Đại Bi chú

Recent Pages:  1  2  3  4  5  6  7  8  8a

Vài lời giới thiệu về Thần Chú
..
Thần chú tiếng phạn gọi là Mantra, bao gồm 2 chữ “Man” nghĩa là năng lực suy nghiệm (Thần)“tra” (hậu tố từ) nghĩa là “chú = phương tiện” là lời, là tiếng, dùng làm phương tiện để diễn đạt. Như vậy, “Thần chú” là phương tiện để suy nghiệm dẫn khởi một sự nối kết giữa thân tâm (vật chất và tinh thần) bằng âm thanh cô động. Chú hay Thần chú cũng có nhiều tên gọi khác nhau như: Chân ngôn, Chân âm, Mật ngữ (Mật ở đây là sự chứng tỏ mối liên hệ Mật thiết bên trong của sự vật hiện tượng và tinh thần. Đừng nên nhầm lẫn chữ Mật là Bí mật). Trong Phật giáo Thần chú là những lời mầu nhiệm chứa đựng năng lực đặc biệt đưa đến kết quả siêu việt áo nghĩa trở thành phương tiện trợ giúp tâm thức cho thân, khẩu, ý (thân mật, khẩu mật và ý mật). Vì nếu chỉ thờ, lạy và cúng Phật, thì cũng chưa có thể gọi là trọn vẹn thuần thành, cho nên còn phải thêm phần tụng kinh, trì chú và niệm Phật để viên dung Sự và Lý. Thần chú hay được lặp đi lặp lại trong các buổi tu tập hành trì, đặc biệt là Mật Tông thực hành để thanh lọc thân khẩu ý bất tịnh trở thành thanh tịnh và thực chứng được Pháp thân mà hiển bài Báo thân hay Hoá thân trần thế này. Chú cũng có nhiều loại khác nhau, dài hay ngắn tùy theo môn phái. Trong lúc niệm Thần chú phải tập trung lên mặt chữ (các chữ đó hiện thành dụng ảnh) hay lắng nghe từng âm thanh của nó (Các tiếng đó biến thành vọng âm). Trong chương 5 của tác phẩm Subāhupariprcchā có ghi cách đọc tụng chú như sau : Đừng quá gấp rút. Đừng quá chậm rãi. Đọc đừng quá to tiếng. Đừng quá thì thầm. Không phải lúc nói năng. Không để bị loạn động.
.
Thần chú không phải là một công thức bất động và không phải là những sóng âm thanh tác động để kêu gọi sự trợ giúp của chư Phật hay Bồ tát giúp chúng ta thoát khỏi khổ đau hoặc tiêu trừ nghiệp chướng. Thần chú chỉ là một phương tiện trợ giúp tinh thần, tri thức, ý chí qua sự nhất tâm bền vững để kết thành năng lực tối cao. Chính nhờ năng lực này Tâm trong sạch và thành thực mới cứu vớt được chúng ta. Như Đại sư Milarepa nói : “Khi chư vị tự hỏi ác nghiệp có được tiêu trừ hay không, chư vị nên biết rằng : nó chỉ tiêu trừ bằng sự ước mong của thiện tâm”.
.
Đọc Thần chú là khẩu mật (Khẩu là lời do miệng phát ra. Mật ở đây là sự chứng tỏ mối liên hệ Mật thiết bên trong của sự vật hiện tượng và tinh thần. Đừng nên nhầm lẫn chữ Mật là Bí mật). Cần nên học hỏi rõ ràng qua sự hướng dẫn của một vị tăng hay một đạo sư. Câu thần chú Hán Việt được nhiều người Phật tử đọc là : Úm ma ni bát di hồng. Một câu chú lâu đời của Phật giáo Tây Tạng, và cũng xem là Chân ngôn Bồ Tát Quán Thế Âm để bảo hộ hành giả vượt thẳng vào Phật quả hoặc vào hàng tứ Thánh. Ngoài câu chú ngắn đã kể trên, còn có bài chú căn bản này qua những tên sau : chú Đại Bi, Đại Bi Tâm Đà La Ni (Maha Karunika citta Dharani),Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Đại Bi Tâm Đà La Ni, Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni, Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Tự Tại Bồ Tát Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni, Thanh Cảnh Đà La Ni…. để minh họa công đức nội chứng của Đức Quán Tự Tại Bồ Tát (Avalokitesvara Bodhisatva). 
theo : www.chua-phuoc-binh.com
.

Chú Ðại Bi

Nam Mô Đại Bi Hội Thượng Phật Bồ Tát (3 lần )
Namo Ratna Trayaya
(3 lần)
.
Quy y Phật Pháp Tăng già
Thành tâm phụng thỉnh Phật Đà Quán Âm
Vị Bồ Tát là ấm thân
Thành Bồ Tát lớn cõi nhân hữu tình
Bởi Ngài trọn đủ quá trình
Pháp thân biến hóa hằng nghìn báo thân
Tất cả thánh thể đạo nhân
Hội đồng tán tụng tri ân tịnh lòng
Quay về kính lễ tông phong
Quán âm khắp cả trong lòng chúng sanh
Hướng tâm quán rõ sắc xanh
Biến thành nội chiếu tịnh thanh hoàn toàn
Toàn thân toàn cảnh mở toan
Một mầu tươi mát khắp toàn thế gian
Tâm vô phân biệt bình an
Hữu tình hữu thể an ban lời nguyền
Muôn loài thành tựu chân truyền
Truyền đăng tục mạng pháp duyên bảo hành
Nói ra pháp ngữ chân thành
Quán thâm tự tại hạnh lành thực thi
Trí mầu huệ chiếu tức thì
Tấm lòng từ mẫn tâm bi cứu đời
Khắp nơi hóa độ sáng ngời
Viên thành đại đạo ở nơi chân truyền
Hoàn thành tất cả hóa duyên
Chuổi tay bảo vật linh thiên hành trì
Sống tâm bình đẳng toàn tri
Pháp hành quán tưởng nghiệp chi mà lường
Hãy mau nhập lý chân thường
Đại đạo tâm pháp cúng dường Như Lai
Tín tâm nguyện hạnh hoa khai
Hành thâm quán tưởng Phật Ngài Quán Âm
Quán Âm Tự Tại thậm thâm
Khai tâm hiển lộ quán âm cõi đời
Nhiễm ô thanh tịnh cao vời
Không hai giải thoát cứu đời trầm luân
Pháp duyên khéo léo hành tuân
Bồ Đề kiên cố pháp luân hành trì
Giới hành chùy pháp thực thi
Hoàn thành thánh đạo chánh tri hướng tầm
Hành thiền phản tỉnh chân tâm
Viên thành quả mãn pháp âm kỹ càng
Hãy mau đắc pháp đàn tràng
Kiên trì nhẫn nhục đăng đàn tiến ngay
Chuyên lòng tinh tấn từ nay
Cam lồ mưa pháp hiển bày độ sanh
Tự mình tỉnh thức tinh anh
Độ người giác ngộ thanh danh tâm từ
Tâm từ bảo vật thái hư
Bồ đề tâm hạnh nhất như tâm nguyền
Đấng Vô Thượng vẫn y nguyên
Pháp này thành tựu tinh chuyên cứu đời
Tự hành tự nguyện tức thời
Pháp kia bảo hộ muôn đời an vui
Tâm y tối thượng đẩy lui não phiền
Cứu đời viên mãn an nhiên
Hành thâm định pháp tham thiền phải thông
Tự mình quán tưởng tâm không
Tâm cùng thân cảnh sắc không một nhà
Lạc Thành thanh tịnh đâu xa
Tin sâu hạnh tiến nguyện Đà vãng sanh
Vô biên thệ nguyện thực hành
Đến khi sanh chúng đạo thành mới thôi
Khuôn vàng lục độ sẵn rồi
Bồ Đề quả mãn tự hồi Pháp thân
Tất cả Đại đạo Thánh nhân
Tùy duyên bất biến ứng thân cõi trần
Bánh xe pháp trượng phất trần
Tiêu ma ngã pháp hóa thân Ta bà
Tay cầm sen báu nở ra
Hiển bài Diệu tướng liên hoa pháp mầu
Sợ gì uế độ nơi đâu
Ta bà Tịnh cảnh nghĩ sâu không mà
Bồ Đề sẵn có trong nhà
Chúng sanh tỉnh thức mới là Phật gia
Kính lễ Phật Pháp Tăng Già
Quay về bậc thánh không xa nhân tình
Quán Âm Tự Tại thiên hình
Xét xem tất cả tâm tình chúng sanh
Não phiền sạch Bồ Đề sinh
Tam Thân thanh tịnh hàm linh Mẹ Hiền
Rõ ràng từng pháp thật thiên
Pháp này mật thiết quán duyên chân truyền
.
Om Siđhyantu Mantra Padaya Svaha (3 lần)
Án Tất điện đô, Mạn đa ra, Bạt đà dạ, Ta ba ha
(3 lần)
.
Thi hóa Chú Đại Bi
T. Minh Đức

Sơ lược Chú Ðại Bi

Trích kinh : Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Thế Âm Bồ Tát Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni. Nội dung kinh : Phật hóa đạo tại đạo tràng Bữu Trang Nghiêm, trong Động Thạch Thiên Cung, cạnh bờ ao trên triền núi Potalaka, thuộc bờ biển phía nam Ấn Độ. Nơi đây Ngài Quan Tự Tại thường hay lui tới tỉnh tâm. Nhân một hôn Thế Tôn và tứ chúng hội họp đông đủ. Ngài Quan Thế Âm trầm tư nhớ lại bài chú kệ trước tác về đọc thoại nội tâm mà bạch Phật rằng : « Con có Thần Chú Đại Bi Tâm Đà La Ni nay muốn tuyên đọc ra để cho tất cả đều được an lạc vì nó có hiệu lực tiêu trừ bệnh hoạn, tuổi thọ lâu dài, giàu có, tăng phúc lành, tiêu trừ nghiệp chướng, mong cầu như ý ». Phật rất hoan hỷ và đại chúng lắng nghe Ngài tuyên đọc kệ Đại Bi.

Trước khi tuyên đọc kệ chú Ngài đưa ra hình ảnh Một Đức Phật Thiên Quang Vương Tịnh Trụ Như Lai thời quá khứ vì Ngài mà thuyết Chú Quãng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Dà La Ni, lúc đó Ngài ở bực sơ điạ, chỉ nghe một lần chú này mà có năng lực đưa tâm thức Ngài lên đến bát địa, rồi Ngài phát đại nguyện rằng : về đời sau Ngài làm lợi ích được cho chúng sanh thì ngay bây giờ khiến toàn thân này liền nẩy sanh ngàn tay ngàn mắt, Ngài nguyện xong quả nhiên đúng như lời. Bấy giờ rúng động cả thiên địa, ánh sáng chư Phật ở mười phương chiếu đến Ngài và cả vô biên thế giới. Ngài ngược thời gian từng chặng đường hồi tưởng, đến tận nguồn Bản giác bình đẳng của mọi loại chúng sanh sẳn đủ vô lượng ánh sáng và nguồn từ bi trong trẻo thanh tịnh khắp mọi loài chúng sanh. Chính bài chú này khơi nguồn tìm năng Trí Tuệ dẫn đạo cho mạch nguồn Từ Bi loan tõa khắp năm châu bốn đến ngày hôm nay.

Thiên Thủ Thiên Nhãn : Tay thì hay cầm hay đở, ngàn cánh tay, gợi ý cái công hạnh quá rộng lớn, duy trì Phật pháp và phổ cập nâng đở chúng sanh. Mắt là năng xem năng xét, ngàn con mắt tiêu biểu rằng : Tù Bi và Trí Tuệ đều không ngằn mé, vì thấy mới soi xét căn cơ để cứu khổ sanh tử Ta Bà, tạo Niết Bàn trần gian.

Quan Thế Âm : Âm là âm thanh, Thế là thế gian. Nghe âm thanh ngoài vào đó là giả tướng âm thanh, nghe lại cái nghe của tự tính. Tính nghe thì miên trường hằng hữu ( Nên học tiếng chuông cảnh tỉnh Ngài A Nan trong kinh Thủ Lăng Nghiêm ), âm thanh Vô Ngại và Viên Thông. Qua hình ảnh tiêu biểu và ý nghĩa uyên thâm đủ phá tung tâm ích kỷ, tính ganh tị, lòng tự cao tự đại, chấp ngã chấp pháp chấp không của thế nhân. Quan Thế Âm là lắng nghe bên ngoài và cũng là tính nghe bên trong của chúng ta,. Tính nghe sống thực vào lòng của mỗi chúng ta chỉ câu niệm Nam Mô Quan Thế Âm Bồ Tát thì Ngài hiện thân hay là Quan Thế Âm trong ta hoá hiện dể cứu chúng ta. Kính chúc quý vị thảnh thơi tự tại vô ngại dọc bài thi hoá chú Đại Bi Phạn Việt. Nếu như chưa như ý nguyện của Ngài Quan Thế Âm xin quý vị hoan hỷ, bởi vì còn phàm tăng tài hèn phước mỏng và mong quý Ngài chỉ giáo cho được hoàn chỉnh hơn để đem lợi lạc cho quần sanh.

Kính cẩn
T. Minh Đức

Nghi Thức Trì Chú Đại Bi và Tâm Kinh

Nguyện hương

Hương xông ngào ngạt bay xa

Ngũ phần hương nguyện thiết tha hằng ngày

Bồ Đề hoa trở trên đài

Chứng tri sanh chúng tiến ngay Lạc Thành

Hiện kim đệ tử … pháp danh … Phát nguyện Trì Đại Bi, ngưỡng nguyện Đức Bồ Tát Quan Thế Âm và Phật Pháp Tăng chứng minh thùy từ gia hộ chúng đẳng đệ tử được thành tựu Đại Bi Tâm.

Nam Mô Hương Vân Cái Bồ Tát ( 3 lần )

Tứ phụng lễ

Nhất tâm phụng thỉnh mười phương Phật Pháp Tăng. ( 1 lạy )
Nhất tâm phụng thỉnh Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni.
( 1 lạy )
Nhất tâm phụng thỉnh Đại bi Quán Thế Âm Bồ Tát.
( 1 lạy )
Nhất tâm phụng thỉnh các vị Tổ sư từ Tây trúc đến Việt nam.
( 1 lạy )

Khai Kinh

Khai nguồn Trí huệ thậm thâm
Kinh thường trì tụng quán âm chân truyền
Mỗi khi xướng tụng tinh chuyên
Ngày thêm đức hạnh, hóa duyên liên trì
Sáu thời liên tục hành trì
Thời đâu lo sợ cái chi não phiền
Khóa tu kiến tạo nhân hiền
Tụng vang phần pháp, nghe liền tính âm
Mỗi ngày cần phải chuyên tâm
Nghiêm trang giới hạnh tịnh tâm vun bồi
Thành tâm nhẫn nhục trao dồi
Bồ đề sanh trưởng nở chồi đơm hoa
Hương hoa lan tõa gần xa
Hạnh lành tinh tấn thiết tha trao truyền
Hoa sen khai mở pháp thiền

Độ người cảm hóa tịch nhiên không lời
Vô ngần trí huệ sáng ngời
Độ vô tận chúng thoát đời tử sanh

Nam mô bổn sư Thích ca Mâu Ni Phật (3 lần)

Trì chú Đại Bi

Namo Ratna Trayaya( 3 lần ).
Nam mô Đại Bi hội thượng Phật Bồ Tát ( 3 lần ).

Quy y Phật Pháp Tăng già
Thành tâm phụng thỉnh Phật Đà Quán Âm
Vị Bồ Tát là ấm thân
Thành Bồ Tát lớn cõi nhân hữu tình
Bởi Ngài trọn đủ quá trình
Pháp thân biến hóa hằng nghìn báo thân
Tất cả thánh thể đạo nhân
Hội đồng tán tụng tri ân tịnh lòng
Quay về kính lễ tông phong
Quán âm khắp cả trong lòng chúng sanh
Hướng tâm quán rõ sắc xanh
Biến thành nội chiếu tịnh thanh hoàn toàn
Toàn thân toàn cảnh mở toan
Một mầu tươi mát khắp toàn thế gian
Tâm vô phân biệt bình an
Hữu tình hữu thể an ban lời nguyền
Muôn loài thành tựu chân truyền
Truyền đăng tục mạng pháp duyên bảo hành
Nói ra pháp ngữ chân thành
Quán thâm tự tại hạnh lành thực thi
Trí mầu huệ chiếu tức thì
Tấm lòng từ mẫn tâm bi cứu đời
Khắp nơi hóa độ sáng ngời
Viên thành đại đạo ở nơi chân truyền
Hoàn thành tất cả hóa duyên
Chuổi tay bảo vật linh thiên hành trì
Sống tâm bình đẳng toàn tri
Pháp hành quán tưởng nghiệp chi mà lường
Hãy mau nhập lý chân thường
Đại đạo tâm pháp cúng dường Như Lai
Tín tâm nguyện hạnh hoa khai
Hành thâm quán tưởng Phật Ngài Quán Âm
Quán Âm Tự Tại thậm thâm
Khai tâm hiển lộ quán âm cõi đời
Nhiễm ô thanh tịnh cao vời
Không hai giải thoát cứu đời trầm luân
Pháp duyên khéo léo hành tuân
Bồ Đề kiên cố pháp luân hành trì
Giới hành chùy pháp thực thi
Hoàn thành thánh đạo chánh tri hướng tầm
Hành thiền phản tỉnh chân tâm
Viên thành quả mãn pháp âm kỹ càng
Hãy mau đắc pháp đàn tràng
Kiên trì nhẫn nhục đăng đàn tiến ngay
Chuyên lòng tinh tấn từ nay
Cam lồ mưa pháp hiển bày độ sanh
Tự mình tỉnh thức tinh anh
Độ người giác ngộ thanh danh tâm từ
Tâm từ bảo vật thái hư
Bồ đề tâm hạnh nhất như tâm nguyền
Đấng Vô Thượng vẫn y nguyên
Pháp này thành tựu tinh chuyên cứu đời
Tự hành tự nguyện tức thời
Pháp kia bảo hộ muôn đời an vui
Tâm y tối thượng đẩy lui não phiền
Cứu đời viên mãn an nhiên
Hành thâm định pháp tham thiền phải thông
Tự mình quán tưởng tâm không
Tâm cùng thân cảnh sắc không một nhà
Lạc Thành thanh tịnh đâu xa
Tin sâu hạnh tiến nguyện Đà vãng sanh
Vô biên thệ nguyện thực hành
Đến khi sanh chúng đạo thành mới thôi
Khuôn vàng lục độ sẵn rồi
Bồ Đề quả mãn tự hồi Pháp thân
Tất cả Đại đạo Thánh nhân
Tùy duyên bất biến ứng thân cõi trần
Bánh xe pháp trượng phất trần
Tiêu ma ngã pháp hóa thân Ta bà
Tay cầm sen báu nở ra
Hiển bài Diệu tướng liên hoa pháp mầu
Sợ gì uế độ nơi đâu
Ta bà Tịnh cảnh nghĩ sâu không mà
Bồ Đề sẵn có trong nhà
Chúng sanh tỉnh thức mới là Phật gia
Kính lễ Phật Pháp Tăng Già
Quay về bậc thánh không xa nhân tình
Quán Âm Tự Tại thiên hình
Xét xem tất cả tâm tình chúng sanh

Não phiền sạch Bồ Đề sinh
Tam Thân thanh tịnh hàm linh Mẹ Hiền
Rõ ràng từng pháp thật thiên
Pháp này mật thiết quán duyên chân truyền

Om Siddhyantu Mantra Padaya Svàha ( 3 lần)
( Án. Tất điện đô, Mạn đa ra, Bạt đà dạ, Ta bà ha )

( 3 lần )

Tâm Kinh

Danh Bồ tát Quan tự tại
Tham thiền trí huệ mở khai tấm lòng
Thấm nhuần năm uẩn đều không
Hằng hà tự thể tánh không duyên thành
Chữ không uẩn khúc mà sanh
Kính thầy Xá lợi nêu danh giải bày
Có không không có xưa rày
Có không không có thể tài vì không
Thọ tưởng hành thức tánh không
Xét cùng như thế thể không trong đời
Này thầy Xá lợi Ngài ơi
Thân không pháp không đất trời đều không
Còn gì sanh diệt tâm không
Còn gì dơ sạch tâm trong thân ngoài
Còn gì thêm bớt đêm ngày
Trí căn bản Xá lợi Ngài mừng không
Thân không thì pháp cũng không
Buồn vui tưởng nhớ ngóng trông trãi dài
Thức thời tại vị không ngai
Phước thay mũi lưỡi mắt tai thân phần
Ý đây phân biệt sáu trần
Sắc xanh hương thấm thanh trầm nơi thân
Vị ngon tiếp xúc pháp trần
Thấy xa nghe rõ hương phần khắp nơi
Lời hay thân tịnh sáng ngời
Thức tâm biến dạng giới thời cũng không
Xứ kia nương tựa giới không
Xứ nào tồn tại ở trong tấc lòng
Vô minh quá rõ bởi không
Sanh già bệnh chết trông mong làm gì
Không cần diệt tận làm chi
Đã không nói khổ đến khi nào cùng
Tập nào phải nghĩ lung tung
Quả nào trông đợi đến cùng kiếp tu
Khuôn vàng lục độ tâm từ
Trí mầu đã sẵn thật hư mãi tầm
Chúng sanh tỉnh thức không tâm
Tâm không bao phủ toàn tâm không này
Quán âm vô ngại không đây
Thí cho vô úy đông tây còn gì
Đảo điên lo sợ làm chi
Niết bàn thị hiện đến khi viên thành
Tam thế quả mãn rành rành
Tánh không tối thượng không dành cho ai
Trước nhau như một mở khai
Trí mầu Vô thượng không sai một lời
Ví chú Đại thần ai ơi
Đại minh Thánh chúng trong đời hiếm hoi
Cao hơn bậc nữa xét soi
Không còn so sánh để rồi thật cao
Không này cô động làm sao
Công năng trừ sạch khổ đau Ta bà
Thật là pháp ngữ âm ba
Hãy nghe rõ hãy nghĩ xa không này
Hãy hành áo nghĩa không đây
Hãy cùng thể nghiệm không này vượt qua

Gate – Gate – Paragate – Parasamgate – Bodhi Svaha . ( 3 lần )

Yết đế – Yết đế – Ba la yết đế – Ba la tăng yết đế – Bồ đề tát bà ha . ( 3 lần )

Niệm Quan Âm

Một niệm Quan Thế Âm
Khổ thế gian xa lìa
Hai niệm Quan Thế Âm
Trí huệ tõa mười phương
Ba niệm Quan Thế Âm
Chúng đạo tràng thanh tịnh
Bốn niệm Quan Thế Âm
Trang nghiêm thế gian này
Năm niệm Quan Thế Âm
Mắt thương nhìn cuộc đời
Sáu niệm Quan Thế Âm
Tiếng hải triều đơm hoa
Bảy niệm Quan Thế Âm
Công đức cho muôn loài
Tám niệm Quan Thế Âm
Tự đáy lòng kính lễ
Chín niệm Quan Thế Âm
Giữ Tâm này hồi hướng
Mười niệm Quan Thế Âm
Đến mọi loài chúng sanh
Mười một niệm Quan Âm
Đều trọn thành Phật đạo
Mười hai niệm Quan Âm
Diệu Âm luôn thường niệm

Nam Mô Quan Thế Âm Bồ Tát ( 18 lần )
Nam Mô Đại Thế Chí Bồ Tát
( 3 lần )
Nam Mô Địa Tạng Vương Bồ Tát
( 3 lần )
Nam Mô Thanh Tịnh Đại Hải chúng Bồ Tát
( 3 lần )

Tứ Quy

Nương về Phật tâm con đang tôn kính. (1 lạy)
Nương về Pháp chánh con đang hành trì.
(1 lạy )
Nương về Tăng tịnh con hằng đợi mong.
( 1 lạy )
Nương về Thánh chúng con xin bái bạch.
( 1 lạy )

(Hoàn mãn)

Sa môn Thích Minh Đức soạn

Vài nét về Sa môn Thích Minh Ðức và các bài Chú Việt hóa

Trong nền Văn Hoá lâu đời của chúng ta đã mang đậm bản sắc Phật giáo. Tất cả mọi người con Phật Việt Nam học các nghi lễ giảng dạy của Đức Phật, hàng ngày thường chỉ đọc kinh Phật phiên dịch từ chữ Phạn sang chữ Hán do người Trung hoa dòng Bắc Hán tạng truyền sang. Do bối cảnh lịch sử, người Phật tử cũng quen dần những phiên âm Hán Phạn, trong việc học hỏi, tu tập, tụng niệm, trì chú, kinh Phật, dưới sự hướng dẫn của các chư Tăng Ni và Nho sĩ mà không gặp trở ngại nào đáng kể. Tuy nhiên việc bất đồng ngôn ngữ vẫn là hàng rào ngăn chặn, những dòng tư tưởng ẩn áo cao siêu trong kinh sách Phật giáo trong giới Phật tử bình dân. Đây cũng là Then chốt chính để kẽ hở mê tín dị đoan xen vào làm méo mó hình ảnh Phật pháp.

Dịch thuật kinh điễn Phật giáo là một công việc thầm lặng, chứa đầy khó khăn, cần có một tinh thần làm việc tự giác, vô tư. Người dịch bị đòi hỏi ngoài tri thức uyên áo về Phật học, phải có kỹ năng tinh hoa trong biểu đạt ngôn ngữ và nhiều tài liệu tham khảo, để phù hợp trong cách chọn từ, phân loại, thêm, bớt, đảo vị trí từ, cụm từ hay thay đổi cụm từ xác nghĩa tương đương. Hầu tránh được những sự hiểu sai lệch cho người tu và cũng hạn chế những mê tín dị đoan thật đáng tiếc. Sau đó cũng có thể giúp trẻ em đọc hiểu dễ dàng và phân biệt được sự khác nhau giữa Kinh và Truyện Cổ tích.

Đọc một bản kinh Phật hoặc bài Trì Thần Chú bằng chữ Hán Phạn hay một ngoại ngữ đã có, là một điều hữu ích đáng làm, nhưng phải hiểu được nghĩa chính xác nội dung của bài đó, để có thể, biết được điều mà đức Phật muốn nói đến với chúng sanh, qua đó mà gây dựng nền tãng phát triển, con đường hoằng dương Chánh pháp cho chính bản thân và cho những người yêu mến Phật học.

Chữ Việt đã đủ sức diễn đạt tư tưởng của dân tộc trong qúa khứ và ngày nay có khả năng diễn dịch các loại sách văn hoá, khoa học, triết học, tôn giáo… của nước ngoài. Nhưng ước mơ được đọc những Tạng Kinh Điễn Phật học bằng tiếng việt vẫn còn xa vời trong Phật giáo Việt Nam. Điều này phải trông chờ vào các chư tôn đức và các bậc thiện tri thức, các nhà nghiên cứu trong tương lai. Đành rằng, cái khó khăn về nhân lực, phương tiện và thời gian trong việc dịch thuật là vấn đề thực tế cần giãi quyết nhanh chóng. Nhưng ý chí vẫn là nỗ lực để tìm cách hoàn thành công việc đang đặt ra trong đề án. Nếu không Việt hóa Kinh điển thì giới hạn hàm dưỡng tư tưỡng siêu việt trong kinh Phật viết bằng ngoại ngữ, sẽ là cánh cửa bị đóng vĩnh viễn của người Phật tử Việt Nam. Vì không còn sự lựa chọn nào khác hơn là phải học và tụng kinh điển qua âm Hán Việt, phải tốn rất nhiều giờ và khó khăn lắm mới học thuộc được lòng từng chữ trong một bài kinh mà chưa hiểu ý nghĩa của nó và đôi lúc còn gây ra sự nhầm lẫn.

Uớc mơ cũng là ý nguyện, một hướng đi làm lợi ích trong cuộc đời. Tất cả những ước mơ đều có thể trở thành sự thật, nếu chúng ta dám sống với ước mơ và lớn lên với nó qua sự cố gắng thực hiện. Bước đi ban đầu trong sự dịch thuật Đại Bi Thập Chú ra tiếng Việt là ước mơ trong từ thuở nhỏ cuả Thầy Minh Đức, người đã từng bị nhận vài trăm roi, khi trã bài không thuộc lòng những câu chú này ở Tu Viện. Cho đến ngày nay kỷ niệm những trận đòn tơi tả vẫn chưa ngũ quên đã nhắc thầy thực hiện hoài bảo ngày trước : Lớn lên sẽ tìm cách dịch những câu chú này để trẻ em hệ sau tu học dễ hơn và khỏi phải bị đòn như Thầy khi xưa nữa.

Từ một cậu bé ngây thơ bước vào tu viện đầu còn ba chóp, trở thành vị tăng sinh viên của Đại Học Vạn Hạnh Sài Gòn. Từng sống và tu tập tại các chùa lớn ở miền nam. Bao nhiêu kinh nghiệm hấp thụ từ các vị Thầy nỗi tiếng xứ Việt, nhưng vẩn chưa đủ mầm móng tìm ra những ý nghĩa ẩn áo trong Đại Bi Thập Chú. Việc gì cũng đều có nhân duyên cả, chỉ là cơ duyên đến sớm hay muộn thôi. Tình cờ trong việc trau dồi về thi ca Phật Phạn ngữ gần đây Thầy đã không ngần ngại dùng dòng thơ văn việt, chuyễn các từ dịch trong Phạn ngữ rất khô khan để hoàn thành Đại Bi Thập Chú.

Tuy nhiên bước đầu còn nhiều khó khăn nên chưa thực hoàn hảo và sự thay đổi nhất thời bằng việc đọc tụng Chú tiếng Việt, không tránh khỏi chói tai nguời nghe, vì chưa quen, nhất là những bài chú này đã áp dụng trì tụng hàng ngày bằng âm Hán Việt trong các chùa từ lâu đời, nhưng sự có mặt của Đại Bi Thập Chú thi hóa tiếng Việt cũng là điều đáng khích lệ. Vì đây là một Sứ giả khởi đầu cho những Sứ giả hệ sau trong việc nghiên cứu nhằm đưa đạo Phật Việt Nam gần gũi với người con Phật Việt Nam, ở thế kỷ mới và cũng là hướng đi cho việc thực hiện phiên dịch kinh tạng theo sự chuyển biến tinh tấn của chữ Việt trong những ngày gần đây.

Dịch được nhiều kinh bằng chữ Việt để người Việt tụng, hiểu rõ được nội dung của những kinh đó dạy điều gì. Lời Kinh vốn không nên sửa, không nên dịch phóng tác tự do theo sự hiểu biết cá nhân. Ai cảm thấy có đủ Trí tuệ siêu việt trong Phật học thì cứ viết một quyển sách bình giải kinh, để Bậc Độc giả sẽ phân định đúng sai. Đức Phật đã từng dạy: “Sau khi Như Lai diệt độ, người nào có thể biên chép, giữ nhận, đọc tụng, cúng dường, giải kinh cho người khác thì người đó được Như Lai lấy áo choàng lên mình…”

Kính Bút.

TS Huệ Dân

Dược Sư Quán Ðỉnh Chân Ngôn

Thành tâm đảnh lễ Phật đà
Tên Ngài trong sáng hiệu là Dược sư
Uy nghiêm như chúa ban từ
Ngọc xanh ẩn sẵn tâm từ hoằng dương
Trí khai bổn nguyện khôn lường
Lên ngôi chánh giác chân thường độ sanh
Công kia đức nọ tinh anh
Thuốc này là pháp Phật danh kinh này
Thật lời chuyển hóa từ đây
Quán thân khẩu ý xưa nay nghiệp dầy
Vô minh kiến chấp đông đầy
Biết bao nghiệp báo sâu dầy nhân gian
Ba thân ròng chắc như vàng
Đem ra ứng thí đạo tràng mười phương
Khơi nguồn trí huệ am tường
Tội tiêu nghiệp dứt con đường hoa khai
Noi gương trí huệ triển khai
Hoàn thành vô thượng Như lai hiển bày
.
Thi hóa
T. Minh Đức
Xuất xứ chú Dược Sư. Chú Dược Sư được trích từ kinh Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bổn Nguyện Công Đức. Chánh Đại Tạng kinh số 450, gồm 1 quyển, do Ngài Huyền Trang dịch từ Phạn sang Hán. Nội dung kinh : Nói về Bổn nguyện và công đức của Phật Dược Sư và khuyên chúng sanh hãy tin Đức Phật này sẽ tiêu trừ mọi thống khổ đồng thời sanh về thế giới Đông Phương của Ngài ( cũng như Tây Phương Cực Lạc của Phật A Di Đà vậy ), và tất cả cõi Phật nào mà chúng sanh muốn.Trước khi thành đạo, Phật Dược Sư đã phát 12 thệ nguyện làm tiêu trừ bệnh hoạn, khổ não và dẫn đến Giác Ngộ. Chú Dược Sư từ ánh hào quang của Phật Dược Sư, cũng chính là Trí tuệ thẩm thấu siêu diệt tận nguồn căn của Đức Thế Tôn nghĩa là chính bài thơ Chú Dược Sư này từ kim khẩu của Đức Phật Thích Ca đọc thoại nội tâm về một Đức Phật Dược Sư làm run động, bất khả tư nghì từ trước đến nay. Chú Dược Sư nay được thi hóa đến quý vị tường lãm

Quán Âm Linh Cảm Chơn Ngôn

Ba thân Phật thanh tịnh rồi
Như ngọc Ma ni sáng ngời trong tâm
Khẩu thân ý mật hóa âm
Sen hồng rực nở chân tâm hiển bày
Trí khai đại đạo từ nay
Pháp mầu bảo vật ở ngay cõi lòng
Phướng cao bất động bởi không
Phướng bay lay động tâm trong thân ngoài
Bởi duyên lay động trong ngoài
Y theo bóng phướng học bài từ bi
Cho ra tất cả chấp chi
Xa lìa kiến chấp tâm y Thánh hiền
Vượt qua ngã pháp tịch nhiên
Thuyền từ lục độ an nhiên định thần
Lục căn tiếp xúc lục trần
Chuyển thành quán trí trong ngần thế gian
Quán âm tự tại bình an
Quan âm linh cảm thật ban lời nầy
.
Thi hóa
T. Minh Đức
.
Trích từ kinh Trang Nghiêm Bảo Vương. Nội dung kinh: Phật hướng dẫn Bồ Tát Trừ cái Chướng về câu chú Án Ma Ni Bát Di Hồng ( Om Mani Padme Hùm ) và nói về sự linh cảm của chú do lòng Đại Bi Tâm của Đức Quan Tự Tại, và niềm tự tin của thính chúng. Chỉ một câu cô động mà bao gồm gần hết cả giáo nghĩa kinh tạng cho chúng sanh sau này thoát khỏi tham, sân, si, mạn, nghi, thân kiến, biên kiến, kiến thủ, giới cấm thủ và tà kiến. Vì vậy nội dung câu chú rất quan trọng tùy vào sở đắc mà kiến giải câu Om Mani Padme Hùm. Om là thân khẩu ý. Mani là ngọc Ma ni. Padme là hoa sen hồng. Hùm là bất khả tư nghì. Thân khẩu ý của chư Phật đã thanh tịnh rồi, còn chúng sanh chưa thanh tịnh thì phải tu để chuyển hóa thân khẩu ý bất tịnh trở thành thanh tịnh nhu chư Phật, chuyển hóa bằng phương tiện nào trong sáng như ngọc Ma ni, trong giáo điển chỉ có Lục Ba La Mật là gạch liền giữa Bồ Tát đạo và Phật đạo, tin tấn là một trong Lục độ, hành đạo độ tha đến lúc hưng khởi như hoa sen hồng ( padme ) rực nở và mãi mãi đợi chờ ( nhẩn nhục ) đến khi quả Bồ Đề chín, chỉ cần tiếng hét, bông hoa nở, hay chiếc lá vàng rơi hoặc đá tung hòn sỏi là rơi rụn, thật là bất khả tư nghì ( Hùm ). Chỉ sáu âm thôi câu chú đã đánh động và âm vang khắp hoàn cầu. Nay được thi hoá bằng Việt ngữ nhẹ nhàn tự tại như chim Đại Bàn bay vào Hư không mà không để lại âm tín nào chỉ còn Thơ và Họa mà thôi.

Phật Mẫu Chuẩn Ðề Thần Chú

Cúi đầu đảnh lễ Phật thân
Bảy trăm triệu đấng hóa thân dương trần
Danh xưng rộng lớn ân cần
Tâm từ như ngọc trong ngần sáng soi
Hướng tâm mỗi Phật sẵn rồi
Bảy trăm triệu đấng Phật ngồi liên hoa
Kim ngôn khẩu pháp nói ra
Pháp thân thanh tịnh độ tha trí mầu
Báo thân thể vắng từ lâu
Phân thân hóa độ ẩn sâu cõi lòng
Khẩu thân ý đã thật trong
Bồ đề quả mãn pháp không hiển bày
Chuẩn đề thanh tịnh quý thay
Mẫu tình thương tưởng Thánh thai Ta bà
Hương hoa khắp nẻo bay xa
An nhiên thọ lãnh ngôi nhà Như lai
.
Thi hóa
T. Minh Đức
.
Trích kinh Chuẩn Đề Đà La Ni. Nội dung kinh : Chú trọng khuyến trì tụng thường xuyên có thể trừ nhiều tội chướng, thập ác, ngũ nghịch, tam tai, bát nạn và đưa đến nhiều phước thọ, người trì tụng chú này sau khi lâm chung nguyện sanh về thế giới Tịnh Độ của chư Phật nghe pháp mầu trọn chứng quả Bồ Đề. Kệ chú mật ngữ này chính Đức Thế Tôn, khi ở tại vườn Kỳ Đà vì thương tưởng chúng sanh bị nghiệp dày phước mỏng trong đời sau Ngài sáng trí diễn dịch bản giác bình đẳng trí của chúng sanh cũng như bảy trăm triệu hóa thân Phật, Phật nào như Phật nào cũng đều thanh tịnh, với kinh nghiệm thực chứng này Ngài khai thị cho đại chúng nghe và hành trì.
Nguồn: Chùa Phước Bình
.

Hoa & Canh dep (62)

Chuyển đến trang:  1  2  3  4  5  6  7  8  8a