HV-25: Hoa Cúc dại tháng tư

Recent Pages:   1    3  4  4a  5  6  7  8  9  10 10a 10b 10c 10d 11 12 13 15 16 17 18
18a 19 20 21 22 23 24 25 26  26a 27 28 29 30 31 32 33 34
35  35a 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54
55 56 57 58 59 60 61

Hoa Cúc tháng tư

Cúc họa mi 2014 (2)Hoa cúc dại 2014 a (10)

Có một câu nói xưa của người Anh bảo rằng mùa xuân vẫn chưa đến cho tới khi bạn có thể đặt bàn chân mình trên 12 bông cúc. Họ cũng cho là, nếu bạn mơ thấy hoa cúc vào mùa xuân hay mùa hè thì tốt, nhưng nếu vào mùa thu hay mùa đông thì lại là điềm chẳng lành. Ở Anh, cúc dại còn được gọi là Baby’s pet hay Bairnwort có nghĩa là hoa của trẻ em.

Hoa cúc dại là loài hoa nhỏ thường mọc hoang, cánh trắng ngần, từ giữa tỏa ra như hình nan hoa quanh một nhụy vàng tươi. Trẻ em thường thích hái hoa cúc này để kết thành bó hay xâu thành chuỗi. Tên tiếng Anh của loài hoa là – Daisy. Tên tiếng Anh – Daisy – bắt nguồn từ một từ Saxon, day’s eye, có nghĩa là “con mắt ban ngày”, có lẽ vì hoa nở cùng với ánh sáng ban mai rồi khép lại những cánh trắng khi chiều xuống.

Hoa khép lại khi chiều xuống.

Hoa khép lại khi chiều xuống.

Hoa cúc dại 2014 a (5)

Xin được làm hoa cúc dại

Nếu có thể trở thành một bông hoa
Xin được hóa thân thành hoa cúc trắng
Khép nhẹ khi hoàng hôn tĩnh lặng
Và vầng dương đánh thức lúc ban mai
Ta đón chào tia nắng sớm tinh anh
Và đón cả những long lanh nước mắt
.
(Khuyết danh)

I’d choose to be a daisy
.
If I might be a flower
Closing my petals softly
At twilight’s quiet hour
And waking in the morning
When fall the early dew
To welcome Heaven’s bright sunshine
And Heaven’s bright tear-drops too.

(Anonymous Author)

hoa cúc dại

Hoa cúc dại còn có tên là cúc leucanthemum vulgare – Cúc leucanthemum Oxeye Daisy.
Hoa Daisy rất được yêu thích, có nguồn gốc từ châu Âu và châu Á, và được phổ biến rộng rãi trong nhiều tiểu bang tại Hoa Kỳ cũng như hầu hết tại Canada. Nhưng lại bị xem như là một loai cỏ dại độc hại ở Colorado, Montana, Ohio, Washington, và Wyoming, rất khó để kiểm soát hoặc loại trừ, vì cúc dại có thể tái tạo từ thân rễ và lây lan. 

Hoa cúc dại thể hiện cho sự tinh khiết và ngây thơ. Là biểu tưởng của tình bạn, hoà bình, niềm vui, sự yêu đời và sức khoẻ!

Cúc họa mi 2014 (7)
Cúc họa mi 2014 (1)Mùa Hoa Daisy 2014 (7)Daisy - Hoa cúc dại 2014 (6)

Thật sự đây là những cánh hoa cúc dại trắng bé bé xinh xinh tôi đã được nhìn thấy trên một bãi cỏ thật xanh, dưới ánh nắng xuân đang chan hòa khắp nơi vào những ngày đầu tháng tư.

Mùa Xuân đã thật sự hiện hữu, một màu trắng thanh thoát tinh khôi của hằng ngàn hoa cúc nở dịu dàng, lung linh trong nắng.

Hôm nay tôi mới hiểu vì sao trẻ em lại thích loại cúc này và người Anh đã gọi đó là loài cúc của trẻ em. Vì khi có cành cúc dại trong tay, các em đã nghịch và chơi một cách hồn nhiên và cành cúc như chiều ý các em đã thuận theo các tác động vô tư của các em và không có một sự vướng víu cản trở nào; mãi vui mà cành cúc vẫn nguyên vẹn xinh tươi trong mắt của mình nên các em rất thích thú có được những hoa cúc này.

Cành hoa cúc dại 2014Khi có thể và tình cờ có một cành hoa cúc dại trong tay, các bạn hãy thử xoay xoay một cách nhẹ nhàng cành cúc nhỏ trong mấy ngón tay của mình, hay những tác động khác với cành cúc mềm mại trong bàn tay,… và rồi từ từ bạn sẽ có cảm nhận như có người bạn đồng hành, cũng đang miên man theo những ý nghĩ của mình…! Với sự tình cờ LSV đã thực hiện được album Daisy-hoa cúc dại, xin làm quà tặng đến những người bạn yêu hoa và yêu hoa cúc dại. (LSV)

hoa cúc dại April, 2014 (1)Hoa Cuc daiDaisy - Hoa cúc dại 2014 (5)Hoa Cúc dại nở chào Xuân 2014Cúc họa mi 2014 (9)Cúc họa mi 2014 (5)

Hình dạng của "mây" như là những hình "hearts" nối tiếp nhau trên nền trời trong xanh!

Hình dạng của “mây” như là những hình “hearts” nối tiếp nhau trên nền trời trong xanh!

Daisy 2014 (16)Daisy 2014 (29)

Hoa hướng dương hướng về mặt trời, về một tương lai tươi sáng, thì hoa cúc dại cũng là loài hoa tinh khiết biết hứng lấy những tia sáng ấm áp để mà vươn lên và toả sáng.

Daisy 2014 (2)Hoa cúc dại April 2014 (124)

Mùa Hoa Daisy 2014 (10)Hoa cúc dại 2014 a (2)

Về Oxeye Daisy: Toàn thế giới có khoảng 200 loài cúc. Cúc oxeye (Cúc leucanthemum) là một bông hoa đẹp, mà trong đó có cả hai yêu và ghét. Đó là một bệnh lây lan trên đồng cỏ vào các lĩnh vực cây trồng trên khắp châu Âu. Scotland gọi là hoa “gools”. Người nông dân với hầu hết các gools trong lĩnh vực lúa mì của họ đã phải trả thuế thêm. Bây giờ gools đã xâm chiếm lục địa này từ bờ biển này đến bờ biển kia.

Hoa cúc dại 2014 a (11)

Những bông hoa xinh xắn đã thoáng trồng và bây giờ  lây lan trên nhiều đồng cỏ. Một cúc mạnh mẽ có thể sản xuất 26.000 hạt giống trong một cây, trong khi những thực vật nhỏ khác chi sản xuất 1.300 đến 4.000 hạt giống cho mỗi cây. Kiểm tra đã ghi nhận rằng 82% các hạt giống trồng vẫn khả thi sau sáu năm, và 1% vẫn còn khả thi sau 39 năm. Oxeye cúc đòi hỏi mùa đông lạnh để bắt đầu nở rộ. Oxeye cúc cũng tái tạo vô tính với lây lan rootstalks. Hoa cúc có khả năng kháng nhiều loại thuốc diệt cỏ.

Daisy - (6)

Thuốc: Các cúc oxeye có hương thơm nhẹ, giống như người anh em họ gần, hoa cúc của nó. Lá và hoa có thể ăn được. Nụ hoa của cúc dại có thể ướp trà  là sự hữu ích để thư giãn các bronchials. Hoa cúc dại là thuốc lợi tiểu và chất làm se, hữu ích cho viêm loét dạ dày. Hoa cúc dại cũng được sử dụng như là một chất chống co thắt đau bụng.

Hoa cúc dại – Ox-Eyed Daisy (Chrysanthemum leucanthemum) có thể làm giảm ho gà, suyễn và relax bắp thịt.

Hoa cúc dại 2014 a (9)Hoa cúc dại 2014 a (19)

Leucanthemum vulgare – Oxeye Daisy

(Formerly known as Chrysanthemum leucanthemum
Aster Family

Leucanthemum vulgare - Oxeye Daisy (2)

About Oxeye Daisy: Worldwide there are about 200 species of daisy. The oxeye daisy (Chrysanthemum leucanthemum) is a beautiful flower, one that is both loved and hated. It was a plague on pastures and crop fields across Europe. The Scots called the flowers “gools”. The farmer with the most gools in their wheat field had to pay an extra tax. Now the gools have invaded this continent from coast to coast.

      The oxeye daisy is short-lived perennial originally brought here from Europe. The dainty flowers have escaped cultivation and now crowd out other plants on many rangelands. A vigorous daisy can produce 26,000 seeds per plant, while smaller specimens produce 1,300 to 4,000 seeds per plant. Tests have shown that 82% of the buried seeds remained viable after six years, and 1% were still viable after 39 years. Oxeye daisy requires cold winters to initiate blooming. The plant also reproduces vegetatively with spreading rootstalks. Daisies are resistant to many herbicides.

Leucanthemum vulgare - Oxeye Daisy      Medicinal: The oxeye daisy is mildly aromatic, like its close cousin, chamomile. The leaves and flowers are edible, though palatability may vary. A tea of the plant is useful for relaxing the bronchials. It is diuretic and astringent, useful for stomach ulcers and bloody piles or urine. Also used as a vaginal douche for cervical ulceration. The daisy is aromatic, used as an antispasmodic for colic and general digestive upset.

Grazing: Sheep, goats and horses eat the oxeye daisy, but cows and pigs do not like it. The plant spreads rapidly when cattle pastures are managed with a low stock density and continuous grazing regime. Under these conditions, cows repeatedly select their preferred plants, while ignoring unpalatable species like the oxeye daisy.

Switching to higher stock densities and shorter grazing periods does encourage cattle to eat and trample more of the plant. Intensive grazing and trampling slightly reduces the number of seeds produced, and presumably injures younger rootstalks. Trampling also brings dormant seeds to the surface and removes the canopy cover so those seeds will germinate with mid-summer rain showers. In normal years, those seedlings will dry-out and die before becoming established, further reducing the number of seeds in the seed bank. It should be noted, however, that intensive grazing in wet summers may increase the number of successful seedlings. As many as 40% percent of the seeds consumed by cattle may remain viable after passing through the digestive tract, so care should be taken to avoid spreading the seeds when moving stock.

Chemical: Oxeye daisy is somewhat resistant to MCPA, 2,4-D and dicamba (Banvel®), but the herbicides are effective in higher concentrations. Picloram (Tordon® 22K) and sulfometuron methyl (Oust®) can also be used on daisies.

Leucanthemum vulgare - Oxeye Daisy (1)

April 8 – 2014

Photos: hannahlinhflower
Words: LSV tổng hợp từ Wiki & Internet

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

  • ♦ Wiki: Cúc leucanthemum Oxeye Daisy
  • ♦ Wildflowers-and-Weeds.com
  • ♦ Search
Tên tiếng Việt Tên tiếng Anh Tên tiếng Pháp Tên Latin Ý nghĩa
Hoa cúc kép Daisy double Paquerette double Bellis hortensis Affection
Hoa cúc đơn Daisy single Paquerette simple Bellis simple Innocence
Hoa cúc dại Daisy wild Marguerite des près Bellis perennis Do you love me?

Vài Nét về các loài hoa Cúc

Theo thần thoại La Mã, bông hoa cúc dại nhỏ bé có nguồn gốc từ một nữ thần có tên là Belides, là một trong các nữ thần chăm sóc các khu rừng. Một hôm, khi Belides đang nhảy múa với người yêu của mình là Ephigeus, cô đã lọt vào mắt xanh của Vertumrus, vị thần cai quản các vườn cây. Để bảo vệ cô khỏi sự săn đuổi này, Flora, nữ chúa các loài hoa, đã biến cô thành một đóa hoa cúc trắng.

Người ta tìm thấy rất nhiều hình những bông cúc trên gốm sư Ai Cập cũng như ở những nơi khác suốt vùng Trung Đông. Người Assyria dùng hoa cúc để chữa một số bệnh về mắt. Họ cũng tin rằng, nếu bạn nghiền hoa cúc và trộn chúng với dầu rồi quét lên tóc sẽ làm cho tóc muối tiêu đen trở lại. (Assyria là một đế quốc thời cổ đại ở Tây Nam châu Á, bành trướng từ vịnh Ba Tư đến Ai Cập và vùng Tiểu Á, vào thế kỷ thứ 7 trước Công Nguyên).

Ở Việt Nam, hoa cúc được xếp vào tứ quý (Mai, Lan, Cúc, Trúc). Người thời xưa yêu hoa cúc vì nó là loài hoa : “Diệp bất ly chi, hoa vô lạc địa”. Lá hoa cúc không bao giờ rụng khỏi cành, dù đã héo quắt. Hoa cúc cũng không chịu rụng, dù héo khô vẫn bám lấy cành như người quân tử suốt đời không rời xa lý tưởng của mình. Trong quốc huy Nhật Bản cũng có hình hoa cúc .

“Marguerite”-tên tiếng Pháp của hoa cúc, có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là hạt ngọc trai “pearl”. Người ta nói rằng, St. Louis đã khắc hình hoa cúc cùng với hoa diên vĩ (fleur-de-lis) và thánh giá trên chiếc nhẫn của ông. Chiếc nhẫn này, theo lời nhà vua, tượng trưng cho tất cả những gì ông yêu quý nhất : tôn giáo, nước Pháp, và vợ ông – Marguerite.

Ý nghĩa hoa cúc:

Hoa Cúc: Sự cao thượng.
Hoa Cúc Trắng: Lòng cao thượng – sự chân thực, ngây thơ, trong trắng
Hoa Cúc Tây: Chín chắn – tình yêu muôn màu
Hoa Cúc Đại Đóa: Lạc quan và niềm vui, sự vui mừng
Hoa Cúc Tím (Thạch Thảo): Sự lưu luyến khi chia tay
Hoa Cúc Vàng: Lòng kính yêu quý mến, nỗi hân hoan vui vẻ, tỏ sự chân thực, trong trắng
Hoa Cúc Vạn Thọ: Sự đau buồn.
Hoa Cúc Zinnia: Nhớ đến bạn bè xa vắng
Hoa Thủy Cúc: Sự lo xa, nhớ lại.
Hoa Cúc Ba Tư: Sự trong trắng.
Hoa Cúc Mũi Hài: Tỏ ý bảo vệ.
Hoa Cúc Đồng Tiền: Tỏ ý chúc sống lâu.

Ý nghĩa màu sắc của hoa cúc:

Màu trắng: Ðơn sơ, thanh khiết, trung thực
Màu đen: U buồn, tang chế
Màu tím: Nhớ nhung, lãng mạn, trang trọng
Màu vàng: Rực rỡ, sung túc, cơ hội mới
Màu xanh da trời: Yêu đời, bao dung, êm dịu.
Màu xanh lý: Dịu dàng, nhã nhặn
Màu xanh lá cây: Tươi mát, hy vọng, sinh động
Màu hồng: Nồng nàn, thơ ngây, đam mê.
Màu đỏ: Nồng cháy, sôi nổi
Màu cam: Tươi vui, rạng rỡ

(theo: thienduonghoa.vn.)

như hoa cúc giữa đồng

Daisy 2014 (2)

nguyễn duy nhiên

Bà Zenkei Blanche Hartman là một giáo thọ trụ trì thiền viện San Francisco Zen Center, thuộc dòng thiền Tào Động của thiền sư Shunryu Suzuki (tác giả quyển Thiền tâm, Sơ Tâm).  Bà Hartman thường phụ trách phần trả lời cho các câu hỏi của độc giả trên một báo Phật học.  Có một độc giả viết thư hỏi bà,

“Tôi lớn lên trong một gia đình theo Thiên Chúa Giáo, và được dạy rằng có một linh hồn bất tử sau khi chết. Mặc dù bây giờ là một Phật tử, nhưng ảnh hưởng của tôn giáo lúc còn nhỏ vẫn còn là một vấn đề. Lý trí của tôi nói rằng, phải có một cái gì đó mang lại sinh khí, sự sống cho một người, và nó rời khỏi thân này khi người ấy chết.

    Trong Phật giáo Nguyên Thủy chúng ta cũng có những câu truyện về tiền thân của đức Phật, như trong bộ Jataka của Tiểu Bộ kinh. Và trong truyền thống Phật giáo Tây tạng, cũng có nói đến những vấn đề tái sanh, như là đức Dalai Lama.

   Xin quý vị hoan hỷ giúp cho tôi hiểu thêm về cái gì đi tái sinh. Cái gì mà chưa bao giờ từng sinh, chưa từng diệt? Đó có phải là tâm thức? Ý thức? Hay nó là trống không? Đối với tôi thì dường như đó cũng giống như là một linh hồn bất tử.”

Tôi nghĩ, có lẽ câu hỏi ấy cũng là một thắc mắc chung của đa số chúng ta. Và chắc cũng sẽ không có một lời giải đáp nào thích đáng cho hết tất cả, vì ta chỉ có thể tự chính mình khám phá ra điều ấy mà thôi. Thật ra ta có thể tìm thấy câu trả lời ấy ngay trong chính sự sống này, bây giờ và ở đây, xin gửi bạn chia sẻ dưới đây của bà Hartman.

— oOo —

Câu hỏi về “Việc gì xảy ra khi chúng ta chết?” hay là “Có một cái gì tiếp tục chăng, và nếu có, thì đó là gì?” đã tạo nên biết bao nhiêu là những bàn luận, giải thích trong giới tu học qua nhiều thế kỷ.  Trong văn chương nhà Thiền, thì chúng ta có thể kể đến một mẩu chuyện tiêu biểu trong Bích Nham Lục, Tắc 55, Đạo Ngô đến nhà cúng điếu.

Đạo Ngô và Tiệm Nguyên cùng đi đến một nhà kia để điếu tang. Tiệm Nguyên vỗ vào quan tài hỏi, “Sống hay chết?” Đạo Ngô nói, “Ta không bảo là sống mà cũng chẳng bảo là chết.” Tiệm Nguyên hỏi, “Tại sao Thầy không nói?” Đạo Ngô đáp, “Không nói là không nói.”

Lúc trở về đến nữa đường, Tiệm Nguyên lại hỏi, “Thầy mau nói cho tôi, nếu không tôi đánh Thầy đó.” Đạo Ngô nói, “Đánh thì cứ việc đánh, nhưng mà ta vẫn không nói.” Tiệm Nguyên bèn đánh.

Sau đó Đạo Ngô qua đời. Tiệm Nguyên đến gặp Thạch Sương kể lại câu chuyện khi xưa.  Thạch Sương nói, “Ta cũng không bảo là sống mà cũng chẳng bảo là chết.” Tiệm Nguyên hỏi, “Tại sao ông lại không nói?” Thạch Sương đáp, “Ta nhất định không nói.” Tiệm Nguyên nghe, đột nhiên tỉnh ngộ.

Theo ý của tôi thì chủ yếu của câu truyện trên muốn nói rằng, mỗi chúng ta phải tự chính mình trải nghiệm, tự mình phấn đấu với câu hỏi về sống và chết ấy. Và sẽ không một ai khác có thể trả lời thắc mắc ấy được dùm cho ta.

Người chồng quá cố của tôi rất thích kể về một câu truyện của nhà sinh lý học nổi tiếng Pavlov. Khi Pavlov sắp mất, ông nằm trên giường bệnh với các đệ tử quay quần chung quanh.  Bên ngoài trời tuyết đang rơi.  Ông bảo một người học trò của mình ra ngoài và mang vào cho ông một nắm tuyết.  Pavlov chăm chú nhìn thật lâu vào nắm tuyết để trên dĩa đang từ từ tan. Rồi ông thốt lên, “À, thì ra là vậy!” và nhắm mắt qua đời.

Theo tôi biết, thì mỗi tôn giáo đều có một vài mẩu truyện nói về việc gì xảy ra khi thân này mất đi, với một gợi ý là có một cái gì đó cũng sẽ vẫn còn tiếp tục. Và đa số những truyền thống tôn giáo mà tôi biết, đều nhấn mạnh đến một điều quan trọng này: là ta sống cuộc sống của mình như thế nào, vì những hành động có chủ ý của thân, của lời nói và tâm ý mình, sẽ có hậu quả và ảnh hưởng đến những gì xảy ra kế tiếp.

Theo tôi nghĩ thì suy đoán về vấn đề sống và chết sẽ không mang lại lợi ích gì nhiều cho mình.  Chi bằng ta hãy nuôi dưỡng sự tu tập trong ta, hoặc nhìn thấy được Phật tánh trong tất cả những người mình đang tiếp xúc. Thú thật, ở giai đoạn này trong đời mình (tôi bây giờ đã 87 tuổi, với năng lượng suy giảm và sự di chuyển khó khăn), tôi chú trọng hơn vào sự nuôi dưỡng tình thương đối với tất cả mọi người, và cố gắng luôn đối xử với mọi người như mình muốn được người khác đối xử.

Sự tu học của tôi là làm sao để mình có thể phát triển được khả năng tiếp xúc, kinh nghiệm giây phút hiện tại này một cách trọn vẹn, để tôi cũng có thể kinh nghiệm được những gì xảy ra khi tôi thở hơi cuối cùng của mình.

Khi thời gian ấy đến, tôi thật sự hy vọng rằng tôi có thể đối diện với sự huyền bí này với một thái độ hiếu kỳ và tự tại.  Hoặc như nhà thơ Mary Oliver đã diễn tả một cách tuyệt vời trong một bài thơ của bà “When Death Comes

Khi cái chết đến,
như một tảng băng lạnh trôi giữa con tim
tôi muốn bước qua ngưỡng cửa này
với một sự kinh ngạc và hiếu kỳ
Nó sẽ như thế nào đây
căn nhà nhỏ xinh tối ấy?

Và từ đó tôi biết nhìn tất cả
với tình người rộng lớn anh em
và tôi thấy thời gian chỉ là một ý niệm
và sự bất diệt có thể là điều thật có

Và tôi nghĩ đến mỗi cuộc sống như một đóa hoa,
đều giống nhau, như những hoa cúc giữa cánh đồng,
mà cũng lại vẫn hoàn toàn là cá biệt.

Khi tất cả qua rồi, tôi không muốn phải tự hỏi
Nếu mình đã làm một cái gì thực, và đặc biệt cho đời này
Tôi không muốn thấy mình phải sợ hãi và thở dài,
hay trách móc gì ai

Vì tôi không muốn,
mình đơn giản chỉ là một người khách
hờ hững ghé qua chơi cuộc đời này.

nguyễn duy nhiên
Nguồn: nguyenduynhien’s blog

Hoa cúc dại (1)

Chuyển đến trang:  1    3  4  4a  5  6  7  8  9  10 10a 10b 10c 10d 11 12 13 15 16 17 18
18a 19 20 21 22 23 24 25 26  26a 27 28 29 30 31 32 33 34
35  35a 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54
55 56 57 58 59 60 61