News 3

May 21. 2024

Mẹ Hiền Quan Thế Âm

April 21, 2023

March 28, 2023

Passage Of The Heart – Omar Akram

May 10, 2022

Rằm Tháng Tư

Ý NIỆM CÔNG ĐỨC TẮM PHẬT

Ý NIỆM CÔNG ĐỨC TẮM PHẬT
Lễ Mộc Dục (Tắm Phật) là một nghi lễ quan trọng không thể thiếu trong các chương trình chào đón Đại Lễ Phật đản hằng năm. Theo kinh Quá khứ hiện tại nhân quả, nguồn gốc của lễ tắm Phật xuất phát từ sự kiện Đản sanh của Thái tử Tất-đạt-đa tại vườn Lâm-tỳ-ni.
.
Khi Thái tử ra đời, có hai vị Long vương là Nan-đà và Ưu-ba-nan-đà từ trên hư không phun hai dòng nước ấm và mát để tắm cho Hoàng hậu Maya và Thái tử. Có lẽ chính sự cung kính của chư thiên đối với sự kiện Đản sanh của Thái tử được mô tả trong những bản kinh này đã tạo nguồn cảm hứng để về sau trong mùa Phật đản, người Phật tử thường tôn trí tượng Đản sanh trong một bồn sạch và quý, đặt trong điện thờ Phật hay một nơi nào đó trang nghiêm, dùng nước sạch có ướp các loài hoa thơm để làm lễ tắm Phật nhằm tưởng nhớ đến ân đức của Đức Phật”. 🌷🌷🌷
.
Lễ tắm Phật như cam lộ tưới mát, công đức vô lượng khó có thể nghĩ bàn. Trong Kinh Dục Phật Công Đức có chép: “…Đức Phật còn dạy rằng, nhờ việc tắm tượng như thế, chúng sanh trong hiện đời được nhiều phước báu thù thắng, sở nguyện thành tựu, quyến thuộc được an ổn, mau thành chánh giác. Những ai chí tâm cúng dường như thế sẽ có được mười lăm công đức thù thắng sau”.
.
1. Thường biết tàm quý;
2. Phát khởi niềm tin thanh tịnh;
3. Tâm ngay thẳng;
4. Được gần gũi bạn lành;
5: Chứng huệ vô lậu;
6. Thường gặp chư Phật;
7. Luôn hành trì chánh pháp;
8. Làm đúng với lời nói;
9. Tuỳ ý sanh vào quốc độ chư Phật;
10. Nếu sanh trong nhân gian thì sanh vào dòng họ tôn quý, được người khác tôn kính, khởi tâm hoan hỷ;
11. Nếu sanh trong nhân gian thì tự nhiên biết niệm Phật;
12. Không bị ma quân gây tổn hại;
13. Hay hộ trì chánh pháp trong thời mạt pháp;
14. Được chư Phật trong mười phương gia hộ;
15. Mau thành tựu được năm phần Pháp thân.
.
Trong khi tắm Phật, ngoài việc quán tưởng dòng nước tẩy sạch phiền não của thân tâm, đặc biệt còn quán tưởng đến hai dòng nước ấm-mát của chư thiên, nguyện giữ tâm an nhiên và thanh tịnh trước thuận-nghịch của cuộc sống.
Phật tánh vốn tiềm ẩn trong mỗi người, nhưng vì bụi trần phiền não cùng tâm tham sân si đã che lấp viên ngọc quý ấy. Muốn hiển lộ Phật tánh, chúng ta phải mượn nước thơm để tẩy rửa bụi trần.
Lễ tắm Phật là dịp giúp chúng ta quay vào bên trong nhìn lại và quán niệm đến việc gột rửa thân tâm của chính mình, sám hối những lỗi lầm trong bao đời, để tìm lại tự tánh thanh tịnh vốn sẵn có nơi tự tâm.
.
Quán niệm:
🌼 Gáo nước thứ nhất tắm bên vai trái Phật, con xin quán niệm: nguyện bỏ mọi điều ác;
🌼 Gáo thứ hai tắm bên vai phải Phật, con xin quán niệm: nguyện làm mọi điều lành;
🌼 Gáo thứ ba tắm dưới chân Phật, con xin quán niệm: nguyện độ hết chúng sanh.
.
– Theo dòng lịch sử dân tộc, lễ Phật đản cùng nghi thức Tắm Phật, đã trở thành một nét sinh hoạt tâm linh cao đẹp trong văn hóa Việt Nam “Mồng tám tắm Bụt không mưa, bỏ cả cày bừa vất cả lúa đi”. Người con Phật với lòng tôn kính Tam Bảo, trên nền tảng của chánh kiến, mỗi khi thắp một nén hương, dâng một cành hoa lên đức Phật, hay rưới những gáo nước thơm tinh khiết lên tôn tượng Như Lai, với một tâm niệm nguyện quay về nương tựa với giác tánh nơi tự tâm, trang nghiêm cho chính mình bằng hương thơm đức hạnh, bằng cành hoa trí tuệ và bằng nước từ bi nhẫn nhục, để có khả năng tùy thuận thích ứng với mọi thuận duyên cũng như nghịch duyên từ đó chuyển hóa tự thân, trang nghiêm tịnh độ. Phải chăng trong giây phút cảm ứng mầu nhiệm, ta cũng thấy được mình đang tắm gội đức Phật bên trong của chính mình.
.
“Con nay tắm gội đức Như Lai
Công đức trang nghiêm tịnh trí đầy
Nguyện cho chúng sanh lìa năm trược
Mau chứng Như Lai tịnh pháp thân
Giới, định, tuệ… năm phần hương báu
Tỏa ngạt ngào trong khắp mười phương
Khói hương này xin hằng lan mãi
Phật sự làm vô lượng vô biên
Nguyện khổ nạn ba đường bặt dứt
Nhiệt não trừ, an trú thanh lương
Đồng phát tâm vô thượng Bồ-đề
Thoát biển ái lên bờ đại giác.”
.
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI Phật
.
Điều Ngự Tử
__(())__
.
Source: TrangNhaThichTanhTue
.

Jan 17, 2022

NHÌN LẠI MỘT NĂM QUA

Một năm qua, tựa ngày hôm qua vậy!
Vẫn loay hoay giữa thương, ghét, giận hờn..
Ngày luôn mới sao hồn mình vẫn cũ ?
Khi tóc chiều đã nhuộm ánh tà dương.

Một năm qua vẫn đến chùa lễ Phật
Vẫn trông đời bằng nét mặt kiêu sa,
Biết đạo lý Phật đà là lẽ thật
Bước chân còn chưa hướng đến vị tha.. 

Một năm qua vẫn thường hằng tắm gội
Nước trôi ngoài, chưa xóa bụi trần tâm
Dù vẫn biết.. cuộc đời như gió vội
Hồn băn khoăn.. chưa chọn lối trăng rằm.

Một năm qua, đếm bao ngày Tỉnh thức,
Với bao lần sống thực Hiểu và Thương ?
Ngồi lặng lẽ mà nghe nơi lồng ngực
Sống hay đang tồn tại.. sống qua đường!

Một năm qua ta vẫn hoài quét dọn
Sao vườn tâm cỏ dệt lối hoang vu ?
Mười hơi thở mấy hơi cùng Chánh Niệm
Thắp đèn lên soi sáng cõi sương mù..

Tàn Đông giá Xuân về trong ấm áp
Xin mở lòng cho nắng rọi vào tim!
Từng giọt nắng thanh lương là giọt Pháp
Xuân mới về, mong đổi mới, quang minh.

THÍCH TÁNH TUỆ
Như Nhiên 

ONE YEAR HAS PASSED

One year has passed, but it is like yesterday:
Still busy with love and hatred, the foul play!
Time always renews why our soul rests old yet
While our age already wanes like the sunset.

Last year we still came for the Buddha’s grace
But still looked at others with a haughty face.
Even though knowing Dharma is the Truth,
Our steps did not yet comprise a pace to ruth.

All last year we frequently bathed as inclined:
Water cleaned body, not worldly dust in mind.
Being aware of life as the fast wind as short,
We still hesitated, not chose the bright resort.

Last year, how many days wide-awake were we
Times to truly live, understand and love in glee?
We sat silently but felt in our innermost clime
If we did live or exist… transient to kill time.

We still always tidied up things in the last year
But grass grew in our heart as a fallow sphere.
Ten breath spans, how many with mind right?
Let us light the candles to enlighten the blight.

Winter has ended, warm Spring come whole.
Let us open our heart for light to flash our soul.
Each sunbeam is a ray of Dharma virtue rife;
With new Spring we renovate to better our life.

Translation by THANH-THANH

Oct 24, 2021

LỄ VÍA BỒ TÁT QUAN THẾ ÂM XUẤT GIA
( 24/10/2021)

Uploaded by Tu Vien Khanh An

Feb 7, 2021

” ĐÊM QUA SÂN TRƯỚC MỘT CÀNH MAI …”

(Đình tiền tạc dạ Nhất Chi Mai)

Thiền sư Mãn Giác có làm bài kệ Tết thế này:
Xuân khứ bách hoa lạc,
Xuân đáo bách hoa khai,
Sự trục nhãn tiền quá,
Lão tùng đầu thượng lai.
Mạc vị Xuân tàn hoa lạc tận,
Ðình tiền tạc dạ nhất chi mai.
.
Tạm dịch:
Xuân đi trăm hoa rụng,
Xuân đến trăm hoa cười,
Sự việc trôi qua mãi,
Trên đầu già đến rồi.
Chớ bảo Xuân tàn hoa rụng hết,
Ðêm qua sân trước một cành mai.
.
Chỉ bốn câu trên thôi đủ để tả sự đổi thay không bao giờ dừng lại của cả thế gian. Mùa Xuân đến hoa nở, mùa Xuân đi thì hoa tàn. Hoa nở rồi tàn, người sanh rồi tử, cũng giống như nhau. Từ các sự vật bên ngoài cho đến bản thân con người đều chịu chung một qui luật, nở rồi tàn, sanh rồi tử, không ai thoát được hết.
.
Chúng ta hiện sống trên quả địa cầu đang quay vùn vụt, nếu nó ngừng quay thì mọi vật sẽ nổ tung. Con người cũng vậy, sống trong cái động tự nhiên chúng ta phải chịu chung một qui luật vô thường. Luật vô thường này không tha thứ, không chừa một ai, thế mà mình lại không nhớ. Làm được việc này việc nọ rồi thì hăng hái xông pha hoài, không nhớ ngày mai mình ra sao!
.
Thiền sư Mãn Giác nói “Sự trục nhãn tiền quá” tức là trước mắt luật vô thường giống như dòng nước cuốn trôi hết. Tất cả sự vật trên thế gian đều bị dòng nước vô thường cuốn đi, không dừng ở một chỗ. Nhìn lại mình đầu đã bạc trắng lúc nào không hay, đó là luật vô thường cuốn trôi.
Nhưng Thiền sư còn có hai câu thơ sau: Mạc vị Xuân tàn hoa lạc tận, Ðình tiền tạc dạ nhất chi mai, nghĩa là “chớ bảo Xuân tàn hoa rụng hết, đêm qua trước sân còn cành mai”.
.
Tất cả hoa đều bị thời gian Xuân, Hạ, Thu, Ðông làm tàn phai, rơi rụng, nhưng có một loài hoa vẫn nở rực vào tiết mùa Ðông.
.
Hai câu thơ chót thấm thía làm sao! Trong cảnh đời vô thường, muôn vật cho đến con người, không ai thoát khỏi sự sanh diệt, thế mà vẫn còn có một cái luật vô thường không chi phối được. Nó vẫn đứng vững giữa dòng chảy vô thường. Ðó là cành mai. Như vậy cành mai nói lên cái gì?’
.
Ðạo Phật nhìn đúng chân lý của muôn sự muôn vật, thấy rõ luật vô thường, nhưng trong cái vô thường ấy lại ngầm có cái chân thường bất sanh bất diệt. Song con người không biết không nhận ra, nên chỉ thấy luật vô thường chi phối.
.
– Chúng ta là hàng xuất gia, có nên chấp nhận dòng cuốn ấy hay giống như hoa mai, vẫn nở rực giữa mùa Ðông lạnh giá? Nếu cưỡng lại luật vô thường gọi là giải thoát sanh tử, còn đi theo luật vô thường là trôi lăn trong sanh tử.
Ðó là một vấn đề hết sức thiết yếu.
.
Người xuất gia là người chấp nhận trôi lăn trong luân hồi sanh tử hay giải thoát luân hồi sanh tử? Ðó là câu hỏi mà tất cả Tăng Ni, Phật tử chúng ta phải hiểu, phải thấm. Chúng ta chịu đưa tay đầu hàng con quỉ vô thường, mặc tình cho nó dẫn đi đâu thì đi hay ngược lại, phải thoát ra vòng tay của nó?
.
Nếu qui thuận đầu hàng thì tu làm gì, ở ngoài thế gian hưởng thụ ăn ngon, mặc đẹp cho sướng. Ði tu chay lạt, khổ sở làm chi cũng bị quỉ vô thường dẫn đi, có hơn ai đâu. Vấn đề này cần phải thâm hiểu cho thấu đáo mới thấy giá trị của người tu là cao siêu. Nếu ta thả trôi ai sao mình vậy thì người tu không kém gì kẻ thế tục.
.
Vậy muốn đối đầu với vô thường chúng ta phải làm sao? Hoa mai nở vào mùa Ðông là hình ảnh thoát ra ngoài định luật vô thường, chúng ta tìm ở đâu ra cái thoát khỏi vô thường đó? Ðây là điều then chốt người tu chúng ta cần phải thấu triệt.
.
Chúng tôi chủ trương mỗi đêm Tăng Ni phải tụng Bát-nhã, xả thiền cũng tụng Bát-nhã là để làm gì? Tôi nhắc lại một đoạn trong Bát-nhã, đức Phật đã chỉ cho chúng ta lối thoát ra khỏi luật vô thường như thế này:
.
“Quán Tự Tại Bồ-tát hành thâm Bát-nhã ba-la-mật-đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách.” Nghĩa là Bồ-tát Quán Tự Tại khi hành sâu Bát-nhã ba-la-mật-đa, Ngài soi thấy năm uẩn đều không, liền vượt qua tất cả khổ ách.
.
Một câu này thôi đủ giải thoát rồi.
.
HT Thiền Sư Thích Thanh Từ.
.

July 10, 2020

NHẬN RA Ý NGHĨA VÀ
GIÁ TRỊ CỦA SỰ SỐNG

Thích Tánh Tuệ

Trong sâu thẳm của tâm hồn, ai cũng biết rõ ràng đời mình rồi phải có lúc kết thúc và sự chết có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Mặt khác, ai cũng đồng ý rằng giá trị đời người không phải là sự hiện hữu dài hay ngắn mà nằm ở chỗ con người có làm được điều gì tốt cho bản thân và cho cuộc đời.

Đời người mong manh nhưng cũng là cơ hội đáng quý như vậy thì sao ta không dốc tâm làm ngay điều gì đó tốt đẹp hơn, dù nhỏ ?

Phật thấy rõ giá trị hiện hữu hết sức mong manh của kiếp người nên khuyên nhắc chúng ta cần phải gấp rút làm nhiều việc tốt việc thiện để hướng thiện cho bản thân và làm cho sự sống tăng thêm giá trị an lạc.

Ngài khuyên nhắc chúng ta phải biết trân trọng và tích lũy điều lành điều thiện, không nên xem nhẹ mà bỏ qua việc thiện dù nhỏ nhiệm. Vì theo tuệ giác của Ngài, sở dĩ người hiền trí sống an lạc và có khả năng giúp cho mọi người khác được an lạc chính là do người ấy biết trân trọng và tích lũy dần các điều lành điều thiện cho đến lúc tràn đầy:

“Như nước nhỏ từng giọt,
rồi bình cũng đầy tràn
người trí chứa đầy thiện
do chất chứa dần dần”

Kinh Pháp Cú, kệ số 122)

Tích lũy điều lành điều thiện là điều mà mỗi người có thể làm thông qua lối sống và sinh hoạt hàng ngày của mình. Trong đời sống thường nhật, mỗi người chúng ta đều có khả năng làm điều tốt điều thiện đúng như lời Phật khuyên dạy.

Chẳng hạn, chọn một suất ăn chay thay vì ăn mặn tức là chúng ta đang tích lũy một việc thiện, vì điều đó giúp chúng ta nuôi dưỡng tâm từ bi và góp phần hạn chế việc sát hại sinh linh.

Cư xử đúng đắn có từ tâm đối với mọi người cũng là một việc thiện. Vì điều đó là biểu lộ thiện tâm, góp phần làm cho đời sống con người và xã hội trở nên hiền hòa tốt đẹp.

Mỗi ngày dành 15 phút để tụng kinh hay ngồi thiền thay vì xem ca nhạc hay ngồi tán gẫu với bạn bè tức là chúng ta đang tập cho mình một lối sống lành mạnh sáng suốt, vừa có lợi cho sức khỏe cơ thể vừa thư thái cho đầu óc tinh tấn.

Cứ thử làm mỗi ít công việc đơn giản như thế thì chúng ta sẽ nhận ra ý nghĩa và giá trị của sự sống nằm ngay trong mỗi việc làm là hiền thiện giản dị mà chúng ta thực hiện mỗi ngày. Điều đó cũng nói lên rằng lời Phật dạy là hết sức thiết thực giản dị nhưng tuyệt đối lợi lạc bổ ích cho cuộc sống hàng ngày chúng ta, nếu chúng ta biết lắng nghe và sống theo lời khuyên của Ngài.

Như Thị

Source: ThuVienHoaSen

March 30, 2020

LỜI NHẮN NHỦ
CỦA ĐỨC DALAI LAMA

Các bạn nam nữ thiện hữu thân mến,

Tôi viết những giòng chữ này thể theo lời thỉnh nguyện của
nhiều người trên thế giới. Hiện nay chúng ta đang trải qua
một giai đoạn cực kỳ khó khăn do nạn dịch Covid-19 bị bùng
phát.

Bên cạnh đó, nhân loại còn phải đối đầu với những khổ nạn
gây ra bởi vần đề thay đổi khí hậu cực kỳ gay gắt. Tôi muốn
nhân cơ hội này xin gởi đến các chính phủ trên toàn thế giới,
trong đó có chính phủ Ấn Độ, lòng cảm phục và niềm tri ân
của tôi cho những nổ lực của họ trong công cuộc đương đầu
với những thử thách này.

Truyền thống Ấn Độ từ ngàn xưa đã từng miêu tả chu kỳ
thành, trụ, hoại diệt của các hệ thống thế giới. Những
nguyên nhân dẫn đến sự hoại diệt là chiến tranh bằng vũ khí
và bệnh tật, những điều này hình như là những gì chúng ta
đang trải nghiệm hiện nay. Tuy nhiên, mặc dù những thử
thách này là rất to lớn, chúng ta, những chúng sanh hữu
tình, trong đó có loài người, đã từng thể hiện xuất sắc khả
năng đấu tranh giành sự sống.

Mặc dù hoàn cảnh có khó khăn như thế nào, chúng ta vẫn
nên cương quyết với lòng dũng cảm, xử dụng khoa học và
tài sáng tạo của con người để khắc phục những vấn đề
đang đối đầu chúng ta. Sức khỏe và sự an sinh của chúng
ta đang bị đe dọa, dĩ nhiên chúng ta cảm thấy lo lắng và sợ
hãi. Tuy nhiên, khi đứng trước những vấn nạn, tôi cảm thấy
an tâm khi làm theo lời khuyến nhủ đầy trí tuệ sau đây: Đó
là, nếu làm được điều gì thì hãy cứ làm, chẳng cần phải lo
lắng làm gì. Nếu không thể làm gì được thì có lo lắng cũng
chỉ vô ích thôi.

Hiện nay mọi người ai cũng cố gắng hết sức mình để chận
đứng sự lây lan của con vi khuẩn Covid-19. Tôi hoan
nghênh những nổ lực có phối hợp giữa các quốc gia.nhằm
hạn chế nỗi đe dọa. Đặc biệt, tôi cảm niệm sáng kiến của
chính phủ Ấn Độ đã chung vai cùng các quốc gia trong Tổ
chức Các nước Đông Á Nhằm Phát triển Hợp tác Khu vực
(SAARC: South Asia Association for Regional Co-operation)
để thành lập một quỹ cứu trợ khẩn cấp và một diễn đàn trực
tuyến để trao đổi thông tin, kiến thức và khả năng chuyên
môn nhằm chận đựng sự lây lan của Covid-19. Đây có thể
dùng làm mô hình để áp dụng trong tương lai khi có những
cuộc khủng hoảng tương tự.

Tôi hiểu rằng với hậu quả của những biện pháp tự cách ly
đang được áp dụng trên toàn thế giới, nhiều người đang gặp
vô vàn khó khăn vì mất kế sinh nhai. Đối với những người
không có thu nhập ổn định, cuộc sống là một cuộc đấu tranh
hằng ngày để được sống còn. Tôi tha thiết kêu gọi tất cả mọi
người quan tâm nên tìm đủ mọi cách để giúp đỡ những
thành viên này trong các cộng đồng.

Tôi đặc biệt tri ân đội ngũ những người làm việc trong ngành
y tế–bác sĩ, y tá và đội ngũ hổ trợ–những người làm việc ở
tuyến đầu để cứu người trong nỗi nguy hiểm đe dọa đến
tính mạng của bản thân. Sự phục vụ của họ chính là sự thể
hiện lòng nhân ái trong hành động.

Với tình cảm tha thiết quan tâm đến nam nữ huynh đệ của
tôi trên toàn thế giới, những người đang trải qua giai đoạn
khó khăn này, tôi cầu nguyện những người đang trải qua
giai đoạn khó khăn này, tôi cầu nguyện cho trận đại dịch này mau
chấm dứt để cho sự an bình và hạnh phúc sớm được phục
hồi.

Chân thành cầu nguyện,
DALAI LAM
__(())__

THE DALAI LAMA

March 30, 2020

My dear brothers and sisters,
I am writing these words in response to repeated requests from many people around the world. Today, we are passing through an exceptionally difficult time due to the outbreak of the coronavirus pandemic.

In addition to this, further problems confront humanity such as extreme climate change. I would like to take this opportunity to express my admiration and gratitude to governments across the world, including the Government of India, for the steps they are taking to meet these challenges.

Ancient Indian tradition describes the creation, abiding and destruction of worlds over time. Among the causes of such destruction are armed conflict and disease, which seems to accord with what we are experiencing today. However, despite the enormous challenges we face, living beings, including humans, have shown a remarkable ability to survive.
.
No matter how difficult the situation may be, we should employ science and human ingenuity with determination and courage to overcome the problems that confront us. Faced with threats to our health and well-being, it is natural to feel anxiety and fear. Nevertheless, I take great solace in the following wise advice to examine the problems before us: If there is something to be done—do it, without any need to worry; if there’s nothing to be done, worrying about it further will not help.

Everyone at present is doing their best to contain the spread of the coronavirus. I applaud the concerted efforts of nations to limit the threat. In particular, I appreciate the initiative India has taken with other SAARC countries to set up an emergency fund and an electronic platform to exchange information, knowledge and expertise to tackle the spread of Covid-19. This will serve as a model for dealing with such crises in future as well.

I understand that as a result of the necessary lockdowns across the world, many people are facing tremendous hardship due to a loss of livelihood. For those with no stable income life is a daily struggle for survival. I earnestly appeal to all concerned to do everything possible to care for the vulnerable members of our communities.

I offer special gratitude to the medical staff—doctors, nurses and other support personnel—who are working on the frontline to save lives at great personal risk. Their service is indeed compassion in action.

With heartfelt feelings of concern for my brothers and sisters around the world who are passing through these difficult times, I pray for an early end to this pandemic so that your peace and happiness may soon be restored.

With my prayers,
Dalai Lama

March 25, 2020

Thư gửi Đệ tử trong mùa Dịch

Mô Phật

Thầy thăm con. Con vẫn khỏe?

Thời điểm này thầy biết có thể con vẫn khỏe nhưng trong tâm thì.. không khỏe chút nào? Mỗi ngày, xem tin người ta rũ nhau về…” bên kia núi ” càng nhiều, là phụ nữ, vốn có nhiều hạt giống âu lo, sợ hãi, nên thầy hoàn toàn thông cảm về tâm lý hiện tại của con..

Hơn một tuần nay, nhiều Phật tử ở Mỹ nhắn tin bảo thầy về gấp, những câu như: ”Thầy ơi, sao giờ này thầy còn ở bển, chưa chịu về?” thầy đọc tin, ghi nhận và chỉ trả lời bằng im lặng, dù không phải là không cảm kích trước sự lo âu của mọi người dành cho thầy…

Con bảo thầy về, vậy về đâu bây giờ hở con? Về đâu mà không bị chi phối bởi môi trường và hoàn cảnh? Thế giới bây giờ như những chiếc lồng chim, không bị nhốt cái lồng này sẽ bị nhốt cái lồng khác, có chăng cái lồng ở Mỹ nó có chút tiện nghi hơn, thế thôi! Các nước văn minh Âu Mỹ đều không an toàn nữa rồi, không an toàn không phải là thiếu tiện nghi mà không an toàn trước cái gọi là Cộng Nghiệp. Kinh Pháp Cú Phật đã dạy:

” Cho dù cao vút lừng trời
Cho dù đáy biển trốn thời được đâu!
Cho dù núp tận hang sâu
Không nơi nào thoát nhân sầu đã gieo..”

Nếu trong quá khứ thầy hay con đã lỡ ”gieo nhân sầu” đến khi nó trổ quả thì chạy trời không khỏi.. nắng (khỏi Dịch) cho nên thầy vẫn ở đây, vẫn ngồi yên gần Cội Bồ Đề vì thầy Tin Sâu vào Nhân Quả của mình. Chỉ có thận trọng đề phòng Dịch mà thôi chứ chạy trốn thì không thể được. Ngày xưa khi còn thuở bé, thầy chứng kiến mấy bà hàng xóm đứng bên hàng rào chửi nhau..” Mày là đồ mắc dịch!!”, ”mày là con dịch vật”, thầy mắc cười, cứ nghĩ người ta nghĩ ra những câu quá quắt để chửi nhau cho hả dạ thôi, đâu ngờ bây giờ.. là sự thật…

– Trước cái chết, nhân loại đang âu lo thấp thỏm từng ngày. Khi có sự bình an đích thực, con người ta không cảm nhận rõ nó, bây giờ, hơn lúc nào hết, con người ý thức được Sự Bình An là tài sản không có bất cứ tài sản nào có thể so sánh được, điều này đức Phật cũng đã nói từ.. lâu rồi, mà mình có thật sự lưu tâm để ý đâu!

Nói thật, trừ các bậc Thánh, chẳng ai là không sợ chết và thầy cũng không ngoại lệ, nhưng có điều một người có tu tập thì không quá sợ hãi đến nỗi hoang mang, bấn loạn, mất cả niềm tin vào mọi thứ.. Khi cái chết gần kề, là thước đo đạo lực tu hành một cách hùng hồn … Vì vậy, sống An nhiên giữa những thăng trầm, chính là hoa trái của sự tu tập đấy con ạ!

Hiện nay có 2 dạng tâm lý, một là quá sợ hãi cái chết, hai khi nghe tin dịch tràn lan con người ta trở nên chai li, buông xuôi, không thèm cảnh giác nữa và thế là họ sống như con thiêu thân. Thầy nguyện cầu cho nước Mỹ không bị cái tâm lý thứ 2 này thống trị, bởi vì”nó chính là con Virus” thứ 2 làm tiêu nước Mỹ đó con!

Có môt câu đức Phật dạy mà thầy rất thích, đai ý:
“Con không thể điều khiển mọi thứ đang xảy ra nhưng con có thể điều chỉnh thái độ khi chúng đến.” Năng lực chính là đây. Thầy mong con nên ghi nhớ câu này.

Thầy còn ở lại xứ Phật thêm một thời gian nữa. Trên lý tưởng phụng sự của người xuất gia thì bất cứ nơi nào trên hành tinh này cũng là quê hương. Trên lý tưởng giải thoát của người xuất gia thì bất cứ nơi nào trên cõi Ta bà này cũng đều là quán trọ. Thầy yêu thương cuộc đời và con người nhưng không dính mắc với cái” quán trọ” nào, và hạnh phúc của thầy chính là sự sẻ chia..

Mỗi ngày, con nên xem qua tin tức cho biết mà sống, nhưng đừng quá chú tâm Focus vào, lệ thuộc vào News nhiều quá, lòng con sẽ bất an chứ không giài quyết được gì. Thái độ của người con Phật bây giờ chính là Thận trọng nhưng Đừng phức tạp hóa những gì đang diễn ra, nó chỉ khiến ta thêm buồn. Sự việc ngoài tầm tay, nghĩ đơn giản, sống đơn giản, rồi hạnh phúc sẽ mỉm cười với bản thân một cách an lành..

” Dặn nhau muôn sự vô thường
Bình tâm mà sống mà thương dịu dàng”
, con nhé!

Thư này thầy viết riêng cho con mà cũng gửi chung cho nhiều tin nhắn. Thầy xin cảm niệm, chúc con và mọi người có được một nội tâm an tĩnh, giàu nghị lực, niềm tin và lạc quan để cùng nhau vượt qua giai đoạn khó khăn này..

Tụi con nhớ dành thời gian tụng kinh, tọa thiền, và góp lời cầu nguyện với thầy cho nhân hoàn, thế giới tai ách chóng qua đi..

Namo Buddhaya

Như Nhiên
Thích Tánh Tuệ

Bodhgaya – Bihar – India 25/ 3/ 2020

__(())__

Jan 14, 2020

NGÔI CHÙA VIỆT NAM LÀNH LẶN
TRONG CƠN BÃO LỬA ÚC

Điều kỳ diệu đã xảy ra tại chùa Wat Buddha Dhamma (Chùa Phật Pháp), tiểu bang New South Wales, Úc Châu. Phần lớn khuôn viên xung quanh đều đã bị thiêu rụi thậm chí phần mái còn bị ám khói nhưng một phần ngôi chùa vẫn may mắn lành lặn trong cơn bão lửa của nạn cháy rừng vừa qua. Sư trụ trì là Ngài Khemavaro (Thái Hòa), Việt kiều Mỹ, xuất gia ở Wat Pah Pong, Thái Lan, trong truyền thống của ngài Thiền sư Ajahn Chah.

Bỗng nhiên nhớ tới bài kinh Hộ trì người trì pháp quả thật là không sai!

Biết ơn sự nỗ lực và hy sinh của các anh cứu hỏa đã ngày đêm chiến đấu với lửa dữ. Mong mọi người mọi vật sẽ được an lành, mong nước Úc sớm hồi phục sau cơn đại thảm họa này.
.

Ngôi chùa vẫn đứng sừng sững sau đám cháy (Ảnh: Twitter)

Tháng 9/2019, thảm họa cháy rừng bắt đầu xảy ra tại Australia, thậm chí kéo dài tới tận những ngày đầu năm 2020 và khó có thể dập tắt.

Đám cháy lớn kéo dài nhiều ngày đã khiến cho hàng trăm triệu động vật hoang dã bị thiêu cháy, gây ra thiệt hại không đếm xuể và phá hủy không ít công trình.

Sư trụ trì của chùa là ông Khemavaro (Thái Hòa), một Việt kiều Mỹ xuất gia ở Wat Pah Pong (Thái Lan). Khi đám cháy xảy ra, các tu sĩ của chùa đều được di tản hết để đề phòng nguy hiểm và họ cũng không ngờ nơi mình tu tập lại không hề bị cơn bão lửa phá hủy.

Được biết, ngôi chùa Wat Buddha Dhamma được xây dựng bởi nữ tu Phật giáo Ayya Khema vào năm 1978 trong khuôn viên của vườn quốc gia Dharug National Park. Ngôi chùa là nơi tu tập của các tu sĩ, cũng thường xuyên tổ chức các khóa tu cho khách vãng lai tới.

Thảm họa cháy rừng tại Úc đã gây ra thiệt hại không thể thống kê nổi, khiến cho không ít động vật hoang dã đã bị thiêu rụi hoặc phải chịu đau đớn vì bỏng lửa. Rất nhiều người đã bày tỏ sự tiếc thương với thảm cảnh mà nước Úc phải gánh chịu, đồng thời tổ chức gây quỹ để cùng chung tay giúp đất nước chuột túi nhanh chóng khắc phục hậu quả.

Ngay sau khi được chia sẻ, những hình ảnh ngôi chùa nằm sừng sững, không bị xoay chuyển sau thảm họa cháy rừng khiến nhiều người không khỏi ngạc nhiên. Rất nhiều người cho rằng đây là một điều kì diệu ..

Nội thất bên trong chùa vẫn còn nguyên vẹn (Ảnh: NationTV)

Một ngôi chùa may mắn thoát khỏi sự tấn công của ngọn lửa (Ảnh: 9News)

Biển tên chỉ dẫn của ngôi chùa không bị hư hại sau cơn bão lửa (Ảnh: Twitter)

Cây cối quanh chùa bị lửa hun cháy đen (Ảnh: Instagram)

Nguồn: Internet (Jan 10, 2020)

Thưa Niên trưởng,

Khi đặt vấn đề “Anh giải thích hiện tượng này như thế nào?” thì ít nhiều trong tâm thức của người đặt câu hỏi cũng hàm ngụ rằng ngôi chùa Wat Buddha Dhamma không bị cháy trong biển lửa của trận hỏa hoạn lớn đến nổi hơn nửa tỷ (500 triệu) thú vật bị chết cháy, hơn 10 người bị tử nạn và hơn 1.000 căn nhà bị thiêu rụi tại nước Úc trong tuần vừa qua là một “miracle,” một phép lạ, một hồng ân chư Phật nhiệm màu.  Tôi thường im lặng theo lời dạy của Đức Phật (“im lặng như Chánh Pháp”) trước những vấn đề tế nhị như thế này vì dầu sao thì ý nghĩ đó cũng đúng một nửa căn cứ vào chữ Duyên trong quy luật Nhân Quả.
.
Tôi đã trả lời một vi hữu rất trẻ tên là Nguyễn Hoài Thu, “Em nói đúng về ngôi chùa trong cơn hỏa hoạn, nhất là em hiểu chính xác nội dung chữ Duyên. Tôi tin em là một Phật tử đã hiểu đúng Phật Pháp mặc dầu có thể Em chưa nghiên cứu sâu vào Phật học vì em còn trẻ tuổi. Tuy vậy Em nên dừng lại ở đó sau khi em đã chân thành đưa ra lẽ thật như thị của Phật lý. Nếu em tiếp tục tham gia tranh biện thì cuối cùng cũng không đi đến đâu vì em thì căn cứ vào Phật lý mà các vi hữu / netters đó dựa vào lòng mê tín dị đoan mà họ nghĩ rằng họ tin Phật. Chúc Em và gia đình lớn cũng như gia đình nhỏ, nếu đã có, của em được vạn an lành trong năm mới Canh Tý 2020 nhé. Thân mến,”.
.
Đức Phật đã giảng dạy chúng sinh mọi chân lý từ bản chất của vũ trụ đến tứ diệu đế và con đường thoát khổ, nhưng để hiểu Ngài thì Đức Phật đã ân cần nhắn nhũ chư Tôn giả đệ tử của Ngài hai điều, một là “Tin ta mà không hiểu ta là phỉ báng ta” và hai là Đức Phật đã xòe bàn tay ra và nói “Những điều cần giảng dạy thì ta đã giảng dạy hết rồi chứ ta không giấu bất cứ một điều bí mật nào.”
.
Hiền giả Trung Hoa thông hiểu Phật học, nhất là bảy quyển sách A-tì-đạt-ma (Vi Diệu Pháp), nên đã viết ra Kinh Thủ Lăng Nghiêm trong thế kỷ thứ 7, với một văn phong lưu loát tuyệt vời, một tác phẩm văn học sánh ngang với Bát Nhã Tâm Kinh chữ Hấn về mặt văn chương.  Nhưng trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm thì vị hiền giả đó đã chưa phân biệt được bản chất của vũ trụ, theo lời Đức Phật dạy, là Chân Như (như như, Phật tính …), là Không của Tánh Không chứ không phải là không có gì (Cố Đại lão Hòa thượng Trí Quang đã rút gọn lại để diễn tả cuộc đời của Ngài là “Không hựu hòan Không) với bản chất của vũ trụ theo quan điểm của Lão Tử, theo đó “Đạo sinh nhất, Nhất sinh nhị, Nhị sinh tam, tam sinh vạn vật.  Phù mạc chi mệnh, nhi thường tự nhiên” và “Nhân pháp địa, địa pháp thiên, thiên pháp đạo, đạo pháp tự nhiên,” tức là người thuận theo đất, đất thuận theo trời, trời thuận theo Đạo, Đạo thuận theo tự nhiên).  Nhưng Đạo của Lão Tử là cách vận hành của vũ trụ chứ không phải là bản chất của vũ trụ.
Dầu sao chúng ta cũng ghi nhận một điểm son của Lão Tử ở chỗ “Đạo khả đạo” thì “phi thường đạo” và vì thế rất khó giải thích các quy luật tự nhiên (vạn pháp), nhưng Đức Phật đã giải thích tường tận một cách rốt ráo vạn pháp sinh diệt tùy duyên.
.
Ngôi chùa Wat Buddha Dhamma mà bị tàn lửa bắn vào thì cũng phải cháy thôi, nhưng ngôi chùa này không bị cháy trong biển lửa vì ba nguyên do mà cả ba nguyên do này lại tùy thuộc vào chữ Duyên đôi khi không thấy rõ được:
.
– Một là, từ chân tường ngôi chùa đến hàng cây đầu tiên bên ngoài là một khoảng sân trống khá rộng được lót gạch hay tráng xi-măng nên khoảng cách đó đã cách ly đám cháy của cây cối chung quanh với ngôi chùa.
– Hai là, hương gió lúc đó không đẩy tàn lửa về hướng ngôi chùa.
– Ba là, máy bay trực thăng chở nước cứu hỏa đã dành ưu tiên số một để tưới nước khắp mái nhà và chung quang ngôi chánh điện nên ngôi chánh điện không bị hư hại, mặc dầu có một dãy nhà cách ngôi chánh điện một khoảng ngắn bị tiêu rụi (So far, only one building at the monastery is thought to have been destroyed by the fire, although others in the compound are under threat).
.
Sở dĩ ngôi chánh điện (main teaching hall, Dhamma Sala) được may mắn không bị cháy vì sự cháy chưa đủ duyên (Lữa chưa tiếp xúc với Gỗ của ngôi chánh điện):
  • Khoảng cách cách ly không tạo duyên cho lửa bén vật cháy;
  • Hướng gió trái chiều không tạo duyên cho tàn lửa bắn vào ngôi chánh điện;
  • Ngôi chùa Wat Buddha Dhamma đã được xây dựng từ năm 1978, tức là đã 42 năm với truyền thống Phật giáo Nam tông Úc (an Australian Theravada monastery) nên Sở Cứu Hỏa và nhân viên cứu hỏa đã lưu ý và dành ưu tiên trong việc bảo vệ chánh điện của ngôi chùa, một cơ sở văn hóa và tôn giáo quan trọng của vùng Wiseman’s Ferry  thuộc tiểu bang New South Wales.
    .
Lành thay,

Trần Việt Long
.

Sept 25, 2019

Sống hôm nay
như ngày cuối trong đời

Như Nhiên

Thỉnh thoảng, ta hãy suy nghĩ về cái chết và sự mong manh của đời người như một người vừa trải qua một cơn thập tử nhất sinh. Những suy nghĩ đó sẽ tiếp thêm cho ta sức mạnh để dám bức mình khỏi những điều phù phiếm.

Nếu chỉ còn một ngày để sống, liệu ta có còn bon chen hối hả giành giật với đời, với người? Liệu ta có còn tỏ ra trì trệ, lười biếng, hời hợt với bản thân?

Liệu ta có còn vô tâm, vô cảm, toan tính với những người xung quanh?

Liệu ta có còn buông thả tâm mình theo những thú vui vô nghĩa? Có còn giữ trong lòng những hận thù, oán ghét, những hành động xấu, ác?

Liệu ta có còn thốt ra những lời nói, làm những hành động làm tổn thương người khác?

Hay ta chỉ muốn một sớm mai bình yên ngồi dưới hiên nhà, muốn ăn một bữa cơm đạm bạc với gia đình, muốn nhìn kỹ ánh mắt của những đứa con thơ, nhìn kỹ nét tần tảo chịu thương chịu khó của cha mẹ, muốn nói điều gì đó để làm người thương vui lòng,…?

Khi đối diện với cái chết, ngay cả những dòng máu thật lạnh, những trái tim thật băng giá cũng sẽ nồng ấm lại.

Khi đối diện với cái chết, những được, mất, hơn, thua, những tham vọng vật chất, những hận thù sâu đậm,… đều không còn đáng kể nữa, đều sẽ mờ phải đi, nhẹ tênh…

Khi không còn thời gian để chọn nhiều hơn, người ta tự khắc biết chọn thứ đáng quý nhất. Họ sẽ…

chọn suy nghĩ yêu thương, thiện lành;
chọn sống chân thành, tử tế với người;
chọn việc sỹ nghĩa để làm;
chọn lời dễ thương để nói;
chọn ánh mắt hiền để nhìn cuộc đời;
chọn đôi tay ấm để nắm lấy tay người khác;
chọn bước nhẹ đôi chân để tránh làm tổn thương những nơi mình đi qua;
và chọn hơi thở nhẹ nhàng, định tĩnh để lắng nghe cuộc sống.

Biết là vậy nhưng sao ta cứ mãi không làm chủ được mình, cứ bị những điều bất thiện, những danh lợi, thiệt, hơn trong cuộc đời cuốn đi? Những lúc như vậy, xin ta hãy luôn nhớ: “ cách để có thể thương được mọi thứ trong cuộc sống đầy khắc nghiệt này chính là nghĩ rằng mọi thứ rồi sẽ mất đi. Thật vậy! Mọi thứ rồi sẽ mất đi”.

Mỗi sớm mai thức giấc, hãy sống như thể hôm nay là ngày cuối cùng. Suy nghĩ này sẽ thôi thúc ta biết nhìn đời bằng đôi mắt yêu thương, biết sống với lòng biết ơn và nỗ lực hết mình. Bởi ta không biết mình có còn cơ hội để nói lời cảm ơn, nói lời xin lỗi hoặc làm những việc mình rất muốn làm.

Nếu sớm mai, ta còn có thể nhìn thấy ánh mặt trời, hãy nhớ cảm tạ cuộc sống này bằng trọn vẹn trái tim!

Người ta thích làm tù nhân quá khứ
Rồi ưng làm đạo diễn ở tương lai
Giữa huyên náo có ai ngồi vô sự
Sống bây giờ, trọn vẹn với hôm nay?

(Trích Nhẹ Gánh Ưu Phiền trang 64 – 66)

Source: TrangThơThíchTánhTuệ
Như Nhiên

July 25, 2019

Namo Sakya Muni Buddhaya

Ba câu trả lời lớn
từ Giáo Lý Duyên Sinh

Thứ nhất: Con người từ đâu đến?

Trả lời: Con người từ quá khứ đến, từ những gì chúng ta đã làm
 trước đây; từ những công việc vẫn chưa làm xong; từ những cái
xấu và tốt trong quá khứ; từ tăm tối vô minh của chúng ta; từ
những tham muốn của chúng ta.
.
Vì thế, có thể nói chúng ta đi vào kiếp sống hiện tại
này,  mang theo với chúng ta những cái tốt và cái xấu
của quá khứ.

Thứ hai: Tại sao chúng ta lại ở đây?

Trả lời: Chúng ta ở đây là vì quá khứ, nghiệp quá khứ khiến cho
có tái sanh trong kiếp hiện tại và từ hiện tại sẽ tiếp tục tái sanh
trong tương lai; chúng ta được đem đến đây bởi chính những
buồn vui, thiện ác của chúng ta, và hầu hết chúng ta đều bị dẫn
đến đây bởi tham ái, và chúng ta sẽ tồn tại ở đây cho đến khi
nào cái tham ái, ích kỷ của chúng ta được đoạn trừ.
.
Đối với người trí, kiếp sống mà chúng ta đang sống ở đây là một
cơ hội để loại bỏ cái gánh nặng mà chúng ta đã tích lũy trong
quá khứ; để loại trừ những tà hạnh, tà kiến của chúng ta; để
loại trừ những ý niệm sai lầm về sanh và tử; bỏ lại đằng sau tất
cả mọi sự và đặt chân lên trên con đường trung đạo.

Thứ ba: Chúng ta sẽ đi về đâu?

Trả lời: Chúng ta sẽ đi theo quả của những nhân chúng ta đã làm.
.
Những ai công việc (cần làm) chưa làm xong sẽ tiếp tục đi
loanh quanh trong vòng luân hồi và phải quay trở lại để làm
tiếp công việc ấy.
Những ai đi theo con đường trung đạo và đã hoàn tất những công việc (cần làm) của họ sẽ đạt đến Niết-bàn, sự diệt hoàn toàn của mọi khổ đau.
.
– Gỡ bỏ tấm mặt nạ vô minh là công việc (cần làm) của con người.
– Giữ thăng bằng giữa những pháp thế gian (được mất, hơn thua..)
 là con đường của Bậc Giác Ngộ.
.
Thưởng ngoạn cuộc đời nhưng không để bị vướng mắc trong
lối sống trần tục là pháp của đấng Thế Tôn.
Xuất ly cuộc sống trần tục để bước vào đời sống tâm linh cao quý
hơn là lời khuyên của Đức Phật. An trú trong Niết Bàn, thực tại,
thường hằng là cứu cánh miên trường cho người Phật tử.
.
Namo Buddhay

Như Nhiên –Thích Tánh Tuệ

Nếu Biết
Ngày Mai Đã Muộn Rồi!

Có thể ngày mai vẫn rất dài
Vẫn bình minh hẹn với sương mai
Một ngày vẫn sống trên trần thế
Chẳng chút chi ngờ chuyện đổi thay..
 
Vì thế ngày nay ở chốn này
Mới vừa mở mắt đã loay hoay
Ai đi mặc kệ, Ta còn sống!
Dệt tiếp buồn, vui.. với tháng ngày..
 
Cứ thể ngày qua vẫn cuộc đời
Gạo, tiền, cơm, áo..mãi lăn trôi
Tương lai hạnh phúc dài mơ mộng
Hiện tại tâm tình luôn vắng vui.
 
– Nếu biết ngày mai sẽ muộn màng
Ta còn đuổi bóng chạy miên man..
Hơn, thua, hờn, giận.. còn không nhỉ?
Ngồi thở mà nghe.. mộng đã tàn!?
 
Nếu biết ngày mai đã muộn rồi
Lời thương còn dấu lại trên môi?
Trăm năm bù lấp bằng chi nhỉ?
Chìm khuất thiên thu những bóng người..
 
Nếu biết ngày mai chạm bến bờ
Môi còn khất hẹn tiếng Nam Mô
– Lắng nghe lòng đất nghìn tâm sư..
Hối tiếc đường tu trót.. hững hờ…
.

Như Nhiên –Thích Tánh Tuệ

May 25, 2019

Kỷ niệm lần thứ 2.643
Bậc toàn giác xuất hiện giữa thế gian.

Nam Mô Lâm Tỳ Ni Viên Vô Ưu Thọ Hạ Thị Hiện Đản Sanh
Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Feb 5, 2019

… Xuân đã đến nguyện cầu cho thế giới
Một mùa xuân an lạc với thanh bình,
Niềm hạnh phúc theo nhau về trên lối
Người thương người, tươi đẹp kiếp nhân sinh .

Xuân đã đến nguyện cầu cho Đạo Pháp
Mãi rạng ngời , bất diệt giữa trần gian ,
Đạo kiên cố như Bồ Đề Đại Tháp
Mặc phong ba, biến đổi… cõi nhân hoàn .

Ngày xuân mới, gióng hồi chuông thức tỉnh
Kinh Từ Bi xin hát tặng muôn người.
Trên Pháp tọa Thế Tôn vừa xuất định
Ồ! hào quang bừng chiếu, rạng muôn nơi …

Kính chúc toàn chư Đạo hữu chùa Online và toàn thể gia quyến một mùa Xuân mới vô biên hạnh phúc, một năm mới vô lượng an lành trong hồng ân Tam Bảo. (*__*)

Tân Xuân Vạn Hạnh
With Metta

Như Nhiên
Sakya Tánh Tuệ

__(())__

Jan 17, 2019

Chư Thiên vấn Phật

Một thiên nhân đến với Phật trong hóa thân một người Bà la Môn, với vẻ mặt rạng rỡ và bộ trang phục trắng như tuyết.
Vị thiên nhân hỏi những câu mà Ðức Phật trả lời sau đây.

Thiên nhân hỏi:
– Thanh kiếm nào sắc bén nhất?
Chất độc nào tàn hại nhất?
Ngọn lửa nào dữ dội nhất?
Bóng đêm nào đen tối nhất?

– Ðức Phật trả lời:
Lời nói trong lúc giận dữ là thanh kiếm sắc bén nhất,
dục vọng là chất độc tàn hại nhất,
đam mê là ngọn lửa dữ dội nhất,
vô minh là bóng đêm đen tối nhất.

– Vị thiên nhân lại hỏi:
‘’Ai là người lợi lạc nhiều nhất?
Ai là người chịu thiệt thòi nhất?
Áo giáp nào không thể bị xuyên thủng?
Vũ khí nào lợi hại nhất?’’

– Ðức Phật trả lời:

– Người lợi lạc nhiều nhất là người đã cho đi nhiều, mà không thấy đã cho.Kẻ chịu thiệt thòi nhất là kẻ chỉ biết nhận một cách tham lam không chút biết ơn. Nhẫn nhục là áo giáp không xuyên thủng được, và trí tuệ là vũ khí lợi hại nhất.

– Vị Thiên nhân hỏi:
‘’Ai là kẻ trộm nguy hiểm nhất? Cái gì là kho tàng quý báu nhất?
Ai đã thành công trong việc chiếm đoạt bằng vũ lực không chỉ trên thế giới này, mà còn trên thiên giới? – Ðâu là nơi an toàn nhất để kho báu?’’

– Ðức Phật trả lời::
‘’Những tư tưởng xấu xa là kẻ trộm nguy hiểm nhất.
Ðức hạnh là kho tàng quý báu nhất. Tâm thức con người chiếm đoạt mọi sự không chỉ trên thế giới này, mà còn trên thiên giới. Đất Vô Sanh là nơi an toàn nhất để kho báu.’’

– Thiên nhân hỏi:
‘’Cái gì là hấp dẫn? Cái gì là ghê tởm?
Cái đau nào thống thiết nhất? Cái vui nào lớn nhất?’’

– Ðức Phật trả lời:
‘’Thiện là hấp dẫn, Ác là ghê tởm;
một lương tâm bị dầy vò là nỗi đau thống thiết nhất,
sự giải thoát là cái vui lớn nhất.’’

– Thiên nhân hỏi:
‘’Cái gì gây ra sự tàn phá trên thế giới?
Cái gì làm tình bạn tan vỡ?
Cơn sốt nào mãnh liệt nhất?
Ai là vị thầy thuốc giỏi nhất?’’

– Ðức Phật trả lời:
‘’Sự tăm tối, vô minh gây ra sự tàn phá trên thế giới.
Sự ganh tị và ích kỷ làm tình bạn tan vỡ.
Hận thù là cơn sốt mãnh liệt nhất,
và Pháp vương là vị thầy thuốc giỏi nhất.’’

– Vị thiên nhân lại hỏi:
‘’Bây giờ con chỉ còn một thắc mắc, xin Ðức Thế Tôn giải đáp cho. Cái gì mà không bị lửa đốt cháy, không bị nước làm mòn,
không bị gió làm đổ, mà lại có thể cải cách cả thế giới?’’

– Ðức Thế Tôn trả lời:

‘’Phước đức. Không có lửa nào, nước nào, gió nào có thể hủy diệt được phước đức của một việc thiện, và những phước đức đó cải cách cả thế giới.’’

(Trích Những lời Phật dạy – Mây Vô Danh dịch)
Namo Buddhaya
__(())__

Nguồn: TrangThơThíchTánhTuệ

Dec 17, 2018

Hình ảnh đức DaLai Lama viếng Bồ Đề Đạo Tràng Dec 17, 2018 – His Holiness the Dalai Lama Pilgrimage to the Mahabodhi Temple in Bodhgaya , December 17, 2018…..

Namo Buddhaya

__(())__

 Namo Buddhaya
__(())__

Nguồn: ThichTanhTue

Đại lễ trùng tụng Tam Tạng
Thánh điển Pali TIPITAKA

lần thứ 14- tại Bồ Đề Đạo Tràng

Ngày mai là ngày chính thức khai mạc Đại lễ trùng tụng Tam Tạng Thánh điển Pali và cúng dường trai phạn Liên hiệp quốc lần thứ 14- tại Bồ Đề Đạo Tràng. Năm nay Phật giáo Thái Lan đăng cai, hình ảnh các Sư Thái đang trang trí, tô điểm cho buổi lễ trọng đại diễn ra vào sáng mai 02 Dec 2018.

Chương trình đại lễ sẽ khai mạc vào ngày 02 tháng 12 và kết thúc vào ngày 12 tháng 12 năm 2018.

Cúi đầu đảnh lễ Từ Tôn
Nguyện cầu Phật Pháp trường tồn, vĩnh lưu…
Namo Buddhaya

Như Nhiên
TTT

Dec 2 – 2018

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Kính lạy Tăng Phước điền cao cả
Thừa Như Lai hoằng đạo thâm sâu
Đức thanh tịnh, hạnh vô cầu
Rạng ngời Tam học- Nêu cao gương lành..
Chúng con một dạ chí thành
Nghe lời huấn thị thực hành chánh chân ..

Namo Maha Sanghaya
__(())__

Kính chia sẻ cùng chư Tôn Đức, chư pháp lữ, và quí thiện hữu một số hình ảnh trong mùa TIPITAKA (Đại Tạng Kinh PaLi) khai hội tại Bồ Đề Đạo Tràng. Gồm có các nước Phật Giáo tham gia trùng tụng Đại Tạng như: Nepal, Sri-Lanka, Lao, Campuchia, ThaiLand, Myanmar, Việt Nam, Bangladesh, India, International …

Chương trình được khai mạc trang trọng vào ngày 2 Dec,
và cho đến ngày 12 Dec- 2018 là bế mạc.

Đây là lần thứ 14 trùng tụng TIPITAKA theo thông lệ hàng năm.
Nguyện cầu tiếng kinh này vang vọng đến ba ngàn thế giới khiến chúng sanh vạn loài thảy đều nghe ba nghiệp từ đó được thanh tịnh. Và xin nguyện cầu cho thế giới được hòa bình, muôn sinh an lạc.

Thành tâm CẢM NIỆM CÔNG ĐỨC và Tri Ân tất cả chư Phật tử,
thiện hữu đã hoan hỉ phát tâm lành gieo duyên và hộ trì chư Tăng trên xứ Phật.

Nguyện đem công đức này
Hướng về khắp tất cả
Đệ tử và chúng sanh
Đều trọn thành Phật đạo.
Sakya Tánh Tuệ

PS: Tinh thần Bố thí BaLaMật (Tam luân không tịch) là cao thượng nhất. Vì thế những hình ảnh này chỉ mang tính tường trình Phật sự cùng những vị ân nhân đã phát tâm.- Khi bạn khởi tâm tùy hỷ trước những thiện sự thì công đức của bạn được sánh bằng những người thực thi.

ANUMODANA !!

Namo Buddhaya
__(())__

Nguồn: TrangThơThíchTánhTuệ

Tiếng Chim hót tại Bồ Ðề Ðạo Tràng
Dec – 2012

Âm thanh của thiên nhiên trên Ðất Phật
Dec – 12 – 2012

Aug 29 – 2018

CHĂN BÔNG SƯỞI ẤM CHO CON NGƯỜI 
HAY CON NGƯỜI SƯỞI ẤM CHĂN BÔNG?

Trong một ng​​ôi chùa cũ nát, chú tiểu nhỏ chán nản thất vọng nói với lão hòa thượng: “Trong ngôi chùa nhỏ bé này chỉ có hai thầy trò chúng ta, lúc con đi xuống núi hóa duyên, mọi người đều là nói những lời ác ý về Sư phụ và con, còn thường xuyên gọi con là hòa thượng hoang”.

Tiểu hòa thượng nói tiếp: “Hôm nay con đi khất thực, trời lạnh như vậy mà không một ai mở cửa cho con, đến cơm bố thí cũng được ít. Chùa Bồ Đề chúng ta muốn là nơi hóa độ chúng sinh, tiếng chuông vang xa không ngớt như Sư Phụ nói, con e là không thể.”

Lão hòa thượng khoác lên mình chiếc áo cà sa không nói lời nào, chỉ nhắm mắt lại lẳng lặng nghe… Tiểu hòa thượng cứ nói và cằn nhằn liên miên….

Cuối cùng lão hòa thượng mở mắt và hỏi: “Bây giờ bên ngoài gió bấc thổi mạnh, lại có băng tuyết ngập trời, con có thấy lạnh không?”

Tiểu hòa thượng toàn thân run rẩy nói: “Dạ, con lạnh, hai chân con đều tê cóng cả rồi!”

Lão hòa thượng nói: “Vậy chi bằng chúng ta đi ngủ sớm thôi.”
Lão hòa thượng và tiểu hòa thượng tắt đèn và vào trong chăn ngủ.

Một lúc sau, lão hòa thượng hỏi: “Bây giờ con có thấy ấm không?”

Chú tiểu nhỏ trả lời: “Dạ kính bạch Sư phụ, đương nhiên là con thấy ấm rồi, giống như ngủ dưới ánh mặt trời vậy!”

Lão hòa thượng nói: “Khi nãy, chăn bông để ở trên giường là lạnh, thế nhưng khi có người nằm vào lại trở nên ấm áp. Con thử nói xem, là chăn bông sưởi ấm cho người hay là người sưởi ấm cho chăn bông đây?”

Tiểu hòa thượng nghe xong liền nở một nụ cười nói: “Dạ Sư phụ ơi, chăn bông làm sao có thể sưởi ấm cho người được, là do con người tỏa ra thân nhiệt làm chăn bông ấm lên đấy ạ”

Lão hòa thượng hỏi: “Chăn bông đã không cho chúng ta sự ấm áp lại còn cần chúng ta đi sưởi ấm nó, như thế thì chúng ta còn đắp chăn bông làm gì?”

Tiểu hòa thượng ngẫm nghĩ một lát rồi nói: “Dạ kính bạch Thầy, mặc dù chăn bông không sưởi ấm cho chúng ta, nhưng chăn bông dày có thể giữ lại hơi ấm của chúng ta, khiến cho chúng ta ngủ được thoải mái.”

Sau khi nghe chú tiểu nhỏ trả lời, lão hòa thượng miệng mỉm cười và bảo:

“Chúng ta là hòa thượng tụng kinh rung chuông, chẳng phải là giống người nằm dưới “chăn bông”? Còn những chúng sinh kia chẳng phải họ là một cái chăn bông dày đó sao? Chỉ cần chúng ta một lòng hướng thiện, thì chiếc “chăn bông” lạnh như băng ngoài kia cuối cùng cũng sẽ được chúng ta sưởi ấm. Lúc đó cái chăn bông ấy cũng sẽ giữ ấm lại cho chúng ta.

Tiểu hòa thượng nghe xong liền bừng tỉnh mà hiểu ra hết.
Bắt đầu từ ngày hôm sau, chú tiểu nhỏ ấy đều dậy rất sớm đi xuống núi hóa duyên. Tiểu hòa thượng cũng vẫn gặp phải những lời ác như trước đây. Thế nhưng tiểu hòa thượng trước sau gì đều giữ vững thái độ nho nhã và lễ độ đối xử với mọi người.

Mười năm sau…

Chùa Bồ Đề đã trở thành ngôi chùa có diện tích hơn mười km​ vu​ô​ng​​, có rất nhiều hòa thượng, khách hành hương tới lui không ngớt. Tiểu hòa thượng ngày nào cũng đã trở thành một vị Sư trụ trì lỗi lạc.

Kỳ thực trên thế giới này, chúng ta đều là người đang nằm trong chăn bông, người khác chính là “chăn bông” của chúng ta. Khi chúng ta dụng tâm đi sưởi ấm cho “chăn bông” thì một thời gian “chăn bông” cũng sẽ giữ ấm lại cho chúng ta.

Mối quan hệ giữa người và “chăn bông” là như vậy.

ST

Namo Buddhaya

__(())__
.

October 29 – 2017

Autumn ( sm 4a )

Tôi xin sống đời của nắng
Nắng hong khô mọi não phiền
Để nghe tâm hồn phẳng lặng
Giữa đời giông bão triền miên..

Tôi xin sống đời của mưa
Mưa qua bao vùng đất rộng
Một giọt cuối còn đong đưa
Cũng tan.. cho mềm cõi sống.
.

Tôi xin làm cơn gió lộng
Xua tan nóng bức trưa hè
Hương cau thoảng kề giấc mộng,
Tóc vờn bay mát chiều quê..

Tôi mơ thành dòng sông nhỏ
Thả những nỗi niềm trôi đi
Vẳng nghe đôi bờ lá cỏ
Vui, buồn.. giữ lại làm chi!
.

Và tôi nguyện làm mặt đất
Chấp nhận này rác, này hoa
Hận thù hay lời ngọt mật..
Cũng thấy đâu gì khác xa!

– Tôi chỉ là áng mây qua
Giữa trần gian nằm mộng mị
Mây chẳng có nơi làm nhà
Để vấn vương hồn vạn kỷ.

Autumn 2017 -- sm1 --

Phiêu du…tôi vào cõi Ý
Rồi trở về trong phút giây
Cái Biết sáng ngời muôn thuở
Dù đời lúc tỉnh, khi say…

Như Nhiên
Thích Tánh Tuệ

June 30 – 2017

Buông Bỏ

TRIẾT LÝ CỦA PHẬT KHÔNG PHẢI CHỈ MÊNH MÔNG NHƯ BIỂN CẢ MÀ VÔ CÙNG, VÔ BIÊN NHƯ VŨ TRỤ CÀN KHÔN, NHIỀU NGƯỜI CHỈ ĐỌC QUA MỘT VÀI BÀI LÝ THUYẾT CỦA PHẬT GIÁO RỒI KHÔNG HIỂU HẾT Ý SÂU RỘNG, RỒI VỘI VÀNG KẾT LUẬN THEO CÁCH THIỂN Ý CỦA RIÊNG MÌNH, HOẶC CHO PHẬT GIÁO LÀ TIÊU CỰC …vv…v – BÀI VIẾT DƯỚI ĐÂY GIẢI TỎA PHẦN NÀO ĐIỀU ĐÓ QUA Ý NIỆM ‘BUÔNG’ CỦA PHẬT HỌC ….

Chúng ta thường nghĩ tu hành là phải buông bỏ hết thảy mọi thứ. Điều này hẳn làm cho nhiều người lo lắng vì nếu ai cũng như vậy thì có lẽ thế giới sẽ sụp đổ mất. Và vị đệ tử dưới đây đã đem thắc mắc ấy tới hỏi sư phụ của mình…

Đệ tử: “Thưa thầy đạo Phật khuyên người ta buông bỏ, cái gì cũng buông, buông bỏ hết mọi thứ đúng không?”

Sư phụ: “Không đúng”.

Đệ tử̉: “Vậy tại sao thường hay nói buông bỏ tất cả”.

Sư phụ: “Buông bỏ tất cả để làm gì?”

Đệ tử: “Đúng thế, đệ tử cũng thấy rất e ngại! Cảm giác Phật Pháp khiến người ta có cái nhìn theo xu hướng tiêu cực. Có một vài người hỏi đệ tử: Nếu tất cả đều đặt xuống và buông bỏ hết, vậy tiền từ đâu mà có? Quần áo và thực phẩm từ đâu ra? Đều không lao động làm việc gì hết. Vậy thì thế giới này không phải là sụp đổ rồi sao?”

Sư phụ: “Mọi sự đều buông bỏ hết sẽ dẫn đến sụp đổ, cái gì cũng không buông bỏ thì cũng sụp đổ”.

Đệ tử: “Như vậy phải làm thế nào?”

Sư phụ: “Thay thế và hoán đổi”.

Đệ tử: “Xin thỉnh Sư phụ minh thị chỉ rõ cho con”.

Sư phụ: “Con có thể khiến người ăn mày cam tâm tình nguyện buông bỏ chấp mê vào những đồng tiền đang nắm chặt trong tay họ không?”

Đệ tử: “Không buông bỏ, họ ôm giữ chặt”.

Sư phụ: “Con có thể dùng hòn sỏi đổi số tiền trong tay người ăn mày không?”

Đệ tử: “Không được”.

Sư phụ: “Tại sao vậy?”

Đệ tử: “Vì tiền đáng giá hơn”.

Sư phụ: “Vậy nếu dùng vàng để đổi thì sao?”.

Đệ tử: “Thế thì được”.

Sư phụ: “Tại sao?”

Đệ tử: “Vì vàng đáng giá hơn”.

Sư phụ: “Vì thế, cách buông bỏ đơn giản nhất chính là hoán đổi. Nguyên nhân khiến người ta buông bỏ không được là vì không giành được thứ tốt hơn. Khi dùng thức ăn chay thay cho thức ăn mặn, con sẽ buông bỏ được con dao giết mổ.

Dùng bố thí thay cho đòi hỏi, yêu sách con sẽ buông bỏ được tham lam. Dùng tín ngưỡng thay cho trống rỗng con sẽ buông bỏ được lạnh lẽo cô đơn.

Dùng trí tuệ thay cho ngu dốt, si mê con sẽ buông bỏ được chấp mê. Dùng chính niệm thay cho tạp niệm, con sẽ buông bỏ được vọng niệm.

Dùng tùy hỷ, hảo tâm thay cho tật đố, con sẽ buông bỏ được ưu phiền.

Dùng nhẫn nhục thay cho oán giận, báo oán con sẽ buông bỏ được sân hận, hận thù.

Dùng từ ái thay cho tham ái, con sẽ buông bỏ được tâm bệnh.

Không hiểu được vấn đề bắt đầu khởi lên từ đâu sẽ không minh bạch biết rõ để buông bỏ. Muốn buông bỏ được gì đó, đầu tiên cần hiểu được là nó bắt đầu khởi lên từ đâu. Tu hành không phải là buông bỏ, mà là để hiểu được lẽ hoán đổi”.

Internet Source

May 15 – 2017

KÍNH MỪNG PHẬT ĐẢN SANH
Phật Lịch 2561 
Tây Lịch 2017

Vô Ưu tưng bừng nở, mừng đón Phật ra đời

Rằm tháng Tư rực rỡ, vừa nắng rạng ban mai

Giáng Trần đi bảy bước, từng bước nở hoa sen

Pháp giới đã lên đèn, phá tan màn tăm tối

  Mười phương như mở hội, ba cõi đều hoan ca

Hướng về cõi Ta Bà, mừng Thế Tôn giáng thế

Kính nguyện mùa lễ Phật đản thật nhiều an lành !

ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN
NHIÊN LIỆU THẮP SÁNG NIỀM TIN

Thích Tâm Mãn

Đức Thích Tôn xuống phàm trần vì một niềm tin không gì lay chuyển nổi, vì Ngài tin rằng hết thảy chúng sanh đều có Phật tánh và đầy đủ tất cả các tính năng có thể thành Phật, chỉ cần có người khai đạo thì tính năng thành Phật ấy lập tức thành tựu và một vị Phật trong tương lai bắt đầu cuộc hành trình tìm lại cội nguồn của chính mình, từng bước lấy lại những khả năng thành Phật của mình đã đánh mất, tự mình hoàn thiện, cụ túc các duyên thành Vô Thượng Giác, cho nên trong Kinh Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa Phật dạy: “Đức Phật ra đời vì một nhân duyên lớn, đó là khai thị chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến”.

Ngày Đức Thích Tôn từ Thiên cung phát tâm xuống phàm trần để hóa độ chúng sanh, cũng là ngày trần gian có thêm một ánh sáng, ánh sáng chân lý, từ khế kinh do Đức Phật nói, thứ ánh sáng khác thường không phải phát ra từ mặt trời hay mặt trăng hay muôn ngàn vì sao trong vũ trụ, cũng chẳng phải lung linh huyền ảo từ những ngọn nến do con người thắp lên, khi ánh dương cuối cùng đã tắt.v.v…tất cả những thứ ánh sáng đó hoặc là của tự nhiên, hoặc do con người chế tạo, đều nằm trong sự lẫn quẫn của vô thường có không, còn mất.

Ánh sáng chân lý, là ánh sáng của sự thật, ánh sáng bất diệt, cho nên trong Kinh Dược Sư Tôn Giả A Nan nói:” Bạch Đức Thế Tôn, đối với khế kinh của Như Lai nói không bao giờ con sanh tâm nghi hoặc. Tại sao? Vì những nghiệp thân, khẩu, ý của các Đức Như Lai đều thanh tịnh. Bạch Đức Thế Tôn, mặt trời mặt trăng có thể rơi xuống, núi Diệu Cao có thể lay động, nhưng những lời của chư Phật nói ra không bao giờ sai được.”.

Niềm tin ánh sáng của Đạo Phật do Đức Thích Tôn đem đến nhân gian hơn 2500 năm, ánh sáng ấy mỗi ngày một rực rỡ. Từ lưu vực sông Hằng vượt dãy Hy Ma Ly A chiếu vào Đông Độ tạo thành hình dáng của Bắc Truyền Phật Giáo tỏa rạng Đông phương. Từ Nam Thiên Trúc theo dòng chảy của các dòng sông tạo nên Văn Hóa Nam Truyền Phật Giáo Nguyên Thủy, gìn giữ cốt lõi của Phật Đà từ thủa sơ khai. Ẩn mình trong núi cao, hòa quyện vào tuyết trắng, Mật Giáo Đại thừa tương ưng thế pháp, chuyển Phật thần thông, nói rõ diệu ý Tam Thân, tán thán chơn ngôn thật dụng.

.
Ánh sáng chân lý từ một thành ba, ứng với Pháp thân, Báo thân, thiên bá ức hóa thân Phật. Từ Thanh Văn thừa đến Bồ Tát Thừa, rốt ráo vẫn là Phật Thừa, ngụ ý tuy ba nhưng chỉ một, niềm tin về giác ngộ giải thoát, thành Phật đều không sai khác, cho nên Nguyên Thủy Phật Giáo, Bắc Truyền Phật Giáo hay Mật Tông Phật Giáo cũng chỉ là ứng cơ hành giáo, tùy duyên hóa độ của Đạo Phật ở cỏi nhân gian.

.
Từ nguồn Ánh sáng sau hơn 2500 năm phân chia phát triển, đến giữa thế kỷ 20, ba nguồn ánh sáng chơn lý này hợp sức, đem chân lý của Đức Phật đến với văn hóa Phương Tây, tạo thành một động lực, một ý thức mới trong sự nhìn nhận về con người, cuộc sống, xã hội và thiên nhiên. Trong sự tỉnh giác Đạo Phật, Thiền và Tịnh được người Phương Tây đón nhận, trong nguyên tắc tự độ, độ tha Phật Giáo làm dấy lên phong trào tự mình thắp đuốc lên mà đi, Mật Giáo Chân ngôn thể hiện cốt cách Như Lai chân thật ngữ, dẫn dắt con người từ những điều bí mật hiểu thấu tự nhiên, từ thế giới siêu nhiên trở về hiện tại, từ những khả năng siêu phàm vốn có của con người được chứng thật trong mỗi hành vi.

Không phải là chân lý nếu điều đó được giải thích mập mờ, không phải là chân thật khi phải mượn một danh từ không ai có thể hiểu được để cho qua. Chân Lý do Đức Phật nói, không có hai điều này, và cũng chưa có điều gì mà Đức Phật không dùng sự thật để chứng minh. Vì vậy tất cả mọi người đối với lời nói của Đức Phật chỉ có: đã chứng minh được, hoặc đang chứng minh hoặc chưa đủ điều kiện và sự hiểu biết để chứng minh, cho nên chân lý của Phật Đà đạt đến vô quái ngại.

Trong văn hóa xã hội Phương Tây từ khi tiếp xúc với giáo lý Đạo Phật lại có một lối nhìn mới, lối nhìn của chính tự thân mình, không phải dựa dẫm vào một ai khác. Tự mình phải chịu trách nhiệm với những suy nghĩ và hành động của mình và cũng không ai có đủ tự tin và quyền lực để chịu thế cho mình. Vì vậy trong Qui Sơn Cảnh Sách có dạy phải thâm tín giáo lý Nhân Quả: “Giả sử bá thiên kiếp, sở tác nghiệp bất vong, nhơn duyên hội ngộ thời, quả báo hoàn tự thọ” giả sử dù cho trăm ngàn kiếp trước, nếu tạo các nghiệp báo đều không có mất, đến một ngày nào đó hội đủ các nhân duyên, thì tự mình phải thọ quả báo mà mình đã tạo nên.

Thế giới bước vào kỷ nguyên hiện đại, trí tuệ con người tiến lên hầu như không ngừng, sự phát triển của khoa học công nghệ, hình như có thể bước vào và giải thích hết thảy hiện tượng của thể gian và con người, thế nhưng tất cả các pháp mà Phật đã nói ra không có một pháp nào đi ngược lại khoa học, đã có những điều mà Đức Phật đã chứng minh trước khoa học hơn 2000 năm. Điều này càng chứng minh cho chúng ta thấy Giáo Lý của Đức Phật là “Chân Thật Ngữ” và niềm tin của chúng ta là có căn cứ, không phải tin một cách mù quán và vô căn cứ.

Khi loài người phát hiện và khai thác được nhiên liệu hóa thạch, thế giới như ngày một thăng hoa, hầu như tất cả nhu cầu cần thiết của con người đều được chể tạo từ sự trực tiếp hoặc gián tiếp của nhiên liệu hóa thạch mà có, dần dần con người bị lệ thuộc và thứ nhiên liệu này. Đã nói có nhiên liệu hóa thạch thì cộng theo nó là số lượng có hạn chứ không phải vô hạn, cho nên số lượng nhiên liệu cạn dần mà nhu cầu thì một nâng cao, tạo ra sự mất cân bằng, cạnh tranh bắt đầu xảy ra, chiến tranh nổi dậy, tất cả các nền kinh tế lớn nhỏ trên thế giới đều bị ảnh hưởng nặng nề bởi sự lên xuống của giá dầu, điều đau đầu nhất là sự ô nhiễm nặng nề tạo nên sự biến đổi khí hậu, tạo nên hiểm họa sống còn của trái đất. Đến lúc này con người mới bắt đầu có ý thức qua lại với thiên nhiên và nghiên cứu đi tìm những nhiên liệu sạch để cứu trái đất, và giúp loài người thoát khỏi diệt vong.

Nhiên liệu để thắp sáng chân lý của Đạo Phật, làm cho ánh sáng đó được tỏa rộng ra khắp nơi, đem lợi lạc đến cho muôn loài. Nhiên liệu đó chính là sự kết tinh giữa niềm tin về Đức Phật, ứng dụng khế cơ khế lý chân lý Phật Đà và quá trình tu trì của lịch đại Tổ sư Nam truyền Bắc tiến, tuyết lãnh cao sơn, cộng với văn hóa, tín ngưỡng triết lý của ba địa vực có Phật Giáo lưu truyền.

Chúng ta những con người nối tiếp dòng họ Thích “Truyền Đăng Tục Diệm” chúng ta đang dùng những nhiên liệu gì để thắp sáng ngọn đèn chân lý, dùng những kỷ thuật gì để gìn giữ cho ngọn đèn trí tuệ của Phật, không bị tắt trước phong ba bão tố, cũng như những mưu mô không tốt của cuộc đời, đây là một nhiệm vụ hết sức quan trọng của tất cả những ai tự coi mình là con của Phật.

Phật dạy: “Không ai có thể hại chết Sư Tử được, chỉ có trùng trong mình Sư Tử mới có thể hại chết Sư tử mà thôi”, cũng như vậy thế giới loài người đã bắt đầu đi tìm những nhiên liệu sạch để thay thế cho nhiên liệu hóa thạch để cứu lấy trái đất, còn chúng ta thì sao? đừng quá say đắm với những gì mình đang có, đừng quá tự hào về những thành quả ngày nay đã đạt được, vì tất cả những gì có của ngày hôm nay đều dùng nhiên liệu thanh tịnh của liệt vị tiền bối Tổ sư mà có chứ thực chất đâu phải chúng ta tạo nên.

Đức Phật dạy “Tham sân si” là ba thứ độc, chúng ta nên cẩn thận khi dùng, hoặc quá lạm dụng những chất này, vì loại nguyên liệu này sẽ tạo ra hậu quả khó lường của mai sau. Chúng ta không phải cần đi tìm nguyên liệu sạch để thay thế, vì Phật đã chuẩn bị cho chúng ta rồi, đó là hợp chất của “Giới Định Huệ”, đây là nguyên liệu sạch nhất trong tất cả mọi nguyện liệu. Vì sao gọi là nguyên liệu sạch? vì khi dùng, người dùng không phiền não còn đem an lạc đến cho người khác, Phật dạy: “Tự lợi lợi tha” nếu như chúng ta dùng nguyên liệu này để gìn giữ và thắp sáng niềm tin của mọi người đối với Phật, thì tin chắc rằng ánh sáng này vĩnh viễn rạng chiếu nhân gian, chiếu phá hết thảy vô minh và ác độc.

Lễ Phật Đản lại về với tất cả người con Phật, một lần nữa ý nghĩa và niềm tin của Đức Phật đối với chúng ta lại được thắp sáng, chúng ta đã thật sự tin vào chúng ta có khả năng thành Phật như Phật đã tin vào chúng ta hay chưa? chúng ta đã nhận ra nguyên liệu nào dùng để thắp sáng niềm tin ấy, và ánh sáng chân lý nào dẫn dắt chúng ta đến ngày thành Phật. Vì vậy ngày Phật đản sanh là ngày chúng ta có nhiều thêm những quyết tâm học Phật và thành Phật, ngày chúng ta thêm nhiều hiểu biết và chất liệu để tạo nên Phật vị, và cũng là ngày chúng ta phát nguyện tạo ra những chất liệu thanh tịnh, để thắp sáng mãi ánh sáng Phật Pháp ở thế gian.

Nguồn: thuvienhoasen

Ðại Lễ Vu Lan 2018
tại Tịnh Xá Ngọc Phước Portland, Oregon

Trong không khí hân hoan và hiếu kính của người con Phật hướng về mùa báo hiếu. Vào sáng ngày 26 tháng 8 năm Mậu Tuất, Tịnh Xá Ngọc Phước tại thành phố Portland dưới sự chứng minh của quý Chư Tôn Đức Tăng Ni và quý Phật Tử khắp nơi về tham dự, Sư Cô Thích Nữ Liên Như trụ trì Tịnh Xá Ngọc Phước và Phật tử đã long trọng cử hành Đại lễ Vu Lan Báo Hiếu – Bông hồng cài áo Phật lịch 2562 – Dương lịch 2018.

Dưới đây là những hình ảnh ghi nhận Đại lễ Vu Lan tại Tịnh Xá Ngọc Phước thành phố Portland, Oregon:
.

Cho Dù đếm được cát sông
Vẫn không đếm được tấm lòng Mẹ Cha
Dù cho năm tháng đi qua
Vẫn không đo được bao la nghĩa tình …
Cúi đầu thâm tạ thân sinh
VuLan thầm lặng nhắc mình Hiếu Tâm…

Như Nhiên

Trong buổi lễ, đại chúng đã cùng nhau ôn lại những tình cảm thiêng liêng cao quý của 2 đấng sinh thành, cùng lắng nghe những lời hoài niệm và cùng tỏ lòng tri ân đến cha và mẹ.


August 26, 2018

March 28 – 2017

trong sáng mới là tự nhiên

Đôi khi người ta thối lui trên con đường tu tập vì họ sợ rằng sự tu tập sẽ làm mất đi lòng say mê (passion) và sự tự nhiên (spontaneity) trong cuộc sống của họ. Họ thắc mắc không hiểu rằng tỉnh giác và tự nhiên, hai đức tánh ấy có tương hợp với nhau không, hay là cái này sẽ tiêu diệt cái kia. Câu hỏi đó rất là lý thú bởi vì nó cho ta thấy một sự hiểu lầm về tính tự nhiên của tập quán, thói quen, mà theo tôi thì nó chẳng tự nhiên một chút nào hết.

Chúng ta thường quan niệm rằng hễ những hành động nào mà vô ý tứ, không sửa soạn trước thì mới là chân thật tự nhiên, nhiều khi ta còn cho rằng như vậy chúng mới được tinh nguyên. Nhưng sự thật có phải là như vậy không? Vì rất có thể chúng chỉ là những hành động bị nô lệ vào các phản ứng có điều kiện mà thôi.

Bạn nghĩ xem, một tâm chân thật, rộng lớn và tự nhiên có khi nào lại tạo nên những hành động như vậy không? Có thể là đôi khi. Nhưng phần nhiều thì tất cả những tập quán, thói quen lâu đời của tham dục, giận dữ, sợ hãi và si mê đều khiến chúng ta hành động thiếu suy nghĩ như thế. Và chúng ta lại gọi đó là chân thật và tự nhiên. Biết bao nhiêu lần bạn chợt ý thức được mình đang làm một việc gì đó, mà không hề nhớ là mình đã bắt đầu lúc nào. Đó đâu phải là một sự tự nhiên! Chúng là những hành động máy móc, cũng giống như là một người mộng du vậy.

Tính tự nhiên chân thật sẽ tự biểu lộ ra một cách rất rõ rệt trong sự tu tập của ta. Vì nó là bản tính tự nhiên của mọi hiện tượng, của pháp, của mọi tiến trình trong sự sống. Khi ta có được một năng lượng của chánnh niệm và tỉnh giác rồi, ta sẽ bắt đầu kinh nghiệm được một quá trình diễn biến mau lẹ, không ngừng nghỉ của mọi hiện tượng, tự sinh lên rồi tự diệt đi.

Khi ta đang ngồi thiền và có một tư tưởng xuất hiện. Ta có mời nó đến không? Đôi khi cũng có thể, nhưng phần lớn thì tư tưởng tự chúng đến và đi mà chẳng cần ai mời gọi hết. Cảm giác khởi lên, âm thanh xuất hiện. Khi ta càng thấy rõ được tiến trình thực tại sống của mình bao nhiêu, những diễn biến của thân tâm, ta sẽ càng cảm nhận được sự nhiệm mầu của nó bấy nhiêu.

Nhịp điệu này của sự sống, của thực tại là một phước báu rất lớn. Nó là một bài nhạc tuyệt vời của những hiện tượng đồng xướng ca lên. Đây mới chính là  cái ý nghĩa chân thật, sâu xa của sự tự nhiên, và đó cũng chính là tự tánh của chúng ta. Bạn hãy chiêm nghiệm điều tôi nói đi, sự tự nhiên ấy nó khác biệt với những hành vi máy móc có điều kiện kia biết là bao nhiêu.

Hiểu theo nghĩa này thì sự trong sáng và tỉnh thức mới chính thật là chìa khoá của tính tự nhiên. Và chánh niệm là một phương tiện giúp chúng ta tiếp xúc được với sự tiếp nối tự nhiên liên tục trong tiến trình vận hành của mọi hiện tượng.

Trích trong “Kinh Nghiệm Thiền Quán”
Nguyễn Duy Nhiên

Nguồn: Nguyễn Duy Nhiên’s blog

March 17 – 2017

Kính mừng ngày Khánh Đản
BỒ TÁT QUÁN THẾ ÂM 19/2/Đinh Dậu

 Quán Âm Linh Cảm Chơn Ngôn

Án
ma ni bác di hồng
ma hắt nghê nha nạp
tích đô đặt ba đạt
tích đặt ta nạp
vi đạt rị cát
tát nhi cáng nhi tháp
bốc rị tất tháp cát nạp
bổ ra nạp
nạp bốc rị
thưu thất ban nạp
nại ma lô kiết
thuyết ra da
tá ha.

March 4 – 2017

HÃY SỐNG NHƯ MỘT BÔNG HOA!

Đời người như hoa nở,
kiếp hoa đôi khi thật giống kiếp người,
một số kiếp không được đo bằng thời gian mà bằng giá trị sống. 

Mọi sự khởi đầu khi hạt giống được gieo trên đất. 

Dù muốn dù không, bạn cũng có mặt trên đời. Rồi như hạt giống ngày càng lún sâu, bám chặt đất như nền tảng, hấp thụ tinh hoa; con người cũng cắm sâu trong cội nguồn, trong một không gian và thời gian nhất định, tiếp thu văn hóa và truyền thống, lớn lên với tất cả những gì thân quen bao bọc, đất không là đất lạ, đời cũng không xa lạ với người.

Trong lòng đất hạt giống âm thầm mọc, từ tối tăm vươn ra ánh sáng, đẩy bao chướng ngại, bao gò bó chật hẹp để góp mặt với đời. Nó ngỡ ngàng khám phá ra thế giới chung quanh và bầu trời rộng lớn, thấy rõ tầm vóc bé nhỏ, yếu đuối và giới hạn của mình, nhưng vẫn tin tưởng vì có niềm hi vọng và sức sống bên trong, luôn luôn thôi thúc mình triển nở, cho tới ngày thành đạt khai hoa.

Cây trước lúc đơm hoa, còn chịu bao cắt tỉa đớn đau để nên hoàn thiện, nhận lãnh sự bổ sung của bao phân tro, nước tưới để vươn cao và đứng thẳng trong đời.

Con người cũng vậy: nhờ giáo dục của gia đình, học đường và xã hội, cùng nỗ lực bản thân, bạn đã loại bỏ bao nết xấu, cắt tỉa bao cá tính gây phiền toái, chặt đi bao vướng bận thừa thãi, bao lo toan vụn vặt để sống thành toàn. Bạn cần cả những câu khen ngợi lẫn những lời phê bình chỉ trích đúng đắn để lớn lên, bạn cần gió lay để biết mình đang đứng vững và cố cắm sâu hơn trong đất sống, bạn cần ngày nắng để sống cứng cát và cũng cần đêm về để nghỉ ngơi lại sức. Bạn cần gia đình, bạn bè bên cạnh để nương tựa trong mưa gió cuộc đời. Vào một buổi sáng đẹp trời nào đó, bạn đã là một bông hoa.

Bông hoa sống rất tự nhiên, nó mở lòng đón nhận tất cả : 

sương mai, ánh nắng, gió xuân, mưa lũ, và cả đêm đen; không tham lam, không kiểu cách, không phàn nàn, không hãi sợ. Với tất cả vẻ đẹp duyên dáng, bông hoa biết mình hiện diện là hiện diện cho đời. Người ta dùng hoa làm ngôn ngữ trong niềm vui cũng như trong nỗi buồn, nói lên tâm hồn, ý nghĩ :

Hoa hồng biểu tượng cho tình yêu, hoa huệ tượng trưng cho sự khiết tịnh, hoa sim tím nhắc đến lòng chung thuỷ….Nếu bạn sống như một bông hoa, bạn thật có ý nghĩa đối với người khác, đem lại niềm vui, sự an ủi, nâng đỡ người khác. Bông hoa thấy mình giá trị vì đã làm cho đời có giá trị : dấu chỉ tình yêu, tình thân thiện, nét thẩm mỹ…. Bông hoa nào còn muốn gì hơn ?


Cùng tươi nở trong một khu vườn, mỗi bông hoa có một vẻ đẹp, một hương thơm, nên không so sánh mình với những bông hoa khác
 : hoa hồng không ganh tị với màu vàng rực rỡ của hoa cúc, hoa dạ lý không khoe mình ngát thơm hơn hương của hoa quỳnh. Chúng dễ chung sống với nhau vì chấp nhận đứng bên cạnh nhau, vì biết mình có thể bổ túc cho nhau để vườn hoa là vườn hoa muôn sắc. Vườn hoa càng lớn, càng nhiều loại hoa, thì như càng đẹp và càng nhiều khách muốn ngắm nhìn. Kìa những hội hoa xuân với muôn hồng nghìn tía, bạn muốn là bông hoa lẻ loi một mình hay thấy cần phải dấn thân trong ngày lễ hội chung ?

Bông hoa nở rộ thật vô tư, chẳng bao giờ kênh kiệu khất lần, hay hờn dỗi để mãi khép kín. 

Rồi khi đã tươi nở, hoa không quan tâm đến việc được nâng niu, nhìn ngắm hay không. Và nhỡ ra có bị bóp nát, hoa vẫn toả hương thơm trên tay người đã vò xé mình. Bông hoa như  không biết đến giận dữ, trả thù, cho dù có bị thiệt thòi cũng vẫn hành động theo hướng tích cực. Bạn cũng vậy, tôi không biết có bao nhiêu khinh thường đã làm bạn tủi hổ, bao nhiêu bất công mà bạn đã âm thầm gánh chịu, có bao nhiêu nước mắt bạn đã đổ ra trong đau khổ, có bao oan ức đắng cay mà bạn đã phải cắn chặt môi… Nhưng tôi có thể biết được sự hiện diện và tấm lòng quảng đại của bạn khi cảm được hương thơm. Dù sao, những vấp ngã đã làm bạn thêm vững bước, những mất mát làm bạn thêm quý những gì đang có, những đau buồn làm bạn thêm trân trọng giữ gìn niềm vui dù nhỏ bé nhất, những thử thách rèn bạn thêm kiên nghị, những xúc phạm dạy bạn tập tha thứ, những thù ghét mời gọi bạn sống yêu thương. Chẳng có gì làm khó được bạn giữa một cuộc đời đang cần những con người chân chính như bạn, những bông hoa dám sống để toả hương thơm cho người.

Đời người như hoa nở, kiếp hoa đôi khi thật giống kiếp người, một số kiếp không được đo bằng thời gian mà bằng giá trị sống. 

Bông hoa kia dù biết sẽ “sớm nở tối tàn “vẫn cứ ngang nhiên tươi nở, trao tặng vẻ đẹp và hương thơm, được ngần nào thì hay ngần nấy, với tất cả khả năng và sức lực của mình. Bạn cũng vậy, hãy cống hiến cho đời tất cả những gì bạn có với tấm lòng yêu thương. Trên đất sống của mình, hãy cho những người chung quanh những điều tốt đẹp nhất. Cuộc sống sẽ dễ chịu biết bao khi có nhiều hoa đẹp tỏa hương thơm, khi có những người quyết sống như những bông hoa trong vườn hoa muôn sắc mầu của nhân loại, để trao ban cho thế giới những giá trị nhân bản huy hoàng.

Sưu tầm

Feb 4 – 2017

Sống trọn vẹn trong giây phút hiện tại

Theo tác giả Jospetua,

…. Người sống trọn giây phút hiện tại, sống khoảnh khắc này tới khoảnh khắc khác không có thời gian, bởi người sống được như vậy không thể bị quá khứ hay tương lai chi phối, và làm hoen ố.

Quá khứ thường làm chúng ta một là hối hận, hai là tự hào. Kẻ hối hận với quá khứ thì thường cố sống để không mắc lại sai phạm. Họ bị ám ảnh với quá khứ nên họ không sống trong hiện tại, mà chỉ là chạy trốn quá khứ.

Kẻ tự hào về quá khứ thì thường níu giữ lại, cố tái hiện nó ở hiện tại, bóp méo hiện tại thành quá khứ. Người này cũng không sống giây phút hiện tại, họ chỉ cố làm cho hiện tại thành quá khứ mà thôi.

Tương lai của tôi sẽ thế nào? Tôi nghĩ đây là câu hỏi ngu ngốc và buồn cười nhất. Tại sao ư? Bạn có biết đến khi nào mới đến cái mốc gọi là tương lai? 10 năm? 20 năm? Hay 30 năm sau? Cứ cho đến cái thời gian bạn cho là tương lai đó đi, thì chính ngay giây phút đó bạn cũng sẽ tự đặt cho mình câu hỏi tương tự của 10, 20, 30 năm về trước. Tương lai của tôi sẽ như thế nào? Chúng ta lo sợ, nghĩ về tương lai như kẻ chạy đua với thời gian, mà quên mất rằng thời gian chính là cuộc sống của mình. Mà cuộc sống của mỗi người thì có giới hạn, bởi đến một lúc nào đó thì nó cũng phải đi đến hồi kết.

Lãng phí năng lượng lo cho tương lai, khiến chúng ta giam hãm mình vào những quy tắc mà mình nghĩ nó mang lại thành công. Chúng ta cứ ngong ngóng nghĩ về tương lai, nên bỏ quên mất hiên tại. Hiện tại là gì nếu không là cái đẹp trước mắt, sự mới lạ trong những sự việc nhỏ, niềm vui trong từng khoảnh khắc. Sống hiện tại như vậy chỉ có thể ở những con người tự do, tự do khỏi những nỗi sợ, những giáo điều, những thành kiến, những phán xét dựa trên chuẩn mực đạo đức, và hơn hết là tự do khỏi những toan tính tương lai. Một con người như vậy như gió, như mây, như chiếc lá, như tiếng chim hót, sống liên kết với hiện tại mà không bị bóp méo bởi bất kỳ điều gì.

Tự do chắc chắn là điều quan trọng nhất, quý giá nhất. Nhưng đừng nhầm lẫn nó là kết quả của tranh đấu, của nỗ lực, của bứt phá. Bởi nếu nó là kết quả của một điều gì đó thì nó phải là của tương lai, và cũng chỉ là một sản phẩm không hơn không kém. Tự do ở trong bạn, tự do ở xung quanh bạn, ở đó bên bạn từng giây phút. Tự do là bạn khi bạn sống trọn vẹn giây phút hiện tại. Không ai cướp đi tự do của bạn, bạn chỉ không nhận ra được tự do khi phải sống trong sợ hãi, thành kiến và những giáo điều…

Bạn chỉ cần sống, sống như thể giây phút nào cũng quý giá. Khi bạn hiểu ra được điều này, trân trọng giây phút hiện tại, không cố tái hiện quá khứ, các giáo điều vào từng khoảnh khắc cuộc sống, bạn sẽ biết tự do trong hiện tại luôn có vẻ đẹp lạ kỳ, luôn luôn mới. Đẹp là yêu, yêu không theo kiểu lo sợ bị bỏ rơi, không theo kiểu vì cần, nhớ nhung, hay vì tốt, vì họ đẹp. Yêu này không gọi tên được, nhưng luôn luôn là tình yêu của chân thật và rất nhiệm mầu..

(Sưu tầm)

Tự chữa lành vết thương tâm hồn
Thích Minh Niệm 2017


Uploaded by Sư Minh Niệm

(Bài Thơ của Thầy )

Tùy thuận theo hoàn cảnh
Không buộc theo ý mình
Giữ tâm không giữ cảnh
Tâm bình cảnh sẽ bình

Không theo đuổi cảm xúc
Luôn nhìn lại chính mình
Đã thương thì phải hiểu
Mới vẹn nghĩa trọn tình

Mỉm cười nhìn đóa hoa
Lòng nghi ngờ tan vỡ
Hạnh phúc ở đây rồi
Dại khờ tìm muôn thuở

Xin có mặt cho người
Bằng tất cả trong tôi
Phút giây này tỉnh thức
Với ân tình chưa nguôi

Cơn giận cũng vô thường
Nắng bừng vỡ màn sương
Mời lên tâm tỉnh thức
Càng nhìn lại càng thương

Xin nắng về nơi đó
Hoa vẫn nở điềm nhiên
Đời không thôi khốn khó
Gửi nhau chút bình yên

Xin được làm chính khách
Tự tại giữa cuộc đời
Thuyền xưa không bến đỗ
Vẫn một mình êm trôi.

Chỉ Cảm Nhận Mà Không Cần Suy Nghĩ
Thích Minh Niệm

Uploaded by Trúc Ðào

Ban mai Jan 28 – 2017,

Hình dạng của áng mây hồng ban mai ngày mùng một Tết 2017 như là dạng của một chú Kỳ lân (Kỳ lân là một trong 4 linh vật: long, ly, quy, phượng theo tín ngưỡng dân gian Á Đông. Kỳ lân là một con vật tưởng tượng, có đầu nửa rồng nửa thú, đôi khi chỉ có một sừng, do không húc ai bao giờ nên sừng này (được coi) là hiện thân của từ tâm.

Nhưng dù xuất hiện với hình dạng như thế nào thì trong trí tưởng tượng của tín ngưỡng dân gian phương Đông, Kỳ lân cũng là con vật báo hiệu điềm lành!


Jan 24 – 2017

Xuan, Feb 10 - 2013

Giản đơn một mùa Mai

Tác giả: Phương Mai
.
Đông tàn, xuân đến. Trăm hoa vươn dậy đua nhau khoe sắc. Loài hoa nào cũng có vẻ đẹp riêng, hình dáng và sắc thái riêng gợi lên cho ta nhiều cảm xúc khác nhau. Nhưng loài hoa mang đến niềm tự hào và ở mãi trong lòng người dân Việt là hoa Mai vàng rực rỡ. Một loài hoa tao nhã, thân thiện là vẻ đẹp mùa xuân trong nếp sống văn hóa lâu đời của người dân Việt Nam.
.

Một gốc mai vàng khoe sắc giữa sân nhà như là sứ giả mang thông điệp mùa xuân của niềm vui và hạnh phúc. Hoa mai nở như đánh dấu một mốc thời gian đáng nhớ, vì hoa mai với mùa xuân đã như là một mối duyên tao ngộ. Khi nhắc đến xuân ta biết rằng sẽ có mai hiện hữu và khi ta nghĩ đến hoa mai lòng ta rộn rã đón xuân về. Mùa xuân trên đất Phương Nam sẽ nhạt nhòa và trống vắng lắm nếu vắng bóng hoa mai. Nhìn hoa mai vàng nở rộ có khách tha hương nào không chợt nhớ đến xuân trên đất tổ quê cha. Cánh hoa vàng lung linh trước gió cảm khái bâng khuâng ta yêu mai da diết, chợt nhớ trong khoảnh khắc ấy hoa khẽ chuyển mình từng cánh vàng rụng rơi lã chã. Mặt đất ngập xác hoa mai như đưa ta lạc vào một khu rừng đầy những chiếc lá vàng của mùa thu.

Nhìn ngắm chiêm ngưỡng và phải sâu sắc lắm mới thưởng ngoạn hết mùi hương thanh thoát của hoa mai. Mùi hương ấy mang vẻ đẹp ẩn hiện của sự nhẫn nhục và kiêu dũng,  giữa tuyết đông khắc nghiệt để sau cái lạnh thấu xương đó hoa kết nụ đâm chồi, hương mai lan tỏa dịu dàng thanh khiết. Để mùa xuân luôn chan hòa thắm thiết và để hoa mai tao ngộ với thi nhân. Thiền sư Hy Vân đã cảm nhận được hương thơm tinh túy đó qua những câu thơ về hoa mai.

” …Bất nhị nhất phiên hàn triệt cốt
Tranh đắc mai hoa phốc tủy hương”

Dịch nghĩa là :

”…Chẳng phải một phen sương buốt lạnh
Hoa mai đâu dễ ngử mùi hương”

Thật vậy, Mai phải trải qua mưa bão của mùa đông đen tối, những nụ hoa vàng tinh khiết và mầu nhiệm ấy được tích tụ từ những nỗi lạnh lùng, giông bão dập vùi mà không hề nao núng. Mai tô điểm cho mùa xuân ấm áp và lưu dấu vẻ đẹp mãi cho đời. Nếu hoa mai không chịu được giá rét thì những cánh hoa tinh anh kia làm sao mà ấp ủ được mùi hương riêng biệt và nhẹ nhàng đi vào lòng người đến thế. Cũng vậy, giống như mai những người học Phật phải vượt qua, kiên tâm bền vững, dũng mãnh ý chí và tinh thần tự chiến thắng mọi nghịch cảnh, chướng duyên để ngửi được mùi hương nhiệm mầu của đạo pháp. thưởng thức được hương an lạc, hương giải thoát và thành tựu hương đức hạnh cao quý. Ý nghĩa thâm thúy về sự bất biệt trong chánh pháp còn được thiền sư Mãn Giác khắc họa rất tinh tế trong  bài thơ về hoa mai :
.
”….Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
        Đình tiền tạc dạ nhất chi mai”

Dịch nghĩa là :

”… Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một cành mai .”

Mùa xuân có tàn hoa có rụng là lẽ tự nhiên nhưng trong đêm xuân tàn đó vẫn có một cành mai nở muộn, âm thầm khẳng định sự bất diệt với thời gian không theo trình tự hay nguyên lý nào cả. Cuộc sống luôn luân chuyển theo chu kỳ sinh – trụ-dị – diệt. Vô thường lắm. Hình ảnh hoa mai nở muộn trước sân là tâm ta cũng thế. Hiển nhiên là sinh diệt nhưng cũng là bất diệt, trong chính ngay chỗ sinh diệt ấy nhưng tâm ta bất diệt không vướng mắc với sinh tử. An trụ nơi Pháp Phật vi diệu an lạc ngay khi dòng đời sóng gió, tâm ta bất biến với muôn vạn biến cố của thế gian này.
 .

Vẻ đẹp của hoa mai không quyến rũ như hoa hồng, những cánh mai đính trên cây khô cằn cỗi tạo nên vẻ đẹp tương phản và độc đáo làm tăng thêm vẻ duyên dáng yêu kiều. Ngay khoảnh khắc xuân đến ấy mai được phong là vua của các loài hoa xuân. Vẻ đẹp của hoa Mai còn là vẻ đẹp của sự hiểu biết vẹn toàn và phẩm chất cao quý. Hoa mai đã khoe sắc diễm kiều đã phô diễn hết vẻ đẹp của màu hoa trong ngày tết. Mang sắc thái văn hóa Việt lưu dấu sâu đậm trong lòng mỗi người khi chợt nghĩ về xuân. Mỗi chiếc lá nảy lộc đâm chồi là một sự thay đổi cho một chu kỳ mới và sự phát triển sung mãn cho một xã hội mới.

Mai đã đến rồi đi và trở lại cùng với xuân chợt đến với vội qua. Mai đã đi từ vũ trụ của thiên nhiên đến góp phần vào nhân sinh trong hồn dân tộc. Hoa mai là niềm tự hào đã để lại ấn tượng đẹp sâu đậm và hài hòa trong mỗi người khi nói đến xuân và văn hóa Việt Nam.

  Phương Mai
Nguồn-Pháp Âm thường chuyển
.

Jan 20 – 2017

NGƯỜI ĐÀN BÀ ÔM BÓ HOA TRONG NGÀY TẾT

Song Thao

Bà Nhân ngồi trong phòng khách dễ chừng cũng đã hơn một tiếng đồng hồ. Con nhỏ sao hôm nay tới chậm thế. Lại bận rộn Tết nhất ở nhà chắc. Ờ, lẽ ra tuần trước nó phải nói với bà là hôm nay không đến chứ. Con nít gặp ngày Tết mừng như lân gặp pháo ấy chứ. Thằng Thắng, thằng Thịnh hồi bằng tuổi con nhỏ này mỗi lần Tết đến lăng xăng phải biết. Đòi đủ thứ: quần áo mới này, tiền lì xì này, tiền mua pháo này, dẫn đi chơi sở thú này, đi coi xiếc này…Chỉ thiếu điều đòi mang ông trăng xuống chơi thôi. Trẻ con ấy mà. Có bao giờ biết thế nào là đủ đâu.

Mi mắt bà Nhân xụp xuống mệt mỏi. Phải ráng chờ con nhỏ ít phút nữa vậy. Tuần trước nó không nói với bà là tuần này không đến được thì chắc nó sẽ đến. Con nhỏ này được cái rất trọng giờ giấc. Chẳng có tuần nào để cho bà phải chờ lâu cả. Vậy mà hôm nay sao vẫn chưa thấy mặt nó. Tết mà! Bà khẽ mỉm cười nghĩ đến ngày Tết hôm nay.

gregory-heights-library-2016-mh-63

Đêm qua bà thao thức ngủ không được. Lúc hai chiếc kim đồng hồ dạ quang chụm lại báo giờ giao thừa bà đã nấc lên úp mặt xuống gối cho khỏi gây tiếng động thức tỉnh bà Marie ở giường bên cạnh. Lẽ ra giờ giao thừa bà phải thắp nén nhang cúng vái bố mẹ, chồng con, những người đã từng chia xẻ với bà cả một quãng đời an bình xưa cũ. Nhưng bà không muốn cái bà Marie khó chịu dễ ghét chu chéo chì chiết nên bà đành phải nằm khóc thầm. Những giọt nước mắt trào ra thấm xuống gối có mời gọi được những người đã khuất tề tựu bên chiếc giường cô đơn của bà không? Bà nhớ lúc đó bà có liếc mắt nhìn lên những tấm hình bầy một hàng dọc trên chiếc bàn nhỏ cạnh giường ngủ. Ánh sáng từ những ngọn đèn đường rọi vào hắt hiu chập chờn trên những khuôn mặt thân yêu. Nét mặt cương nghị nhưng khoan hòa của ông Nhân, đôi mắt nghịch ngợm thông minh của thằng Thắng, cái miệng nhỏ nhắn môi dưới đưa ra như lúc nào cũng hờn dỗi của thằng Thịnh.

Mới đó mà tất cả đã bỏ bà nằm trơ trụi một mình trong cái Viện Dưỡng Lão buồn thảm này. Ngày thằng Thắng xách ba lô tới đơn vị mới ở tuốt tận ngoài Quảng Trị sau hai tuần nghỉ phép ra trường Thủ Đức bà đã cầm tay nó bảo nhớ về thăm mẹ luôn nghe. Dặn là dặn vậy thôi chứ bà cũng biết đời lính, đường xa cách trở mỗi lần về là một lần khó. Vậy mà chưa đầy một tháng người ta đã chở nó về. Chiếc quan tài phủ quốc kỳ chưa lọt qua cổng nhà bà đã bổ nhào bất tỉnh ngay giữa sân. Cái xác chết trẻ của thằng Thắng chẳng ngăn được bước tiến của giặc. Mảnh đất của biết bao nhiêu người đổ mồ hôi, tưới máu đào lên để giữ gìn cứ co cụm dần như một miếng da bò hơ trên lửa nóng. Chỉ trong ít ngày ngắn ngủi mà thành quách tan hoang, đất nước ngã chết một cách tức tưởi. Thằng Thịnh ôm chiếc túi vải lên đường đi học tập. Nghĩ là chỉ đi mười ngày mà ở tới năm năm cho tới khi thân tàn ma dại nằm xuống tuốt tận ngoài núi rừng miền Bắc. Bà chẳng một lần được nhìn thấy mộ thằng con út.

Hai đứa con trai, một đứa chết dưới bom đạn trong thời chiến, một đứa chết giữa thù hằn trong thời bình. Còn lại hai vợ chồng già trốn chạy quá khứ dắt nhau vượt biên. Tưởng thoát được sang tới bên đây là yên ấm, ai ngờ chỉ được vài năm ông Nhân đang uống rượu nói nói cười cười bỗng gục xuống chết trước những cặp mắt thất thần của bạn bè.

Ba bức hình của ba người đã khuất nằm hàng ngang trên chiếc bàn nhỏ chẳng ra một cái bàn thờ. Ngày đầu tiên vào Viện Dưỡng Lão bà Nhân cũng có mang theo bó nhang định hương khói cho người chết khỏi lạnh lẽo. Bà bày mấy tấm hình lên, đốt một que nhang thỉnh linh về là đã gặp ngay rắc rối. Mùi nhang vừa tỏa ra thì bà Marie ở chung phòng với bà tai thì điếc mà sao mũi lại thính đến thế. Bà ta ôm mặt nhảy mũi liên tiếp. Đôi mắt long sòng sọc nhìn qua chiếc bàn thờ giản dị đến tội nghiệp của bà Nhân làm hiệu cho chiếc miệng xuệch xoạc la hét ầm ĩ kéo theo đôi tay run rẩy ấn vào nút chuông điện tưởng chừng như chiếc nút nhỏ bé có thể chìm lĩm vào trong tường như không. Bà y tá Jeanne phốp pháp trực phòng bữa đó vừa lạch bạch chạy vào thì bà Marie một tay bịt mũi một tay nhịp nhịp chỉ vào cây nhang đang hững hờ nhả khói nghiêng ngả. Bà Jeanne ôm vai bà Marie vỗ về nhỏ nhẹ như đang dỗ một đứa trẻ. Đợi tới khi bà ta bình tĩnh lại ngồi xuống giường, bà Jeanne mới qua phía bà Nhân nói huyên thuyên một hồi. Bà Nhân hồi nhỏ có học võ vẽ ít tiếng Pháp nhưng cái tiếng Pháp thiệt nơi đây với cái tiếng Pháp trong sách vở còn rơi rớt lại trong đầu bà như chẳng ăn nhập gì với nhau. Bà Jeanne nói thì nhiều nhưng những gì bà Nhân cảm được chẳng có bao nhiêu. Bà Nhân lờ mờ hiểu được là bà Jeanne nói lời hơn thiệt để bảo bà dẹp bỏ cây nhang đi. Bà Jeanne vỗ vai bà Nhân, cười cười nhìn vào mắt bà rồi chậm rãi rút cây nhang đi vô phòng tắm dập tắt bằng nước trước khi bỏ vào giỏ rác. Vẫn với cử chỉ nhẹ nhàng thận trọng, bà cười với bà Nhân trong khi tay thu dọn đôi chân đèn cầy và chiếc lư hương nhỏ bằng đồng cất vào trong tủ riêng của bà Nhân. Bà Nhân ngồi bất động nhìn chiếc bàn thờ trống trải không cầm được nước mắt. Sợi dây vô hình nối kết bà với chồng con bỗng rời ra như một sợi bún nát nhoẹt trong nước. Bà cảm thấy cô đơn hơn bao giờ hết. Bà Jeanne vổ vổ lên lưng bà vài cái rồi nhẹ nhàng đi ra.

Ngày hôm qua bà Nhân rất hài lòng khi qua mặt được bà Marie. Bà sửa soạn đón chồng con về ăn tết mà bà Marie chẳng hay biết gì cả. Dưới nhà có một cửa tiệm nhỏ bán ít đồ dùng lặt vặt cộng thêm ít trái cây và vài bó hoa. Bà Nhân mua một bó hoa và ít trái cây mang lên phòng. Bà cắm hoa vào một chiếc ly thủy tinh đặt ngay trước những tấm hình chồng con. Bà lấy một chiếc đĩa đẹp nhất bày mấy trái táo đỏ, chùm nhỏ xanh và vài trái đào mơn mởn nhung tơ. Cũng là một đĩa quả cúng tàm tạm được.

Bà Marie thấy chuyện lạ chong mắt ngó qua miệng không ngừng nuốt nước miếng. Bà Nhân tương kế tựu kế lựa một chùm nhỏ nhỏ nhỏ, một trái táo và một trái đào còn lại trong bao đưa cho bà Marie. Bà già háu ăn vồ lấy miệng lia lịa nói Merci! Merci!. Bà Nhân nhoẻn miệng cười tươi kéo theo cái miệng móm mém của bà Marie cũng cười tươi không kém. Làm như bà bày trái cây để ăn chứ không phải để cúng. Bà chặc lưỡi. Thiện tâm nằm sâu trong lòng bà Marie nào biết được.

hoa-tet-2016-21Sáng nay bà Nhân xuống nhà sớm mua một bó hoa đày màu sắc xoắn xít tươi vui. Để cho con nhỏ. Lẽ ra phải cho nó hộp bánh hộp kẹo gì mới đúng nhưng cả cái cửa tiệm trong Viện Dưỡng Lão chỉ toàn bánh kẹo để trong gói nhỏ xíu. Chẳng có một hộp bánh kẹo nào cho ra hồn để tặng con nhỏ vào một ngày trọng đại như ngày hôm nay. Bà đành phải mua bó hoa. Chắc con nhỏ cũng thích hoa chứ.

Bà ngồi ôm bó hoa trên người chờ con nhỏ. Nước đọng trong những cành hoa thấm ướt tờ giấy gói in hình sặc sỡ để lại một vệt đậm màu trên vạt áo nâu non có điểm những bông hoa màu hồng nhỏ xíu của bà. Sáng nay bà đã định mặc chiếc áo dài để cho con nhỏ sống ở xứ người thấy vẻ trang trọng thiêng liêng của ngày tết. Nhưng nghĩ đi nghĩ lại bà bỏ ý định đó. Chiếc áo dài lạ mắt chắc chắn sẽ kéo cả Viện tới coi bà như coi một người từ hỏa tinh xuống. Rồi thấy sự lạ người ta sẽ xúm xít lại hỏi han. Chữ nghĩa đâu mà giải thìch. Có miệng cũng như câm. Có tai cũng như điếc. Người ta xếp bà vào ở chung với bà Marie điếc thậm điếc tệ kể cũng đúng. Chẳng ai phải nói với ai. Sáng dậy bonjour một cái, tối đi ngủ bonne nuit một cái là xong. Chào nhau mà hò hét như hô khẩu hiệu.

Trong Viện ai cũng biết bà lạc lõng cô đơn cho nên mọi người đều chào đón tươi cười với bà. Những nụ cười thật đáng quí nhưng không đủ. Bà Jeanne cũng biết vậy nên luôn luôn dỗ dành bà là khi nào có một bà cùng xứ sở với bà nhập Viện thì họ sẽ xếp cho hai bà ở chung một phòng. Lúc ấy tha hồ mà trò chuyện. Bà Nhân mong chờ từng ngày nhưng chẳng thấy tăm hơi niềm vui của bà đâu. Bà ứa nước mắt khi nghĩ có lẽ bà là người di tản duy nhất bị bỏ cô đơn trong Viện Dưỡng Lao.

Một buổi sáng bà Jeanne hớt hơ hớt hải tới báo cho bà một tin vui. Trong đám học sinh thiện nguyện tới Viện thăm viếng trò chuyện với các bà năm nay có một con nhỏ Việt Nam. Mỗi chủ nhật con nhỏ sẽ tới chơi nói chuyện với bà vài tiếng đồng hồ. Từng sớ thịt, từng mạch máu trong người bà Nhân căng phồng lên. Cuối cùng trời đất cũng mang lại cho bà được một người đồng hương.

snow-2017-chup-duoc-tu-o-cua-noi-ban-viet-4Con nhỏ lách người qua chiếc cổng sắt lớn già nua cũ kỹ như những bà già trong Viện. Đôi mắt bà Nhân vừa bắt được hình dáng con nhỏ mảnh mai dưới trời tuyết thì chiếc miệng của bà đã khó khăn vẽ ra một nụ cười thiếu trước hụt sau. Con à! Để bà chờ bắt mệt. Bà khẽ mắng yêu. Con nhỏ co mình trong chiếc áo choàng sậm mầu, chiếc túi đeo lưng được vắt hững hờ trên một bên vai, đang thận trọng tiến từng bước trên đường ngập tuyết trơn láng. Trông dễ ghét quá đi. Bà Nhân khẽ lầm bầm trong miệng, đôi mắt như muốn nuốt chửng con nhỏ.

Con nhỏ thực ra cũng có tên. Một cái tên tây. Bà Nhân cố nhồi nhét cái tên này vào trong đầu mà cứ trật vuột hoài. Tên với tuổi chi mà khó khăn quá. Cũng chẳng trách được nó. Nó sanh đẻ ở bên này thì mang tên tây cũng là chuyện thường. Chỉ tại cái đầu của bà chui ra khỏi bụng mẹ ở tuốt tận một làng quê nghèo khổ nắng chang chang quanh năm suốt tháng lại bị cuộc đời vứt lăn ra ở một Viện Dưỡng Lão tuyết ngập trắng xóa như thế này nên không kham nổi cái tên con nhỏ. Đành cứ vắng mặt nó thì gọi là con nhỏ, có nó trước mặt thì kêu bằng cháu. Vậy mà hóa ra thân mật.

Cánh cửa kính cồng kềnh nặng nề vừa được đẩy ra xua một luồng khí lạnh kéo ập vào chỗ bà Nhân ngồi. Bà khẽ rùng mình ớn lạnh. Con nhỏ lách người vào thấy bà ngồi đó bèn nhoẻn miệng cười chào:

– Hi, bà!

– Hai với ba cái gì. Bà dặn cháu hoài là gặp người lớn phải chào hỏi cho đàng hoàng, cháu không nhớ sao?

Con nhỏ rụt cổ, le lưỡi, nhún người mấy cái rồi làm bộ vòng hai tay trước ngực, cúi đầu xuống một cách trịnh trọng quá đáng, chậm rãi nói như một diễn viên ngoại quốc nói tiếng Việt trên sân khấu:

– Thưa bà, hôm nay bà có mạnh giỏi không?

Nói xong nó lấy tay bịt miệng cười khúc khích làm bà Nhân không nhịn được phải cười theo. Nó mon men lại gần bà, xoa xoa chiếc lưng cong của bà hỏi:

– Hôm nay bà đợi cháu chắc dài lắm nhỉ? Bà có biết cái gì xảy ra cho cháu không?

Thứ tiếng Việt kiểu tây của con nhỏ lúc đầu làm cho bà Nhân khó chịu bắt nó sửa đi sửa lại cho đúng. Mấy lần đầu con nhỏ chịu khó làm theo nhưng nói câu nào cũng bị bà Nhân bắt nói lại, nó nổi lì nhất định ngồi không nói gì nữa. Bà Nhân thấy tình thế bất lợi vì bà là người cần nói hơn nó nên bà nhượng bộ để mặc cho con nhỏ muốn nói gì thì nói miễn là bà hiểu được thì thôi.Nhiều lúc nghĩ đi nghĩ lại bà thấy mình khe khắt một cách vô lý. Con nhỏ sanh đẻ ở bên này nói tiếng Việt được như vậy là quí rồi. Nhiều đứa có nói được một chữ nào đâu.

Bà giả lả trả lời con nhỏ:

– Ờ, hôm nay cháu tới trễ làm bà đợi khá lâu nhưng bà biết tại sao rồi.

– Tại sao vậy?

– Vì hôm nay là ngày tết chắc cháu còn bận ăn tết ở nhà với bố mẹ cháu chứ gì. Bà còn tưởng cháu không tới nữa ấy chứ!

Con nhỏ lắc đầu quầy quậy:

– Không phải như vậy đâu. Nhà cháu có ăn uống gì đâu. Cháu lấy phải một chiếc xe buýt bị hư phải xuống đường đứng chờ chiếc khác đi tới. Bà biết không, buýt ngày chủ nhật nó thưa thớt lắm. Cháu đợi dài thiệt dài mới có chiếc khác nó đi tới nên cháu tới trễ.

Bà Nhân nắm tay con nhỏ suýt soa:

– Tội cháu quá! Trời lạnh như thế này mà phải đứng đợi lâu giữa đường như vậy. Lần sau cháu phải tìm một chỗ nào vào đứng cho ấm kẻo bị cảm thì khốn. Mà bà hỏi cháu hôm nay nhà cháu ăn tết có vui không?

Con nhỏ giương cặp mắt đen láy lên ngơ ngác nói:

– Có gì vui đâu!

Bà Nhân sững người trước câu trả lời của con nhỏ. Thật khác xa với những gì bà trông đợi. Coi bộ con nhỏ chẳng mặn mà gì với ngày tết cổ truyền của dân tộc. Mỗi năm mới có một lần tết mà nó chẳng coi ra gì cả. Hay là nó không hiểu câu hỏi của bà. Dù gì đi nữa thì nhà nó cũng phải ăn tết chứ. Bà nhắc nhở nó mà như nhai lại những cái tết trong đời bà:

tet-2015– Thì tết mỗi năm mới có một lần phải vui chứ. Cả nhà quây quần rước ông bà ông vải về ăn tết này, cha mẹ con cái mừng tuổi nhau này, bố mẹ lì xì cho con cái này, mọi người rượu chè ăn uống vui vẻ này, xúm nhau vào đánh bài đầu năm lấy hên này…Vui quá đi chứ phải không cháu?

Tiếng bà Nhân vỡ vụn rạn nứt. Bà nói một mạch không ngưng nghỉ như sợ những ý nghĩ vọng tưởng từ những cái tết xa xưa phút chốc có thể quày quả bỏ đi. Những hình ảnh nhộn nhịp của nhiều cái tết trong đời ồn ào dắt díu nhau về làm những giọt nước mắt tủi phận của bà Nhân hối hả tươm ra. Giờ này chỉ còn mỗi mình bà đeo lấy cuộc sống nghiệt ngã chán chường. Nào chồng, nào con, mới đó mà biệt tăm chẳng còn một ai. Mỗi người đi mỗi ngả, mỗi người chết mỗi cách. Những giọt nước mắt tiếp nối nhau chảy xuống thấm ướt đôi má nhăn nheo cằn cỗi. Giọt nào cho chồng, giọt nào cho con, giọt nào cho thân phận lẻ loi nhọc nhằn.

Con nhỏ sững sờ trước khuôn mặt bất động lạnh tanh của bà Nhân. Nó chẳng hiểu chuyện gì xảy ra làm bà Nhân bỗng thay đổi như vậy. Nó chẳng biết bà Nhân vừa lảm nhảm nói những gì. Nhà nó có gì vui vẻ như bà Nhân nghĩ đâu. Nó lắp bắp nói:

– Cháu đâu có biết bà nói gì đâu. Nhà cháu cũng vậy vậy thôi. Mà sao bà giống bà cháu quá. Nói lung tung một hồi rồi khóc. Thôi đi bà!

Nó mở túi đeo vai lấy khăn giấy đưa cho bà Nhân lau mắt. Bà Nhân vừa chậm những giọt nước mắt nóng hổi vừa hỏi:

– Cháu cũng có bà sao?

– Hồi xưa cháu có bà nhưng ngưng rồi.

Bà Nhân nhướng mắt nhìn con nhỏ lắc đầu nói:

– Cháu nói sao bà không hiểu.

– Thì cháu có bà nhưng hết có bà rồi.

Bà Nhân gượng gạo cười :

– Cháu muốn nói bà cháu mất rồi phải không?

– Mất là sao?

– Là chết đó.

Con nhỏ gật gật đầu thú vị như vừa tìm ra một món đồ chơi thất lạc từ lâu:

– Đúng rồi! Chết. Bà cháu chết từ ngày xưa lận. Bà cháu dậy cháu nói tiếng Việt Nam. Rồi bà cháu chết làm cháu quên mất nhiều chữ lắm.

– Thế bố mẹ cháu không nói tiếng Việt với cháu sao?

– Bố mẹ cháu thưa thớt ở nhà lắm. Lúc nào cũng ở chỗ đặt xưởng may. Cháu với chị cháu nói tiếng tây với nhau không à. Tối họ về thì cháu đi ngủ rồi. Cuối tuần cũng vậy. Họ không có ở nhà.

– Hôm nay bố mẹ cháu cũng không có ở nhà à?

– Không.

– Vậy thì nhà cháu đâu có tết nhất gì!

Bà Nhân chép miệng thở dài. Thời buổi lạ lùng thật. Tết nhất chẳng màng tới mâm cơm cúng tổ tiên cùng những người khuất mặt khuất mày thì còn ra sao nữa. Phần bà đã đi một lẽ. Ăn nhờ ở đậu lại chung chạ với những người chẳng cùng nòi giống thì đành chịu thôi. Còn đằng này nhà cửa biệt lập chẳng ai dòm ngó mà cũng chẳng nhớ cúng quẩy ông bà ông vải. Lâu ngày chày tháng trẻ nhỏ còn biết gì tới lễ nghi phong tục nữa. Bà nhìn con nhỏ bằng ánh mắt thương hại. Cháu chỉ có cái hình hài Việt Nam thôi sao? Bà run run đặt tay lên vai con nhỏ lo lắng hỏi:

– Hồi bà cháu còn sống chắc nhà cháu cũng có ăn tết chứ?

Con nhỏ thả cặp mắt xa vắng như cố trở về với quãng thời gian mù mịt sương khói của thời có bà có cháu. Cặp môi non hồng chúm chím uốn qua uốn lại đào sâu trí nhớ tưởng đã biền biệt xa cách. Giọng con nhỏ ngập ngừng:

– Có thể như vậy. Cháu nhớ bà cháu có làm cái bánh gì vuông vuông đó.

Mắt bà Nhân như ngọn đèn vừa được thắp sáng. Bà lụp chụp vội vàng nói như sợ có ai tranh nói mất:

– Bánh chưng đó cháu. Ngày tết là phải có bánh chưng mới ra tết.

Vùng ký ức của con nhỏ bỗng thênh thang mở ra như một chiếc bánh chưng được bóc lá. Những ngày tháng mượt mà như mặt bánh bóng nhãy xanh lường làm con nhỏ nói tía lia:

– Bà cháu còn mua trái cây về đổ vào đường làm tan thành nước.

Bà Nhân lụp chụp nói nước miếng như muốn trào ra khỏi miệng:

– Mứt đấy cháu. Thơm ngon phải biết!

– Bà cháu làm nhiều thứ thịt lắm. Có lúc gói tròn như cái ống. Có lúc bỏ vào nồi nấu lâu lắm.

Bà Nhân chồm người tới trước, mắt ngời sáng:

– Giò chả, cỗ bàn đó. Tết là phải vậy!

Con nhỏ lim dim đôi mắt cố gắng lôi ra cả mảng quá khứ xa xăm:

– Bà cháu bày bàn thờ có nhiều hình lắm, có các thứ thịt bà cháu nấu, có đèn nến sáng lắm, có cây đũa đốt ra khói có mùi kỳ lắm, có nhiều trái cây đẹp lắm…

Bà Nhân nhắm nghiền đôi mắt thèm khát lắng nghe tiếng con nhỏ văng vẳng bên tai. Bà như thấy hiển hiện trước mặt khung cảnh nhộn nhịp huy hoàng của một ngày tết. Khuôn mặt bà đờ đẫn xa vắng. Những cái tết rực rỡ xum xuê kéo nhau trở về ẩn núp dưới mái tóc mỏng manh bạc trắng như cước. Chiếc miệng khô cằn nếm đủ mùi cay đắng khẽ nhếch lên khó khăn làm thành một nụ cười vụng dại. Tết. Những ngày hoa đăng có chồng, có con, có tiếng pháo, có mùi nhang, có lung linh ánh nến, có dồn dập trống lân, có những câu chúc làm ấm lòng nhau, có những mời chào bên mâm cỗ đầy. Những ngày vàng son đó đã biền biệt mất hút bỏ lại bà ngồi trơ khấc với đứa con gái Việt lạc lõng trên đất nước người trong một ngày tết tuyết phủ ngập trời ngập đất. Từ đôi mắt nhắm nghiền những giọt nước mắt nóng hổi lăn mình xuống đôi má hóp hép cằn cỗi.

Con nhỏ ngơ ngẩn nhìn nét buồn trên mặt bà Nhân khẽ trách yêu:

– Đấy, bà lại khóc nữa rồi. Sao bà giống bà cháu quá. Lúc nào cũng khóc được.

Bà Nhân mở mắt ra. Bốn hàng lông mi thưa thớt nhạt nhòa nước mắt. Bà đưa tay lên quệt ngang mặt cố lấy giọng bình tĩnh hỏi:

– Bà cháu cũng hay khóc lắm sao?

– Khóc hoài bà ơi. Ăn cơm cũng khóc. Ngồi xem ti vi cũng khóc. Đọc thư cũng khóc. Thư của các cậu các dì ở Việt Nam đó. Bà cháu buồn quá rồi chết luôn.

Bà Nhân ái ngại nhìn con nhỏ:

– Buồn quá mà chết được hả cháu?

– Bố mẹ cháu bảo như thế.

Bà Nhân nắm tay con nhỏ nói như người mơ ngủ:

– Có ai buồn bằng bà đâu mà sao bà vẫn chưa chết được.

Con nhỏ quàng tay lên vai bà Nhân. Đôi vai xương xẩu nhô lên như đôi cánh chim đang bần bật rung lên cùng với tiếng thút thít cố nuốt sâu vào trong lòng. Sao tôi không chết đi cho rồi? Tiếng bà Nhân nghẹn ngào chìm đắm trong vũng nước mắt đang ứa ra như nước vỡ bờ. Mấy bà già quanh quẩn gần hai bà cháu nhìn sững sờ không chớp mắt. Như thể họ đang say sưa coi một trò lạ hiếm khi xảy ra trong cuộc sống lê thê nhàm chán của những tháng ngày già nua dài dằng dặc. Con nhỏ vừa ngượng ngùng mắc cở vừa bối rối trước một tình huống bất trắc làm nó không biết phải xoay trở ra sao. Nó bất thần lớn tiếng trấn áp:

– Bà khóc hoài như vậy lần sau cháu sẽ không đến với bà nữa đâu. Kỳ cục quá đi!

Bà Nhân sợ hãi lắp bắp năn nỉ bằng cái miệng xô lệch méo mó:

– Bà xin cháu…Bà không khóc nữa đâu…Tuần sau cháu tới với bà nghe…Tội nghiệp bà mà…

Con nhỏ vỗ về bà như vỗ về một đứa trẻ biết lỗi lầm của mình:

– Bà bằng lòng không khóc thì cháu sẽ đến chơi với bà nhiều nữa.

Bà Nhân khó khăn kìm hãm những tiếng nức nở còn rơi rớt lại. Bà nói với con nhỏ mà như nói với riêng mình:

– Bà không khóc nữa đâu. Ngày tết ai mà khóc.

Những giọt nước mắt vẫn còn ứa ra từ đôi mắt nhăn nheo như hai trái táo tầu bị bỏ mốc lâu ngày. Con nhỏ ngồi yên lặng nhìn khuôn mặt héo hon của bà Nhân như nhìn một bức tượng buồn phiền. Nó khẽ nắm bàn tay gầy guộc khô đét của bà Nhân:

– Đã đúng giờ cháu phải đi về rồi bà. Cháu đưa bà lên phòng xong rồi cháu về nghe.

Bà Nhân nắm chặt lấy tay con nhỏ giọng hoảng hốt:

– Tới giờ cháu về rồi sao? Bà lại bơ vơ suốt tuần nữa rồi!

Bà Nhân giật mình đảo mắt nhìn quanh. Bó hoa đã bị bỏ sang bên cạnh bà từ hồi nào bà chẳng nhớ. Có lẽ từ lúc bà vất vưởng khóc lóc. Bà nhoài người qua ôm bó hoa trao cho con nhỏ:

– Bà tặng cháu bó hoa để cháu nhớ hôm nay là ngày tết của bà cháu mình.

Con nhỏ nói không khách sáo:

– Cháu cám ơn bà. Cháu về nghe! Tuần sau cháu lại tới. Bà không được khóc nữa nghe! Bà thử cười lên coi nào.

Mặt bà Nhân hiện lên một nụ cười ngu ngơ. Con nhỏ vỗ tay cười lại. Một tay cầm bó hoa, một tay xách chiếc túi lên vai, con nhỏ quay người bước ra khỏi cửa. Bà Nhân nhìn theo dáng đi nhanh nhẹn của con nhỏ tay vung vẩy bó hoa cầm ngược một cách cẩu thả như muốn quét trên mặt tuyết. Bà không biết là nụ cười vô tri mà bà cố giữ cho con nhỏ vui lòng làm mặt bà méo mó tội nghiệp.

Nguồn: Song Thao

hoa-tet-2016-10

ĐỜI NGƯỜI TỰA NHƯ MỘT GIẤC MỘNG

Con người được sống khỏe mạnh chính là hạnh phúc nhất rồi, những thứ khác đều là phù du cả. Đừng cho rằng bạn có tiền, nếu không có sức khỏe thì tiền nhiều cũng chẳng có chút gì đáng giá.
 
photo-by-duong-quoc-dinh-19Tuyệt đối đừng nói rằng bạn có tiền thì sẽ có được tất cả
 
1. Đừng có xem áp lực thành động lực, lao động quá sức, để rồi tổn hại bản thân.
 
2. Đừng quên sức khỏe mới là tiền vốn, không có sức khỏe, thì không cách nào tận hưởng được hết niềm vui của đời người.
 
3. Đừng xem nặng danh lợi quá, sau khi hào nhoáng qua đi, mới nhận ra mọi thứ đều chỉ là mây khói thoáng qua.
 
4. Đừng có nghĩ rằng bác sĩ là người có thể cứu lấy mạng sống của bạn, thật ra không phải như vậy, chính bạn mới là người quyết định, dưỡng sinh quan trọng hơn cứu mạng.
 
5. Đừng mong nghĩ rằng cho đi sẽ được báo đáp lại, chỉ có không kể báo đáp, mới có thể thực hành được việc hành thiện, lấy đức báo oán.
 
Một nhà doanh nghiệp rất nổi tiếng, cứ cách một đoạn thời gian, ông lại dẫn theo vợ con đến nơi hỏa táng để xem. Có người không hiểu, hỏi ông nguyên do. Ông nói rằng, chỉ cần đến nơi hỏa táng, cái tâm nóng nảy sẽ rất mau chóng an tĩnh lại, thấy danh lợi tiền tài thật nhẹ nhàng.
 
Ở nơi hỏa táng này, không kể bạn là quan to quý tộc quyền cao chức trọng, uy danh hiển hách hay là một người dân bình thường, nghèo rớt mồng tơi, không ai biết đến, cuối cùng đều sẽ phải đến đây, chung một tư thế, lặng yên nằm xuống, sau đó bị đưa vào bên trong lò hỏa táng đang bốc cháy ngùn ngụt, khi trở ra lần nữa, thì chỉ là một chiếc hộp vuông nho nhỏ được bọc trong tấm vải đỏ.
Khi đến chẳng mang theo thứ gì, khi đi chỉ như một làn khói. Đời người chính là đơn giản như vậy! Vinh hoa phú quý phút chốc thoáng qua, ân ái tình thù cũng chỉ như cát bụi.
 
Hôm nay sống trong một thế giới vật chất dục vọng tràn lan, bên cạnh chúng ta là đầy những cám dỗ mê hoặc: quyền lực, địa vị, tiền bạc, mỹ sắc…, hễ không cẩn thận, thì trong tâm sẽ dậy sóng. Nội tâm chúng ta vốn dĩ trong sáng, thuần tịnh, bình lặng sẽ trở nên ngông cuồng, ngạo mạn và tư lợi.
 
Khi bạn cảm thấy hiện thực và lý tưởng có sự chênh lệch,
Khi bạn cảm thấy uất ức thương tâm, không có người hiểu bạn,
 
Hãy nghĩ lại về nơi hỏa táng này, đối diện với một nắm tro bụi, bạn còn có gì không buông xuống được đây?
 
Đời người tựa như một giấc mộng!
 
Nguồn: Sưu tầm
.

Nov 15 – 2016

Super Moon 2016

Khi ở điểm cực cận vào 14/11, mặt trăng sẽ tiến gần trái đất nhất trong vòng 70 năm qua, trông lớn hơn 14%, và sáng hơn 30% so với mặt trăng ở kích thước thông thường.

sieu-trang-o-aubum-newyork-my

Đêm 14- Nov, người dân ở tại nhiều quốc gia trên thế giới đã ra đường để thưởng thức vẻ đẹp của trăng tròn hiếm thấy.

sieu-trang-dang-moc-len-o-phia-sau-lau-dai-almodovar-o-cordoba-tay-ban-nha-miguel-morenattiSiêu trăng đang mọc lên ở phía sau lâu đài Almodovar ở Cordoba Tây Ban Nha Miguel Morenatti.

supermoon-2016Siêu trăng trên bầu trời San Diego

full-moon-nov-15-2016-at-7gio22-pmÁnh trăng sáng trên bầu trời tối Portland Oregon.

Sau ngày 14/11, siêu trăng thứ 3 trong năm nay sẽ xuất hiện vào ngày 14/12 nhưng không to và sáng bằng.

Siêu trăng lớn nhất 70 năm tại Việt Nam

Điều kiện thời tiết tốt khiến siêu trăng lớn nhất trong gần 70 năm qua dễ dàng quan sát tại Hà Nội và TP.HCM, tối 14/11.
.

super-moon-on-nov-14-2016-at-vn-1

Đầu rồng ở hồ Tây.

super-moon-on-nov-14-2016-at-vn-2

Hình ảnh siêu trăng tại TP. HCM. lúc 17h40

Oct 30 – 2016

It’s still a wonderful world…

And all I’m saying is what a wonderful world it would be if only we’d give it a chance.  Love.  That’s the secret…

Một số người trẻ thường hay bảo với tôi rằng, “Sao ông cứ lại nói là ‘Thế giới này đẹp tuyệt vời’?  Còn chiến tranh đang xảy ra khắp nơi trên thế giới thì sao?  Ông bảo đó là đẹp tuyệt vời sao?  Thế còn những nạn đói khát và ô nhiểm môi trường vẫn còn đang có mặt?  Chúng có gì là kỳ diệu đâu ông?”

Này các bạn hãy lắng nghe ông già này một vài phút.  Ta thấy rằng cuộc sống này thật ra tự nó không có tồi tệ đến thế, nhưng là vì những gì chúng ta đã làm cho nó.  Điều ta muốn nói chỉ là, thế giới này sẽ vô cùng nhiệm mầu nếu như chúng ta biết cho nó một cơ hội.  Tình thương, chỉ cần tình thương thôi.  Đó là điều bí mật.

Nếu như nhiều người chúng ta biết thương yêu nhau hơn, đối xử tử tế với nhau hơn, ta sẽ giải quyết được hết mọi vấn đề.  Và cuộc đời này sẽ trở nên đẹp biết bao nhiêu.  Đó là điều mà ta muốn chia sẻ.

Louis Armstrong

Nguồn: nguyenduynhien.blogspot.com
.

laurelhurst-park-2016-4laurelhurst-park-2016-9laurelhurst-park-2016-32laurelhurst-park-in-portland-2016-31

Oct 8, 2016

Thế nào là tự nhiên

Trong những buổi chia sẻ về thiền tập, tôi thấy người ta thường đặt câu hỏi là khi ta bước chân vào con đường tu học, khi ta bắt đầu tập thiền, chúng có làm cho cuộc sống của mình trở nên mất tự nhiên chăng? Có làm cho ta mất đi sự nhanh nhẹn không?Ta có còn biết xử lý những vấn đề trong cuộc sống cho được hiệu quả không? Hay nói cách khác, cuộc sống của ta có còn được “tự nhiên” như xưa chăng?

Có lẽ chúng ta nghĩ rằng, cuộc sống bình thường và cách hành xử hằng ngày của mình là tự nhiên, còn tu học hay thiền tập là “mất tự nhiên” và ta sẽ không còn thích hợp với cuộc sống này nữa.

Thế nào là sự tự nhiên

Nhưng thế nào mới là tự nhiên? Ngài Ajahn Chah có một chia sẻ khá thú vị về vấn đề này.

autumn-2015-h-26“Một cái cây mọc trong rừng là tự nhiên. Nhưng khi ta đốn xuống đem về xây nhà, ta còn gọi cây đó là ‘tự nhiên’ không?  Và khi ta dùng gổ ấy để xây nhà cho người ta ở, thì nó lại có nhiều giá trị cho chúng ta hơn. Như một con chó chạy đây đó tìm kiếm thức ăn, khi ta thảy cho nó một món gì, chúng nhào lại dành giựt với nhau. Điều đó ta cho là tự nhiên phải không! Nhưng ta có muốn tự nhiên như thế không?

Sự tự nhiên thật sự chỉ có thể hiểu được với một cái thấy sâu sắc. Sự tự nhiên này nằm ngoài những thói quen, điều kiện, và sự sợ hãi của ta. Nếu ta cứ buông thả, để cho mình sống theo sự ‘tự nhiên’ của ý muốn, sở thích của mình, mà trong đó tiềm tàng những tham đắm, si mê, ta sẽ bị đau khổ theo sự vận hành của luật nhân quả. Thiền tập, giúp cho sự hiểu biết và tình thương của ta phát triển, và nhờ vậy mà ta có thể thấy rõ được hình tướng chân thật của mọi vật, theo lẽ tự nhiên.”

Chỉ làm công việc của mình

Nhưng để cho sự vật được tự nhiên cũng không có nghĩa là ta buông xuôi và không làm gì hết, mà là hành động với một tuệ giác. Ngài Ajahn Chah nói, “Bạn có để ý rằng mỗi sự vật tự nó có một lối phát triển riêng không. Khi ta đã cố hết sức mình rồi thì ta hãy để cho luật tự nhiên, nhân quả vận hành theo luật của nó. Ta bao giờ cũng phải cố gắng, tùy theo sức của mình, nhưng tuệ giác hay niềm vui đến với ta mau hay chậm, điều đó hoàn toàn không tùy thuộc vào mình.

Cũng như khi bạn trồng một cây, ta không thể nào bắt buộc cây mọc mau hay chậm được. Cây có nhịp độ phát triển riêng của nó. Bổn phận riêng của bạn là đào đất, tưới nước, bón phân, chăm sóc nó. Và bạn cũng chỉ có thể làm được bấy nhiêu thôi. Còn sự phát triển là tùy thuộc vào cây. Nhưng nếu bạn cứ làm như thế, bạn đừng lo, cây bạn trồng sẽ xanh tươi, sẽ phát triển.

Nhưng bạn phải biết phân biệt giữa công việc của mình làm và công việc của cây. Công chuyện của cây hãy để yên cho nó, còn bạn hãy quan tâm đến bổn phận của chính mình. Nếu bạn không thấy rõ được điều ấy, bạn sẽ đi bắt cây phải mọc nhanh lên, rồi đâm hoa, nở nhụy, kết trái theo ý muốn của bạn. Đó là một cái nhìn, quan niệm sai lầm, dẫn ta qua biết bao nhiêu phiền não, khổ đau. Làm gì cũng vậy, nhất là trên đường tu tập, hãy thực hành cho đúng với sự thật, phần còn lại để cho sự vận hành của pháp, luật nhân quả phân xử.

Hiểu được như vậy, cho dù con đường của bạn đi có dài bao nhiêu, dầu ở bất cứ nơi đâu, bạn lúc nào cũng sẽ được an vui.”

Tôi nghĩ ta có thể mang lời khuyên ấy vào ngay trong cuộc sống của mình. Một bài học kham nhẫn trước những phiền não và khó khăn trong cuộc đời, “hãy thực hành cho đúng với sự thật, phần còn lại để cho sự vận hành của pháp.” Và với sự kham nhẫn bằng tuệ giác ấy thì dầu bất cứ trong hoàn cảnh nào, ta cũng sẽ có an vui…

Nguồn: nguyenduynhien.blogspot.com

la-thu-2016-1

Sept 29, 2016

Ngày Mới

ban-mai-sept-29-2016

Hãy bắt đầu ngày mới
Hồn nhiên một nụ cười!
Nụ cười thành hoa nắng
Gửi đất trời.. Muôn nơi..

Namo Buddhaya
Như Nhiên-TTT.

hoa-binh-minh-ttt

Sept 22, 2016

Tu hành là vì để gặp chính mình!

Tác giả: Theo Secretchina
Dịch giả: Tâm Nguyễn

Chân chính tu hành không ở núi sâu, cũng không ở tại nơi đền chùa.

Người tu hành chân chính là vì để gặp chính bản thân mình, họ không phải ở nơi núi sâu, cũng không ở trong chùa chiền. Không thể thoát ly xã hội, không thể tách rời hiện thực. Cần phải tu hành ở trong cuộc sống, ở ngay trong tại cuộc sống mà tu hành.

Môi trường, hoàn cảnh công tác của bạn chính là nơi tu đạo của bạn, là thành đàn của bạn.

Tu hành không phải vì để gặp Phật, mà là vì để gặp chính mình

Tu hành thật ra là gì, vậy có phải là nhất định cần thoát ly cuộc sống chạy vào trong chùa niệm kinh lậy Phật, có phải là nhất định cần chuyên chức ngồi thiền, cần đọc kỹ sách tu sửa tâm linh? Khi những vấn đề xuất hiện trong cuộc sống, chúng ta thường cảm giác là vấn đề của cuộc sống làm rối loạn việc tu hành của chúng ta, kỳ thực tu hành cùng cuộc sống là nhất thể, là một, chúng là nhất tính và đồng hành, mục đích của tu hành cũng là vì giải quyết những vấn đề trong thực tế của cuộc sống, cách ly cuộc sống mà nói chuyện tu hành, tất cả đều chẳng như là chạy trốn né trách vấn đề hay sao…?

Nấu cơm rửa bát, làm việc nhà cũng là một loại tu hành

Suy nghĩ về những ý nghĩa của bao khổ não sinh ra trong vũ trụ, luôn đã khiến con người chỉ một mực chuyển hướng nghĩ về sự yên ổn quy ẩn nơi núi rừng, mạc thiên tịch địa (màn trời chiếu đất), ngồi thiền, hành bộ.

Nấu cơm, rửa bát, trông trẻ nhỏ đều là một loại tu hành. Tuy nhiên, định nghĩa của tu hành tuyệt không phải chỉ có ngần ấy, tu hành ngay ở trong cuộc sống, không biết là phải dũng cảm hơn những người tu ẩn một mình bao nhiêu lần, cân bằng giữa công việc và gia đình, giữa áp lực và sức khỏe, giữa những mong muốn, cảm xúc, vui vẻ, khổ đau cùng vô thường …. tìm cầu sự cân bằng trong cái mối quan hệ phức tạp đan xen, trái lại càng có thể khiến chúng ta nhìn rõ bản diện thực tế của cuộc sống.

Đơn giản mà nói, chỉ cần bạn chuyên chú thì lập tức việc nấu cơm, rửa bát, trông trẻ nhỏ, làm việc nhà, … cũng là một loại tu hành.

Cho nên chỉ cần đúng như thực tế, chuyên chú, mang theo sự phát giác, nhận ra để sống, dò trước, thời thời khắc khắc kiểm tra tự ngã, loại bỏ những kiêu mạn, tham cầu, kỳ vọng và sợ hãi của bản thân, để một tâm hồn thanh tĩnh, thấy được các trật tự sắp đặt khác nhau của sinh mệnh, bạn và tôi đều sẽ thành những người thầy trong cuộc sống.

Mỗi một rắc rối, một vấn đề đều là một đạo tràng

Khi bắt tay vào tu hành từ những vấn đề của thực tế, mỗi một vấn đề là một đạo tràng.

Tu hành cần phải bắt tay vào từ những vấn đề của thực tế, không thể mơ hồ nói suông. Mơ hồ nói suông chẳng có bất kỳ một ý nghĩa gì cả. Đạo lý bạn có thể nói ra cả một mớ lớn lý thuyết, nhưng đến khi đụng sự việc bạn vẫn cứ cảm thấy khổ, cảm thấy buồn rầu, vậy thì tu hành có tác dụng gì? Tu hành nhất định cần phải tiến hành từ trong những phiền phức, phiền não cụ thể của cuộc sống hoặc từ những thống khổ thật sự trong thực tế của cuộc sống mà tôi luyện.

Chớ đừng mượn cớ làm cho tu hành biến thành một loại trốn tránh phiền não hoặc trốn tránh cuộc sống hiện thực. Tu hành không phải là một loại phương thức chạy trốn; Tu đạo không phải là tu mở một đường đạo chạy trốn của trẻ con. Tu hành càng không thể biến thành một trò giải trí tiêu khiển của tâm linh.

Đương nhiên, tất cả điều này bạn có thể phản đối, nhất nhất một mực kiên trì cố thủ giữ vững sự phản đối của bản thân, nhưng kết quả của khổ vẫn là chính bản thân bạn khổ. Tu hành cần phải bắt tay vào từ những vấn đề của thực tế, mỗi một rắc rối, một vấn đề thực tế đều là lối vào.

Mỗi một rắc rối, một vấn đề đều là đạo tràng, mỗi một sự việc phiền não đều là đạo tràng, mỗi một lần sóng gió của tinh thần, của cảm xúc tình cảm chính là đạo tràng, mỗi một sợ hãi đều là đạo tràng, mỗi một niệm đầu đều là đạo tràng.

Đạo tràng chân chính không phải là miếu chùa, không phải thiền đường, không phải nơi núi rừng, không phải là xung quanh địa phương nơi những người tu hành tụ tập, mà then chốt chân thực nhất nhất của đạo tràng là mỗi một điều gì đó đương diễn ra, mỗi mội cái gì đó đang tồn tại ngay trước mắt, mỗi một suy nghĩ ở trong tâm trí.

Nếu hôn nhân của bạn có vấn đề, thế thì hôn nhân có vấn đề chính là đạo tràng của bạn; Nếu như mối quan hệ của bạn và chồng bạn có vấn đề, vậy thì mối quan hệ với chồng chính là đạo tràng; Nếu như bạn và đồng nghiệp phát sinh mâu thuẫn, thì điều mâu thuẫn cùng đồng nghiệp này là đạo tràng; Nếu bạn rơi vào nỗi buồn chán của cuộc sống, nỗi buồn chán này là đạo tràng; Nếu như bạn xuất hiện vấn đề của tiền, tiền chính là đạo tràng. Ở đâu xuất hiện vấn đề thì ở đó chính là cần tu, ở đó chính là đạo tràng.

Nếu bạn sợ hãi sinh tử, vấn đề sinh tử chính là đạo tràng. Đạo tràng tại mỗi một khi bạn gặp khó xử, đạo tràng ngay nơi mỗi khi bạn gặp vướng mắc hay bị vướng kẹt lại. Tu hành cần phải từ trong đó tiến hành.

Chớ đừng gạt bỏ vấn đề của hôn nhân, vấn đề của chồng, vấn đề của đồng nghiệp, vấn đề của buồn chán, vấn đề của tiền, vấn đề của sinh tử, rồi một mực nhất nhất mà chạy tới chùa triền, thiền đường, núi rừng, hoặc những địa phương của người tu hành, đi huyền đàm đạo khứ (đàm luận những huyền diệu huyền cơ về đạo trong quá khứ), đi đến những chốn u minh tưởng nhớ Bồ Tát, tưởng nhớ Phật, đi niệm A Di Đà Phật hoặc Chú đại bi, …. Đều không có tác dụng. Đạo tràng của bạn đã chọn sai rồi, thì là bạn đang tại ngoại tu hành.

Tu hành nên cần phải ở đâu có vấn đề thì ở đó tu sửa

Ở nơi chùa triền, tại thiền đường, đại sơn lâm, ở những nơi xung quanh người tu hành toàn tâm tình tốt, không hề xuất hiện vấn đề vậy thì tu có hữu dụng gì?

Tu hành cũng không phải là hiển thị bản ngã của bản thân bạn hướng tới người khác, kiểu như: “nhìn xem tôi tu hành tốt làm sao” “tôi là một người tu hành”.  Tu hành là hiển thị cuộc sống hướng vào chính bản thân bạn, kiểu như: khó cũng không quật ngã được tôi, “xem, vấn đề này dù khó cũng không cản được tôi”, “nó không thành vấn đề”, “cái gì cũng không thể mang đến vấn đề rắc rối hoặc phiền não cho tôi”, “cho dù chúng tồn tại xảy ra ở đó cũng chỉ có thể mang đến cho tôi những tốt đẹp và hoan hỉ”.

Tác giả: Theo Secretchina 
Dịch giả: Tâm Nguyễn

hoa-thu-mau-don-2016

August 19, 2016

Moon, Aug 19 - 2016

Nhớ những mùa Trung Thu cũ

Tác giả bài viết: Nguyễn Hải Thảo

Nghe những bậc cao niên kể lại, tết Trung Thu đã có từ lâu lắm rồi. Có 3 truyền thuyết chính được nhắc đến nhiều nhất để nói về nguồn gốc tết Trung Thu, đó là: Hằng Nga và Hậu Nghệ, Đường Minh Hoàng du nguyệt điện và sự tích chú Cuội của Việt Nam. Theo phong tục người Việt, tết Trung Thu được tổ chức vào giữa mùa thu tức rằm tháng 8 âm lịch. Vào đêm ấy, người ta làm cỗ cúng gia tiên và bày bánh trái ra sân cúng mặt trăng. Nhân dịp này, người lớn thì uống rượu, thưởng trăng, còn trẻ em rước đèn, đi xem múa lân, hát các bài hát chủ đề Trung Thu và vui hưởng bánh kẹo, trái cây do cha mẹ bày ngoài sân dưới hình thức một mâm cỗ.
.
Mỗi năm, vào những ngày đầu tháng 8 âm lịch đến rằm, Sài Gòn bắt đầu rộ lên không khí chuẩn bị đón tết Trung Thu. Cứ đến mùa này, các hàng bánh Trung Thu nhan nhản mọc lên khắp nơi, nhiều nhất ở dọc các con phố chính hoặc khu chợ. Bánh Trung Thu được bày bán trong các tủ kính đủ các loại, nào là: bánh thập cẩm, bánh đậu xanh nhân trứng, bánh dẻo nhân mứt, bánh in, bánh bía… Kèm theo bánh Trung Thu là những chiếc lồng đèn đủ kiểu đủ dáng: đèn ngôi sao, đèn kéo quân, đèn cá chép, thiên nga, thỏ ngọc, bươm bướm, thuyền buồm, đèn xếp v.v… trông khá bắt mắt
.
Tôi nhớ cách đây mấy mươi năm, lúc còn học tiểu học, cứ đến mùa Trung Thu là đám con nít chúng tôi rất mừng. Đó là dịp để chúng tôi được vui chơi, rước đèn, ca hát, phá cỗ do ba mẹ, anh chị bày cho, nhất là được tha hồ ăn bánh kẹo mà không sợ bị quở mắng là “ăn nhiều kẹo bị hư răng!”.
.
Trước tết Trung Thu vài hôm, ba mẹ tôi đã mua bánh, trà, trái cây để biếu họ hàng, người quen. Lồng đèn cũng được ba mẹ mua trước đó để chúng tôi chuẩn bị rước đèn cùng đám trẻ trong xóm. Nhưng đám con nít thường sốt ruột không thể đợi lâu, ngay tối 14 âm lịch, chúng tôi đã đồng loạt rủ nhau xếp hàng rồng rắn đi rước đèn khắp các khu phố. Dịp này, hầu như đứa trẻ nào cũng thuộc bài hát “Rước đèn tháng tám”. Chúng tôi vừa cầm đèn “diễu hành”, vừa hát vang “Tết Trung Thu rước đèn đi chơi. Em rước đèn đi khắp phố phường. Lòng vui sướng với đèn trong tay. Em múa ca trong ánh trăng rằm”… Rồi tiếp theo, bài “Thằng cuội”: “Bóng trăng trắng ngà. Có cây đa to. Có thằng Cuội già. Ôm một mối mơ”… Ngày đó, trẻ con vui tết Trung Thu thường không phân biệt hoàn cảnh. Con nhà khá giả thì rước đèn thiên nga, đèn kéo quân, đèn bươm bướm… Con nhà nghèo thì rước đèn xếp, đèn lon, đèn cầy… Miễn có đèn vui chơi là được!
.
Đêm rằm tháng 8, khi trăng vừa lên cao, đã thấy nhiều gia đình trong xóm bày cỗ cúng trăng. Trên mâm cỗ thường bày bánh Trung Thu, trà, kẹo, mía, các loại trái cây… Gia đình tôi cũng không ngoại lệ. Sau khi cúng gia tiên, cúng trăng, ba mẹ tôi chia bánh trái cho con cháu, rồi cả nhà quây quần bên mâm cỗ thưởng thức bánh Trung Thu bên tách trà thơm. Bọn trẻ chúng tôi lại rủ nhau rước đèn, vừa ăn bánh, vừa hát vang khắp khu phố…
.
Ngày nay, thời buổi kinh tế thị trường, hình như người ta hờ hững với Trung Thu hơn. Có lẽ do việc kiếm tiền quá khó khăn nên nhiều gia đình không “mặn” đón tết Trung Thu, mặc dù các quầy hàng vẫn bày bán bánh, bán lồng đèn trước cả tháng. Bánh nướng Trung Thu nhân đậu xanh một trứng giá cũng đã 40.000 đồng/cái; còn một chiếc đèn lồng giấy xếp giá “bèo” nhất cũng 10.000 đồng, thử hỏi những hộ lao động nghèo sao không khỏi đắn đo?
.
Trẻ em bây giờ đa số mê vào quán net, mê chơi games hơn đi rước đèn. Tôi nhớ đêm Trung Thu năm ngoái, mặc dù trời quang mây tạnh, nhưng khu phố tôi ở chỉ thấy lác đác dăm ba đứa trẻ chơi đèn lồng. Bánh Trung Thu chỉ thấy xuất hiện trên bàn của những gia đình làm ăn nên ra, còn đa số những hộ nghèo hầu như ít quan tâm. Vì thế nên mới có chuyện sau rằm tháng 8, nhiều quầy bán bánh Trung Thu đã rầm rộ treo bảng “đại hạ giá” hoặc khuyến mãi “mua 1 tặng 2”!!
.
Tác giả bài viết: Nguyễn Hải Thảo
.

Trung thu 2012 -1

August 8, 2016

Đức Phật dạy 7 cách bố thí

Một người nghèo chạy đến phía trước Đức Phật vừa khóc vừa hỏi Ngài:
“Tại sao con làm việc gì cũng không thành công, đó là do duyên cớ gì ạ?”

Đức Phật nói với anh ta: “Đó là bởi vì con chưa học được cách bố thí cho người khác.”
 
Người kia thưa: “Nhưng con là một người nghèo khó không có tiền, làm sao có thể bố thí!”
 
Đức Phật dạy: “Đều không phải như thế. Một người cho dù hoàn toàn không có tiền, vẫn có thể cho người khác 7 thứ:
 
1. Diện thí – Cho đi bằng nét mặt. Chúng ta có thể cho đi nụ cười niềm nở đến những người xung quanh hàng ngày mà mình gặp trong cuộc sống.
 
2. Ngôn thí – Cho đi bằng lời nói. Chúng ta có thể nói nhiều những lời nói ấm áp, khiêm nhường, khen ngợi, an ủi, khích lệ, cổ vũ và động viên người khác.
 
3. Tâm thí – Cho đi bằng tấm lòng. “Sưởng khai tâm phi, thành khẩn đãi nhân”, có nghĩa rằng mở rộng tấm lòng, chân thật, thành tâm đối đãi với người khác.
 
4. Nhãn thí – Cho đi những ánh mắt, những cái nhìn hiền từ. Dùng ánh mắt thiện ý để nhìn người khác.
 
5. Thân thí – Cho đi bằng hành động nhân ái. Dùng hành động nhân ái để đi giúp đỡ người khác.
 
6. Tọa thí – Cho đi bằng nhường chỗ ngồi cho người cần. Khi đi xe hay trên thuyền có thể nhường chỗ ngồi của mình cho người cần.
 
7. Phòng thí – Bố thí nơi ở: Đem phòng còn trống cho người khác nghỉ ngơi.
 
Cuối cùng Đức Phật nói: “Cho dù là ai, chỉ cần tập thành 7 thói quen này thì vận may sẽ đi theo “như hình với bóng”!
 
Đức Phật nói với chúng ta hạnh của bố thí có rất nhiều cách, chỉ cần dùng chân tình và thiện tâm là có thể làm được.
 
– Ví như trong cuộc sống hàng ngày, mưu sinh kiếm tiền nuôi gia đình, kỳ thực nuôi gia đình cũng là một dạng bố thí!
 
– Nếu như bạn cảm nhận thấy bản thân là làm trâu làm ngựa, hay kiếm tiền trả khoản nợ nào đó cho người ta, thế thì chính là bạn đang ôm giữ trong lòng một bụng khí oán giận, bạn sẽ cảm nhận thấy cuộc sống rất khổ! Một khi bạn chuyển ý niệm đầu tiên “nuôi gia đình” thành là bố thí, là cho đi, là chăm sóc, nuôi dưỡng, cung phụng; bạn là cần cho gia đình này, gia đình này cần bạn và bạn là đang cho đi, đang bố thí, đang cung phụng nuôi dưỡng mọi người trong nhà, khi đó bạn sẽ cảm thấy ấm áp nhẹ nhàng và vui vẻ thoải mái.
 
– Đây chính là giác ngộ và trong mê, tỉnh và thức, khi mê thì thấy rõ ràng xác thực là như bị đòi nợ, trả nợ, một khi giác ngộ ra rồi thì không phải là đòi nợ, trả nợ nữa mà là thực hành bố thí, cung phụng, phụng dưỡng cho đi.
 
– Đừng tưởng rằng đến đền chùa bỏ một chút tiền vào đó mới là bố thí, bởi vì trong vô lượng phương diện bố thí thì bạn mới chỉ hiểu được có một mặt. Bạn có biết rằng, trong cuộc sống thường nhật hàng ngày, hết thảy các hành động và việc làm của chúng ta đều là bố thí, là cung phụng, phụng dưỡng.
 
– Thí dụ như bạn sắp xếp thu dọn nhà cửa gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ giúp cho cuộc sống những người trong cả nhà được thoái mái, dễ chịu, thì chính là bạn đang tu dưỡng bố thí trong gia đình. Bạn là đang thực hành hạnh Bồ Tát Đạo! Tại công ty bạn tận lực tận tâm làm việc đó là hạnh bố thí trong công việc, và là cung phụng, cung dưỡng đối với xã hội.
 
– Chúng ta có đủ khả năng khởi lên những niệm này, chúng ta sẽ sống tự tại!
 
– Chúng ta vất vả chăm chỉ làm việc, có thể tính là không nhận được quyền lợi gì tới mình, nhưng cũng sẽ không còn cảm thấy khó sống, tại sao lại thế ? Bởi vì chúng ta bằng sức lao động và bằng chính thể lực, trí tuệ của bản thân mình để bố thí, cung phụng, phụng dưỡng cho người, cho nên tâm chúng ta hoan hỷ hài lòng và sẽ vô cùng vui vẻ.
 
– Chúc bạn có thể tu thành hạnh bố thí, cung phụng. Trên bề mặt trước mắt nếu mà bạn có thể chưa thấy ngay được phúc báo, nhưng rồi quả của nó sẽ báo đáp không thể nghĩ bàn.
 
Đó chính lời Phật dạy

ST

Hoa Sen (1)

August 2, 2016
.
HÃY NẮM LẤY TAY CON

Một cậu bé nhỏ cùng người cha đi qua một chiếc cầu.

Người cha vì lo lắng cho con trai nên đã nói với con trai nhỏ của mình rằng:

– ” Con yêu, hãy nắm lấy tay cha để con không bị ngã xuống sông! “

Cậu bé trả lời:

– “Không, thưa cha. Cha hãy nắm lấy tay con!”

Người cha một chút bối rối hỏi lại: ” Có gì khác nhau đâu? “
Cậu bé đáp:

” Có sự khác nhau lớn đấy cha ạ – Vì nếu con nắm lấy tay cha và có điều gì xảy ra với con, có thể là con sẽ buông tay cha ra.
Nhưng nếu cha nắm lấy tay con, con biết chắc chắn rằng dù có điều gì xảy ra Cha sẽ không bao giờ buông tay con ra. “

– Trong bất kỳ một mối quan hệ nào, bản chất của lòng tin không phải nằm ở sự ràng buộc lời cam kết mà nằm ở mối quan hệ và sự liên kết.

– Vì vậy hãy nắm lấy tay của người yêu thương mình hơn là chờ đợi người đó nắm lấy tay mình …

Vuon-hong-Portland-August-2-2014-77

July 24, 2016

Mở ca s

Mở Cửa Nhìn Pháp Thân
Đời Mầu Nhiệm Không Cùng
Lòng Dặn Lòng Tỉnh Thức
Giòng Nước Tâm Trong Ngần

Buổi sáng thức dậy mở cửa sổ để nhìn cảnh vật bên ngoài. Hãy liệu chừng, cảnh vật ấy cũng chính là nội tâm của bạn! Không khí ban mai mát lạnh, sương mai có thể đang còn, và mặt trời có thể đang gửi tới cửa sổ bạn mấy tia nắng. Bạn là bạn, nhưng bạn cũng là cảnh vật ấy, bởi vì bạn có pháp thân.

Pháp thân là gì? Ban đầu pháp thân chỉ có nghĩa là giáo pháp của Bụt. Trước khi nhập diệt, Bụt nói với các môn đệ: “Chỉ có nhục thân của ta tan rã chứ pháp thân của ta vẫn ở lại với quý vị mãi mãi”. Trong truyền thống Đại Thừa, chữ pháp thân (dharmakãya) dần dần mang ý nghĩa tâm của Bụt, rồi bản thể của vạn hữu, rồi chân như. Tất cả mọi hiện tượng như: tiếng chim hót, tia nắng ấm, đám mây trắng, cành trúc xanh… đều là biểu hiện của pháp Thân. Hóa thân Bụt (narmanakãya) cũng là một biểu hiện của pháp Thân. Đó là cuộc đời của Thích Ca Mâu Ni.

Bạn cũng là một biểu hiện của pháp thân. Vì vậy bạn cũng cùng một bản chất với mọi nhiệm mầu trong vũ trụ.

Mở cửa sổ mà nhìn được vào pháp thân thì bạn sẽ thấy đời mầu nhiệm vô cùng. Bạn muốn duy trì cái thấy ấy để ngày hôm nay của bạn được đẹp đẽ và an lạc, cho nên bạn tự dặn nên để lòng tỉnh thức. Sống được suốt ngày trong chánh niệm, trong tỉnh thức thì tâm bạn là một dòng nước trong không vương vấn phiền não.

Nguồn: Làng Mai

my little friend! -1

July 17, 2016

“Chỉ là một bát cơm thôi!”

Một ngày nọ, có hai người ở tại nơi làm việc cảm thấy không hài lòng nên quyết định cùng nhau đi tới một ngôi chùa tìm một vị đại sư xin giúp đỡ.

Khi gặp được vị đại sư, một trong hai người nói: “Thưa đại sư, chúng con ở phòng làm việc hay bị ức hiếp, quá thống khổ, cầu xin ngài chỉ bảo, chúng con có nên xin nghỉ việc ở đó hay không?”

Vị đại sư từ từ khẽ nhắm hai mắt lại, giống như đang trầm ngâm, sau nửa ngày, vị đại sư cuối cùng cũng mở lời, nhưng lại chỉ nói đúng 5 từ: “Bất quá nhất oản phạn” (Tạm dịch: “Chẳng qua chỉ là một bát cơm”). Sau đó, vị đại sư liền phất phất tay, ý bảo hai người rời đi.

Sau khi hai người trở lại công ty, một người trong đó lập tức nộp đơn xin nghỉ việc, quyết định trở về quê hương làm ruộng, người còn lại tiếp tục ở lại công ty.

Thoáng một cái đã mười năm trôi qua, người trở về quê hương làm ruộng, luôn tích cực học hỏi kinh nghiệm từ những người nông dân đi trước, lấy môi trường thân thiện làm phương thức kinh doanh, kết quả của sự cần cù cố gắng là đã trở thành một chuyên gia nông nghiệp.

Còn vị ở lại công ty thì sao? Cũng không hề thua kém, anh ta đã tự mình điều chỉnh cho phù hợp, cũng cố gắng thể hiện năng lực, nên dần dần được coi trọng, hiện giờ đã trở thành người quản lý.

Đến một ngày, hai người gặp lại nhau.

Vị chuyên gia nông nghiệp nói: “Thật là kỳ lạ, đại sư nói cho chúng ta biết ‘Bất quá nhất oản phạn’, năm chữ này tôi nghe xong liền hiểu ngay, chẳng qua cũng chỉ vì một bát cơm thôi, sao phải miễn cưỡng ở lại công ty mà không rời đi? Cho nên tôi đã xin nghỉ việc ngay.”

Sau đó, anh ta hỏi người quản lý: “Tại sao khi đó anh lại không nghe theo lời nói của đại sư vậy?

Người quản lý vừa cười vừa nói: “Tôi nghe xong đại sư nói “bất quá một bát cơm”, nên mỗi khi phải chịu nhiều sự khinh bỉ, chịu nhiều rắc rối, tôi chỉ cần nghĩ: ‘Cùng lắm cũng chỉ là để kiếm miếng cơm ăn’, cho nên dù ông chủ nói bất kể điều gì khó chịu, chỉ cần mình bớt hờn giận, bớt so đo là được rồi. Đại sư không phải là có ý này sao?

Một ngày khác, họ lại đến thăm đại sư, dĩ nhiên, vị đại sư đã dần dần già đi rồi, ông ngồi trước mặt hai người và vẫn từ từ nhắm mắt lại, sau một ngày trôi qua, ông cũng chỉ nói ra năm từ: “Bất quá nhất niệm gian”(Tạm dịch: “Chẳng qua chỉ là sai khác ở một niệm”), sau đó lại một lần nữa phất phất tay.

Hai người bèn nhìn nhau cười, dường như trong lòng đã hiểu rõ.

(Mai Trà biên dịch)

Nguồn: TrungTamHoTong

July's flowers

 First post