PHƯƠNG THUỐC CHỮA TRỊ BỆNH GOUT (Khớp)

RẤT ĐƠN GIẢN và RẺ TIỀN

Gout (also called metabolic arthritis) is a disease created by a buildup of uric acid. In this condition, monosodium urate or uric acid crystals are deposited on the articular cartilage of joints, tendons and surrounding tissues due to elevated concentrations of uric acid in the blood stream. This provokes an inflammatory reaction of these tissues.
Có nhiều cách chữa bệnh Gout , sau đây thêm 1 cách nữa …

.

Có người làm theo cách này đã khỏi bệnh Đau nhức khớp xương do bị Gout , trong máu có dư Acid Uric , nếu bị như vậy thì nên áp dụng cách sau đây theo bài dưới đây , quá dễ dàng mà lại rẻ tiền ….

Cây Cải Bẹ Xanh – PHƯƠNG THUỐC CHỮA TRỊ BỆNH GOUT RẤT ĐƠN GIẢN

Mua cải bẹ xanh (lá cải có vị nhẩn nhẩn mà người ta gọi là cải đắng, thường được dùng để cuốn bánh xèo.) Cải bẹ xanh vị nhẩn nhẩn chứ không phải là cải ngọt, xin hãy phân biệt đúng.

Mỗi ngày đều nấu cải bẹ xanh này để uống thay nước thì cơ thể sẽ thải ra ngoài chất acid uric là chất gây nên bệnh gout để ta sẽ không còn bị bệnh gout này hành hạ nữa.

Kiên trì nấu uống mỗi ngày, còn xác cải thì ăn để khỏi phí. Vẫn tiếp tục dù thấy bệnh đã khả quan. Tiếp tục uống nước cải bẹ xanh này để chất acid uric không có cơ hội tái tạo và tích tụ lại trong cơ thể nữa.

Rất nhiều người Á Châu ở Mỹ & Canada đã chữa lành được bệnh gout bằng phương pháp rất đơn giản và rẻ tiền này.

Tìm hiểu về bệnh “gút”

Trước đây người Việt Nam chỉ ăn nhiều cơm rau, ít thịt cá (chính chế độ dinh dưỡng như vậy lại là rất hợp lý), nhưng hiện nay, chúng ta có điều kiện để chọn thực phẩm chứa nhiều năng lượng hơn dưới dạng gluxit, prôtit… Sự dư thừa năng lượng dạng này khiến những bệnh “no đủ” như bệnh gút ngày càng trở nên phổ biến.

Bệnh gút (tiếng Anh: gout; tiếng Pháp: goutte hay podagre; tiếng Đức: gicht) đã được biết đến từ lâu ở châu Âu. Ngay ở Trung Quốc, bệnh này cũng được biết đến với cái tên thống phong . Còn ở châu Á, nhất là Việt Nam chúng ta, không có thói quen ăn nhiều thịt như châu Âu nên bệnh này không phổ biến, nên cũng ít người biết đến nó chăng? Trong khi đó, ngay từ thế kỷ 17, ở Đức đã xuất bản một cuốn sách của D.P. Mertz (nay đã được tái bản và bổ sung đến lần thứ 6) viết về bệnh gút.

Đặc trưng của bệnh gút

Bệnh gút có hai dạng đặc trưng: cấp tính và mãn tính. Ở dạng cấp tính, người bệnh đột ngột nhận thấy cơn đau ghê gớm ở khớp, đặc trưng nhất là khớp ngón chân cái, nhưng cũng có thể ở các chi khác, hay các khớp khác: đầu gối, chân, tay, thậm chí vai hay cổ.

Bệnh gút hình thành do một sự rối loạn về chuyển hóa chất, nguyên nhân là nồng độ axít uric quá cao trong máu và các chất dịch khác trong cơ thể. Xét về nguyên nhân, bệnh gút hoàn toàn tương tự với bệnh tiểu đường. Nguyên nhân gây hyperuricaemia (tăng axít uric huyết) là do thận gia tăng tạo thành axít uric hay giảm quá trình thải nó.

Khi nồng độ axít uric trong các dịch cơ thể vượt quá một trị số nhất định, các tinh thể axít uric sẽ được tạo thành ở các khớp, gây ra viêm khớp cấp tính (đau đớn cực độ) và về lâu về dài gây ra tổn thương mãn tính vì các tinh thể axít uric còn tập trung lại ở các sụn, khớp và xương, ở các hoạt dịch nang, gân, mô liên kết và thận. Hậu quả của việc tạo thành tinh thể axít uric là gút cấp tính ở khớp và sỏi thận gút.

Nam giới ở tuổi trưởng thành dễ mắc bệnh gút, đặc biệt tuổi càng cao càng dễ mắc hơn: 3% nam giới trên 65 tuổi mắc bệnh gút. Phụ nữ chỉ sau khi mãn kinh mới bắt đầu có thể mắc bệnh và tỷ lệ không đáng kể so với nam: 5% vậy có thể nói đó là bệnh của nam giới.

Bệnh thường mang tính di truyền, nếu trong nhà có người bị thì đàn ông nên chú ý ngay. Nên phân biệt giữa dạng tăng axít uric huyết nguyên phát và thứ phát. Thứ phát là do các bệnh khác gây ra, chẳng hạn bởi các bệnh về đường huyết hay thận, còn nguyên phát là do sai sót di truyền về chuyển hóa chất.

Cũng nên lưu ý rằng: thời điểm phát sinh và mức độ bộc lộ bệnh gút phụ thuộc chủ yếu vào chế độ ăn uống. Cả tăng axít uric huyết nguyên phát và thứ phát đều dẫn tới gút.

Trước khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh gút thì từ nhiều năm trước đã có gia tăng rõ rệt nồng độ axít uric trong máu.

Trong giai đoạn đầu này của bệnh gút, bệnh nhân chưa có cảm giác đau đớn gì, tuy nhiên đã có nhiều tinh thể axít uric kết tinh trong các mô và dẫn tới những sự hủy hoại sớm trong cơ thể (khớp và xương, thận…).

Tuy nhiên trong phần lớn trường hợp, dấu hiệu đầu tiên vẫn là viêm cấp tính ở một khớp và gây đau đớn vô cùng. Nhưng khi cơn đau gút cấp tính này đi qua (sau một vài ngày), khớp lại hoạt động bình thường và chịu được tải trọng, tuy nhiên sau vài lần đau cùng ở một khớp và với thời gian, khớp đó sẽ hỏng, khi đó sẽ là bệnh gút khớp mãn tính.

Sự kết tinh axít uric ở xương làm giảm chức năng đệm đỡ của xương và gây biến dạng xương, được gọi là tophi (nổi u mụn). Kết tinh axít uric ở trong mô dưới da gọi là tophi da, mà dạng đặc biệt là ở vành tai. Lâu dài dẫn tới việc tinh thể axít uric đâm qua da và dẫn tới u gút.

Kết tinh axít uric trong thận dẫn tới viêm thận mãn tính, còn gọi là gút thận, hậu quả thường là cao huyết áp dẫn tới xơ cứng động mạch. Sỏi thận bởi tinh thể axít uric gây cơn đau thận dữ dội, gây ra nhiễm trùng niệu đạo. Nếu một viên sỏi chặn đường niệu đạo, nước tiểu không thoát đi được gây hỏng thận. Những cơn đau thận bởi sỏi thận cũng báo hiệu cơn đau gút cấp tính.

Nếu bệnh nhân gút không được điều trị sớm, tỷ lệ dẫn tới nhồi máu cơ tim ở nhóm này cao hơn nhóm người thường rất nhiều. Cơn đau gút và cơn đau thận gây nhiều đau đớn cho bệnh nhân, đồng thời những hậu quả ẩn của sự gia tăng nồng độ axít uric trong dịch cơ thể còn nguy hiểm hơn nhiều bởi chúng gây ra sự biến dạng xương mãn tính, gút thận và dẫn tới xơ cứng động mạch.

Các bệnh nhân béo phì, tiểu đường hay bị bệnh trao đổi mỡ cũng dễ bị tăng nồng độ axít uric huyết và có nguy cơ mắc bệnh gút. Nguyên nhân của bệnh gút nguyên phát là do sai lệch trao đổi chất bẩm sinh, hậu quả của sai lệch này càng được khuếch đại bởi chế độ dinh dưỡng sai, đặc biệt là ăn quá nhiều chất có purin và uống rượu.

Cơn đau gút cấp tính thường xuất hiện sau bữa tiệc rượu, nhưng có khi xuất hiện ngay cả khi ăn kiêng hoàn toàn. Làm việc quá sức, tai nạn, mổ xẻ gây nguy cơ cơn gút cấp tính. Uống quá ít nước, đặc biệt vào mùa hè ra nhiều mồ hôi, gây gia tăng nồng độ axít uric, nguy cơ kết tủa tinh thể axít uric và gút thận, sỏi thận. Vậy người bị bệnh gút nhất thiết phải uống nhiều nước (khoảng 2 lít/ngày).

Axít uric thuộc nhóm các chất có chứa nhân purin, đó là những hợp chất hai vòng chứa carbon và nitơ. Chất purin đơn giản nhất có công thức C5H4N4 còn chất purin thường gặp nhất trong cơ thể sống là adeninvà guanin. Các purin là nhân cơ bản cho các tế bào của người, động và thực vật.

Khi các tế bào cũ trong cơ thể liên tục chết đi và thay bằng tế bào mới, các purin được giải phóng thành axít uric. Ở người, axít uric là sản phẩm cuối cùng của quá trình trao đổi chất, được thận thải ra trong nước tiểu.

Axít uric tạo bởi purin có sẵn trong cơ thể, còn gọi là nội sinh, đạt lượng 300-400mg/ngày. Thêm vào đó, khi ăn thêm các tế bào động và thực vật chứa trong thực phẩm tức là thêm một lượng purin, cơ thể còn tạo thêm một lượng axít uric nữa, gọi là ngoại sinh. Cả axít uric nội lẫn ngoại sinh đều sẽ được thận thải ra ngoài, lượng nội sinh tương đối ổn định, nhưng lượng ngoại sinh sẽ do chế độ ăn uống chi phối.

Nồng độ axít uric trong dịch cơ thể đơn giản và dễ lấy nhất là máu, ở người khỏe mạnh là dưới 6,5mg/100ml. Nếu ở người khỏe, do ăn nhiều chất chứa purin, lượng axít uric ngoại sinh là lớn hơn thì sẽ bị cơ thể người khỏe thải ra ngoài mà không gây nguy hại tới việc hình thành bệnh gút. Nhưng ở người có xu hướng bị bệnh gút nguyên phát, khả năng thận thải axít uric ra ngoài đã bị suy giảm.

Như vậy, với sự tạo thêm axít uric ngoại sinh (hãn hữu cũng có khi do axít uric nội sinh), nồng độ axít uric trong dịch cơ thể gia tăng. Hậu quả là kết tinh axít uric trong mô, khớp và nước tiểu. Lượng axít uric kết tủa này trong cơ thể người bị bệnh gút cao hơn lượng axít uric trong cơ thế người khỏe nhiều.

Chế độ dinh dưỡng với người bệnh

– Tránh những thực phẩm giàu purin như nội tạng động vật (tim, gan, bầu dục, lòng…) hay hải sản. Ngoài ra nên ăn bù prôtít bằng các sản phẩm của sữa. Chú ý là các loại rau quả như đậu, măng tây, rau cải bó xôi… cũng chứa nhiều purin chẳng kém thịt.

– Tránh uống rượu bởi rượu làm gia tăng dự tạo axidt uric trong gan và ngăn cản thận thải axít uric.

– Tránh ăn cho đến khi đạt thể trọng lý tưởng: Khi ăn nên thay số lượng bằng chất lượng. Giảm trọng không chỉ giảm lượng axít uric mà nói chung cũng tác động tốt đến cơ thể. Nhưng trái lại không được giảm trọng đột ngột, nhất là nhịn ăn vì khi đó cũng ngăn cản thận thải axít uric.

Nguyên tắc quan trọng nhất ở đây là không phải cấm ăn thịt cũng như uống rượu mà phải điều độ. Tránh ăn nhiều quá hoặc nhịn đói, cũng như phải uống nhiều nước. Chẳng hạn một miếng thịt 200g đã chứa 300mg axít uric, đó là lượng axít uric mà một người bị bệnh gút cả ngày được tiếp nhận. Vậy bữa thịt đó, anh ta chỉ được ăn 100g mà thôi, vì các loại rau quả ăn kèm cũng chứa axlt uric.

Một số điều cần lưu ý:

– Cà-phê, chè, ca-cao và sôcôla không hề bị cấm vì các loại purin chứa trong đó không bị chuyển thành axít uric, tuy nhiên nên lưu ý rằng sôcôla rất dễ gây béo vì chứa nhiều năng lượng.

– Giữa “thịt trắng” và “thịt đỏ” không có khác biệt đáng kể về lượng purin.

– Ngoài lượng cồn có hại ra, bia còn chứa những loại purin chuyển thành axít uric nên người bị bệnh gút chỉ được uống hãn hữu.

– Fructose trong đường có thể gia tăng lượng axít uric trong cơ thể, nhưng dùng đường lượng nhỏ là được.
– Ăn chậm và trước khi ăn uống một cốc đầy nước!
– Hằng ngày cố gắng giữ mức ăn ở 1.000 kcal, chỉ có như vậy mới giảm cân được, hàng tuần nên cân để kiểm tra!

– Khi đang điều trị mà vẫn lên cơn đau gút, bệnh nhân nhất thiết phải ăn ít đi, phải uống nhiều nước, tốt nhất là nước khoáng, chè và nước quả. Đặc biệt trước khi đi ngủ phải uống đủ nước.

Theo Thế giới mới & Ðào Viên Thi Các.