Cốc nước và giếng nước
Vị thiền sư nọ có một người đệ tử thường hay oán than. Một hôm, ông bỏ muối vào một cốc nước và bảo người đó uống.
Đệ tử nói: “Mặn đến phát đắng.”
Vị thiền sư tiếp tục bỏ nhiều muối hơi vào giếng nước và bảo đệ tử thử lại. Sau khi uống xong, người này nói: “Nước rất tinh khiết và ngọt”.
Lúc này, vị thiền sư mới nói: “Đời người, đau khổ chính là muối, vị mặn ngọt của nó được quyết định bởi thứ vật dụng chứa nó.”
Trong Kinh A-hàm, Phật dạy:
“Chỉ có phước báo mới có thể chuyển hóa được nghiệp quả xấu mà thôi”.
Nghiệp xấu ác được ví như một nắm muối. Nếu chúng ta nuốt phải nắm muối đó, chắc ta cảm thấy khó chịu đến dường nào.
Tuy nhiên nếu bỏ nắm muối đó vào trong một tô nước rồi uống, có lẽ ta sẽ cảm thấy dễ chịu hơn một chút.
Nếu bỏ nắm muối đó vào trong một lu nước, một cái giếng rồi uống, thì ta cảm nhận gần như vị mặn đó không làm cho ta thấy khó chịu nữa.
Tô nước, lu nước, giếng nước tượng trưng cho người có “phước báo”, thấm nhuần tu thân do chính mình tạo được ít hay nhiều, sẽ giúp ta chuyển hóa bớt nghiệp xấu ác.
Khi ta làm được nhiều lợi ích cho người khác thì chuyện lớn sẽ hóa nhỏ, chuyện khó sẽ hóa dễ.
“Luật Nhân – Quả rất công bằng, dẫu ta có tu hành chứng đắc đi nữa, ta vẫn phải chịu một phần nào nghiệp quả xấu đã gieo tạo trước kia”.
– Chúng ta cứ thường hay oán trách, than vãn cho số kiếp đời mình, chi bằng hãy quyết tâm thay đổi vận mệnh của mình bằng cách tu thân và biết tạo phước lành từ những điều rất nhỏ..
Bodhgaya Monk
__(())__
Source: TrangThoThichTanhTue