ĐỨC DI LẶC BỒ TÁT

Recent Pages:  12 , 2a 2b 2c 3 3a  4  5  5a 6  8  9  10 11 12

Duc Di Lac Bo TatSỰ TÍCH ĐỨC DI LẶC BỒ TÁT

Di Lặc (zh. 彌勒, sa. maitreya, pi. metteyya là cách phiên âm, dịch nghĩa là Từ Thị (慈氏), “người có lòng từ”, cũng có tên khác là Vô Năng Thắng (zh. 無能勝, sa. ajita), phiên âm Hán-Việt là A-dật-đa, là một vị Bồ Tát và cũng là vị Phật cuối cùng sẽ xuất hiện trên trái đất. Trong Phật giáo Tây Tạng, Bồ Tát Di-lặc được thờ cúng rất rộng rãi. Cõi giáo hóa của Bồ Tát hiện nay là trời Đâu-suất (sa. tuṣita).Theo kinh điển, Bồ Tát Di-lặc sẽ giáng sinh trong khoảng 30.000 năm nữa. Trong tranh hay tượng, Di-lặc ngồi trên mặt đất, biểu tượng sẵn sàng đứng dậy đi giáo hóa chúng sinh. Tại Trung Quốc, Bồ Tát Di-lặc cũng hay được trình bày với tướng mập tròn vui vẻ, trẻ con quấn quít xung quanh. Người ta tin rằng đó chính là hình ảnh của Bố Đại Hòa thượng, một hóa thân của Di-lặc ở thế kỷ thứ 10. Nếu năm đức Phật xuất hiện trên trái đất nói trên được xem là hóa thân của Ngũ Phật thì Bồ Tát Di-lặc được xem như hóa thân của Thành sở tác trí. Có thuyết cho rằng, chính Bồ Tát Di-lặc là người khởi xướng hệ phái Duy thức của Đại thừa.Một số học giả cho rằng, vị này chính là Maitreyanatha (sa. maitreyanātha), thầy truyền giáo lý Duy thức cho Vô Trước (sa. asaṅga). Truyền thống Phật giáo Tây Tạng cho rằng, Ngài là tác giả của năm bài luận, được gọi là Di Lặc (Từ Thị) ngũ luận:
  1. Đại thừa tối thượng luận hoặc Cứu cánh nhất thừa bảo tính luận (sa. mahāyānottaratantra)
  2. Pháp pháp tính phân biệt luận (sa. dharmadharmatāvibaṅga)
  3. Trung biên phân biệt luận (sa. madhyāntavibhāga-śāstra)
  4. Hiện quán trang nghiêm luận (sa. abhisamayālaṅkāra)
  5. Đại thừa kinh trang nghiêm luận (sa. mahāyānasūtralaṅkāra)

Đức Di Lặc là một vị Phật thứ năm trong Hiền kiếp (Bốn vị Phật trong Hiền kiếp đã ra đời, kể ra sau đây: 1. Đức Cấu Lưu Tôn, 2. Đức Câu Na Hàm, 3. Đức Ca Diếp, 4. Đức Thích Ca Mâu Ni) để nối ngôi Phật Thích Ca, ra đời mà giáo hóa chúng sanh.

Nhưng số kiếp chưa đến, Ngài còn ở trên cung Trời Đâu Suất, thường hay hóa thân trong mười phương thế giới mà thuyết pháp độ sanh.

Khi Ngài ứng tích tại Song Lâm, thì tên của Ngài là: Phó Đại Sĩ, và lúc Ngài hóa thân ở Nhạc lâm, thì hiệu của Ngài là: Bố Đại Hòa Thượng.

Công việc hành tàng bước đường lai khứ trong hai khoảng chuyển sanh ấy, nào là lời phương tiện quyền xảo, nào là lời vi diệu pháp âm, làm cho người đời đều tỉnh giấc mộng mà quy đầu về Chánh giáo.

Nay xin lược thuật sự tích lúc Ngài hóa thân làm vị Bố Đại Hòa Thượng ra sau đây cho quý vị độc giả xem.

Đương thời kỳ nước Lương thuộc về đời Ngũ quí, Ngài ứng tích ở nơi Châu Minh, tại huyện Phụng hóa, thân hình khác hơn người thế tục, trán thì nhăn, bụng thì lớn, và hình vóc mập mạp.

Lúc đó không ai biết tên họ của Ngài, chỉ thấy Ngài thường mang theo một cái túi vải mà thôi, nên người kêu là: Bố Đại Hòa Thượng.

Tánh Ngài hay khôi hài và chỗ ăn và nằm ngày đêm không có nhứt định, mà Ngài đi đâu rồi cũng thấy trở về Chùa Nhạc Lâm mà trú ngụ.

Mỗi khi đi đường, Ngài thường cầm gậy Tích trượng và mang cái túi bằng vải, không khi nào rời hai vật ấy ra khỏi mình, lại có 18 đứa con nít (là lục căn, lục trần, và lục thức) nhỏ thường đeo đuổi theo một bên mà diễu cợt làm cho Ngài tức cười mãi mãi. Thường khi Ngài đi vào chốn thôn quê hay là nơi đồng ruộng, hễ ai cho những vật gì, khi Ngài ăn xong, còn dư lại bao nhiêu đều bỏ vào túi.

Lúc đi tới nơi chợ quán, thì Ngài ngồi xuống, mở túi lấy những đồ ăn dư đưa lên, kêu mấy người đứng xung quanh mà nói rằng: “Các ngươi xem coi đó là cái gì ?“ Ngài nói rồi một giây lâu bỏ đồ ấy vô túi mà mang đi. Còn có khi Ngài gặp Thầy Sa Môn đi ngang qua, Ngài ở sau vỗ lưng một cái, làm cho Thầy Sa Môn giựt mình, ngó lại mà hỏi rằng: “Hòa Thượng làm cái gì vậy ?”

Ngài liền giơ tay nói: “Ngươi cho Ta xin một đồng tiền”.

Thầy Sa Môn thấy vậy, bèn nói rằng: “Nếu tôi hỏi một điều mà Hòa Thượng nói đặng, thì tôi cho”.

Ngài liền để cái túi xuống, chấp tay đứng một bên, rồi lấy túi mang trở lại mà lật đật quày quả đi liền. Một bửa kia, Ngài đi vào trong đám đông người, có một ông Tăng hỏi Ngài rằng: “Hòa Thượng ở trong đám đông người làm chi đó?”

Ngài trả lời rằng: “Ta đương đợi một người đến”

Ông Tăng hỏi: “Hòa Thượng đợi ai ?”

Ngài bèn thò tay vào túi lấy một trái quít đưa cho ông Tăng.

Ông vừa giơ tay ra lấy trái quít, Ngài liền thục tay lại mà nói rằng: “Ngươi chẳng phải người ấy”

Lại có một bửa, ông Tăng chợt thấy Ngài đứng bên đường gần chợ, bèn hỏi rằng: “Hòa Thượng ở đây làm chi?”

Ngài liền đáp rằng: “Ta đi hóa duyên”.

Ông Tăng thấy vậy mới nói rằng: “Hóa duyên ở đâu nơi ngã tư như vậy?”

Ngài trả lời: “Ngã tư chính là chỗ Ta muốn hóa duyên”.

Ông Tăng vừa muốn hỏi chuyện nữa, thì Ngài liền mang cái túi vải rồi cười ngất mà đi một hơi.

Có một khi, ông Bạch Lộc Hòa Thượng gặp Ngài, liền hỏi rằng: “Thế nào gọi là: cái túi vải?”

Ngài nghe hỏi liền để túi xuống, rồi khoanh tay mà đứng.

Ông Bạch Lộc Hòa Thượng lại hỏi rằng: “Công việc của cái túi vải ra làm sao ?”

Ngài liền mang túi mà đi, không trả lời chi hết.

Có một bửa kia, ông Bảo Phước Hòa Thượng gặp Ngài hỏi rằng: “Thưa Ngài! Duyên cớ tại sao mà xưa Đức Tổ Sư ở bên Tây phương qua đây là có ý gì ?”

Ngài nghe hỏi liền để cái túi vải xuống, rồi đứng tự nhiên.

Ông Bảo Phước Hòa Thượng lại hỏi nữa rằng: “Chỉ như vậy, hay là còn có cái gì nữa hay không?”

Ngài nghe hỏi như thế, bèn lấy túi vải mang trở lại mà đi, không hề trả lời.

Từ đó về sau, hễ Ngài đi đến đâu, thì người ta tranh nhau mà chận đón và níu kéo, đặng mời Ngài vào nhà, chớ không cho đi luôn. Bởi vậy cho nên trong các quán rượu và tiệm cơm, người người tha hồ ăn uống no say, không có chút gì nhàm chán, vì Ngài vào đâu thì buôn bán đắt đến bội phần.

Lúc nào gặp trời mưa, thì tản sáng Ngài ngủ dậy mang guốc cao gót, đi ra nằm ngửa trên cái cầu to, co chân lại dựng hai bắp vế lên, thì ngày ấy nắng. Còn khi nào trời nắng, mà Ngài mang đôi dép cỏ đi ra ngoài đường, ngày ấy trời lại mưa.

Thường bữa Ngài hay tới nhà một nông phu kia mà ăn cơm. Có một hôm người vợ tên ấy thấy vậy nổi giận mà rầy rằng: “Đương lúc lo việc ruộng nương rộn ràng không xiết, mình có công đâu mà nuôi lão Hòa Thượng điên đó hoài! “

Ngài nghe nói mấy lời ấy, liền đem cơm đổ dưới gốc cây dâu ở bên nhà rồi bỏ đi.

Cơm ấy tự nhiên hoàn lại trong nồi của người nông phu. Hai vợ chồng thấy vậy rất kinh, bèn cùng nhau đi kiếm Ngài, rồi lạy lục mà xin sám hối.

Có một khi, đương buổi mùa hạ, khí trời nóng nực, Ngài cởi quần áo để trên bờ mà xuống khe tắm.

Lũ trẻ khuấy chơi, bèn lén lại lấy cả áo quần. Đương lúc tắm, Ngài thấy vậy thì lật đật để mình trần truồng mà rượt theo bọn con nít. Mấy người ở trên bờ xúm nhau lén coi, thì thấy âm tàng của Ngài như trẻ nhỏ vậy.

Gần chỗ đó có tên Lục Sanh, nghề vẽ rất tinh xảo. Người ấy thấy Ngài, bèn vẽ một bức tượng in hệt mà dán tại Chùa, nơi vách nhà Đông.

Bửa nọ Ngài đi ngang qua bên vách, thấy tượng ấy liền khạc nhổ rồi bỏ đi.

Khi Ngài ở tại xứ Mân Trung, có một người cư sĩ họ Trần, thấy Ngài làm nhiều việc kỳ thần, nên đãi Ngài rất cẩn trọng.

Lúc Ngài từ giã ông Trần cư sĩ mà đi qua xứ Lưỡng Chiết, ông muốn rõ tên họ Ngài, bèn hỏi rằng: “Thưa Hòa Thượng! Xin cho tôi biết họ Ngài là chi, sanh năm nào, tháng nào, ngày nào, giờ nào, và xuất gia đã bao lâu rồi?”

Ngài đáp rằng: “Ta tỏ thiệt cho ngươi rõ rằng Ta chính là họ Lý, sanh ngày mùng tám tháng hai. Ta chỉ biểu hiệu cái túi vải này mà để độ đời đó thôi. Vậy ngươi chớ tiết lộ cho ai biết”.

Ông Trần cư sĩ nghe nói như vậy, bèn thưa rằng: “Hòa thượng đi đâu, nếu có ai hỏi việc chi thì Ngài trả lời làm sao cho hợp lý, chớ tùy thuận theo người thì không khỏi bàng nhơn dị nghị tiếng thị phi.

Ngài bèn đáp một bài kệ rằng:

Ghét thương phải quấy biết bao là,
Xét nét lo lường giữ lấy ta;
Tâm để rỗng thông thường nhẫn nhục,
bửa hằng thong thả phải tiêu ma;
Nếu người tri kỷ nên y phận,
Dẫu kẻ oan gia cũng cộng hòa;
Miễn tấm lòng này không quái ngại,
Tự nhiên chứng đặng “Lục ba la”

Ông Trần cư sĩ lại hỏi rằng: “Bạch Hòa thượng!

Ngài có pháp hiệu hay không?”

Ngài liền đọc bài kệ mà đáp rằng :

Ta có cái túi vải,
Rỗng rang không quái ngại;
Mở ra khắp mười phương,
Thâu vào Quan tự tại.

Ông Trần cư sĩ hỏi rằng: “Hòa thượng đi đây có đem đồ hành lý hay không?”

Ngài đáp bài kệ :

Bình bát cơm ngàn nhà,
Thân chơi muôn dặm xa;
Mắt xanh xem người thế,
Mây trắng hỏi đường qua.

Ông Trần cư sĩ thưa: “Đệ tử rất ngu, biết làm sao cho đặng thấy tánh Phật”.

Ngài bèn đáp bài kệ:

Phật tức tâm, tâm ấy là Phật,
mười phương thế giới là linh vật;
Tung hoành diệu dụng biết bao nhiêu,
Cả thảy chẳng bằng tâm chơn thật.

Ông Trần cư sĩ thưa rằng: “Hòa thượng đi lần này nên ở nơi chùa, chớ đừng ở nhà thế gian.

Ngài bèn đáp bài kệ rằng:

Ta có nhà Tam Bảo,
Trong vốn không sắc tướng;
Chẳng cao cũng chẳng đê,
Không ngăn và không chướng;
Học vẫn khó làm bằng,
Cầu thì không thấy dạng;
Người trí biết rõ ràng,
Ngàn đời không tạo đặng;
Bốn môn bốn quả sanh,
Mười phương đều cúng dường.

Ông Trần cư sĩ nghe bài kệ lấy làm lạ, liền đảnh lễ Ngài mà thưa rằng: “Xin Hòa thượng ở nán lại một đêm mà dùng cơm chay với tôi, đặng tỏ dấu đệ tử hết lòng cung kính, xin Ngài từ bi mà hạ cố”.

Đêm ấy Ngài ở lại nhà Trần cư sĩ. Đến khi đi, thì Ngài viết một bài kệ dán nơi cửa:

Ta có một thân Phật,
Có ai đặng tường tất;
Chẳng vẽ cũng chẳng tô,
Không chạm cũng không khắc;
Chẳng có chút đất bùn,
Không phải màu thể sắc;
Thợ vẽ, vẽ không xong,
Kẻ trộm, trộm chẳng mất;
Thể tướng vốn tự nhiên,
Thanh tịnh trong vặc vặc;
Tuy là có một thân,
Phân đến ngàn trăm ức.

Khi Ngài đi đến quận Tứ minh, Ngài thường giao du với ông Tưởng Tôn Bá một cách rất thân mật, Ngài có khuyên bảo ông mỗi ngày trì niệm câu chú: “Ma ha bát nhã ba la mật đa”. Vì vậy người ta đều kêu ông Tưởng Tôn Bá là: Ma ha cư sĩ.

Có một ngày nọ, ông Ma ha cư sĩ cùng Ngài đồng tắm dưới khe Trường đinh. Khi Ngài đưa lưng bảo ông Ma Ha kỳ giùm, thì ông thấy nơi lưng Ngài có bốn con mắt rực rỡ chói lòa, bèn lấy làm kinh dị vô cùng. Ông liền đãnh lễ Ngài mà nói rằng: “Hòa thượng quả là một vị Phật tái thế”.

Ngài liền khoát tay bảo nhỏ rằng: “Ngươi chớ nói tiết lộ. Ta cùng ngươi ở với nhau đã ba bốn năm nay, vốn là có nhân duyên rất lớn, rồi đây Ta sẽ từ biệt ngươi mà đi, vậy ngươi chớ buồn rầu thương nhớ “.

Ngài nói rồi, bèn về nhà ông Ma Ha cư sĩ mà hỏi rằng: “Ý ngươi có muốn giàu sang hay không?”

Ông Ma Ha cư sĩ thưa rằng: “Sự giàu sang như lùm mây nổi, như giấc chiêm bao, có cái gì là bền lâu chắc chắn đâu, nên tôi nguyện làm sao cho con cháu tôi đời đời được miên viễn mà thôi”.

Ngài bèn lấy cái túi của Ngài thọc tay vào móc ra một cái túi nhỏ, một cái hộp, và một sợi dây, liền đưa cho ông Ma Ha cư sĩ mà nói rằng: “Ta cho ngươi mấy vật này mà từ biệt. Song Ta căn dặn ngươi phải giữ gìn cho kỹ càng mà làm biểu tín những việc hậu vận của nhà ngươi”.

Ông Ma Ha cư sĩ vâng lãnh mấy món ấy mà chẳng rõ được là ý gì. Cách vài bữa sau Ngài trở lại nhà ông mà hỏi rằng: “Nhà ngươi có hiểu được ý Ta hay không?”

Ông thưa rằng: “Thưa Ngài! Đệ tử thiệt chẳng rõ”.

Ngài nói rằng: “Đó là Ta muốn con cháu nhà ngươi ngày sau cũng như mấy vật của Ta cho đó vậy”.

Nói rồi Ngài bèn từ giã mà đi liền.

Đến sau, quả nhiên con cháu của ông Ma Ha cư sĩ được vinh hoa phú quý, hưởng lộc nước đời đời. Đó là mấy vật của Ngài cho có hiệu nghiệm như vậy.

Nhằm ngày mùng ba tháng ba, năm thứ ba, niên hiệu Trịnh Minh, Ngài không tật bệnh gì cả, ngồi trên bàn thạch, gần nơi mái chùa Nhạc Lâm mà nhập diệt.

Nhắc lại khi Ngài chưa nhập diệt, có ông Trấn Đình Trưởng thấy Ngài hay khôi hài không lo sự gì cả, nên mỗi lần gặp Ngài thì buông lời cấu nhục, rồi giựt cái túi vải mà đốt.

Hễ bữa nay đốt rồi, thì qua ngày sau ông Trấn Đình Trưởng cũng thấy Ngài mang cái túi ấy như cũ. Ông nổi giận đốt cháy rụi luôn đến ba lần, cũng vẫn thấy Ngài còn mang còn mang cái túi vải đó.

Từ đó về sau, ông Trấn Đình Trưởng lấy làm lạ, nên đem lòng khâm phục Ngài không dám khinh dễ nữa.

Khi Ngài nhập diệt, thì ông Trấn Đình Trưởng lo mua quan quách mà tẩn liệm thi hài, là cố ý chuộc tội lỗi của ông ngày trước. Nhưng đến chừng đi chôn, thì người khiêng rất đông, mà cứ cái quan tài lên không nổi.

Trong bọn ấy có một người họ Đồng, ngày thường tỏ lòng tôn kính Ngài một cách rất trọng hậu, nên thấy việc linh hiển như vậy, liền vội vã mua cái quan tài khác, rồi liệm thi hài của Ngài lại. Đến khi khiêng đi, thì số người cũng bấy nhiêu đó, mà khiêng nhẹ phơi phới như bông. Ai nấy thấy vậy cũng đều kinh sợ và cung kính.

Lúc đó các người trong quận thiết lập ra một hội rất lớn, xây tháp cho Ngài ở nơi núi Phong Sơn. Núi ấy toàn là đá lởm chởm, hòn cao, hòn thấp, trong mấy hang đá đều là chỗ di tích của Ngài còn lưu truyền lại, nào là chỗ để tích trượng, nào là chỗ để bình bát, v.v..

Những chỗ sâu, chỗ cạn, chỗ lớn, chỗ nhỏ, hình tượng giống như cái bình bát, đều có nước đầy hoài, dẫu cho Trời đại hạn đi nữa, thì cũng chẳng có lúc nào khô kiệt.

Thiệt là nhiều việc anh linh hiển hách vô cùng!

Nguồn: hoavouu

March 1 - 2015 (123)Đức Karmapa Thứ 17

Jindati Doelter
Việt dịch : T.N. Trí-Hòa
.

“ Khi nghe tin Karmapa Tôn quý ( Rinpoche ) có ý định trốn khỏi Tây Tạng sang Ấn độ, tôi rất lo, làm cách nào vượt biên? Nhưng thật tuyệt diệu khi tôi gặp Rinpoche. Chúng tôi bàn về lý do chánh cùng ý định vượt thoát Tây Tạng của Rinpoche trước hết. ‘ Với nguyện vọng và ước muốn có thể hoằng pháp lợi sanh cho dân Tây Tạng và đem Phật giáo Tây Tạng truyền bá, điều này không thể thực hiện được tại trong xứ Tây Tạng.

Thúc đẩy bởi nguyện vọng này mà Rinpoche quyết định ra đi’. Đây là những gì mà Rinpoche cho tôi biết, điều này làm tôi rất vui mừng, tôi nói, tốt, tốt lắm”.

His Holiness The Dalai Lama

Đức Karmapa trốn khỏi Tây Tạng cùng một ít tuỳ tùng vào ngày 28-12-1999 đến Dharamsala ngày 5-Jan-2000. Đức Karmapa sanh ngày 26-June-1985 tại Kham với đầy đủ dấu hiệu cát tường có thể thấy của một vị thánh tăng khi tái sanh.

Vào ngày ra đời, một cầu vòng ngũ sắc hiện ra trên nền trời trong vắt không chút mây, và tiếng loa ốc sa cừ nổi lên vang khắp làng đều nghe.

Đức Karmapa là vị tái sanh thứ 17 thuộc dòng truyền thừa Karmapa từ thế kỷ thứ 12. Vị thứ nhất là đệ tử của Ngài Milerepa. Rinpoche lên ngôi vị năm 1992 tại Tsurphu, cách hai tiếng lái xe từ thủ đô Lhasa. Tu Viện Tsurphu là nơi các vị Karmapa ngự.

Đức Phật Thích Ca thọ ký cho đức Karmapa sẽ là đức Phật thứ sáu: Phật Simha ( Sư Tử Phật ).

( Trong Hiền Kiếp này sẽ có một ngàn vị Phật ra đời. Vị thứ nhất: Phật Câu Lưu Tôn – Krakucchanda, 2- Phật Câu Na Hàm Mâu Ni – Canadamouni, 3- Phật Ca Diếp – Kacyapa, 4- Phật Thích Ca Mâu Ni – Cakyamouni, 5- Phật Di-Lặc – Maitreya, 6- Phật Sư Tử – Simha, LND ).

Trong kinh điển đạo Phật cho biết người nào gặp đức Karmapa sẽ tịnh hóa được nghiệp xấu ác cả bảy đời, và nếu người đó một lòng tu tập thì bảy kiếp trong tương lai sẽ gặp nhiều thiện duyên.

“ Vào lúc 14 tuổi, Rinpoche đã thể hiện đầy đủ sức mạnh của một vị Karmapa”, Giám đốc Ward Holmes, cũng là nhà sản xuất cuốn phim gần đây nhất về đức Karmapa thứ 16, “ The Lion Begins To Roar” được trình chiếu khi Rinpoche trốn thoát Tây Tạng.

Ông Ward gặp đức Karmapa 16 vào năm 1971. “ Tôi đã từng làm tài xế và thủ quỷ cho
Tu Viện ở Woodstock – NY, tôi một lòng giúp đở đức Karmapa. Được gần gũi với Ngài, 
Ngài giúp cho lòng tự mãn và cái ngã của tôi được quân bình. Làm việc qua lại với đồ hình Mandala cũng y như làm việc với đức Karmapa 16, nhưng cá tánh của đức Karmapa 17 lại rất khác”, tôi có cảm tưởng như thế.

Ông Ward cũng là giám đốc của cơ sở Tu Viện Tsurphu, nơi đang thực hiện cuốn
phim về cuộc đời Ngài Karmapa tại Ấn độ.
Từ khi đến Ấn độ, đức Karmapa 17 ngụ tại Tu Viện Gyuto Tantric, cách Ganj 25
cây số, và đã tiếp khách viếng thăm.
Rinpoche được phỏng vấn ba lần bởi Jason Shannon Clement và Michael Parry:
– Tại sao Ngài đến Ấn độ?
– Tôi đến Ấn độ để bảo vệ và giữ gìn văn hóa của tôi, thực hành Phật pháp, và
truyền bá tâm bồ đề cho chúng sanh. Mặc dù tôi phải rời xa Tu Viện, tài sản,
cha mẹ, nhưng việc hoằng pháp lợi sanh vẫn cần thiết hơn. Tôi muốn giúp đở
tất cả chúng sanh, sông núi, cây cỏ và muôn vật.
– Vai trò của vị Karmapa cùng những hoạt động của Ngài là gì?
– Vai trò không phải chỉ riêng cá nhân tôi mà cho tất cả các vị Karmapas. Đối
với đạo Phật ở Tây Tạng thì sự đóng góp của các vị Karmapas vô giới hạn.
Dòng truyền thừa này đã giúp vô số chúng sanh. Đây là bổn phận của tất cả
các vị Karmapas giúp khai mở tâm từ bi và tình thương cho tất cả, đặc biệt đối
với dân Tây Tạng và để giữ gìn văn hoá cùng tôn giáo Tây Tạng. Phật pháp
trường tồn và phát triển do bởi rất nhiều vị thầy vĩ đại, đặc biệt là các vị 
Karmapas tiền bối.

– Có một sự tiên đoán bởi đức Phật Thích Ca rằng sau 2,500 năm sau giáo pháp
của Ngài sẽ truyền bá sang Tây phương. Phận sự của Rinpoche trong việc tiên
đoán này là gì? Rinpoche có ý định truyền bá Phật pháp cách nào?
– Lời Đức Phật Thích Ca tiên đoán sẽ thành sự thật. Không ai có thể phê phán
điều này. Lẽ đương nhiên, sự tiên đoán sẽ xảy ra. Về phần tôi, tôi không thể
nói. Riêng vị Karmapa không thể truyền bá Phật pháp một mình. Không phải
chỉ đơn giản một danh từ ứng dụng vào một người. Dù sao, ý nghiã của chữ
Karmapa có thể nói lên ý nghiã. Từ này theo Bắc Phạn là: Karma-ka, có nghiã
là dòng chảy của nghiệp. Tạng ngữ dịch là Karmapa. Tôi là biểu thị các hành
động của tất cả chư Phật. Tôi truyền bá giáo pháp của Phật và chư bồ tát trong
mười phương. Tôi không thể nói giáo pháp sẽ đi về đâu. Hảy nhìn và tìm 
chung quanh.

– Người Tây phương chúng tôi rất thích thú về lời tiên đoán này. Chúng tôi có
thể đóng góp đặc biệt những gì?
Giáo pháp đức Phật dạy thì vô số. Tôi không thể nói những gì cá nhân có thể
làm. Nói chung, bạn có thể thử phát tâm từ bi, giúp đở và đem tình thương đến
cho tất cả chúng sanh. Có một động cơ trung thực và tu tập hành trì. Đây là cốt
tủy giáo pháp Phật dạy.
– Chúng tôi rất thích nghe Ngài gồm chung cả núi sông, cây cỏ, muôn loài, trong
lời phát nguyện của Ngài đối với chúng sanh. Ngài có lời gì chia sẻ với giới
trẻ?
– Điều quan trọng chánh là phải có sự giáo dục đúng. Giáo dục đúng lấy căn bản
từ văn hoá, gìn giữ truyền thống, giáo dục sự hiểu biết. Tất cả những điều này
có gốc từ thiền định. Giáo dục đúng cần sự chỉ dạy về những thói quen tốt. Rất
quan trọng để học sinh được tự do. Các em cần tự do để bày tỏ cảm giác mình
và để biết đưọc cách nào tốt nhất giúp ích tất cả chúng sanh.

Đức Karmapa 16 du hành tới Arizona năm 1974 để gặp các bô lão của dân Hopi
Native American. Ngài hoàn thành lời tiên tri của họ, “ Khi người đội mũ đỏ tới Tây
Phương sẽ xây dựng nhịp cầu trí tuệ giữa Đông phương và Tây phương”.
– Đức Karmapa 16 đã trao đổi sự liên hệ với dân Hopi Native American. Theo
Ngài thì sự liên hệ này thế nào và Ngài có ý định tiếp tục không?
– Sự giao thiệp này thật tốt đối với đức Karmapa 16 vào thời đó. Bây giờ thì thật
khó nói những gì có thể xẩy ra. Tôi quan tâm tới thời điểm đúng và nghiệp quả
đúng. Nguyên nhân và hoàn cảnh phải hội đủ. Nếu như cần thiết và đúng thời 
cơ thì sẽ xảy ra. Nếu không, sẽ không xẩy đến.

Stephane Allix:
– Là vị Karmapa, ngài có cảm tưởng thế nào?
– Không phải tuỳ thuộc vào cảm giác tôi. Tôi được công nhận là vị tái sanh thứ
17 của dòng Karmapa qua tờ di chúc của đức Karmapa 16 để lại khi Ngài Niết
bàn và qua trí tuệ của vị thầy tâm linh vĩ đại ( Đức Dalai Lama ). Theo cá nhân
tôi rất may mắn đã tích lũy phước đức và thanh danh. Vì lý do này mà người ta
có lòng tin nơi tôi; vì nghiệp nhân tốt của tôi và tình thương cho tất cả chúng 
sanh.

– Ngài có còn nhớ về các kiếp đã qua?
– Tôi không thể nói tôi còn nhớ, nhưng tôi cảm giác một sự tôn kính vô biên và
liên hệ mật thiết đến với các bậc tiền bối trước.
– Những hành động quan trọng nhất của Ngài là gì?
– Bổn phận chánh của tôi là giúp ích tất cả chúng sanh. Đem hạnh phúc và bình
an đến cho họ. Còn các hành động khác sẽ theo sau.
– Khi nào và cách nào Ngài trốn thoát khỏi Tây Tạng?
– Tốt hơn là không nên nói về chi tiết cuộc trốn thoát của tôi khỏi Tây Tạng, nếu
tôi nói thật, thì không có lợi lúc này. Tôi không có lý do đặc biệt nào về việc
quyết định ra đi. Là nguời tái sanh của đức Karmapa 16, tôi muốn hoằng hóa
độ sanh. Điều này có thể thực hiện được nơi một xứ linh thiêng như nước Ấn
độ. Thứ hai, cũng là điều mong ước của tôi để giúp ích cho dân Tây Tạng và
tôi chắc chắn rằng tôi được nhiều lợi ích hơn nếu tôi sống bên ngoài nước Tây
Tạng. Thứ ba, Đức Dalai Lama và vị lãnh đạo người Tây Tạng mà Ngài không
được đảng Cộng sản Trung quốc thừa nhận. Vì thế, người dân bị cưỡng bức chỉ
trích Ngài, và, cho tới hiện giờ, tôi chưa bị. Nhưng tôi biết trong tương lai khi
thời điểm đến họ sẽ dùng tôi làm con rối.
Jindali Doelter:
– Làm thế nào để chúng tôi, những người sống trong môi trường sôi động, cô lập
được tâm mình một cách hữu hiệu nhất trong không khí náo nhiệt Tây phương 
để tránh khỏi bị cuốn hút theo?

Nhận biết tâm mình và luôn luôn ý thức những hành động đang làm là một
cách hữu hiệu nhất. Đời sống của chúng ta có thể rất bận rộn nhưng không vì
thế mà làm tâm rối loạn, vì tâm điều khiển tất cả. Dù cho mình có trốn một nơi
hoang vắng nào, tâm cũng có thể rất xáo trộn. Tâm thì chỉ có một dù cho ở
thành phố hay nơi hoang vắng.
– Ngoài phương pháp tịnh hóa ra, có thể ngăn chận những hành vi xấu qua ý
chí?
– Vâng, chúng ta có thể điều khiển sự vô minh của chúng ta, giận tức hay bất kỳ 
trạng thái độc hại nào của tâm. Nếu như cơn giận dữ khởi lên mạnh bạo, chúng ta có thể tu tập pháp tĩnh thức, coi bản thể của cơn giận là gì và do nguyên nhân nào. Nếu bạn phân tách cách này bạn có thể ngăn chận tâm mình bằng ý chí.

– Làm cách nào để sự cầu nguyện thành công?
Tuỳ thuộc vào mỗi cá nhân – cách bạn cầu nguyện. Bạn cầu nguyện bằng
miệng nhưng bạn cần phải hiểu rõ lời mình cầu nguyện. Thí dụ, nếu bạn trì chú
Kim Cang Tát Đỏa cùng lúc hình dung tự thân mình là Bồ Tát Kim Cang
không khác, thì bạn có thể tịnh hóa hết các nghiệp xấu; bản thể của tâm bạn là
một với Bồ Tát Kim Cang. Đây là cách cầu nguyện và tích luỹ phước báo.
– Đau khổ vì không bao giờ nhận ra chân thể vạn pháp và bị cảm giác này bao
vây. Cách nào tốt nhất để phấn khởi sau cảm giác bị đau khổ phủ trùm và kẹt
vào vòng sanh tử?
– Có hai cách: cố gắng phân tách bản thể của cảm giác bạn có và tịnh hoá
nghiệp.
– Rất nhiều người Tây phương trong vòng 30 năm nay trở lại hầu như rất khó
cho họ giữ trọn tâm xuất gia. Ngài có nghỉ rằng người cư sĩ hay các tu sĩ sẽ
bành trướng giáo pháp Phật trong phương Tây?
– Được xuất gia là một truyền thống quan trọng và phương pháp này được đức
Phật đề xướng. Không phải chỉ có một cách. Rất nhiều đại bồ tát đạt giác ngộ
từ người cư sĩ. Xuất gia hay không xuất gia không giống nhau. Những đại sĩ
này rèn luyện con đường chân chánh, đặc biệt là Kim Cang thừa và đạt giác
ngộ cách này. Nếu trong tương lai Phật pháp được truyền bá bởi người xuất gia
hay không xuất gia – tôi không thể nói. Con đường thể hiện không cùng, chỉ có 
đức Phật mới biết.

– Đức Karmapa 18 tái sanh có thể trong thân người nữ?. Tại sao không có thêm
những vị thầy vĩ đại tái sanh trong dạng nữ hiện giờ?
– ( cười ) Vâng, trong tương lai có lẽ sẽ có nhiều vị nữ tái sanh, nếu thời cơ
đúng. Dorje va Khandro Yeshe Tsogyal, là hai vị thầy vĩ đại trong dạng nữ. Số
người nam và nữ tái sanh không đồng nhau, nhưng đây không phải là điểm
chánh, điều quan trọng là chúng sanh có được lợi ích không. Cách các vị
Karmapa tái sanh hiện giờ là luật tự nhiên. Các vị Karmapa tương lai có thể tái
sanh trong dạng nữ, điều này có thể xảy ra. Đây không phải là câu hỏi thích 
hay không thích, mà là những gì tốt nhất cho hoàn cảnh đang thời sẽ thể hiện.

– Tái sanh trong xứ Tây Tạng có lợi gì thay vì tại nước Hoa Kỳ, nơi mà đức
Karmapa 16 tịch diệt?
– Trong quá khứ, hệ thống tái sanh chỉ xuất hiện tại xứ Tây Tạng – vài điều như
thế, cho tới khi sự hiểu biết về hệ thống này không còn thành lập, thì không
cần thiết tái sanh tại phương Tây. Trong tương lai có thể sẽ có vài vị thầy vĩ đại
sẽ tái sanh vào Tây phương. Không có lý do gì không, nếu hệ thống này đã
được hiểu rõ.
– Tây phương, nhất là tại Mỹ, lớp trẻ cùng lứa tuổi như Ngài ( tuổi 15 ) có nhiều
khó khăn để đương đầu với bạo động và chém giết tại trường học. Ngài có
thông điệp gì nhắn gởi lại cho thế hệ trẻ lớn lên trong môi trường bạo động?
– Nói chung về thế hệ trẻ và trẻ em còn lệ thuộc vào người lớn được cha m nuôi
dưỡng. Cha mẹ phải dạy bảo và giáo dục chúng.. Nếu đứa trẻ không được dạy
bảo và cung cấp cho một cuộc sống tốt đẹp, thì rất khó. Hệ thống giáo dục ảnh
hưởng toàn quốc. Thế gìới tuỳ thuộc vào thế hệ trẻ để bảo tồn và tôn trọng văn
hoá, truyền thống và giữ sự tôn kính cha mẹ. Thế hệ trẻ cũng có bổn phận như
thế. Chúng không nên xem thường bổn phận mà phải dẫn đầu thế giới tương
lai với sự hiểu biết về giá trị con người, sống trong hoà bình và đoàn kết.
Chúng cũng có bổn phận phát triển, học vấn, làm gương mẫu cho thế giới. Nếu
được như vậy thì không còn chỗ cho bạo động sanh khởi. Mỗi cá nhân nên
sống một cuộc sống bất bạo động và chọn bạn là người có ảnh hưởng tốt cho
mình. Rất quan trọng để bảo tồn truyến thống của tất cả các nước. Phải nên
hiểu biết như thế.
– Nếu Ngài có thể gặp tổng thống Clinton ngày mai, Ngài sẽ nói những gì?
( Năm 2000 là năm ông Clinton làm tổng thống ).
– Nếu ngày mai tôi gặp tổng thống Clinton, tôi cũng sẽ không có gì để nói. Vì
ngày mai sẽ không bao giờ đến. Nhưng nếu tôi gặp tổng thống hôm nay, tôi sẽ
có rất nhiều điều để nói – phần nhiều nói về hòa bình cho nhân loại

Nguồn: Chùa Linh Sơn Worcester Massachusett (US)

Xuan 2015 (3)Bài giảng của Đức Di Lặc
(Maitreya Sandesh)

20 tháng 5/2011 / Updated on 14 tháng 8/2011

1- Nguyện cho vũ trụ bao la (bầu trời eternal vĩnh hằng) phủ trùm các thể tướng của cõi lục đạo luân hồi được hấp thụ vào cảnh giới của tánh Không tuyệt đối (shunyata) và tự do buông xả giải thoát (moksha).

2- Nguyện cho thế giới được bao trùm bởi tín tâm giống như là ánh sáng mặt trăng lan toả xuống.

3- Nguyện cho thế giới được vây quanh bởi 1 trí tuệ vẹn toàn giống như là ánh sáng tuyệt diệu của mặt trời chiếu xuống.

4- Nguyện cho thế giới được chan hoà Giáo Pháp vang vọng như là âm thanh dội lại trong vỏ ốc vĩ đại.

5- Nguyện cho thế giới cùng với tình thương của ý thức, tâm thức vô ngã được cứng rắn như là chày Kim Cang pháp khí.

6- Nguyện cho thế giới được bao trùm bởi sự đạo đức, trí tuệ thông thái và thiền định giống như là 1 hoa sen 8 cánh mang theo hương thơm của các đấng thiêng liêng cao quý.

7- Con xin quy y đảnh lễ đến Đức Phật 8 cánh tay Lokesvara (Quan Thế Âm Bồ Tát).

8- Con xin quy y đảnh lễ đến Đức Phật Di Lặc Bổn Sư và các giáo chủ của tất cả tôn giáo.

9- 6 năm Thiền định (mưu tìm) 1 phương pháp thanh tịnh nhất cho hoà bình thế giới và giải thoát tất cả chúng sinh đã được (viên mãn) hoàn tất.

10- Hôm nay là ngày rất tốt lành, may mắn và cũng là ngày tôi vượt qua giai đoạn cực kỳ khó khăn để đạt đến.

11- Trong thế giới này (Age of Kali) thế giới bị chìm đắm trong vòng sinh tử luân hồi và thay đổi thành 1 thế giới đoạ đầy không mục đích.

12- Tôi xin thức tỉnh 1 thế giới mà đã bị ảnh hưởng bởi nhiều cám dỗ qua nhiều thời đại bằng tình yêu thương và từ bi của Đức Phật Di Lặc.

13- Điều nầy đối với thế gian thì rất là khó hiểu thấu được.

14- Đức Phật Di Lặc đã hiện ra trên thế giới này 4 lần.

15- Nhưng rồi ngài đã rời khỏi, chỉ lưu lại tiếng nói, lời giảng của ngài cho thế gian.

16- 35000 năm trước, hàng ngàn vị Bồ Tát đã trở thành A La Hán là do sự đạo đức, trí huệ thông thái và tài năng thiền định của các vị ấy.

17- 1000 năm sau đó, có 2 chị em được sinh ra.

18- Lúc ấy người chị là hiện thân của 1 Bồ Tát.

19- Người em đạt được 1 sức mạnh kỳ diệu toàn hảo và có ý định huỷ bỏ cõi trần thế toàn luân hồi sinh tử.

20- Tên của 2 chị em này là Bodhi Shrawan và Mohima.

21- Khi ấy, sau đó, vào thời Sakya Clan, Thái tử Tất Đạt Đa (Phật Thích Ca Mâu Ni, Siddhartha Gautama Buddha) đản sinh , (trong dòng họ Sakya ) do kết quả thiền định của nhiều kiếp trước.

22- Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã tìm về sự thiền định trong quá khứ, ngài đã có thể quán tưởng trở lại, nên ngài đã từ bỏ gia đình.

23-Cũng do những sự thiền định ( tiếp nối công lao tu thiền định của nhiều đời trước) liên tục của nhiều đời kiếp trước, ngài đã đạt được Túc Mạng Thông, (trí tuệ toàn hảo để biết được nhiều kiếp trước, Purva Gyna Siddhi ), ngài đã tái lập lại nền tảng đạo đức, hướng về tâm linh và Thiền định rỗng lặng ( Samadhi) trên thế gian.

24- Khi đã đạt được Chánh Đẳng Chánh Giác ( Final Nirvana), nhập vào trạng thái Định (Không Thiền , Samadhi), thì cũng là lúc nhận được sự ban phước lành trực tiếp từ Đức Bổn Sư Di Lặc, Maitreya.

25- Cách đây 2000 năm, Tôi đã có mặt trên trái đất này. Tôi đã ngồi thiền 1 mình.

26- Trong quá trình chuyển hoá ấy, tôi đã bị giết chết.

27- Tôi chỉ thực sự có kinh nghiệm về cái chết sau hơn 75 ngày sau đó.

28- Để được giải thoát ra khỏi trần thế ấy, trong trạng thái tâm thức không hình tướng như vậy cho đến 2000 năm, điều này thật là đau khổ.

29- Thình lình có 1 âm thanh vang động như tiếng sấm, và tôi đã được đầu thai vào bụng mẹ tôi.

30- “Sau khi sanh ra đời, tôi sẽ đi vào thiền định”

31- Cái ý tưởng này đã tràn ngập đầy trong tiềm thức của tôi.

32- Tôi đã quên mục đích này khi vào bụng mẹ và trong tình yêu thương của mẹ cho đến khi 6 hay 7 tuổi mới nhớ lại.

33- Rồi 1 ngày kia có 1 vị tiên áo trắng đã hiện đến giao cho tôi 1 thông điệp.

34- Ngày qua ngày, tôi hồi tưởng lại được chi tiết của sự thiền định trong quá khứ.

35- Cho đến khi tôi khoảng 8 hay 9 tuổi , tôi nhìn thấy 1 sự việc kỳ diệu .

36- Gần khu làng Ratanpur, 1 gia đình Tharu hoả táng 1 xác chết.

37- Khi ấy tôi đang chơi đùa với bạn bè.

38- Thình lình tôi nhìn thấy 1 ngọn lửa thiêu của đám tang.

39- Tôi thấy thật rõ 1 luồng ánh sáng hào quang chói loà xuyên qua bầu trời.

40- Ánh hào quang rực sáng đó có màu xanh lá cây và màu vàng.

41- Bắt đầu từ khi ấy, ngày qua ngày tôi đã có thể hồi tưởng lại trí tuệ của quá khứ.

42- Bởi vì cái tia sáng hào quang sáng chói từ ngọn lửa thiêu, đã làm tôi nhận thức rằng sau khi chết đi, con người có thể đoạt được sự giải thoát.

43- Sau đó tôi đã nhớ lại được sự thiền định trong quá khứ.

44- Do sự hiển hiện ánh sáng hào quang chói loà ấy, thấy thật sự cần thiết 1 nơi riêng biệt thoải mái để tập trung tư tưởng.

45- Do sự thu thập lại tất cả thiền định cũ, bắt đầu từ luân xa số 7 lên đến luân xa cao nhất ở đỉnh đầu ( Brahma Chakra), các ngũ uẩn (Klesha) và các ảo tưởng (Mara) bị phá huỷ, 1 cụm ánh sáng vô hình đã hoà tan vào thân xác.

46- Trong tình trạng đó, hòa vào nước, không khí, bầu trời, đất và mặt trời làm một, tôi đã có thể thu nhận được tất cả năng lượng bổ dưỡng qua sự thiền định.

47- Rồi thì lúc ấy các chức năng hoạt động của cơ thể chậm lại, và tôi đã có thể chìm vào giấc ngủ dài.

48- 10 tháng trong trạng thái bất động như thế, với khí hậu thời tiết lạnh lẽo, mưa bão âm u cùng sương gió đã làm cho mảnh vải cà sa trên người tôi mỏng dần.

49- Khi tôi nhìn lại đằng sau, tôi đã thấy những con mọt gặm nhắm áo của tôi.

50- Tôi đã cố cử động cơ thể. Cả người tôi như cứng đờ và tôi không cảm thấyđói hay nóng, lạnh gì nữa. Thế giới đầy xao động nầy khó có thể tin vào sự chú tâm thực hành thanh tịnh năng lượng này của tôi (tapasya charya).

51- Thế giới rất khó chấp nhận sự tu tập hằng ngày này của tôi.

52- Ngay cả bây giờ, tôi thấy rất nhiều người nghi ngờ không tin.

53- Đối với những người hiểu về Phật Tánh Di Lặc thì cảm thấy rất là hoan hỉ,tràn đầy hạnh phúc chân thật.

54- Còn đối với những người thể tánh không tốt, làm điều tội lỗi thì cảm thấy rất bi quan.

55- Đối với việc thuyết giảng về Giáo Pháp Đại Thừa (Mahyana Dharma Kaya), nếu thân xác tôi không hiện hữu, thì làm sao tôi truyền bá thông điệp gì đến thế gian?

56- Và trong lúc tôi chú tâm thiền định với trí tuệ thông thái mà tôi đã nhận được với mục đích hiến dâng cho thế giới. Vào 1 buổi chiều có một giọng vang vọng từ trên không trung nói rằng:

57- “Hỡi vị Đạo sư, vị sắp chết rồi đó, hãy tỉnh dậy, tỉnh dậy, tỉnh dậy”.

58- Ngay liền khi ấy, Quan Thế Âm Bồ Tát 8 cánh tay (Avelokitesvara) hiện đến qua sự thiền định.

59- Lúc đó, tôi đối diện với đấng Thế Tôn thiêng liêng, đôi mắt chiếu sáng màu xanh lục và màu vàng. 

60- Ánh sáng hoà tan vào thân thể 1 năng lượng mãnh liệt như lửa.

61- Sau đó, vài người hiếu kỳ sửa soạn tấn công vào thân xác gầy còm này.

62- Thân xác gầy còm thay đổi với vài ý nghĩ.

63- Đi hướng về phía nam từ chỗ ngồi thiền đầu tiên để tìm 1 chỗ yên tĩnh, rồi nhớ đến những người trong ban bảo vệ cũ.

64- Vì không muốn cho họ lo lắng, tôi đã đợi họ dưới gốc cây bồ đề từ sáng sớm.

65- Vào khoảng 8 hay 9 giờ sáng, với tiếng động của những bước chân, 1 nhóm 7 người mộ đạo đã đến gặp trong khu rừng vắng lặng với những trái tim đầy tín tâm và thành kính, với những đôi mắt rưng rưng đầy giọt lệ.

66- 7 người này là những người đã có căn tu từ những kiếp trước.

67- Với những trái tim chân thành tin tưởng và những đôi mắt ngấn lệ, biểu lộ cảm xúc tình thương nhân ái của Phật Di Lặc, 7 người này đã hỏi rằng:” Chúng tôi đã thiếu xót điều gì?”.

68- Sau khi họ đã hiểu rõ những lời giải thích của tôi, bỏ lại sau lưng tất cả mọi sự, tôi tiếp tục đi con đường của riêng tôi.

69- Rồi từ nơi ấy, tôi tiếp tục cuộc hành trình dài trong sự ” Thiền Định Tỉnh Thức” ( Jagrit Dhyan) khoảng 9 ngày.

70- Tôi đã băng ngang bờ suối trong khu rừng rất nhiều voi, cọp, nai, sơn dương, beo, thỏ, gấu, ngựa hoang, khỉ, công và nhiều loài chim thú khác cùng cây cỏ.

71- Có 1 dòng sông ở Chitwan nước cuồng lưu chảy xiết .

72- Khi tôi lội ngang con sông ấy vào buổi tối và hướng về phía nam trong trạng thái thiền định thì nghe 1 giọng nói thiêng liêng ” Hỡi cậu bé tu sĩ, nếu cậu không săn sóc cơ thể của cậu, thì cậu sẽ không hiện hữu để giảng pháp và Giáo Pháp sẽ không còn tồn tại “. Nghe được lời thiêng liêng ấy, 1 lần nữa tôi quay trở lại hướng khu rừng Halkhoriya.

73- Sau khi đi đến Halkhoriya, vì tôi đã nói là đừng tìm kiếm tôi trong 6 năm, nên tôi tìm được 1 cái hang nhỏ mà thú vật thường hay trú mưa ở 1 ngọn đồi hướng đông bắc của rừng Halkhoriya.

74- Trong thời gian 3 tháng ở trong hang không có nước, không khí hay là ánh sáng mặt trời, có 1 người thợ săn thú tìm đến.

75- Ông ta trông thấy cái hang này.

76- Người thợ săn nghèo, với lòng ham muốn thịt của thú vật, đứng chờ ở ngoài hang.

77- Ông ta đã hét lên 3 lần ” Ai ở trong đó, người hay là thú ?”. Rồi thì tôi liền giơ tay ra khỏi hang và cũng nhô đầu ra nữa.

78- Người thợ săn tội nghiệp với lòng tham và ham muốn thịt thú vật đứng bật dậy.

79- Bởi vì sự hạnh phúc trường tồn của thế gian, sự bảo toàn của động vật, của thực vật trong rừng rậm cũng như của nhân loại, của người thợ săn, tôi đang tu tập thiền hành Maitreya (dhyan).

80- Ngồi dưới gốc cây bồ đề (Banyan tree) ở rừng Halkhoriya và dưới gốc cây bồ đề (Sindhuli tree) ở Baghjor, với thân, khẩu, ý hướng về cõi luân hồi trên thế gian.

81- Tôi đã được ban phước lành hàng ngàn lần, cũng như nhận được trí huệ thông thái, thiền định cao cấp dưới gốc cây tuyệt vời ở rừng Halkhoriya và rừng Baghjor, nhận được Giáo Pháp về luân hồi sinh tử và vô số điểm then chốt kỳ diệu về tâm linh. Trong thời gian đơn độc ở trong khu rừng Halkhoriya với bầu trời mây đen âm u trong 1 thân thể gầy còm, cùng với tâm ý thức (Atma) và tiềm thức a lại gia (Paramatma), tôi đã được truyền dạy trực tiếp đối diện với Phật Di Lặc .

82- Sự ban pháp trực tiếp và những điều ngài dạy chưa thể tiết lộ được cho quả địa cầu này.

83- Trong trí tuệ thông thái của sự giác ngộ, mong ước rằng xác thân ngũ uẩn của chúng ta…

84- …hoà tan vào tình yêu thương bác ái của thế giới trên mặt đất cùng cảm nhận như nhau để chuyển hoá chu kỳ hiện hữu của nhân loại thành tình yêu thương từ bi .

85- Qua sự nhận thức của thân, khẩu, ý, để truyền bá những lời Cầu Nguyện Hoà Bình Thế Giới vì lợi ích chúng sinh và bảo tồn môi sinh, tôi sẽ truyền ra những sự hiểu biết chân thật (satyagyan) đến cả vũ trụ qua sự chú tâm về đạo đức, trí huệ và thiền định.

86- Cùng với thông điệp của Phật Di Lặc, để giúp cho chúng sinh thoát cảnh luân hồi gây ra bởi vô minh (klesha), xin hãy tu tập Bát Chánh Đạo sau đây:

I- Không nên phân biệt kỳ thị tôn giáo, chủng tộc, sắc dân hay giới tính.

II- Không nên bất kính đối với tôn giáo bằng cách nói rằng : tôn giáo này vĩ đại, tôn giáo kia hạn hẹp.

III- Không nên chấp nhận triết lý hay khuynh hướng nào mang tính cách kỳ thị.

IV- Không nên có hành vi hay suy nghĩ kỳ thị đối với các quốc gia bằng cách nói rằng :” Quốc gia này là kẻ thù, quốc gia kia là bạn.

V- Không nên thực hành những điều xấu ác như là đổi sự thật thành sự giả dối, đổi sự giả dối thành sự thật, nói thêu dệt, đổ lỗi hay chê bai.

VI- Không nên phạm vào 10 điều xấu hoặc những tội lỗi khác.

VII- Nên tu tập để thực hành đạo đức, để đạt đến trạng thái định (samadhi) và trí huệ, để cống hiến đời mình trong việc phục vụ cho tổ quốc.

VIII- Nên tu tập để đạt thành chánh giác và để giải thoát cho chính bản thân mình và cho nhân loại.

87- Tu hành theo Bát Chánh Đạo (Maitreya Ashta Sheel) sẽ làm cho cả vũ trụ thế gian chuyển hoá thành Thời Đại Vàng Son ( Golden Age) như là cõi nước thanh tịnh của miền Cực Lạc.

88- Tu hành theo trí, định, huệ để đạt đến Giác Ngộ hoàn hảo hay Chánh đẳng chánh giác (Samyak Sambodhi).

89- Nhân loại không thể đạt đến con đường của sự giải thoát( Mukti) bằng thú vui vật chất, dục lạc.

90- Nếu tu tập theo chánh đạo, nhân loại sẽ thoát khỏi vòng trói buộc của thế giới vật chất cũng như vòng sinh tử luân hồi.

91- Và nếu trong tinh thần tâm linh tôn giáo mà có sự phô trương các phép biến hoá, thần thông thì đều đi ngược lại các giáo điều của Chân Pháp .

92- Chân lý của Giáo Pháp là hướng dẫn các chúng sinh đang trầm luân trong cõi luân hồi tìm ra con đường dẫn đến sự giải thoát.

93- Sự đau khổ trầm luân, sự sợ hãi khiếp nhược, sự tu tập để đạt đến giác ngộ, thiên nhãn, sự thanh tịnh cực kỳ của tâm thức, đại trí đại bi và tâm thức giác ngộ, tất đều thuộc về cõi vô định của tánh không ( Sunyata).

94- Thực thi sự dâng hiến đến việc tìm chân lý giải thoát đến chúng sinh trên thế giới….

95- Nơi nào có sự chuyển hoá của tâm linh thanh tịnh, nơi ấy có Chánh Pháp.

96- Ai trong thế gian này đã tìm đến với tình yêu thương nhân ái của Đức Di Lặc

97- thì người ấy đang ở trong tầng tuyệt đỉnh siêu việt của tâm thức ( paramatma), uống được nước cam lồ trong trạng thái Không Thiền….

98- người ấy thăng hoa cho đến khi tiềm thức (antaratma) có được năng lực và trí tuệ thông thái của Đức Di Lặc….

99- …mở ra 1 khung trời với tình thương yêu cảm thông của Phật Di Lặc đối với thế gian đoạ đầy.

100- Có 1 sự hiện hữu trực tiếp về Chân Lý, bậc Đại Trí và các Chư Phật.

101- Nơi ấy có sự trường tồn vĩnh cữu của nhân loại, có 1 đời sống vẹn toàn, là nơi của Giáo Pháp.

102- Trong sự hoàn thiện của Giáo Pháp, có 1 Tánh Không (Shunyata, emptiness).

103- Cảm nhận được Tánh Không, sẽ đạt được giác ngộ, Phật Tánh (Buddhatva).

104- Tánh Không và Phật Tánh không có thể tướng và thể tánh,

105- mãnh liệt hơn cả khối ký ức về xúc cảm dục lạc.

106- Tiềm ẩn trong sự thông thái của Phật Tánh Giác Ngộ là sự an lạc cực kỳ, là then chốt chính yếu để đạt đến giải thoát cho thế giới.

107- Xin lời nguyện được hoàn mãn

108- Nguyện cho tất cả hoà bình, an lạc và hạnh phúc.

Source: Internet 


Uploaded by SupremeMasterTV

Dharma Sangha (earlier Palden Dorje, born Ram Bahadur Bomjan) was born on April 9, 1990 in Ratanpuri village, Bara district, Nepal. Ram’s parents are farmers. His mother, Maya Devi was married at 12. She had 5 sons and 4 daughters. Ram was her third son. When she was in her pregnancy, she found she was unable to eat meat without becoming ill. The son, whom she named Ram, would not eat meat. He would leave the house for long intervals from an early age. Ram was always pleased to see a lama or a holy person and fastidiously imitated them. He often seemed to be lost in thought and spoke little. Whenever someone spoke to him, he would reply with a smile and would treat people of all ages equally.

Dharma Sangha Wishes


Uploaded by Bielanna, Dec – 1 – 2011.

10897039_1525003311112622_6497664820099139006_n

Phật tức tâm, tâm ấy là Phật,
mười phương thế giới là linh vật;
Tung hoành diệu dụng biết bao nhiêu,
Cả thảy chẳng bằng tâm chơn thật.
. 

Telescope Captures ‘Eye of God’ in Space


Uploaded by djxatlanta

A telescope in Chile captured this spectacular image of the Helix planetary nebula, nicknamed the “Eye of God”. The Helix Nebula, NGC 7293, lies about 700 light-years away in the constellation of Aquarius (the Water Bearer). It is one of the closest and most spectacular examples of a planetary nebula. These exotic objects have nothing to do with planets, but are the final blooming of Sun-like stars before their retirement as white dwarfs. Shells of gas are blown off from a stars surface, often in intricate and beautiful patterns, and shine under the harsh ultraviolet radiation from the faint, but very hot, central star. The main ring of the Helix Nebula is about two light-years across or half the distance between the Sun and its closest stellar neighbour.

Despite being photographically very spectacular the Helix is hard to see visually as its light is thinly spread over a large area of sky and the history of its discovery is rather obscure. It first appears in a list of new objects compiled by the German astronomer Karl Ludwig Harding in 1824. The name Helix comes from the rough corkscrew shape seen in the earlier photographs.

Although the Helix looks very much like a doughnut, studies have shown that it possibly consists of at least two separate discs with outer rings and filaments. The brighter inner disc seems to be expanding at about 100 000 km/h and to have taken about 12 000 years to have formed.

This infrared image from NASA’s Spitzer Space Telescope shows the Helix nebula, a cosmic starlet notable for its vivid colors and eerie resemblance to a giant eye.

detail info : http://hubblesite.org/newscenter/archive/releases/2003/11/

credit: ESO

Chuyển đến trang: 12 , 2a 2b 2c 3 3a  4  5  5a 6  8  9  10 11 12