Hoa Viên 2: Cúc trắng

Recent Pages:  1 2  3  4  4a  5  6  7  8  9  10 10a 10b 10c 11 12 13 14 15 16 17 18
18a 19 20 21 22 23 24 25 26  26a 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40
41 42 43 44

Vẻ đẹp hoa cúc trắng

Thiên nhiên đã trao tặng cho loài người chúng ta những bông hoa thật tươi đẹp. Và không biết tự bao giờ hoa đã trở thành “một phần tất yếu của đời sống”. Mỗi loài hoa đều có một cái tên khác nhau và dù có đẹp mỹ miều hay giản dị. Hoa là những biểu tượng đặc trưng của thiên nhiên ban cho con người, đó là tình yêu của tạo hóa dành cho chúng ta. Mỗi một con người có niềm vui, sở thích riêng về một loài hoa nào đó.  Như một thi sĩ tây phương nào đó chỉ xin được làm hoa cúc trắng “I’d choose to be a daisy” :

I’d choose to be a daisy
.
If I might be a flower
Closing my petals softly
At twilight’s quiet hour
And waking in the morning
When fall the early dew
To welcome Heaven’s bright sunshine
And Heaven’s bright tear-drops too.

(Anonymous Author)

Xin được làm cúc trắng

Nếu tôi hóa kiếp đời hoa
Xin làm cúc trắng thướt tha dịu mềm
Trầm tư cảnh vắng chiều êm
Dịu dàng khép cánh màn đêm thẫn thờ
Vầng dương chợt động cơn mơ
Ánh mai hé mở như chờ đợi hoa
Lung linh những hạt sương sa
Cùng tia nắng mới chan hòa niềm vui
Bỗng dưng xao xuyến ngậm ngùi
Hồn hoa thổn thức khung trời lệ rơi…
.
 (Hải Đà phỏng dịch)

Hoa Cúc trắng là loài hoa nhận được nhiều sự chiêm ngưỡng của các nhà thơ. Theo truyền thuyết, bông hoa nhỏ bé này có nguồn gốc từ Belides, một trong các nữ thần chăm sóc các khu rừng. Một hôm, khi Belides đang nhảy múa với người yêu của mình là Ephigeus, cô đã lọt vào sự chú ý của Vertumrus, nam thần cai quản các vườn cây. Để bảo vệ cô khỏi sự săn đuổi này, chúa của loài hoa là Flora đã biến cô thành một đóa Cúc trắng. Có một nguồn gốc khác mang nhiều vẻ thần thoại hơn: Hoa Cúc trắng đã được gieo trồng lần đầu tiên trên ngôi mộ một hài nhi bởi những đôi tay mềm mại của các thiên thần nhỏ bé. Tên tiếng Anh của loài hoa này có nguồn gốc từ ngữ Saxon, có nghĩa là “con mắt ban ngày” (day’s eye), có lẽ vì hoa nở vào lúc sáng sớm và khép lại vào lúc chiều tà. (Sưu Tầm)

Nói đến những loài hoa quí, được nhân gian ưa chuộng nhiều, người ta thường nói đến bộ “tứ bình” (bức tranh treo ở bốn phía quanh nhà) , gồm có bốn loại hoa: Mai, Lan, Trúc, Cúc . Hoặc nói về “tứ quí” người ta muốn ám chỉ đến bốn loại cây cảnh : Tùng, Cúc, Trúc, Mai . Người xưa yêu hoa Cúc vì đó là loài hoa biểu lộ đặc tính : “diệp bất ly chi, hoa vô lạc địa” , lá không rụng khỏi cành, hoa cũng chẳng lìa thân, dù héo rũ tàn khô, vẫn luôn bám lấy cành như người quân tử đầy chí khí suốt đời theo đuổi lý tưởng chân chính của mình.

Hoa Cúc biểu tượng cho tinh thần thanh cao của những kẻ sĩ muốn lánh xa vòng tục lụy . “Cúc ngạo hàn sương”, cúc vẫn hiên ngang ngạo nghễ đâm hoa kết nhánh mặc cho sương tuyết lạnh giá bao trùm, mặc cho khí thời khắc nghiệt vây quanh, cúc vẫn mang nét điềm đạm ung dung, cúc vẫn vương mình đứng thẳng giữa phong trần, thách thức với bao nỗi đoạn trường gian truân của thế sự nhân tình:

Tiếu ngạo hàn sương phô cốt cách
Khai nhan diệu sắc kháng thu thâm 

Cúc Đảm Ngạo Hàn Sương (Hải Đà)

(Hoa cười kiêu ngạo giữa sương lạnh, luôn giữ phong cách cao thượng
Mở mặt vui tươi màu sắc lộng lẫy như muốn thách thức thu già)

Cuc trang

Hoa cúc tượng trưng cho tháng thứ chín mỗi năm, mang ý nghĩa niềm vui và hạnh phúc, là biểu tượng của sự sống. Hoa cúc tượng trưng cho một cuộc sống thuận lợi từ lúc bắt đầu cho đến lúc kết thúc.

Thật ra hoa cúc có rất nhiều loài, hoa cúc tượng trưng cho tháng thứ chín mỗi năm là nói về sự “hoàn mỹ” của hoa cúc, nét đẹp của hoa cúc vào mùa thu; thật sự chúng ta có thể nhìn ngắm hoa cúc từ lúc bắt đầu của mùa xuân, khi tiết trời trở nên ấm áp ta sẽ thấy từng loài cúc vươn mình ra khỏi lòng đất khoe sắc cùng đất trời; như chúng ta thường nghe một câu nói xưa của người Anh bảo rằng mùa xuân vẫn chưa đến cho tới khi bạn có thể đặt bàn chân mình trên 12 bông cúc….

Bàn về hoa cúc là phải nói đến ngày hội Trùng Dương đã được nhắc nhở nhiều trong Đường thi . Trùng dương còn gọi là “trùng cửu” tức là tiết ngày mồng 9 tháng 9 âm lịch, ngắm hoa uống rượu “cúc hoa tửu”. Đó là thứ rượu ủ với cánh hoa cúc, khi hoa sắp tàn người ta mang nhặt bỏ những cành lá mà chỉ lấy toàn cánh hoa ủ với men rượu và một chút nước, đến năm sau vào đúng ngày Trùng Dương tức là mồng chín tháng chín mới mang ra uống. “Rượu đây vui với bạn đường, nâng ly thưởng hội trùng dương quên đời”,”Trùng dương hẹn lại chốn này, ngắm hoa cúc nở vui thay cảnh đời”. Hoa cúc và ngày lễ Trùng Dương đã là đề tài được nhiều nhà thơ Đường ngâm vịnh:

Trùng Dương tịch thượng phú bạch cúc
Mãn viên hoa cúc uất kim hoàng,
Trung hữu cô tùng sắc tự sương.
Hoàn tự kim triêu ca tửu tịch,
Bạch đầu ông nhập thiếu niên trường.

Bạch Cư Dị

Tiệc Trùng Dương,vịnh hoa cúc trắng
Vàng hoe cúc nở đầy vườn
Một chòm trắng tựa như sương lạc loài
Khác chi bàn tiệc sớm mai
Giữa thanh niên trẻ chen vai cụ già

Hải Đà phỏng dịch

Thang Gieng 2015 (17)
Mỗi tiết thời thường đi đôi với một loại hoa riêng, mùa xuân thì có hoa lan, hoa đào, mùa hạ có hoa sen, có lựu, mùa thu có hoa cúc như là một biểu tượng đặc trưng:
Thành Tây có cảnh Bích Câu,
Cỏ hoa góp lại một bầu xinh sao!
Đua chen Thu Cúc, Xuân Đào,
Lựu phun lửa hạ, Mai chào gió đông. 

Bích Câu Kỳ Ngộ (Khuyết danh.)

Trong những tác phẩm lớn của văn học Việt Nam, như Truyện Kiều của Nguyễn Du, Chinh Phụ Ngâm của Đặng Trần Côn, có những câu thơ cũng dùng hình ảnh của cúc hoa để so sánh với người con gái đẹp, mang nét mặt buồn man mác, vẻ u sầu thầm lặng của muà thu, nên các thi nhân thường dùng chữ “nét buồn như cúc” .

May thay giải cấu tương phùng,
Gặp tuần đố lá thoả lòng tìm hoa.
Bóng hồng nhác thấy nẻo xa,
Xuân lan thu cúc mặn mà cả hai.
Người quốc sắc, kẻ thiên tài…

(Nguyễn Du)

Ngại ngùng giợn gió e sương,
Nhìn hoa bóng thẹn, trông gương mặt dày.
Mối càng vén tóc bắt tay,
Nét buồn như cúc, điệu gầy như mai.

(Nguyễn Du)

Cúc đã đem lại sinh động tươi mát cho tình yêu, để cho người thơ phải đi tìm Cúc để đòi, và “yêu Cúc quá … đến quên già” , tình yêu Cúc trong lòng thi sĩ , mang hạnh phúc muôn màu, ngồn ngộn sức sống, khó mà nhạt phai . Hoa và người đã đem lại mối quan hệ đẹp nghĩa tình, đắng cay, ngọt bùi và thấm thía:

Cúc đã mùa chưa em, Cúc ơi
Anh đi tìm Cúc đấy – để đòi
Câu thơ tình đã vàng Thu lấy
Lá ngại đền anh một… chiếc rơi
Đừng hỏi tình anh sao nông nổi
Anh yêu Cúc quá… đến quên già
Lúc anh kịp nhớ mình bao tuổi
Cúc với mùa Thu đã mãi xa
Thơ gửi Cúc (Trương Nam Hương)

Nguồn: (sưu tầm, trích trang: vuonghaida.com) 

Binh hoa 7 with hoa spider mum

“Theo tài liệu sưu tầm, có khoảng 130 loại hoa cúc. Cúc còn mang tên ra Tiết Hoa hay là Nữ Tiết. Cúc chờ lạnh đến mới nở, vùng nào lạnh sớm hoa sẽ nở sớm, lạnh muộn thì hoa nở muộn. Giống cúc vàng thích khí lạnh hơn hết. Ở những xứ ấm trời, hoa cỏ nở một cách tạo tác vô thời, chỉ riêng hoa Cúc là biết kỷ luật.
Hoa Cúc có mấy màu chính là vàng (hoàng), trắng (bạch), tím (tử) và hồng (cũng được gọi là hồng).Lại còn có những thứ tạp sắc, cánh trước một màu, đằng sau mang một màu khác hay là nửa bên trái và nửa bên phải khác nhau (Uyên Ương Cúc). Hoàng Cúc tức Cúc Vàng có đến 34 loại, vài giống quý có nhiều tên đẹp như: Kim Trân, Dạ Quang Châu, Lạc Hà Hoàng. Ngự Bào Hoàng, Trầm Hương Quản , Hoàng Kim Tháp, Hoàng Yến, Vạn Thọ, Kim Tiền v.v..”  Mỗi loại hoa cúc khác nhau đã tự mang cho mình một ý nghĩa đặc trưng riêng của ngôn ngữ tình yêu, như:

Hoa cúc trắng: ngây thơ và duyên dáng.
Hoa cúc tây: chín chắn, tình yêu muôn màu
Hoa cúc đại đoá: lạc quan trong nghịch cảnh
Hoa cúc tím (thạch thảo): nỗi lưu luyến khi chia tay.
Hoa cúc vàng: lòng kính yêu quý mến, nỗi hân hoan.
Hoa cúc vạn thọ: sự đau buồn, nỗi thất vọng
Hoa Cúc zinnia: nhớ đến bạn bè xa vắng

(Sưu Tầm) 

Cúc vẫn luôn đem lại những âm điệu triền miên, những cảm giác hòa nhịp với tâm tư thầm lắng, cái xôn xao khó tả của lòng người khi trời đã bắt đầu vào thu:

Lại bắt đầu mùa thu
Không lẽ gió cũng thở dài như thế
Hoa cúc nở vào say mê cũ
Những chấm lặng rực rỡ dở dang
Đâu chỉ có mùa thu mới nhắc mình buồn
Người vẫn đâu đây trên thế gian nhưng không còn thuộc về ta nữa
Như heo may dẫu nồng nàn đến thế
Mà biết đâu cúc vẫn nở trái mùa

Hoa Cúc-1996(Đường Hải Yến)

Hoa cúc tiềm ẩn một sức sống bền bĩ, một vóc dáng thanh tao, ung dung và điềm đạm . Cúc đem lại những màu sắc tưoi mát, rực rỡ tô điểm cho mùa thu vốn thê lương ảm đạm. Cúc như muốn phà hơi thở hồi sinh, mầm sống cho tiết trời, gieo niềm hoan lạc cho đời sống và con người trong mọi nghịch cảnh, làm ấm áp lòng người. Cúc khi tàn, các cánh lại càng gắn bó khăng khít bền chặt với nhau, tượng trưng cho tình chung thủy, luôn tha thiết mặn nồng, dẫu cho đời dâu bể thăng trầm . Con đường cúc hoa trải thảm đường thi, ngan ngát hương thu, man man xao xuyến, đủ để giao động hồn thơ . Cúc không riêng là tri kỉ của người muôn năm trước, cúc vẫn luôn là tri âm của mọi người khi trời se se lạnh, bắt đầu vào thu … Hình ảnh cao quí của cúc luôn đằm thắm, gần gũi trong lòng thi nhân, ẩn hiện trong những giấc mơ lãng mạn qua những áng thơ ca trữ tình diễm tuyệt …

Có phải em là nữ chúa Thu ?
Khai nhan lộng lẫy chốn sa mù
Muôn loài hoa khác tiêu điều dáng
Chỉ một mình em nét đặc thù
Ngạo nghễ dưới trời sương tuyết phủ
Kiêu sa trước cuộc sống phù du
Đào Tiềm một thuở tìm tri kỷ
Chỉ có hoàng hoa sánh trượng phu

Hoàng Hoa (Hải Đà) 

Nguồn: Hải Đà-Vương Ngọc Long

June 14 - 2013 (42)

Hoa cúc nở hoa khác hẳn với các loài hoa đẹp khác, khi thu đến, đông sang, các loài hoa khác đều tàn lụi, chỉ có hoa cúc đua nhau nở, “khi hoa cúc trổ hoa, các hoa khác không còn”, nên hoa cúc được tán tụng là “cúc ngạo ngàn sương“, “cúc là hoa tài tuyệt hảo của mùa thu“…
Những năm trở lại đây, không cần phải đến mùa thu mà người ta có thể nhìn thấy hoa cúc vào bất kỳ mùa nào trong năm nhờ vào những kỹ thuật lai ghép tiên tiến.
Thân hoa cúc chia nhiều nhánh. Hoa vươn nở ở đầu cành. Những cánh hoa xúm xít kết hợp hài hòa quanh đám nhụy li ti màu xanh non. Nhiều cánh hoa tiếp theo từ nhỏ tới lớn dần, lần lượt vây quanh ở những vòng ngoài sắc vàng tươi thắm hơn.
Mỗi cây hoa cúc có rất nhiều cành và ở mỗi đầu cành luôn luôn là những nụ hoa đang chờ ngày vươn mình hé nở. Thường rất nhiều hoa và nụ trên một cây nhưng hoa cúc vẫn không mất đi màu xanh, những chiếc lá cũng vươn mình theo những cánh hoa lunh linh. Lá hoa tạo cho hoa có một vẽ đẹp rực rỡ hơn.
.
July 7 - 2013 (72)
Những ngày cuối thu này, sẽ chẳng khó khăn để phát hiện ra trên các khu chợ, con đường của thành phố những bông cúc họa mi trắng khiết bé xíu xiu nằm ngoan ngoãn trên chiếc xe đạp nhỏ của cô bán hàng rong. Giờ này cũng đến giữa học kỳ rồi, bận học nên nhiều bạn chẳng có dịp thong dong trên phố hay ghé thăm làng hoa vào cuối tuần để ngắm những bông cúc nở trắng muốt cả một vùng, vì biết thế nên tôi đã cóp nhặt sự tinh khôi từng ngày, từng giờ vào đây để tất cả chúng ta được ngập lụt trong một màu trắng ngần dịu dàng của những bông hoa be bé.

June 14 - 2013 (49)

Cúc họa mi là loài hoa nhỏ thường mọc hoang, có những cánh trắng ngần, từ giữa tỏa ra như hình nan hoa quanh một nhụy vàng tươi. Trẻ em thường thích hái hoa cúc này để kết thành bó hay xâu thành chuỗi. Ở Anh, cúc họa mi còn được gọi là Baby’s pet hay Bairnwort có nghĩa là hoa của trẻ em.

Hoa co khoe sac cung nang som June 29 - 2013 (260)

Theo thần thoại La Mã, bông hoa nhỏ bé này có nguồn gốc từ Belides, một trong các nữ thần chăm sóc các khu rừng. Một hôm, khi Belides đang nhảy múa với người yêu của mình là Ephigeus, cô đã lọt vào mắt xanh của Vertumrus, vị thần cai quản các vườn cây. Để bảo vệ cô khỏi sự săn đuổi này, Flora, nữ chúa các loài hoa, đã biến cô thành một đóa hoa cúc trắng.

Backyard Summer 2004 (422).
Còn theo truyền thuyết của người Ailen cổ, hoa cúc trắng chính là linh hồn những hài nhi đã chết khi vừa mới sinh ra. Chúa rải hoa cúc khắp núi đồi và thảo nguyên, khắp trần gian để làm vơi đi nỗi buồn của những người cha mẹ ấy. Truyền thuyết giải thích tại sao daisy mang ý nghĩa sự trong trắng – ngây thơ.

Summer 2013. (12)

Người ta tìm thấy rất nhiều hình những bông cúc trên gốm sứ Ai Cập cũng như ở những nơi khác suốt vùng Trung Đông. Người Assyria dùng hoa cúc để chữa một số bệnh về mắt. Họ cũng tin rằng, nếu bạn nghiền hoa cúc và trộn chúng với dầu rồi quét lên tóc sẽ làm cho tóc muối tiêu đen trở lại.

Marguerite (8)
Còn trong tiếng Pháp, hoa cúc này được gọi là “Marguerite”, nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là hạt ngọc trai “pearl”. Người ta nói rằng, St. Louis đã khắc hình hoa cúc cùng với hoa diên vĩ (fleur-de-lis) và thánh giá trên chiếc nhẫn của ông. Chiếc nhẫn này, theo lời nhà vua, tượng trưng cho tất cả những gì ông yêu quý nhất : tôn giáo, nước Pháp, và vợ ông – Marguerite.

Summer 2013. (14)

Có một câu nói xưa của người Anh bảo rằng mùa xuân vẫn chưa đến cho tới khi bạn có thể đặt bàn chân mình trên 12 bông cúc. Họ cũng cho là, nếu bạn mơ thấy hoa cúc vào mùa xuân hay mùa hè thì tốt, nhưng nếu vào mùa thu hay mùa đông thì lại là điềm chẳng lành.

Cuc trang (2)

Truyền thuyết về hoa cúc cũng khá thú vị nhé. Chuyện kể rằng, hồi đó có một gia đình nghèo có 2 mẹ con sống rất yên bình trong một ngôi nhà nhỏ. Người mẹ tần tảo làm lụng nuôi con. Người con còn nhỏ nhưng rất hiếu thảo, biết vâng lời và chăm chỉ. Nhưng rồi một ngày kia, người mẹ bỗng lâm bệnh nặng. Người con thương mẹ lắm, nên dù nhà nghèo em vẫn cố gắng chạy chữa những thầy lang giỏi nhất vùng.

Cuc trang 2013

Một hôm đi qua một ngôi chùa, em xin phép nhà sư trụ trì được cầu phúc cho mẹ. Trời nghe phải nhỏ lệ, đất nghe phải cúi mình. Đức Phật cảm thương tấm lòng hiếu thảo của người con nên đã hóa thân thành một nhà sư, đi ngang qua chùa và tặng em một bông hoa vàng rực và nói: “Ta cho con bông hoa này,nó là biểu tượng của sự sống, là bông hoa chứa đựng niềm hi vọng, là ước mơ của loài người, là thần dược để chữa bệnh cho mẹ con. Nhưng con phải nhớ, cứ một năm thì hoa sẽ rụng đi một cánh hoa, bông hoa này có bao nhiêu cánh thì mẹ con chỉ sống được bấy nhiêu năm”.

Hoa co khoe sac cung nang som June 29 - 2013 (263)

Người con cảm tạ Đức Phật và đếm cánh hoa. Rất đau buồn khi biết bông hoa chỉ có năm cánh, nghĩa là người mẹ chỉ sống với em được năm năm nữa. Thương mẹ quá em đã liều xé nhỏ từng cánh hoa cho đến khi không còn đếm được bông hoa có bao nhiêu cánh nữa. Bà mẹ nhờ có bông hoa thần dược đó mà sống rất lâu bên người con hiếu thảo của mình. Bông hoa vàng rực vô số cánh là biểu tượng của sự sống, là ước mơ trường tồn, là khát vọng chữa lành mọi bệnh tật của con người. Sau này người đời gọi là Hoa Cúc. 

Cuc vang mua thu 2013 (52c)

Hoa Cúc trong đời sống tâm linh của người Việt chúng ta thể hiện rõ qua những bộ tranh tứ quý :”Tùng Trúc Cúc Mai”. Hoa Cúc là biểu tượng cao quý của sự sống , của sự thịnh vượng và tình cảm thương yêu, hiếu thảo của con người. Ngày nay, ngoài màu vàng họ nhà cúc còn có nhiều loại mang những màu sắc khác nhau vô cùng rực rỡ, hương thơm mát, mang lại sức khỏe và sự sảng khoái cho con người.

Summer 2013 (51)

Dép Tông

Hoa co khoe sac cung nang som June 29 - 2013 (260)

Các Bài cùng chủ đề:

HV-25: Hoa Cúc dại tháng tư
HV-32: Marguerite – Hoa Cúc dại tháng sáu

Moon Daisy thang 5 - 2014 (1a) (4)

Bạch cúc

DS Trềần Việt Hưng

Về phương diện thực vật, nhóm hoa Cúc thuộc gia đình thực vật Asteraceae, có lẽ là nhóm hoa được chú ý và được sách vở mô tả rất nhiều, chỉ sau nhóm hoa Hồng. Cúc đã được trồng tại Trung Hoa cách nay ít nhất là 3000 năm. Hoa Cúc có rất nhiều loại, khác nhau về màu sắc và hình dáng.. Hai loài thông thường nhất là Cúc trắng hay Bạch cúc , hoa màu trắng sữa, cánh hoa dài, mềm mại và Cúc vàng hay Kim cúc, có cánh hoa to, màu vàng rực rỡ..ngoài ra còn có những loài Cúc khác như Cúc hoàng kim, Cúc đại đóa, Cúc chi, Cúc chùy, Cúp diệp tơ.. và Cúc Tần ô hay Cải cúc, Cúc vạn thọ, Cúc bất tử và cả..Cúc hôi….vv..Phạm vi bài này sẽ chỉ bàn về Bạch cúc và Kim cúc

hoa-co-khoe-sac-cung-nang-som-june-29-2013-2601
1- Cúc hoa trắng hay Bạch cúc
 Tên khoa học : Chrysanthemum morifolium = C. sinense.
(từ 1961, cây được xếp vào chi Dendranthema để trở thành Dendran thema morifolium= D. grandiflora, tuy nhiên tên cũ vẫn còn được dùng phổ biến trong các sách về thực vật và dược học)
 Tên thông thường : Mums, Florist’s Chrysanthemum.
Tại Trung Hoa : Ju hua (cúc hoa)

Sách vở Âu châu chỉ bắt đầu mô tả về Cúc vào 1689, và đây là cây hoa được trồng tại Hòa lan, cây bị chìm vào quên lãng để chỉ được ‘tái’ phát hiện vào 1789 và sau đó được ưa chuộng và phát triển rất mạnh tại Âu châu. Linnaeus đã đặt tên cho chi của cây là Chrysanthemum vào 1753 (chrysos=vàng; anthos=hoa, để chỉ màu vàng của nhóm hoa cúc trong chi này). Chrysanthemum morifolium ngày nay thật ra là loài được pha trộn từ ít nhất là 6 loài cúc khác nhau.
Cây thuộc loại thân thảo cao 60-90 cm, có thể hằng niên hay đa niên, gân hóa  mộc . Thân nhẵn, có rãnh, mọc thẳng đứng, phân chia thành bụi, mang lá xếp thưa. Lá thuôn hình ngọn giáo hay hình bầu dục, dày, mặt dưới có lông và nhạt hơn mặt trên; phiến lá có mép khía răng và chia ra 3-5 thùy; gốc lá có tai. Hoa mọc thành cụm tròn lớn. Lá bắc bao bên ngoài phủ lông trắng, các lá bắc trong hình thuôn. Tại đầu hoa lớn chừng 1.5-5 cm, có 1-2 dãy hoa vòng ngoài có cánh môi màu trắng, các hoa ở giữa hình ống, màu vàng nhạt. Quả thuộc loại bế quả dạng trái xoan..
Bạch cúc đã được biến đổi rất nhiều để có thể trồng ven đường, trong chậu hay để cắt lấy hoa và hoa cũng thay đổi màu, không còn là màu trắng lúc ban đầu mà ..thành vàng, đò tím.. (tuy vẫn từ chủng Bạch cúc!)
Hình dạng của hoa cũng trở thành đa dạng : đơn, kép, cong úp (spoon), chùy (pompom)..Cây có thể nở hoa quanh năm, kể cả mùa Đông và mùa Xuân.
Bạch cúc được du nhập vào Việt Nam từ lâu đời, được trồng tại nhiều nơi nhưng không phổ biến bằng Kim cúc (Cúc vàng)

Thành phần hóa học :
Hoa Cúc trắng chứa :
– Tinh dầu dễ bốc hơi trong đó có camphor, carvone, camphene, borneol, bornyl acetate, chrysanthenone…
– Alkaloids : Stachydrine
– Các alcohol loại triterpene : heliaol, lupeol, taraxerol, cycloartenol..
– Flavonoids như Luteolin, Cosmosin, Acacetin-rhamnosin, Apigenin
– Các acid amin : Choline, adenine..
– Các vitamins : nhiều nhất là B1, E..

Các nghiên cứu dược học về Cúc trắng :

– Hoạt tính trên huyết áp :
Các nghiên cứu tại Nhật và Trung Hoa trong thập niên 70 ghi nhận : Nước sắc, đun sôi trong 15 phút 24-30 gram Cúc và 24-30 gram Kim ngân hoa (Lonicera japonica), chia thành 4 liều và dùng uống thay trà được thử nghiệm trên 46 người bệnh, uống trong 3-7 ngày liên tục.. kết quả huyết áp giảm hạ về mức bình thường nơi 35% bệnh nhân, số còn lại có kết kết quả tốt sau 1-12 ngày dùng thuốc. Các bệnh nhân huyêt áp cao có thêm choáng váng (vertigo) được cho dùng thêm 12 gram lá dâu tằm (tang diệp), sắc chung; bệnh nhân bị sơ động mạch và mỡ cao trong máu được cho uống thêm 12-24 gram sơn tra (Crataegus pinnatifida).. Các triệu chứng như chóng mặt, choáng váng đều thuyên giảm.
– Tác dụng trị đau tức ngực (angina pectoris) :
Một nghiên cứu khác tại Trung Hoa ghi nhận : Nước sắc hoa Cúc dùng trong 61 trường hợp angina pectoris cho kết quả hữu hiệu nơi 80% bệnh nhân : rất tốt cho 43.3 % và giúp thuyên giảm cho 36.7 % Các bệnh nhân vị tức ngực, hồi hộp, vertigo, tê ..đều thấy bớt được các triệu chứng. 45 % có những thay đổi về điện tâm đồ (EEG). Một số giảm được huyết áp, và tất cả không gặp các phản ứng phụ..
– Hoạt tính kháng sinh :
Các dung dịch chiết từ lá Cúc trắng có hoạt tính ức chế sự tăng trưởng của các vi khuẩn Staphylococcus aureus, Beta-hemolytic Streptococ cus và Shigella sonnei. Có thể dùng lá tươi, nghiền nát và đắp thẳng vào mụn nhọt hay vắt lấy nước thoa vào vết thương.. Nghiên cứu tại ĐH Nihon (Nhật) ghi nhận các triterpinoids, trích từ hoa có hoạt tính ức chế vi khuẩn Lao Mycobacterium tuberculosis, chủng H(37) Rv ở những nồng độ tối thiểu MIC từ 4-64 microg/ml. (Biology and Pharmacy Bulletin Số 28-2005). Nghiên cứu tại Viện Khoa Học và Kỹ Thuật Quốc Gia Đại Hàn Seoul ghi nhận mt flavonoid glucuronide: apigenin-O-beta-D-(4’’-caffeoyl)glucuronide có hoạt tính ức chế men HIV-1 integrase ở IC(50)=7.2+/- 3.4 microg /ml) và chống hoạt động của HIV trong môi trường cấy tế bào EC(50)= 41.86 +/- 1.43 microg/ml, khi cấy vác tế bào MT-4 bị nhiễm HIV-1 (IIIB) (Planta Nedica Số 69-2003)
– Hoạt tính trên các tế bào ung thư :
Nghiên cứu tại Đại học Nihon, Tokyo (Nhật) ghi nhận 15 chất diol và triol loại pentacyclic triterpene gồm 6 thuộc loại taraxastane (faradiol, heliantriol B0, helantriol C,22 alpha-methoxyfaradiol, arnidiol, và faradiol alpha-epoxide) và 5 thuộc loại oleananes (maniladiol, erythrodiol, longispinogenin, coflodiol và heliantriol A), 2 loại ursanes (brein và uvaol), 2 loại lupanes (calenduladiol và heli antriol B2), trích từ hoa Cúc trắng, khi được thử nghiệm về tác dụng ức chế sự kích khởi sinh kháng thể siêu vi Epstein-Barr (EB-EA) gây ra bởi chất tạo u-bướu 12-O-tetradecanoylphorboil-1-acetate (nơi tế bào Raji) cho thấy các chất này có hoạt tính ức chế mạnh hơn glycyrrhetic acid (đã được xem là một chất chống u-bướu). Trong số này arnidiol có hoạt tính diệt tế bào ung thư mạnh nhất , liều GI50 (liều gây ức chế 50% tăng trưởng) là < 6 microM. (Cancer letter Số 8 (March)-2002)
– Hoạt tính chống sưng (kháng viêm=anti-inflammatory )
Dịch chiết hoa Cúc trắng, từ phần tan trong hexane và phần tan trong chất béo, sau khi tinh khiết hóa, đã cho nhiều loại esters acid béo (gần 30 chất khác nhau) và nhiều diol, triol loại triterpene ( 24 hợp chất). các hợp chất này được thử nghiệm về hoạt tính chống sưng trên loại sưng viêm nơi chut gây ra bằng 12-O-tetradecanoylphorbol-13-acetate (TPA). Kết quả ghi nhận tính chất kháng viêm rất rõ với liều ID50 là 0.03-1.0 mg / tại mỗi tai chut, mạnh hơn cả tác dụng của quercetin. (Journal of Agricultural and Food Chemistry Số 49-2001).
– Các đặc chế chứa Cúc trắng của Trung Hoa :
Tại Trung Hoa, hiện có một số đặc chế được Bộ  Y-Tế Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa chính thức cho phép sử dụng để điều trị một số bệnh :
– Đặc chế Jiantangkang được dùng để trị các chứng tiểu đường không tùy thuc vào insulin (Chung kuo Chung His I Chieh Tsa Chih Số 17-1977).
– Bạch cúc là một trong 7 dược thảo được dùng trong đặc chế PC-SPES để trị ung thư nhiếp hộ tuyến, cho kết quả là làm giảm rõ rệt nồng độ PSA (prostate-specific antigen), diệt được các tế bào ung-thư, đồng thời làm giảm đáng kể testosterones. Trong 2 thử nghiệm, nồng độ PSA giảm hạ ngay sau 1 tháng dùng thuốc (New England Journal of Medicine Số 339-1998)
– Đặc chế Hua-sheng-ping phối hợp Cúc trắng, Cam thảo và Tam thất đã được dùng để trị các vết lở loét ‘tiền ung-thư’ nơi ruột .

Bạch cúc trong Dược học cổ truyền :

Dược học cổ truyền Trung Hoa và Nhật dùng Bạch cúc để làm thuốc ;
– Sách thuốc Nhật Honso Komosu (thế kỷ 16) đã ghi Cúc trong thành phần một toa thuốc giúp kéo dài tuổi thọ. Theo toa thuốc này, mỗi bộ phận của cây như chồi non, hoa, cuống hoa, rễ..cần phải được thu hái vào những thời điểm khác nhau trong tiến trình tăng trưởng, phơi khô rồi tán thành bột. Uống bột mỗi ngày 3 lần trong 100 ngày. Sau 1 năm, tóc đang bạc sẽ trở lại đen..
– Dược học cổ truyền Trung Hoa ghi chép ‘Cúc hoa’ trong ‘Thần nông bản thảo kinh’, Lá được ghi, đầu tiên trong ‘Danh Y biệt lục’ (Đả0 Hoằng Cảnh) khoảng năm 500 , thời Nam-Bắc triều. Lý thời Trân trong Bản thảo cương mục đã chia Cúc thành nhiều loại, trị bệnh khác nhau..Dược liệu còn có những tên gọi khác như Cam cúc hoa (Gan-ju-hua)..Hàng cúc hoa..
Dược liệu: Cúc hoa (Ju-hua) là Hoa của cây Bạch cúc, thu hoạch vào tuần thứ ba trong tháng 10; đây là giai-đoạn hoa nở rộ tại các vùng nuôi trồng như An huy, Hà nam, Triết giang (đặc biệt nhất là vùng Hàng châu). Sau khi hái, hoa được sấy nhẹ đến khô, hay hấp rồi phơi nắng, hoẵc có thể hong khô trong phòng qua gió. ‘ Bạch cúc (bai-ju) là toàn cây cắt , rồi bó và treo đến khi khô rồi tách lấy hoa. ‘Chu cúc’(chu-yu) của An Huy là cây thu hái khi hoa gần như nở hết, rồi treo trong phòng tối đến khô, có thể xông sulfur đến khi hoa và lá mềm (để khô chừng 60%). Cây được rung đến lúc hoa cụp tròn và đến khi khô hẳn.. Hoàng cúc (huang-ju) là hoa được rang qua lửa nhỏ đến khô (tại Triết giang). Cúc cũng còn được sao ’tồn tính’..
Cúc hoa được xem là có vị ngọt đắng, tính hàn nhẹ, tác dụng vào kinh mạch thuộc Can và Phế.
Cúc hoa có tác dụng :
– ‘tán Phong’ và thanh ‘Nhiệt’ tri được các chứng Phong-Nhiệt gây ra nóng sốt và nhức đầu. Dùng phối hợp với Xuyên khung (Chuan xiong=Radix Lingustici) để trị đau nhức đầu do ngoại Nhiệt -Phong xâm nhập hay do Dương-Can thăng phát .
– ‘thanh Can’ và thanh mục (mắt) , giải trừ Phong-Nhiệt nơi Can tạng gây ra mắt khô, đỏ, đau, chảy nước mắt.. và trị Âm suy nơi tạng Thận và Can gây ra mắt nhìn có đốm, mắt mờ, chóng váng. Dùng phối hợp với Câu kỷ tử (gou-qi-zi=Fructus Lycii) khi trị mắt mờ, choáng váng..
– an định Can và trừ Phong : trị nhức đầu, chóng mặt, tai ù do Dương thăng tại Can. Dùng phối hợp với Bạch thược, Thạch quyết minh, Thăng ma và Câu tích..
– Vài phương thức dùng Cúc trắng trong dân-gian :
– Để trị mỏi mắt và hoa mắt vì đọc sách quá lâu, làm việc quá nhiều bằng mắt ; dùng 9 gram hoa cúc trắng tươi, ngâm trong nước sôi từ 5-10 phút, khi nước đủ ấm, lấy hoa ra đắp trên mắt từ 10 đen 20 phút.. lập lại 2-3 lần và đắp thêm buổi tối trước khi đi ngủ. Có thể uống nước đã ngâm hoa.

Tài liệu sử dụng :
– Chinese Herbal Remedies ( Albert Leung)
– Chinese Herbal Medicine Materia Medica (Bensky)
– Medicinal Plants of India (SK Jain)
– Natural Medicines Comprehensive Database (Pharmacist’s Letter)
– The Pharmacology of Chinese Herbs (Kee Chang Huang)
– Oriental Materia Medica (Hong-Yen Hsu)
– Handbook of Medicinal Herbs (James Duke)
– Sunset Western Garden Book
– Cây Cảnh, Hoa Việt Nam (Trần Hợp)

Nguồn: Trần Việt Hưng

Photos: hana foto & Mary Nguyen & NN.
Words: sưu tầm, trích trang: Hải Đà-Vương Ngọc Long & Trần Việt Hưng
Vẻ đẹp hoa cúc trắng: LSV tổng hợp từ Wiki, Internet & vuonghaida.com

Epiphyllum_oxypetalum200669888

Hoa Quỳnh và Hoa Mẫu Đơn

Truyện Cổ Tích
.

Theo truyền thuyết, ngày xưa vào thời nhà Tùy (Dương Quảng 605 – 617) ở Dương Châu, Trung Quốc, có Tùy Dạng Đế là ông vua hôn quân vô đạo, chơi bời trác táng, xa hoa, phung phí, một đêm nằm mơ thấy một cây trổ hoa đẹp. Cùng thời điểm ấy, tại Lạc Dương thành có ngôi chùa cổ kính là Dương Ly, vào giữa canh ba, ngoài cửa chùa thình lình ánh sáng rực lên như lửa cháy, hương thơm sực nức lạ lùng, như sao trên trời sa xuống, làm dân chúng bàng hoàng đổ xô đến xem đông như kiến cỏ. Gần giếng nước trong sân chùa mọc lên cây bông lạ, trên ngọn trổ một đóa ngũ sắc với 18 cánh lớn ở phía trên, 24 cánh nhỏ ở phía dưới, mùi thơm ngào ngạt bay tỏa khắp nơi nơi, lan xa ngàn dặm. Dân chúng đặt tên là hoa Quỳnh.

Điềm báo mộng của vua Tùy Dạng Đế được ứng với tin đồn đãi, nên Vua yết bảng bố cáo: “Ai vẽ được loại hoa Quỳnh đem dâng lên, Vua trọng thưởng”. Không đầy tháng saụ,có một họa sĩ dâng lên Vua bức họa như ý. Nhìn đóa hoa trong tranh cực kỳ xinh đẹp, tất nhiên hoa thật còn đẹp đến dường nào!. Nghĩ vậy, Vua liền quyết định tuần du Dương Châu để thưởng ngoạn hoa Quỳnh.

Trong chuyến tuần du cần có đủ mặt bá quan văn võ triều thần hộ giá, nên để tiện việc di chuyển. Tùy Dạng Đế ban lệnh khai kênh Vạn Hà từ Trường An đến Dương Châụ Hàng chục triệu ngày công lao động phải bỏ ra, hàng vạn con người phải vất vả bỏ mình. Kênh rộng cả chục trượng, sâu đủ cho thuyền rồng di chuyển. Hai bên bờ kênh được trồng toàn lệ liễu đều đặn cách nhau 10 mét một cây (cụm từ “dặm liễu” xuất phát từ đó, điển hình câu thơ: Dặm liễu sương sa khách bước dồn của Bà Huyện Thanh Quan). Kênh đào xong, một buổi lễ khánh thành được cử hành trọng thể, đoàn thuyền giương buồm gấm khởi hành, cả nghìn cung nữ xiêm y rực rỡ, mặt hoa da phấn,thuyền rồng được buộc bằng các dải lụa dùng để kéo đi Vua Tùy Dạng Đế ngồi trên mui rồng uống rượu nghe đàn hát ca sang ngắm cảnh Giang Nam và đàn cung nữ tuyệt thế giai nhân. Vua thấy nàng nào thích ý cho vời vào hầu ngaỵ Chuyến tuần du của bạo chúa Tùy Dạng Đế vô cùng xa xỉ, hao tốn công quỹ triều đình. Đây là một trong những nguyên nhân đẩy đất nước đến đói nghèo, loạn lạc khắp nơi, đưa nhà Tùy đến sụp đổ, dựng nên cơ nghiệp nhà Đường. Trong những quan quân hộ giá, có cha con Lý Uyên. Qua thời gian hơn 90 ngày, đoàn du hành đến đất Dương Châụ Thuyền vừa cặp bến, con của Lý Uyên phương danh là Lý Thế Dân cùng bằng hữu rủ nhau lén lút đi xem hoa ngay trong đêm, sợ sáng hôm sau triều thần cùng đi đông vầy lớp trẻ khó chen chân lọt vào vườn hoạ Lý Thế Dân là người có chân mạng đế vương (về sau là Vua Đường Thái Tông 627 – 649) nên giống hoa nhún mình lên xuống 3 lần để nghinh đón. Cánh hoa cong trắng nõn, nhụy hoa điểm xuyết màu vàng, hương hoa ngọt ngàọ. Dưới ánh trăng vằng vặc hoa đẹp tuyệt vời!. Xem xong, một cơn mưa to rụng hết.

Sáng hôm sau, Tùy Dạng Đế xa giá đến xem hoa, chỉ còn thấy trơ vơ cánh hoa úa rũ, tan tác!. Vua tức giận, tiếc công nghìn dặm không được xem hoa, ra lệnh nhổ bỏ, vứt đi!. Từ đó hoa Quỳnh chỉ nở về đêm cho những ai ngưỡng mộ : “Khi xem hoa nở, khi chờ trăng lên”.

Qua cuộc tuần du, nhiều cuộc bạo loạn nổi lên khắp nơi Tùy Dạng Đế bị cận thần sát hại dẫn đến nhà Tùy mất ngôi, Lý Thế Dân đứng lên lập nên nhà Đường.

Đến đời Đường Cao Tông, say đắm Võ Hậu, lúc Vua băng hà con còn nhỏ, Võ Hậu chuyên quyền nhiếp chánh hãm hại công thần, tự xưng vương, đổi nhà Đường thành nhà Đại Châu, xưng hiệu Võ Tắc Thiên hoàng đế. Một hôm, Võ Tắc Thiên ngự du vườn thượng uyển nhìn cỏ cây xác xơ trơ trọi liễu đào ủ rũ điêu tàn, liền truyền lệnh bằng bài tứ tuyệt khắc ngay cửa vườn:

Lai triều du thượng uyển – Hỏa tốc báo xuân trị
Bách hoa liên dạ phát – Mạc đãi hiểu phong xuỵ

Dịch: (Bãi triều du thượng uyển – Gấp gấp báo xuân haỵ
Hoa nở hết đêm nay – Đừng chờ môn gió sớm).

Linh ứng thay!. Trăm hoa phụng mệnh, chỉ trong một đêm bừng nở khắp vườn, mùi thơm sực nức nhân gian! Rạng sáng hôm sau Võ Tắc Thiên dạo vườn trông muôn hồng ngàn tía ngoan ngoãn đua chen nở rộ, lấy làm tự mãn cho rằng quyền uy tột đỉnh. Bất giác Võ Tắc Thiên nhìn đóa Mẫu Đơn bất tuân thượng mệnh, thân cây khẳng khiu cứng cỏi, không hoa lá. Giận thay cho loài hoa ngoan cố, Võ Tắc Thiên ra lệnh đày Mẫu Đơn xuống tận Giang Nam. Do đó, vùng Giang Bắc thiếu vắng loài hoa vương giả, biểu trưng cho quốc sắc thiên hương nhằm ám chỉ tuyệt sắc giai nhân. Người đương thời thấy vậy dệt bài Phú Ngọc Lâu Xuân Tứ nhằm thương hại và tán thán vẻ đẹp, sự khẳng khái của hoa Mẫu Đơn, thà chịu cảnh phong trần lưu lạc tự giải phóng cuộc đời chớ không làm vương giả chốn kinh đô, chịu giam mình trong vườn hoa tù hãm của bạo chúa, đem sắc đẹp hương thơm ban rải cho mọi người để được dự phần thanh caọ

Đó là truyền thuyết hoa Quỳnh và hoa Mẫu Đơn được đời sau dệt thành giai thoại đầy hấp dẫn qua thuyết Đường của Trung Quốc biểu thị cho người đời suy gẫm Hoa và Người : Ai là người xứng đáng thưởng hoa và hoa phải thế nào cho con người thưởng ngoạn.

Nguồn: Chùa Phước Bình

Quốc Hoa của các nước trên thế giới

Mỗi quốc gia đều có các loài hoa tượng trưng cho vẻ đẹp tâm hồn dân tộc. Những loài hoa với sắc thái khác nhau, rực rỡ kiêu sa hay dịu dàng e ấp…

Chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn một số “Quốc hoa” tiêu biểu của một vài quốc gia trên Thế giới. Hy vọng thông qua “ngôn ngữ không lời”, vẻ đẹp ẩn hiện trên từng loài hoa, ý nghĩa đằng sau tên gọi của chúng… các bạn sẽ phần nào hình dung về tính cách, đặc điểm và tâm hồn của từng dân tộc.

HOA ĐỖ QUYÊN – DỊU DÀNG XỨ NEPAL

Đỗ quyên còn có tên là sơn thạch lựu, ánh sơn hồng, mãn sơn hồng, báo xuân hoa, thanh minh hoa, sơn trà hoa. Đỗ quyên có nhiều giống với nhiều màu hoa : Tử quyên đỏ tía, Hồng quyên đỏ nhạt, Bạch quyên trắng, Hoàng quyên vàng Theo quan niệm Trung Hoa, Đỗ quyên mang ý nghĩa: dịu dàng, ôn hòa, nữ tính. Còn ở phương Tây, khi nhắc đến loài hoa ấy, người ta nghĩ ngay đến một tình yêu chân thành…

Người phương Tây khi tặng đỗ quyên cho nhau là họ đang gửi gắm sự quan tâm: “Nhớ chăm sóc và giữ gìn sức khỏe.”.Đỗ quyên là một trong những loài hoa cảnh rất được ưa chuộng ở nhiều nước trên thế giới bởi vẻ đẹp dịu dàng. Cây có nguồn gốc ôn đới, mọc nhiều ở những vùng núi cao, thích hợp với khí hậu mát mẻ quanh năm.

Đỗ quyên được chọn là quốc hoa xứ Nepal và biểu tượng hoa của hai tiểu bang Washington, West Virginia – Mỹ. Ngày nay, Đỗ quyên là một trong những loại hoa thường được người ta dành tặng nhau vào dịp cuối năm.

IRIS – QUYỀN LỰC NƯỚC PHÁP

Trong thần thoại Hy Lạp, Iris là tín sứ của nữ thần Zeus- người đưa tin trên đỉnh Olympus, mang thông điệp của các vị thần linh xuống cho nhân loại qua vòng cung cầu vồng rực rỡ. Điều này ngụ ý rằng mỗi người đều mang trong mình một mảnh của Thiên Đường.

Hoa được xem là sứ giả mang đến điềm lành. Ba cánh hoa Iris đại diện cho lòng trung thành, sự khôn ngoan và dũng cảm. Iris được tìm thấy ở sa mạc, đầm lầy và cả miền lạnh giá, nhiều nhất vẫn là ở vùng khí hậu ôn hòa. Hoa thường được vẽ trong những bức tranh tĩnh vật. Nó đã từng được những người Hy Lạp cổ đặt trên trán của Nhân Sư và trên vương trượng của đức vua xem như là biểu tượng của quyền lực.

Iris là biểu tượng của hoàng gia và sự che chở thần thánh, loài hoa đầy sức thu hút này được rất nhiều người ngưỡng mộ. Vua chúa nước Pháp đã dùng nó làm biểu tượng hoàng gia và gọi là Fleur-de-lis. Iris là biểu tượng của nước Pháp từ thế kỷ 13. Hoàng gia Pháp trang trí hoa trên áo choàng, đồ vật trong cung điện và trên những bức tường như biểu hiện của sự toàn bích, ánh sáng và cuộc sống.

HOA SÚNG – QUỐC HOA CỦA BANGLADESH

Trong thực vật học, hoa Súng được xếp vào bộ Nymphaeales, xuất xứ từ chữ “numpho” để chỉ những nữ thần trong thần thoại Hy Lạp, đây là những nữ thần trẻ trung, xinh đẹp sống ở sông suối, ao hồ.

Hoa súng trắng là quốc hoa của Bangladesh. Ngoài màu trắng chủ đạo, hoa Súng còn có nhiều màu sắc sặc sỡ khác nhau, tô điểm cho vẻ đẹp của những mặt hồ tĩnh lặng. Các loài súng chịu rét chỉ nở hoa vào ban ngày còn các loài súng nhiệt đới có thể nở hoa cả vào ban ngày hoặc ban đêm. Hiện nay, hoa súng tồn tại với khoảng vài trăm giống khác nhau.

LAN CHUÔNG – “HẠNH PHÚC TRỞ VỀ” PHẦN LAN

Hoa Linh Lan, còn gọi là hoa Lan Chuông, thuộc loài lưu niên thân thảo, thường mọc ở thung lũng sâu, dưới bóng râm những cây sồi hay ven những bờ suối mát. Mỗi cây chỉ có một cặp nhánh mà mỗi nhánh mang theo những chiếc lá thuôn dài cùng với một chùm hoa nở rộ.


Hoa Linh Lan còn biểu tượng của sự phục sinh của Chúa. Vì theo truyền thuyết, chúng mọc lên từ những giọt nước mắt của Đức Mẹ dưới chân Thánh giá. Linh Lan thường được các linh mục trồng để trang trí bệ thờ và còn được gọi là Ladder Of Heaven – nấc thang dẫn đến Thiên Đàng.

Bởi những bông hoa nhỏ bé hình chuông xinh xắn này mọc lên đều đặn từ cuống, giống như những bậc thang. Linh Lan đã trở thành Quốc hoa của đất nước Phần Lan xinh đẹp.

HOA MẪU ĐƠN – TRUNG HOA QUỐC SẮC

Mẫu đơn là biểu tượng của sự thịnh vượng, phồn vinh. Từ xa xưa, loài hoa vương giả này chỉ thuộc sở hữu của giới quý tộc giàu có ở Trung Quốc. Bông hoa quốc sắc thiên hương này từng rất được ưu ái qua nhiều triều đại, với mệnh danh “Chúa của muôn hoa”.

Thành phố cổ nổi tiếng Lạc Dương của Trung Quốc có danh tiếng như là trung tâm nuôi trồng các loài mẫu đơn. Trong lịch sử Trung Quốc, mẫu đơn của Lạc Dương luôn được coi là đẹp nhất. Hàng loạt các cuộc triển lãm hoa mẫu đơn cũng được tổ chức ở đây hàng năm. Mẫu đơn cũng là loài hoa biểu trưng của bang Indiana từ năm 1957.

(ST)

Chuyển đến trang: Recent Pages:  1   3  4  5  6  7  8  9  10 10a 10b 10c 11 12 13 14 15 16 17 18
18a 19 20 21 22 23 24 25 26  26a 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40
41 42 43 44