Recent Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
LÀM GÌ VỚI CƠN GIẬN
Huynh Hue
Mỗi năm có hơn 30.000 ca trụy tim gây ra bởi những cơn giận dữ . Người hay sân hận, nổi giận thường dễ li dị, công việc ít thuận lợi tốt đẹp, và có ít bạn hơn những người khác.
Một nghiên cứu của trường đại học Havard cho thấy khoảng 10 triệu người Mỹ mắc phải dạng bộc phát cơn giận dữ thái quá gọi là hội chứng IED. Các nghiên cứu khác đã chứng tỏ người hay nổi giận có nguy cơ mắc bệnh thần kinh, tim mạch nhiều hơn 3 lần so với người ôn nhu trầm tĩnh.
Ai cũng biết giận là một phản ứng rất bình thường trong 4 cảm xúc chính của con người : hỉ, nộ, ái, ố , nhưng ít đề ý đến những hậu quả chết người của nó.
Chúng ta sẽ thấy mình nên làm gì với cơn giận qua bài viết dưới đây của tác giả Thubten Chodron.
Làm Gì Với Cơn Giận
Sự tức giận là một đám mây đen bay qua tâm thức trong sáng của chúng ta.
Chúng ta thường xem một điều gì đó là ích lợi khi nó tạo ra hạnh phúc. Nhưng khi chúng ta tự hỏi “ Tôi có hạnh phúc chăng khi tôi tức giận?, câu trả lời hiển nhiên là “Không”. Khi giận ta có thể cảm thấy sức mạnh thể lý tăng lên vì những nguyên nhân sinh lý, nhưng về mặt cảm xúc chúng ta thấy đau khổ. Vì thế, từ chính trải nghiệm của chúng ta, có thể thấy giận dữ không cổ vũ, không tốt, mà còn phương hại đến hạnh phúc.
Ngoài ra, chúng ta cũng không truyền thông tốt khi đang giận dữ. Chúng ta thường nói to như thể người nghe bị điếc, hay lặp lại những câu nói như thể người nghe có bộ nhớ kém, nhưng như thế không phải là giao tiếp. Giao tiếp hiệu quả là khi ta diễn đạt thế nào đó mà người nghe hiểu được. Điều này có nghĩa là ta không được trút, đổ ập cảm xúc, những bực dọc, căng thẳng, hờn giận của ta lên người nghe. Nếu ta la hét, những người khác ngưng chú ý đến chúng ta cũng hệt như khi có ai đó la hét chúng ta, chúng ta “phong tỏa huyệt đạo” ngừng suy nghĩ và xóa sạch mọi ý nghĩa của ngôn từ. Giao tiếp tốt cũng bao gồm việc diễn tả những cảm xúc và ý nghĩ của chúng ta bằng từ ngữ, điệu bộ và ví dụ giúp người nghe thông hiểu. Tuy nhiên, khi bị cơn giận dữ làm mờ tâm trí, chúng ta không diễn đạt rõ ràng cũng như không suy nghĩ mạch lạc như bình thường .
Dưới tác động của nỗi tức giận, chúng ta cũng nói và làm những điều mà sau đó chúng ta hối hận. Những năm tháng của tin yêu, và kỳ vọng xây đắp bằng nỗ lực lớn có thể bị phá hủy nhanh chóng chỉ trong một phút nóng giận không kiềm chế. Trong cơn giận, ta đối xử với người ta yêu quý nhất theo cách mà ta sẽ chẳng bao giờ đối xử ngay cả với một người xa lạ, sẽ nói những điều cực kỳ thô bạo và thậm chí còn đánh đập những người ta yêu thương nhất. Điều này không chỉ tổn hại đến những người ta yêu, mà cả đến chúng ta, và chúng ta ngồi chết lặng khi gia đình mà ta yêu ta quý tan vỡ. Nỗi giận này, mặt khác lại gây ra cảm giác ta có lỗi và tự trách, tự hận mình, khiến ta tê liệt và làm xấu thêm các mối quan hệ của chúng ta, do đó làm hại ta nhiều hơn. Nếu chúng ta có thể kiềm chế cơn giận, những hậu quả đau xót ấy có thể tránh được.
Hơn thế nữa, cơn giận dữ có thể khiến người khác xa lánh chúng ta. Xin các bạn thử nhớ lại một tình huống khiến các bạn nổi giận – điều này có thể có ích. Khi chúng ta tự đặt mình vào cương vị khác và nhìn chính mình bằng con mắt và quan điểm của người khác, ngôn từ và hành động của chúng ta có lẽ sẽ khác đi. Chúng ta mới có thể hiểu tại sao người nghe lại bị tổn thương bởi lời nói của chúng ta. Trong khi ta chẳng cần cảm thấy có lỗi về những sự việc ấy, chúng ta nhất thiết phải nhận ra những hậu quả tai hại của nỗi tức giận không kiềm chế của mình, hãy vì mình, vì người, tìm liệu pháp để trấn áp nó.
Hơn nữa, nuôi giữ cơn giận trong lòng lâu tạo ra sự oán giận và cay đắng trong chúng ta. Đôi khi ta gặp những người già tích góp oán hờn qua bao năm tháng cuộc đời bất như ý, đi đến đâu cũng mang theo căm ghét, và bất mãn. Có ai trong chúng ta muốn giống họ khi mình già? Nếu không đấu tranh và chiến thắng cơn giận dữ của mình, chúng ta đang tạo ra hình ảnh của chúng ta: nhăn nhó, nặng nề, xấu xí trong cơn giận hôm nay, và một người già cay đắng, hằn học và khó gần của tương lai.
Một số người giải thích lời dạy của Đức Phật về những cái hại của cơn giận (“sân hận”) theo nghĩa là chúng ta không được giận dữ, sân hận, hoặc là nếu chúng ta sân hận là xấu xa và tội lỗi. Đức Phật không hề nói thế. Khi chúng ta nổi giận, cơn giận là những gì diễn ra vào giây phút ấy. Tự nhủ rằng mình không nên nóng giận không có tác dụng gì, vì cơn giận hiện hữu như một phần trong xúc cảm của chúng ta. Hơn nữa, làm tổn thương mình về cảm xúc không tốt chút nào. Việc chúng ta nổi giận không có nghĩa chúng ta là người xấu. Điều đó chỉ có nghĩa một cảm xúc có hại đang nhất thời chế ngự và thống trị chúng ta. Giận giữ, những lời độc miệng, những lời tàn nhẫn, và hành động thô bạo chẳng phải bản chất của chúng ta. Những cơn giận dữ ấy chỉ là những đám mây đen thoáng qua tâm thức trong sáng của ta, và ta có thể loại bỏ hay ngăn ngừa chúng. Mặc dù chúng ta chưa tập được tính kiên nhẫn, nhưng ta có thể dần phát triển đức tính này khi chúng ta cố gắng từng ngày, từng giờ.
Nguồn: Working With Anger
Tác giả: Thubten Chodron, một sư cô người Mỹ tu theo trường phái Tây Tạng, là tác giả của nhiều quyển sách, và là viện trưởng của tu viện SravastiAbbey.
Sư cô tin rằng sứ mệnh của SravastiAbbey là phát triển một cộng đồng các tu sĩ năng động, tu tập và thực hành lời dạy của Đức Phật để gieo trồng, vun xới và nuôi dưỡng “AN BÌNH” trong tim các tu sĩ, khách thập phương, và mở rộng ra An Bình trên thế giới chúng ta đang sống
Xin đọc thêm ở trang web của tác giả:
http://www.thubtenchodron.org/
ANGER IS A PASSING CLOUD ON THE PURE NATURE OF MIND
By Thubten Chodron
WE GENERALLY CONSIDER something beneficial if it promotes happiness. But when we ask ourselves, “Am I happy when I’m angry?” the answer is undoubtedly “No.” We may feel a surge of physical energy for physiological reasons, but emotionally we feel miserable. Thus, from our own experience, we can see that anger does not promote happiness.
In addition, we don’t communicate well when we’re angry. We may speak loudly as if the other person were hard of hearing or repeat what we say as if he or she had a bad memory, but this is not communication. Good communication involves expressing ourselves in a way that the other person understands. It is not simply dumping our feelings on the other. If we scream, others tune us out in the same way we block out the meaning of words when someone yells at us. Good communication also includes expressing our feelings and thoughts with words, gestures and examples that make sense to the other person. Under the sway of anger, however, we neither express ourselves as calmly nor think as clearly as usual.
Under the influence of anger, we also say and do things that we later regret. Years of trust built with great effort can be quickly damaged by a few moments of uncontrolled anger. In a bout of anger, we treat the people we love most in a way that we would never treat a stranger, saying horribly cruel things or even physically striking those dearest to us. This harms not only our loved ones, but also ourselves, as we sit aghast as the family we cherish disintegrates. This in turn breeds guilt and self-hatred, which immobilise us and further harm our relationships and ourselves. If we could tame our anger, such painful consequences could be avoided.
Further, anger can result in people shunning us. Here, thinking back to a situation in which we were angry can be helpful. When we step out of our shoes and look at ourselves from the other person’s viewpoint, our words and actions appear different. We can understand why the other was hurt by what we said. While we need not feel guilty about such incidents, we do need to recognise the harmful effects of our uncontrolled hostility and, for the sake of ourselves and others, apply antidotes to calm it
In addition, maintaining anger over a long time fosters resentment and bitterness within us. Sometimes we meet old people who have stockpiled their grudges over many years, carrying hatred and disappointment with them wherever they go. None of us wants to grow old like that, but by not counteracting our anger, we allow this to happen.
Some people interpret Buddhist teachings on the disadvantages of anger to mean that we’re not supposed to become angry, or are bad and sinful if we do. The Buddha never said this. No judgement is involved. When we’re angry, the anger is just what is at that moment. Telling ourselves we should not be angry doesn’t work, for anger is already present. Further, beating ourselves up emotionally is not beneficial. The fact that we became angry doesn’t mean we’re bad people. It just means that a harmful emotion temporarily overwhelmed us. Anger, cruel words and violent actions are not our identity. They are clouds on the pure nature of our mind, and they can be removed or prevented. Although we are not yet trained in patience, we can gradually develop this quality when we try.
An edited extract from Working With Anger by Thubten Chodron, published by Snow Lion, USA,
Thubten Chodron is an American Tibetan Buddhist nun, and author of many books.
Further Reading: http://www.thubtenchodron.org/