá bận tâm để rồi bị dính mắc và ràng buộc trong đó hơn là học ra từ nó sự thật muôn đời. (Ts.VM)
Kính thưa Thầy!
Trước Tết Nguyên đán con có bị một cơn tụt huyết áp (sau này con mới biết). Lúc đầu con thấy một cơn đau bụng và choáng khiến con đang đi phải ngồi một lúc và nằm xuống. Con cảm thấy lạnh ngắt toàn thân và kêu mẹ con đang ở gần đó trợ giúp. Vài phút sau, cơn đau quay trở lại và con đứng dậy tính đi vào nhà vệ sinh nhưng chỉ vài bước thì con chóng mặt, không thể đi tiếp và con ngồi xuống. Lúc này, con cảm nhận nhịp tim con đập rất chậm, toàn thân lạnh mà mồ hôi vã ra như tắm nhưng ý thức gần như không còn hoạt động Thầy ạ. Lúc đó, tâm con rất bình an, chỉ có sự hay biết bên trong mình và con cũng nghe tiếng em con đang nói chuyện điện thoại, tiếng mẹ con hốt hoảng mà không hề có phản ứng gì cả. Chợt lúc đó, con thấy ánh sáng và hình ảnh Đức Phật hiện ra, con chỉ tiếp tục biết mọi thứ đang là mà thôi. Em con đến lau mồ hôi trên trán và thoa dầu vào thái dương, hai lòng bàn tay, con cảm nhận hơi nóng làm mình tỉnh lại. Con mở mắt ra và uống hớp nước gừng nóng rồi đi nằm nghỉ.
Sau sự việc đó, con có thắc mắc: phút lâm chung tâm mình cũng yếu ớt, không điều khiển được gì cả như trường hợp của con và mặc nhiên bắt cảnh bất kỳ lúc đó để đi tái sanh như trong kinh Vi Diệu Pháp phải không thưa Thầy? Và tánh biết vẫn luôn có lúc đó hay lúc có lúc không hay là tùy người ạ?
Con xin cám ơn và mong Thầy luôn khỏe mạnh để hoàn thành nhiều Phật sự trong năm mới. Con kính đảnh lễ Thầy.
Thầy cũng đã gặp trường hợp có trạng thái tương tự như trải nghiệm của con. Cũng lạnh ngắt và toát mồ hôi. Lúc đó thầy không biết là tụt huyết áp, thầy chỉ biết ngoài trạng thái của thân thì tâm rất bình an, rất nhẹ nhàng thanh thoát. Mọi người đến xức dầu, xoa bóp, bấm huyệt, đắp mền v.v… thầy cảm nhận được rất rõ toàn bộ những diễn biến đó mà tâm vẫn cảm thấy hoàn toàn tĩnh lặng trong sáng. Lúc đó tự nhiên thầy cũng nghĩ đến cái chết với tâm trạng an bình hoan hỷ, đến nỗi nghĩ rằng bây giờ chết thì thật tuyệt vời.
Một trường hợp khác thầy cũng đối diện với phút giây cận tử, lần này là một cơn đau dữ dội, bất kham, lúc đầu thì tâm dao động bất an liên tục với cảm thọ ưu, nhưng rồi tự nhiên tâm bỗng an bình nhẹ nhõm như vừa buông xuống một áp lực kinh khủng, và sẵn sàng đi vào cõi chết. Qua hai trường hợp trên thầy nhận thấy rằng: Tuy cận tử nghiệp rất quan trọng nhưng thái độ tâm lúc sắp lâm chung đối với cận tử nghiệp (hoặc trạng thái lúc lâm chung) mới quan trọng hơn cho việc quyết định tái sinh hay không và tái sinh như thế nào. Lúc tái sinh thì tử tâm (cuti) và thức tục sinh (pitisandhi) là hiện tượng của tâm còn tự thể của tâm vẫn là tánh biết dù lúc đó đang ở trong trạng thái nào (tiềm thức, hữu thức, vô thức, hay siêu thức).
Nội tâm bị dao động
Đó là năng lượng (khí) xuất phát từ những cảm xúc hoặc phản ứng nội tâm bị dao động, phân tán do thiếu sự trầm tĩnh sáng suốt. Không phải đợi đến lúc bị dao động mới trở về quan sát một cách chủ quan, mà nên thường thận trọng chú tâm quan sát ngay nơi những việc nhỏ nhặt hàng ngày. Nhờ vậy khí được ổn định, ý bớt lăng xăng, tâm được thanh tịnh, tánh được trong sáng, lúc đó những cảm xúc, phản ứng nội tâm sẽ không còn dao động nữa.
“Trong cuộc sống thì tốt nhất là nên lấy chính công việc hàng ngày đó để tu, chủ yếu là làm gì cũng trầm tĩnh sáng suốt biết mình là được, vì sáng suốt định tĩnh trong lành mới là cốt lõi của sự giác ngộ giải thoát.” (TTTVM)
Trong mỗi người đều có những tính cách như từ bi, trí tuệ gọi là tính PHẬT; thanh thản, thoải mái gọi là tính TIÊN; sống theo lý trí, có nhân có nghĩa gọi là tính NHÂN (người); độc quyền, cậy thế ưa điều khiển, sắp đặt người khác theo ý mình gọi là tính A-TU-LA (thần); ích kỷ, keo kiết, khát khao tài tình danh lợi gọi là tính QUỶ; sống theo bản năng thể xác chỉ biết ăn ngủ chơi bời gọi là tính SÚC SINH. Người như con nói có thể vừa là Quỷ vừa là A-tu-la vừa là Súc sinh hoặc là một trong những tính ấy thì đều thuộc về cõi bất thiện, còn người có tính Phật, tính Tiên và tính Nhân đúng nghĩa thì thuộc về cõi thiện. Nếu ai phát huy những đức tính thiện thì gọi là Thánh Hiền, còn ai biểu hiện những tính xấu ác thì chính là Hung Thần, Ác Quỷ vậy. Ma Quỷ có khi còn có lương thiện nhưng con người hung ác thì đã mất hết tính Người!
Chùa Mongol-Bangkok
Chùa Mongol chuyên làm tượng Phật bằng đá quý .
Chùa Mongol vẫn vậy sau mấy năm không ghé lại. Các mẫu tượng nhỏ cũng như xưa, không thay đổi kiểu dáng.