Recent Pages: 1, 2, 3,
Jade Buddha For Peace
PHẬT NGỌC:
NỤ CƯỜI XUÂN
Vĩnh Hảo
Đón giao thừa tại Tu viện Pháp Vương. Hai phong pháo nổ giòn tan trên đỉnh đồi, bên cạnh điện Phật Ngọc. Bốn con lân múa đẹp trong tiếng trống dồn, sinh động. Người người hoan hỷ cười vui giữa phút thiêng. Sau lễ, mọi người thay nhau lễ bái, chụp hình, nhiễu quanh điện Phật Ngọc. Gọi điện về quê hương, thăm mẹ già những phút đầu năm. Chúc mẹ trường thọ an vui cùng con cháu. Mong sẽ được thăm mẹ một ngày rất gần nơi ngôi nhà cổ kính hơn trăm tuổi ấy. Mùi pháo hòa lẫn với hương hoa và trầm hương đêm giao thừa. Đức Phật mỉm cười.
Suốt nhiều giờ sau đó, thầy trụ trì đứng phát lộc cho người hành hương lễ bái đầu năm. Tiếng người cười, nói, chúc Tết, rộn ràng, râm ran. Đến hai giờ khuya mới thưa thớt khách, rồi dần dần im vắng. Kẻ cùng tử bắt đầu ngủ êm trong một phòng bên cạnh chánh điện. Ba giờ khuya thức dậy, một mình mon men đến trước Phật đài. Sương đổ xuống đồi trong niềm tịch lặng của đêm sâu. Trầm hương phảng phất. Cây cỏ rung nhẹ những tấu khúc êm đềm trong gió khuya. Hai ngọn nến lung lay, chập chờn, rồi đọng lắng ánh vàng ấm áp. Trong vùng sáng huyền ảo của điện ngọc, những cành hoa xuân rực rỡ vươn lên. Cùng tử đứng lặng. Như cây khô trải bao mùa nắng quái khốc liệt của sa mạc cuộc đời. Đã từng có khi cây không còn lá, không còn hoa. Đã từng có khi cả thân cây đổ gập xuống bên đường. Đã từng có khi như gỗ mục trôi theo dòng nước lũ. Đã từng có khi như ngọn đuốc cháy ngụt giữa đồng hoang. Những lúc như vậy, đớn đau cùng tận, nào biết nói với ai; giả như có nói, cũng không lời nào tả xiết. Nỗi đau và sự chết, âu lo và sợ hãi, là những khách không mời nhưng luôn có mặt trong cuộc sống, dù là cuộc sống bạt mạng của cùng tử, hay cuộc sống nghiêm túc mô phạm của kẻ sĩ tại gia. Ngạo nghễ khinh bạc trước khổ đau chẳng qua chỉ là cách tự dối mình để tạm thời vượt qua nó. Bên dưới các chiến thắng vẻ vang là những xác khô chồng chất của hoài bão khôn nguôi, của những mơ ước chưa thành, và ngay cả những niềm đau chưa thể gột rửa. Những xác khô ấy vẫn còn đó, mục ủ trong sương móc thời gian, sinh sôi thành những men đời khổ lụy khác.
Kẻ cùng tử đứng đây, lòng rưng rức một nỗi gì mơ hồ. Một nỗi buồn, hay một nỗi oan. Một lầm lỡ, hay niềm tiếc nuối. Đôi mắt viễn thị không mang kiếng, chẳng nhìn rõ được dung nhan cha lành. Chỉ thấy được nụ cười từ bi mở ra nơi đôi môi sơn đỏ như trái tim, nổi bật trên khuôn mặt phết màu vàng nhũ. Người ngồi đó, tự tại an nhiên. Tôi, một cùng tử đi hoang, nhọc nhằn trên từng dặm đường trần gian. Thăng-trầm, vinh-nhục đã có đủ. Bụi bặm chưa phủi hết. Râu tóc bạc phơ hơn nửa đời giong ruổi. Trán cằn khô những vết hằn tháng năm. Đuôi mắt chân chim dẫm mòn những con đường mịt mù sương khói. Một mình đối trước người, chẳng biết phải làm gì, nói gì. Đứng lặng giữa đêm đen. Người là ai? Tôi là ai? Người ta nói đã có hào quang tỏa chiếu từ nơi người vào những ngày trước. Người ta nói có thiên hoa mạn-đà-la rải xuống nơi này. Mắt trần cùng tử nhìn không thấy. Đôi mắt này, đã từng rơi những giọt lệ cho con người, cho cuộc đời thống khổ, và rơi cho những niềm đau cùng tột của mình. Nay muốn khóc dưới chân người mà lệ khô đi, không khóc được. Đôi mắt này, đã đục lờ. Muốn nhìn thấu những hảo tướng trang nghiêm của người cũng không được. Ngước lên, lúc thì thấy một khối ngọc bích tinh tuyền, lúc thì thấy dung nghi một bậc đại hùng đại lực đại từ bi. Là tượng ngọc hay là tượng Phật? Là Phật hay là ngọc? Là Phật hay là tượng? Đức Phật mỉm cười.
Cùng tử vẫn ngông nghênh lặng đứng giữa đêm trường. Vẫn thắc mắc. Vẫn đầy những nghi vấn. Người là ai? Là trời, là đất, là gió, là lửa, là nước, là mây, là trăng, là sao, là ngọc, là kim cương? hay chỉ là một thoáng chớp lòe của ánh sáng, của cơn ba động vô hình vô tích trong vũ trụ bao la? Nhược dĩ sắc kiến ngã, dĩ âm thanh cầu ngã, thị nhân hành tà đạo, bất năng kiến Như Lai… Không thể dùng mắt để thấy người, không thể dùng tai để nghe người. Vậy thì ai đối diện gã cùng tử này? Cha lành và ngọc bích, là một hay là hai? Nếu là một, sao không cử động, nói năng? Nếu là hai, sao uy nghiêm rạng rỡ, từ bi vô lượng khiến cho mọi người tôn kính cúi lạy? Đức Phật mỉm cười.
Bước tới, bước tới. Gã cùng tử bước đến gần hơn. Vẫn lặng lẽ. Ngước nhìn người. Ồ, đúng là tôn tượng một bậc giác ngộ. Người đẹp quá. Một biểu tượng. Không phải một vị Phật bằng xương bằng thịt; nhưng là một biểu tượng thật đẹp. Đừng nhìn người bằng cái nhìn của nhãn căn. Đừng nghe người bằng âm thanh từ nhĩ căn. Đừng để tâm vọng động, rung cảm, lung lay bởi những lời đồn đãi, ca tụng hay chỉ trích, tán thán hay phỉ báng, của bất kỳ nhân vật thân hay sơ nào… Cùng tử đối trước Phật tượng. Tháo giày bước vào khu vực trải chiếu. Chân không. Hai bàn tay không. Đầu óc rỗng không. Đức Phật mỉm cười.
Nếu thực là người ngồi đó, như hơn hai nghìn năm trăm năm trước, ta sẽ làm gì, nói gì, hỏi một câu gì? Trình bày về những kiến văn và sở tri của ta? Hỏi những điều ta còn nghi vấn? Hay là buông bỏ tất cả mọi suy nghĩ, nói năng, chỉ im lặng và sụp lạy với niềm tôn kính? Nếu thực là người ngồi đó, phải chăng người sẽ nhìn, sẽ quan sát nhất cử nhất động của ta, lắng nghe tiếng thở và giọng nói của ta? Người sẽ đoán biết ta muốn nói những gì và che giấu những gì. Người sẽ nghe ra những gì ta không nói hết. Người sẽ thấu đạt những gì ta nghĩ và những gì ta tưởng là không thể nghĩ đến… Đối với một bậc giác ngộ như thế, quả tình là chẳng có gì đáng phải nói. Và hạnh phúc thay, khi được im lặng ngồi xuống bên cạnh một kẻ thấu suốt cả tâm tư, trí tuệ, hành nghiệp, nỗi khổ đau và niềm an lạc tự tâm của mình. Ta sẽ được ngồi với cảm giác yên bình, gần gũi và tràn ngập niềm yêu thương. Ta sẽ không bị thúc bách phải nói hay hỏi một điều gì.
Gã cùng tử ngồi xuống. Đức Phật mỉm cười.
Hai ngàn năm trăm năm trước, trong tám mươi năm người có mặt trên đời và chu du hóa độ, không biết con đang trôi giạt nơi nao? Không nhớ lúc ấy con đã từng diện kiến người hay không? Có thể là qua kiếp sống của một sinh vật nhỏ bé nào đó, như con kiến, con bọ, con thằn lằn. Hay là một con nai lơ đễnh nhai cỏ ven suối. Hay một con chim mải mê đuổi theo tiếng gọi của bầy đàn. Hay đã từng là một sa môn lười biếng, chểnh mảng việc tu tập. Hay là một cư sĩ lãng mạn, vừa siêng học đạo lý mà cũng vừa cuồng nhiệt theo đuổi những cuộc tình diễm ảo gió trăng. Hai ngàn năm trăm năm đã trôi qua rồi, người đã hóa thân, phân thân khắp phương xứ, cứu độ hằng sa chúng sinh; trong khi con vẫn còn là kẻ cùng tử lang thang, đi vào nẻo đạo thì không chịu nổi sự gò bó, khuôn khổ, bước vào cuộc đời thì chẳng giống ai… Suy nghĩ thì không thực tế, hành động thì lừng khừng không quyết liệt, lời nói thì lặp bặp chẳng trôi. Dường như lúc nào cũng muốn thụt lùi, hoặc đi quanh. Dù rằng đã có lúc con giốc cả sinh mệnh của mình vào con đường giải thoát, giác ngộ; nhưng những nỗ lực ấy, chỉ bùng lên trong nhất thời, chẳng bao giờ bền bĩ, liên tục. Con không thể nào là một con người tinh tấn, chuyên cần, kiên trì. Con không bao giờ thích cái gì vuông tròn, thẳng tắp, đều đặn, lặp đi lặp lại… Con người của con là như thế, người nghĩ xem, ngoài những gì người đã từng giảng dạy, như tám thánh đạo, bảy phần bồ-đề, năm căn, năm lực, bốn chánh cần, bốn như ý túc, bốn niệm xứ… có con đường nào thích hợp cho con đi chăng? Đức Phật mỉm cười.
Ngước nhìn dung nhan từ phụ. Người im lặng. Cùng tử im lặng. Ánh mắt người nhìn xuống, chứa chan lòng từ. Môi cười của người tỏa niềm hoan hỷ. Ánh mắt ấy, nụ cười ấy, chưa bao giờ cùng tử bắt gặp trên cuộc đời. Trong cái nhìn của người, dường như tất cả đều là một thể. Cùng tử ngay tức khắc, nhận ra cái điều mà người từng dạy; ngay tức khắc, thấy mình chính là người, chẳng khác. Lòng trần u mê bất chợt như một khối băng tan chảy dưới ánh mặt trời. Ta là Phật đã thành, con là Phật sẽ thành. Vâng, điều này con đã từng học, và đã từng nói với người khác. Nhưng bây giờ, ngay phút giây này, con mới trực thức được nó như thế nào. Nó không phải là điều có thể bàn nói. Chính từ sự trực thức này mà môi cười của người mở ra. Đức Phật mỉm cười.
Cùng tử sụp lạy. Đêm thiêng bừng tỏa niềm vui của một lữ hành lang thang. Nơi đây, giây phút này, có thể được dừng chân, có thể được ngồi xuống với lòng an tịnh. Một lạy này, kính lạy tất cả chư Phật. Nhất thân phục hiện sát trần thân. Nhất nhất biến lễ sát trần Phật. Một thân hiện thành vô lượng thân. Mỗi thân cùng lúc đảnh lễ hằng hà sa số chư Phật ở khắp tam thiên giới. Một lạy này, con lạy pháp thân vô tướng của người. Nguyện cho tất cả chúng sanh thành tựu được Phật thân, chứng đắc pháp vô tướng. Thân Phật không phải là thân Phật, mới đúng là thân Phật. Pháp thân vô tướng mới đúng là chân thực tướng. Một lạy này, con lạy tất cả chúng sanh, tất cả những vị Phật tương lai trong khắp mười phương, ba cõi. Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh. Chẳng một ai, chẳng một sinh vật hữu hình hay vô hình nào mà chẳng đáng tôn trọng. Đức Phật mỉm cười.
Cùng tử rời điện Phật Ngọc, trở về căn phòng tối om bên hông chánh điện, đánh một giấc ngủ an lành của một đứa con đi hoang trở về ngôi nhà êm ấm.
Những cơn ho rũ rượi kéo theo hắn suốt những ngày đầu năm khi xuống núi để về với đời thường khổ, bệnh. Vài ngày sau, có buổi lễ cung tiễn Phật Ngọc rời tu viện. Nghe nói buổi lễ diễn ra khá cảm động. Nhiều người đã khóc. Cùng tử không đến dự. Nhưng hắn vẫn còn nhớ như in, ánh mắt và nụ cười từ bi dường như chỉ thấy một lần trong suốt một đời người.
Khai bút đầu năm Canh Dần
22.02.2010
Vĩnh Hảo
Hình tướng và thực tánh của hòa bình, an lạc
Trần Kiêm Ðoàn
Ðạo Phật là tôn giáo đầu tiên vượt thoát ra khỏi giới hạn tự chiêm nghiệm và đặt định của con người để vươn tới cỏi bao la vô cùng, vô tận của thê′ giới tâm linh. Giới hạn tận cùng của các tôn giáo là môt Ðấng Sáng Tạo toàn nång. Ðời sống của dân gian có phong phú đến mấy thì cuối cùng cũng gặp Ông Trời là hết. Sự minh tríêt tôn giáo có cao rộng đến mức nào thì gặp sự hiện hữu của Thượng Ðế cũng chỉ còn là sự mặc khải giao phó.
Khái niệm Không Tánh tức Vô Ngã trong Ðạo Phật đã vượt qua mọi hình thái rào cản, mọi ý niệm đóng khung, mọi tên gọi giả tạm trong vòng khả nång quy ước của con người. Khi không có môt tự thể nào tự nó là chính nó; là thường hằng là bất biến; là một cá thể uyên nguyên sinh ra một đối thể khác thì vạn vật không còn có tự tánh. Ðó là một trạng thái hoàn toàn tự do nhưng tuyệt đối cô đơn. Sự cô đơn hiện diện trong từng nháy mắt sinh diệt gặp gở, tíêp cận, tương tác, dính mắc với nhau thành ” duyên” – Duyên khởi, rôì duyên hợp. Khi một hợp duyên đã khởi và có điêù kiện chín mùi thì một đối tượng mới sinh ra.Và Duyên chỉ là một ngọn sóng trong đại dương mênh mông của Nghiệp.
Trong một thê′ giới biến hiện trùng trùng của Nghiệp và Duyên sinh khởi như thê′, một khoảnh khắc dừng lại để suy nghi˜ cũng không thể nào có được. Hạnh Phúc mà cũng là bi kịch của kiếp người bắt đâù từ hình tướng. Cảnh đep, lời hay, hoa thơm, vị ngọt, thân an, ý sáng cũng chỉ là thuộc tính chủ quan của mắt, tai ,mũi, lưỡi, thân, ý. Cãm thọ sướng khổ cũng thông qua lục tặc hay lục linh đó mà sinh khởi. Cho nên, Ðạo Phật là một cuộc hành trình của trí tuệ và tâm linh để xác định Tánh Thật qua Hình Tướng. Cuộc cách mạng trong tư tưởng Phật giáo là một sự phủ nhận hình tướng để khỏi chết chìm vì sự dính mắc trong hình tướng. Không tánh chẳng phải là không có gì cả mà không phải là cái hình tướng người ta quen dựa vào để thâý. Thâý đựợc thật tánh không phải là thông qua phương tiện định hình, mô tả mà bằng sự trãi nghiệm, tự chứng của quán niệm, tuệ giác, thiền định.
Theo những nhà nghiên cứu lịch sử Phật giáo thê′ giới như Edward Thomas, Rupert Gethin, Walpola Ruhula…thì thịnh pháp và mạt pháp là những giai đoạn và hưng vong của Ðạo Phật xen lâñ nhau trong mọi thời kỳ; chứ không có một thời kỳ nào nhất định gọi là “ mạt pháp” theo tài liệu đựợc ghi lại như một lối biện minh cho nguyên cớ thoái trào và phân hóa Phật pháp trong những thời kỳ …“y như mạt pháp tới nơi”!
Dấu hiệu của một thời kỳ thịnh pháp không nhất thiết phãn ánh qua hình tướng chùa to, tượng lớn. Ngược lại, sự xuất hiện rầm rộ của những hình tướng vật chất cũng chåñg phải là dấu chỉ Ðạo Phật đang hưng thịnh. Từ đó, những nhà nghiêng cứu Phật học thường rất câñ trọng và dè dặt khi cần phải dùng những con sô′ cân, đo, đong, đếm về cð sð’ vật chất, về tång đoàn tu si˜, về sô′ lượng tín đồ để đánh giá môt thời kỳ phát triển vån hóa Phật giáo.
Tuy nhiên, cũng theo nhận định của những sư gia tôn giáo thì sự xuất hiện của những công trình kiến trúc các tượng đài, chùa tháp, tu viện Phật giáo đồ sộ, mỹ thuật trên toàn thế giới từ giữa thế kỷ 20 và đâù thế kỷ 21 không phải là dấu hiệu của một thời kỳ mà Ðạo Phật trụ vào hình tướng. Nhưng đây là một thời kỳ phát triêñ rực rở nhất của khoa hoc kỷ thuật tao nhiêù ưu thế cho việc xây dựng nên những công trình kiến trúc độc đáo, tân kỳ và đồ sộ là một “nhu cầu thời đại” mà tôn giáo nói chung không thể là một đối tượng đứng ngoài.
Nåm 1993, tượng Phật A Di Ðà cao nhất thê′ giới ( Cao 120 mét. Trước đó, tượng Nữ Thần Tự Do ở My˜được xem là cao nhất thê′giới cũng chi’ cao 93 mét) được xây ở một ngọn đôì thuộc vùng Ushiku cách Tokyo, Nhật Bản khoản 100 dặm. Hòa thượng Yoshiyuki giãi thích về sự ” vi˜ đại ” của bức tuợng này như sau: “Một pho tượng dù có tạc bằng chất liệu quý hiếm đến đâu hay có chiêù kích vi˜ đại đến mức độ nào cũng không đáng kể để đem so sánh vðí sự cao cả thiêng liêng của Ðức Phật. Thật sự, tôn giáo không tùy thuộc vào hình tướng bên ngoài để nói lên sự tương hợp với khả nång hiểu Ðạo, hành Ðạo và chứng nghiệm. Tuy nhiên, tôn giáo trong thời hiện đại cũng có khuynh hướng coi trọng về hình thức bên ngoài làm cửa phương tiện. Vì thê′, mục đích của chúng tôi là tạo nên một phương tiện tương đối gây được ấn tưởng sâu đậm về sự quý báu trong lời dạy của Ðức Phật và khối lượng khổng lồ Giáo Pháp, Kinh Ðiển nhà Phật”.
Nhưng hình tượng vật thể trong tôn giáo cũng chỉ ở vị trí rất khiêm tốn như Thầy Thích Tâm Ân đã so sánh:” Se˜ không có hình tượng vật thể nào có thể so sánh được với chiêù cao , với bể rộng của đức tin và sự huyền diệu của tâm linh. Nêú rằng từ môi˜ đâù của chân lông kim thân Ðức Phật có muôn ức Ðạo hào quang và trên môi˜ Ðiểm hào quang có hằng hà sa số chư Phật thì bíêt lâý gì so sánh”. Vì thế, trên đường hành đạo độ sanh của người học Phật và hiểu Phật thì tất cả chỉ là biểu tượng tương đối và tạm thời là cửa phương tiện để đi vào Ðạo Phật.
Một hiện tượng thuộc về công trình khắc trạm, kíên trúc tượng đài có tầm cở quốc tê′ đã xuất hiện gần đây và đang được cung nghinh luân lưu khắp thê′ giới là tượng Phật Ngọc.
Cho dù nhìn qua lăng kính nào đi nữa thì sự ra đðì của Phật Ngọc là một duyên lành. Ðó vừa là một tín hiệu, một thông điệp và cũng là một biểu tượng của Hòa Bình, An Lạc không màu sắc chính trị, không biên giới Ðông Tây. Ðồng thời đây cũng là ” phương tiện múôn” giúp mọi cá nhân và sắc dân Âu, Á, Úc, My˜, Phi có cơ hội hiểu nhau và tíên gần nhau hơn.
Sau gần hai năm được lưu thiñh và trưng bày trên gần ba chục địa điểm tù’ Á tới Úc rôì sang My˜ châu, tượng Phật Ngoc đã thu hút được gần 5 triệu người đủ mọi sắc dân và tôn giáo trên thê′ giới, cũng đã có nhìêù cảm tưởng từ nhiêù nhánh, nhiêù dòng chung quanh việc trưng bày Phật Ngoc. Bãn chất và tác dụng của mê tín trong thðì đại kinh tê′ thị trường là lâñ lộn giữa giá trị tâm linh thuần khíêt và vật chất đối tác kinh doanh. Trong khi ” Phật tại tâm ” nên dẫu Phật ngoc, Phật vàng, Phật đồng, Phật gô˜, Phật đất…cũng chỉ là phương tiện hình tướng như nhau; miêñ sao giúp người khai thị được Phật Tánh trong chính mình.
Nhưng đa sô′ khách đến viếng tượng Phật ngọc là những người đến quan chiêm hay chiêm bái thầm lặng, Họ không phát biểu gì cả nhưng lòng họ đã nói rất nhiêù qua cãm ứng ” Ðàm Tâm” mà tự trong sâu thẩm lòng mình, ai cũng có.
Ðức Phật đã nhìn mọi sự trong thế gian đêù là Pháp: Pháp thế gian và Pháp xúât thế gian. Pháp xúât thế gian nhìn qua tuệ giác của các bậc chứng ngộ là cái nhìn thâú súôt Thật Tánh, nhất nguyên: môi˜ hạt bụi đêù có chứa tam thiên đại thiên thế giðí và ngược lại, nên mọi hình tướng cũng chi’ là ảo ảnh như hoa đóm giữa hư không. Pháp thế gian thì nhìn qua hình tướng nên chấp ta chấp người, chấp không chấp có. Ðức Phật nhìn thấu súôt bản chất thế gian nên đã đưa ra tám vạn bốn ngàn pháp môn và hằng hà sa sô′ phưong tiện đê’ đôí trị. Bởi vậy, nhìn qua pháp thê′ gian thì Phật giáo vừa duy tâm, duy linh, duy thân mà cũng vừa là duy vật vô thân. Câu hỏi đâù tiên khi thê′ giới phương Tây nhìn về Phật giáo là: ” Phật lý là một tôn giáo hay một triết lý”? Câu trả lời quá rõ ràng, rằng là, Phât Ðà vừa là một tôn giáo, vừa là một hệ thống triết lý. Khi nói đến ba đời, mười phương Phật thì Phật Ðà là một tôn giáo. Khi nói đến Phật Tánh có sẵn trong môi˜ chúng sanh và vạn pháp thì Phật Ðà là một hệ thống triết lý.
Nhưng tại sao lại phải nói gì gì những chuyện cao xa trong khi cuộc sống trước mắt đang tìm câù An Lạc. Sự an lạc không nằm trong chữ nghiã xa vời mà đang nằm lặng le˜ khắp nði và chính trong ta. Nêú tượng Phật ngoc mang đến Hòa Bình An Lạc thì bởi vì đó là một tín hiệu tõa chiêú năng lượng lành. Một hình tượng nhắc nhở cho người tíêp cận gắng quay về với thê′ giới hòa bình và suôí nguồn an lạc có sẳn trong môi˜ người.
Có chăng sự mâù nhiệm và linh thiêng của Phât Ngoc như một phép lạ? Ðạo Phật phủ nhận phép lạ như một sự cứu rôi˜, bởi vì thần thông, phép lạ không giải trừ được Nghiệp mà chỉ cần có cái tâm buông đao là có khả nång thành Phật. Se˜ không có một tiêu chuẩn nào để xác đinh hay để đánh giá mực độ linh hiển của hình tướng mà “ linh tại ngã, bất linh tại ngã ”. Môi˜ người có một Ngọn đúôc riêng để tự thắp sáng mà nhìn. Khi Ngọn đuốc đó cháy sáng trong Tâm se˜ thành Tâm Tuệ. Tâm Tuệ cãm ứng Phật Ngoc bằng trực giác, không lời.
Những điều nên biết về lá cờ Phật giáo
Lá cờ Phật giáo được treo trong mỗi chùa, tự viện trên khắp thế giới .
Mỗi người con của đức Phật phải luôn tôn trọng và bảo vệ lá cờ Phật giáo vì nó tượng trưng cho Phật giáo, cho tinh thần đoàn kết và bất phân biệt của tín đồ Phật giáo trên toàn thế giới.
Nguồn gốc của lá cờ Phật giáo.
Năm màu sắc trên lá cờ Phật giáo
Vì vậy, lá cờ Phật giáo ngoài ý nghĩa biểu trưng cho giáo lý, nó còn nói lên tinh thần thích nghi hòa hợp.
Bùi Hiền – kienthuc.net.vn
Đường đến đất Phật: Lâm Tỳ Ni và Việt Nam Phật Quốc tự
Ký sự của Huỳnh Ngọc Chênh – Thanh Niên
Tôi cùng đoàn du khách Việt Nam vượt qua biên giới phía bắc Ấn Độ để đến Nêpal vào một buổi tối. Xuất phát từ kinh thành Xá Vệ từ lúc 1 giờ trưa nhưng mãi đến 8 giờ tối mới đến được cửa khẩu vì xe đi lạc đường. May mắn thay, chúng tôi đến những phút làm việc cuối cùng trong ngày của công an cửa khẩu của cả hai bên. Chúng tôi kịp thời làm giấy tờ để cả đoàn qua được cửa khẩu trót lọt và về đến khách sạn an toàn.
Nước Nêpal hiền hòa nằm dưới chân dãy Hymalaya huyền thoại chào đón chúng tôi bằng buổi bình minh tươi đẹp. Sau khi ăn sáng chúng tôi đi bộ đến vườn Lâm Tỳ Ni ở bên kia đường, đối diện với khách sạn mà chúng tôi ở lại qua đêm.
Mới sáng sớm đã thấy hàng trăm du khách và phật tử từ khắp năm châu có mặt trong vườn Lâm Tỳ Ni. Chỗ này là nhà sư Tây Tạng vạm vỡ trong áo cà sa màu đỏ đang cùng những phật tử của mình thực hiện những nghi lễ tôn giáo dưới gốc cây bồ đề bên cạnh hồ nước mà hoàng hậu Maya đã tắm trước khi hạ sinh thái tử Tất Đạt Đa. Chỗ kia là các nhà sư Nhật Bản trong sắc phục màu đen đang ngồi thiền trước trụ bia của vua A Dục dựng lên ghi lại Phật tích. Dưới tán cây vô ưu râm mát, nơi hoàng hậu Maya với lên hái một cành hoa trước khi lâm bồn, là nhà sư Thái Lan đang ngồi giảng kinh cho các đệ tử của mình. Hàng trăm nhà sư và du khách khác thì đang xếp hàng chờ vào xem tảng đá mà vua A Dục đặt đánh dấu chính xác chỗ hoàng hậu lâm bồn.
Sách Đại Đường Tây Quốc Ký của ngài Huyền Trang ghi lại rằng vương quốc của vua Tịnh Phạn có chu vi chừng 4.000 lý (1.880 km2). Cách đây 2.600 năm, vào năm 563 trước công nguyên, khi sắp đến ngày lâm bồn, hoàng hậu Maya Devi, vợ vua Tịnh Phạn, xin phép nhà vua cho bà rời hoàng cung trở về quê nhà để sinh con đầu lòng theo đúng phong tục và truyền thống xứ này. Khi rời khỏi kinh thành chừng 25 cây số, ngang qua khu vườn tại làng Lâm Tỳ Ni, thái tử Tất Đạt Đa, người sau này trở thành Phật Thích Ca Mâu Ni đã giáng trần dưới gốc cây vô ưu trong khu vườn xinh đẹp này.
Phật tích quan trọng đó sẽ bị quên lãng nếu như sau đó 300 năm không có một vị vua sùng đạo là A Dục (Asoka) cho đặt trụ đá cao ghi lại sự tích ra đời của Phật Thích Ca cũng như đặt viên đá xác định chính xác vị trí chào đời của đức Phật. Rồi khoảng 1.000 năm sau vào thế kỷ thứ năm nhà sư Pháp Hiển rồi tiếp theo sau đó là nhà sư Huyền Trang đã đến địa điểm này và nhìn thấy trụ bia và viên đá của vua A Dục còn tồn tại.
Tru đá do vua A Dục đã lưu lại.