Pháp Âm

Recent Pages:  1  3  4

May 2015 (35)

Tâm không Ðiên Ðảo là Phước

Niệm Phật vãng sanh là Huệ

LỜI  NGUYỆN

Nam Mô Ðại Từ Ðại Bi Tâm Thinh  cứu khổ cứu nạn linh cảm

QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT MA HA TÁT

NAM MÔ A DI ÐÀ

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT

NAM MÔ ÐẠI NGUYN VƯƠNG BỒ TÁT.

  1. Này con yêu của ta,

    “Nếu con muốn người hạnh phúc, hãy thực hành từ bi
    Nếu con muốn mình hạnh phúc, hãy thực hành từ bi.”

    Pháp ngữ của Đức Đạt Lai Lạt Ma 14

    Nguồn: fb. Đức Phật Dược Sư

 DƯỢC SƯ  chú

Tayatha Om Bekandze  
Bekandze Maha Bekandze
Randze Samu Gate Shoha

Mahakaruna Dharani (Ðại Bi Chú)

Nammo Ratna Trayaya,

Nammo Arya Jnana

Sagara, Vairochana,

Byuhara  Jara  Tathagataya,

Arahate,

Samyaksam Buddhaya

Nammo Sarwa

Tathagathe Bhyah,

Arhata Bhyah,

Samyaksam

Buddhe Bhyah

Nammo Arya

Avalokite

Shoraya Bodhisattvaya,

Maha Sattvaya,

Maha Karunikaya,

Tadyata, Om Dara Dara,

Diri Dire, Durru Duru

Itte We, Itte Chale Chale,

Purachale Purachale,

Kusume Kusuma

Wa Re IIi Milli

 Chiti Jvalam

Apanaye Shoha.

(3 times)

Following this one on video:

Nhạc Chú Đại Bi Có Chữ Tiếng Phạn 

Uploaded by Ho Nhut Minh

CHÚ ĐẠI BI Bản phiên âm Việt ngữ 

Nam-mô Đại-bi Hội-Thượng Phật Bồ-tát (3 lần)

Thiên thủ thiên nhãn, vô ngại Đại-bi tâm đà-la-ni.

Nam-mô hắc ra đát na, đá ra dạ da. Nam-mô a rị da, bà lô Yết-đế, thước bát ra da, bồ đề tát đỏa bà da. Ma-ha-tát đỏa bà da, ma ha ca lô ni ca da. Án tát bàn ra phạt duệ, số đát na đát tỏa. Nam-mô tất kiết lật đỏa, y mông a rị da bà lô Yết-đế, thất Phật ra lăng đà bà. Nam-mô na ra cẩn trì hê rị, ma ha bàn đa sa mế, tát bà a tha đậu du bằng, a thệ dựng, tát bà tát đa, na ma bà đà, ma phạt đặc đậu, đát điệt tha. Án a bà lô hê, lô ca đế, ca ra đế, di hê rị, ma ha bồ đề tát đỏa, tát bà tát bà, ma ra ma ra, ma hê ma hê, rị đà dựng, câu lô câu lô kiết mông, độ lô độ lô phạt xà da đế, ma ha phạt xà da đế, đà la đà la, địa rị ni, thất Phật ra da, dá ra dá ra. Ma mạ phạt ma ra, mục đế lệ, y hê y hê, thất na thất na, a ra sâm Phật ra xá lợi, phạt sa phạt sâm, Phật ra xá da, hô lô hô lô ma ra, hô lô hô lô hê rị, ta ra ta ra, tất rị tất rị, tô rô tô rô, bồ đề dạ, bồ đề dạ, bồ đà dạ, bồ đà dạ, di đế rị dạ, na ra cẩn trì, địa rị sắt ni na, ba dạ ma na ta-bà ha, tất đà dạ ta-bà ha. Ma ha tất đà dạ ta-bà ha. Tất đà du nghệ thất bàn ra dạ ta-bà ha. Na ra cẩn trì ta-bà ha. Ma ra na ra ta-bà ha. Tất ra tăng a mục khư da, ta-bà ha. Ta-bà ma ha, a tất đà dạ ta-bà ha. Giả kiết ra a tất đà dạ ta-bà ha. Ba đà ma kiết tất đà dạ ta-bà ha. Na ra cẩn trì bàn dà ra dạ ta-bà ha. Ma bà rị thắng yết ra dạ, ta-bà ha. Nam-mô hắc ra đát na đa ra dạ da. Nam-mô a rị da bà lô Yết-đế thước bàn ra dạ, ta-bà ha.

Án tất điện đô mạn đa ra bạt đà dạ ta-bà ha. (3 lần)

CHÚ ĐẠI BI

Đại Bi: ý nói lòng thương xót bao la, rộng lớn, vô biên.
Đại Bi Tâm: Lòng muốn trừ hết những phiền não, đau khổ của chúng sanh.
Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại
Đại Bi Tâm Đà Ra Ni

Sự Linh Ứng Của Chú Ðại Bi:

Chú Ðại Bi này ở trong kinh “Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Quảng Ðại Viên Mãn Ðại Bi Tâm Ðà La Ni”.
Hồi đời quá khứ vô lượng ức kiếp, có đức Phật Thiện Quang Vương Tịnh Trụ ra đời, vì ngài Quán Thế Âm mà nói ra chú đại bi này. Lúc đó, Ngài mới trụ bực sơ địa, mà sau khi nghe chú này rồi, thì siêu chứng lên bực Bát địa liền. Ngài thấy cái hiệu nghiệm như vậy, thì phát lời đại nguyện rằng: “Nếu qua đời vị lai có thể đem chú này ra mà làm lợi ích cho chúng sanh, thì cho thân Ngài sanh ra ngàn cái tay và ngàn con mắt v.v. Ngài nguyện vừa rồi thì quả nhiên tay mắt đều cụ túc tất cả, và lại chư Phật phóng quang soi đến thân Ngài và soi khắp vô biên thế giới .

Khi ấy Ngài lại phát nguyện nữa rằng: Nếu người nào trì tụng chú này mỗi đêm 5 biến, thì đặng tiêu hết những tội nặng sanh tử trong trăm ngàn vạn ức kiếp, đến lúc mạng chung thì có thập phương chư Phật hiện thân tiếp dẫn về cõi Tịnh độ. Bằng như người nào trì tụng chú này mà sau còn đọa vào ba đường ác đạo và chẳng đặng sanh về cõi Phật, hay là chẳng đặng những pháp tam muội, biện tài và chỗ sở cầu không toại chí, nếu có mấy sự ấy, thì chú này không được xưng là “Ðại bi tâm đà la ni”.

Chỉ trừ những người tâm không thiện, chí không thành và lòng hay nghi, thì không thấy hiệu nghiệm được liền mà thôi.

Thần Chú Đại Bi

Nếu có ai gặp các sự rủi ro tai nạn khốn khổ mà tụng Đại bi thần chú đều được thoát khỏi một cách dễ dàng.
Nếu người tụng Đại bi thần chú để cầu nguyện, kết luận cầu nguyện gì đều được như ý.
Kinh Lăng Nghiêm dạy rằng: Thần chú bí mật của chư Phật, chỉ có Phật với Phật mới biết mà thôi, còn ngoài ra không ai có thể hiểu được dù cho có đạt đến địa vị thánh hiền đi nữa. Nhưng rất hiệu nghiệm, có công năng làm tiêu mất tội nghiệp và chóng đạt đến quả vị giải thoát, cho những ai thành tâm trì tụng.
Thần chú là một ấn chư Phật tương truyền không thể diễn giải, chỉ có tín tâm đọc tụng hoặc thầm niệm là có sự linh cảm hiệu nghiệm tột bực.
Bát nhã kinh dạy rằng: Thần chú là liều thuốc hay, là nước cam lồ vi diệu trị lành các thứ bệnh của mọi người. Nếu ai chuyên trì tụng sẽ thường được an lạc.
Trong Ký thủ kinh, đức Như Lai dạy có năm tạng: Kinh tạng, Luật tạng, Luận tạng, Bát nhã tạng, và Thần chú tạng. Mà hiệu quả nhất, chóng an lạc giải thoát nhất là tụng Thần chú.
Qua những lời Bồ tát Quán thế âm bạch Phật và các kinh dạy trên thì rõ ràng thần chú này quá diệu dụng, rất đáng được cho mọi người hành trì.
Kinh chú của Phật, tất cả mọi người đều có thể trì tụng, nhưng muốn được lợi lạc trong khi tụng kinh trì chú, người Phật tử hãy cố gắng giữ gìn thân, miệng và ý của mình được trong sạch, siêng năng ăn chay, giữ giới. Phật dạy: làm các việc bố thí, phóng sanh, dứt điều ác, làm việc thiện, thì mới được kết quả tốt đẹp

PHÁP THOẠI

 

Cố Hòa Thượng Thích Huyền Vi

KHUYẾN TU

Chớ bỏ trôi qua uổng tháng ngày,
Tu hành gắng lấy, để cầm tay,
Bến mê lánh khỏi trăm phần khó,
Cửa Pháp nương nhờ lắm chuyện may !
Nợ trước bốn ơn, lo gắng trả,
Thân sau ba cõi, nguyện đừng vay,
Vô thường niệm niệm xin ghi nhớ,
Chớ bỏ trôi qua uổng tháng ngày!”

Thơ của HT Huyền Vi

***

Suggestions

Don’t let the time flow out of your wish,
Cultivate your mind to harvest the good deeds,

Bustling Life
is hard to refuse since you came for it,
Dharma Door
is your home to return fortunately as you see it!
The Four Great Debts
you borrowed should try to pay back
The Three Woe Realms
be away your next life not to be trapped,
The impermanence here and there, please bear in mind it always exists,
Don’t let the time flow out of your wish!

Translated by Helen Quang Tue Nguyen
(April 14, 2009)

Cố HT Huyền Vi

 

TÂM PHẬT TÂM CHÚNG SINH 

Tam Phat Tam Chung Sinh 01.mp3 01-Mar-2011 23:54 12298240
Tam Phat Tam Chung Sinh 02.mp3 01-Mar-2011 23:54 12417024
Tam Phat Tam Chung Sinh 03.mp3 01-Mar-2011 23:54 12566528
Tam Phat Tam Chung Sinh 04.mp3 01-Mar-2011 23:54 6922240

TÂM VÀ TÁNH

TamVaTanh-HVi 1f.mp3 01-Mar-2011 23:54 5180837
TamVaTanh-HVi 2f.mp3 01-Mar-2011 23:54 3605026
TamVaTanh-HVi 3f.mp3 01-Mar-2011 23:54 1814907
TamVaTanh-HVi 4f.mp3 01-Mar-2011 23:54 3561245
TamVaTanh-HVi 5f.mp3 01-Mar-2011 23:54 705852
TamVaTanh-HuyenVi 1f.mp3 01-Mar-2011 23:54 5828064
TamVaTanh-HuyenVi 2f.mp3 01-Mar-2011 23:54 4055320
TamVaTanh-HuyenVi 3f.mp3 01-Mar-2011 23:54 2041422
TamVaTanh-HuyenVi 4f.mp3 01-Mar-2011 23:54 4006075
TamVaTanh-HuyenVi 5f.mp3 01-Mar-2011 23:54 793679

Duy Thức Học 1

DuyThucHoc-HVi01f.mp3 01-Mar-2011 23:35 9063886
DuyThucHoc-HVi02f.mp3 01-Mar-2011 23:35 9298675
DuyThucHoc-HVi03f.mp3 01-Mar-2011 23:35 9261895
DuyThucHoc-HVi04f.mp3 01-Mar-2011 23:35 9374848
DuyThucHoc-HVi05f.mp3 01-Mar-2011 23:35 9393029
DuyThucHoc-HVi06f.mp3 01-Mar-2011 23:35 9213620
DuyThucHoc-HVi07f.mp3 01-Mar-2011 23:35 9342665
DuyThucHoc-HVi08f.mp3 01-Mar-2011 23:35 8810812
DuyThucHoc-HVi09f.mp3 01-Mar-2011 23:35 6946714
DuyThucHoc-HVi10f.mp3 01-Mar-2011 23:35 7170176
DuyThucHoc-HVi11f.mp3 01-Mar-2011 23:35 6408592

Duy Thức Học 2

01a. Duy Thuc Hoc.mp3 01-Mar-2011 23:35 5683200
01b. Duy Thuc Hoc.mp3 01-Mar-2011 23:35 5562368

02a. Duy Thuc Hoc.mp3 01-Mar-2011 23:35 5967872
02b. Duy Thuc Hoc.mp3 01-Mar-2011 23:35 5971968

Con tiep……

 

March 8 - 2015Hòa Thượng Thích Thanh Từ
Hòa Thượng giảng:

Than Nguoi Kho Duoc 1.mp3 13-Jan-2010 12:19 4599936

Than Nguoi Kho Duoc 2.mp3 13-Jan-2010 12:19 5318784

The Nao La Nguoi Biet Thuong Minh 1.mp3 13-Jan-2010 12:19 5347456
The Nao La Nguoi Biet Thuong Minh 2.mp3 13-Jan-2010 12:19 3864704

CÁC ĐIỀU CĂN BẢN CHO NGƯỜI TU PHẬT

HT Thích Thanh Từ

Hôm nay chúng tôi xin nói đề tài các điều căn bản của người tu Phật. Vì chúng ta tu Phật phải biết thế nào là cội gốc, thế nào là ngọn ngành. Các điều này tôi căn cứ theo kinh Pháp Hoa, nhắc lại cho quí vị nhớ và thực hành.
Trong kinh Pháp Hoa Phật dạy: “Người tu Phật phải vào nhà Như Lai, mặc áo Như Lai, ngồi tòa Như Lai.” Chúng ta tu theo Phật thì phải vào nhà Phật, mặc y Phật và ngồi tòa của Phật. Như vậy mới trung thành với đức Phật, mới có thể thành công được sở nguyện tu hành của mình.
.
Vào nhà Như Lai là gì? Đức Phật dạy vào nhà Như Lai là thực hành lòng từ bi. Chúng ta muốn vào nhà Phật phải mở rộng lòng thương đối với tất cả mọi người. Nếu người tu hành mà không có tâm từ bi thì không phải là đệ tử của Phật. Cho nên tâm từ bi là bước đầu để đem lợi ích cho chúng sanh. Đó là tâm nguyện của người Phật tử tu theo Phật. Thế thì thương chúng sanh bằng cách nào và thương những ai? Tôi sẽ lần lượt dẫn cho quí vị thấy.
Thứ nhất, chúng ta thương mến những người thân cùng sống chung quanh với mình. Giới xuất gia thì những người cùng tu trong một viện, một chùa, huynh đệ phải thương nhau, bảo bọc nhau. Vì sao? Vì tất cả chúng ta cùng một lý tưởng tu hành cầu giải thoát, cầu giác ngộ. Đã đồng một lý tưởng, vô lý chúng ta lại không thương nhau? Thương nhau để mà đùm bọc, thương nhau để mà tha thứ cho nhau, đừng làm phiền lụy, đừng làm khổ đau cho những người chung sống với mình. Giới cư sĩ tại gia, quí Phật tử phải thương những người trong gia đình, những người thân tộc của mình, những ai chung quanh có công, có nghĩa với mình, chúng ta đều thương, đều mến, đừng bỏ sót người nào, xử sự với tất cả trong tình thương yêu kính trọng.
Thứ hai, nếu là giới xuất gia, các vị phải thương mến các vị thí chủ đã bỏ công, bỏ của giúp đỡ chúng ta có phương tiện tu hành. Chúng ta phải nỗ lực tu sao cho đủ phước, đủ đức để độ những vị đó, không thể thọ nhận của thí chủ rồi ăn chơi vui vẻ qua ngày. Như thế là phụ ân của đàn-na thí chủ.Trong kinh Phật thường dạy: Phật tử cúng dường Tam Bảo giống như người nông phu làm ruộng vậy. Trước hết chúng ta phải lựa những thửa ruộng phì nhiêu đất tốt để gieo giống. Cũng vậy, Phật tử cúng dường Tăng Ni cũng phải nghĩ chỗ nào tu hành chân chánh, những vị tiến lên theo con đường Phật chỉ dạy… đó là những vị gánh vác Phật sự đáng quí, đáng kính. Gieo giống những thửa ruộng tốt hết rồi mới tiếp theo những thửa ruộng vừa phải, không tốt lắm và cuối cùng là những thửa ruộng khô cằn.Như vậy người tu là người tạo phước đức cho chúng sanh, nhận của đàn-na thí chủ có nghĩa là chúng ta nhận phần giúp đỡ bằng vật chất để rồi chúng ta tu, chúng ta sẽ giúp đỡ lại, cứu độ lại phần tinh thần cho Phật tử. Nên chúng ta thương những vị thí chủ. Nếu là Phật tử tại gia thì phải thương mến những người có công giúp đỡ cho mình sống, có công đem lại sự tốt đẹp, an lành cho mình. Luôn nhớ ơn và đền ơn cho xứng đáng.
Thứ ba, thương tất cả những người còn mê lầm. Chúng ta được phước duyên lớn nên mới xuất gia, bởi vì xuất gia là đã thức tỉnh, nếu không tỉnh thì mình cứ đi trên đường đời chớ không trở gót vào chùa đi trên đường giải thoát. Còn người đời vì bận bịu thế gian, chuyện gia đình thân quyến nên cứ say mê làm ăn cho có tiền của, không nghĩ tới đạo lý thức tỉnh, nên chúng ta thương xót những người si mê ấy, làm sao đánh thức để họ tỉnh, như vậy mới tròn bổn phận một người tu.
Đức Phật thường dạy người tu phải có đủ tự giác và giác tha. Nếu chỉ tự giác đó là xong phần mình nhưng còn phải giác tha nữa, làm sao cho những người chung quanh mình cùng giác ngộ. Như thế mới tròn bổn phận của một tu sĩ tu Phật.Với người cư sĩ, quí Phật tử cũng phải có trách nhiệm vì mình đã biết đạo, đã nếm được mùi vị thâm trầm của Phật pháp, chúng ta cũng phải đem chia xẻ cho huynh đệ mình cùng hưởng, cùng nếm. Đó là tinh thần tự giác, giác tha. Tinh thần thương yêu này không riêng gì người xuất gia mà kể cả người tại gia cũng mở lòng từ bi thương những người mê lầm hơn chúng ta và cố gắng đánh thức họ cùng tỉnh, cùng tiến tu, cùng hết khổ như mình.Thứ tư, từ bi là thương tất cả chúng sanh từ loài người cho đến loài vật. Vì vậy mùa Vu Lan Phật tử thường mua chim thả để thể hiện lòng từ bi của mình, nhưng việc làm này nếu không khéo sẽ trở thành ích kỷ. Vì quí vị nhốt chim trong lồng chờ quí thầy tụng kinh cầu nguyện cho mình được an vui hạnh phúc rồi mới thả, trong khi mấy chú chim muốn chết ngộp hết cả. Đó là trái với lòng từ bi, vô tình chúng ta trở thành ích kỷ là vậy.Khi đã tu hoặc xuất gia, hoặc tại gia chúng ta đều mở lòng thương vì người, vì chúng sanh. Đó mới thật là lòng từ bi. Còn tình thương ích kỷ gọi là lòng thương vị ngã.Đến phần mặc áo Như Lai. Áo Như Lai là gì? Phật dạy áo Như Lai là lòng nhu hòa nhẫn nhục. Chữ nhẫn nhục này có nhiều người hiểu theo nghĩa tiêu cực, cho rằng nhẫn là nhục. Vì nhẫn nên chịu thua, vì thua nên nhục. Nghĩ như vậy là sai lầm.Chữ nhẫn trong đạo Phật nghĩa là có sức chịu đựng, có sức an nhẫn. An nhẫn những điều trái tai, gai mắt, chúng ta không tức giận, không bực bội. An nhẫn được những sự đòi hỏi, những nhu cầu thèm khát của thân, chúng ta đều an nhẫn được. An nhẫn được hoàn cảnh khó khăn, thời tiết nóng lạnh bất thường. Nên chữ nhẫn nhục trong nhà Phật nói lên một sức chịu đựng mạnh mẽ phi thường. Như có người chọc giận mình, làm trái ý mình thì chúng ta mạnh mẽ làm chủ, đừng để cơn sân dấy lên, hiện ra ở miệng, ở tay. Do đó phải có sức chịu đựng cứng cỏi, gan dạ, không thể yếu đuối được.Kinh Pháp Cú có câu: “Thắng một vạn quân không bằng thắng mình. Thắng mình mới là chiến công oanh liệt.” Cơn tức giận dấy lên mà chúng ta thắng được tức là công phu tu hành mạnh mẽ, sức chịu đựng cứng cỏi chớ không phải tầm thường. Như vậy sao gọi là nhục nhã được! Thắng được mình còn hơn một ông tướng thắng cả một vạn quân. Người nhẫn nhục thắng được mình thì đâu phải yếu đuối.
Trong cuộc sống hằng ngày chúng ta gặp rất nhiều điều bất như ý. Nếu chúng ta không có sức chịu đựng, không có sức kham nhẫn thì chúng ta sẽ đau khổ liên miên. Ngược lại chúng ta đủ sức kham nhẫn chịu đựng thì chúng ta sẽ được an vui tự tại. Vì vậy Phật dạy người tu phải tập đức nhẫn nhục. Đức nhẫn nhục đã được đầy đủ gọi là mặc áo Như Lai.Cho nên người tu không nên có thái độ nóng giận, lúc nào cũng e dè sợ sệt một cơn giận nổi lên. Nó là cái họa lớn, thiêu đốt công đức bao nhiêu năm tu hành khổ cực của mình. Đức Phật dạy “chỉ một đốm lửa sân làm cháy cả rừng công đức”. Nếu chúng ta luôn nghĩ tới đạo đức, nghĩ tới công phu của mình thì phải khéo dè dặt, đừng cho những cơn nóng giận khởi lên.Nhẫn nhục có chia làm hai:
♦ Một là nhẫn với người. Đối với lời nói trái tai, hành động gai mắt hoặc người mắng chửi đánh đập mà chúng ta nhẫn được, bỏ qua hết, không buồn giận, đó là chúng ta nhẫn nhục với người khác. Trong kinh A-hàm có câu chuyện ngài Phú-lâu-na. Khi Ngài xin đức Phật về phương Bắc giáo hóa, đức Phật liền hỏi: Này Phú-lâu-na, người phương Bắc hung hăng lắm, nếu ông về đó giáo hóa họ sẽ chửi mắng ông, ông nghĩ thế nào?Ngài trả lời: Bạch Thế Tôn, nếu họ chửi mắng con, con nghĩ họ cũng còn lương thiện vì chưa đánh đập con.Phật nói: Giả dụ họ đánh đập ông thì ông nghĩ thế nào?Ngài thưa: Bạch Thế Tôn, nếu họ đánh đập con, con nghĩ họ cũng còn lương thiện vì chưa giết con chết.Phật bảo: Nếu họ giết ông chết thì ông nghĩ thế nào?Ngài trả lời: Bạch Thế Tôn, nếu họ giết con chết thì họ là người ơn của con vì nhờ họ mà con bỏ được cái thân tứ đại hôi thối này.Phật nói: Được. Như vậy thì ông nên đến đó giáo hóa.Quí vị thấy đức nhẫn nhục của Ngài cỡ nào? Trong đại chúng, chúng ta chỉ nhẫn nhục các việc nói nặng, nói nhẹ với nhau thôi, vậy mà có khi chịu không nổi. Còn Ngài bị chửi bới, đánh đập cũng nhẫn được cho đến giết chết cũng nhẫn luôn, không thù hằn mà còn mang ơn nữa.Đây là tấm gương cho chúng ta học. Tu là phải như vậy. Đừng nghĩ mình cãi giỏi, nói hay là tốt. Càng cãi giỏi nói hay, lấn lướt người thì tội lỗi càng tăng chớ không phải giảm. Đó là phần thứ nhất, nhẫn với người.
♦ Hai là nhẫn với mình. Mình có gì đâu mà nhẫn. Thật ra là nhẫn với mình rất khó. Nhẫn với mình là nhẫn sự đau đớn, bệnh hoạn. Có người nào đau bệnh mà không rên không? Đó là cái bệnh. Nên chúng ta tu phải ẩn nhẫn khi cơ thể bệnh hoạn, đau yếu, phải bình tĩnh cố gắng hạn chế, đau trăm phần chúng ta chỉ nói đau hai mươi phần thôi. Chớ mỗi lần đau khóc lên, khóc xuống rên rỉ om sòm cho mọi người chú ý đến mình. Trong đạo như vậy là kẻ yếu đuối chớ không phải hay.
.
Nguồn: PHẬT HỌC TỊNH QUANG
.
 

PHÁP THOẠI

Thích Pháp Hòa

Lòng Mẹ 2, music – Thay Phap Hoa

                              Thầy Thích Pháp Hòa – Thuyền Tuệ Sang Sông (phần 1/6)

http://www.youtube.com/watch?v=0hFjTux-3Vg&feature=related

Thầy Thích Pháp Hòa – Thuyền Tuệ Sang Sông (phần 2/6)

http://www.youtube.com/watch?v=S-9y2aCV5oo&feature=related

Thầy Thích Pháp Hòa – Thuyền Tuệ Sang Sông (phần 3/6)

http://www.youtube.com/watch?v=QMu3IUnwrEs&feature=related

Thầy Thích Pháp Hòa – Thuyền Tuệ Sang Sông (phần 4/6)

http://www.youtube.com/watch?v=gOytoq2O5us&feature=related

Thầy Thích Pháp Hòa – Thuyền Tuệ Sang Sông (phần 5/6)

http://www.youtube.com/watch?v=R2XTEnnIMBs&feature=related

Thầy Thích Pháp Hòa – Thuyền Tuệ Sang Sông (phần 6/6)

http://www.youtube.com/watch?v=7bGIwMtBa6o

Chuyển đến trang:  1  3  4