Recent Pages: 1 2 3 4 6 7 8 9 10 10b 10c 11 13 15 16 17 18
18a 19 20 21 22 23 24 25 26 26a 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41
42 43 44 45 46 47
Cây lồng đèn!
Cây hoa lồng đèn thật ra trong ngôn ngữ dân gian Việt Nam lại có tên là quả tầm bóp và rất nhiều tên gọi khác nhau tuỳ từng địa phương, có thể kể đến các tên: tầm bóp (thù lù cạnh), lồng đèn, thù lù, bùm bụp, có nơi còn gọi là bôm bốp…,, thuộc họ Cà (Solanaceae), là một sản phẩm dưới ánh mặt trời với một ít bóng râm, không quá khô, thế đất mầu mỡ, rộng để phát triển tàn lá. Cây thường mọc trong những cánh đồng, vườn tược, dọc theo những tuyến đường, trong những khu rừng ở độ cao khoảng 1500 m. Loài này được Carl Linnaeus miêu tả khoa học đầu tiên năm 1753…
Tên quen thuộc và được biết đến nhiều nhất là Tầm Bóp hay Thù Lù cạnh (tên khoa học là Physalis angulata L.) có quả là quả ruột rổng không có giá trị để ăn quả. Tuy nhiên loại cây Thù lù ruột đặc Nam Mỹ có tên khoa học là Physalis peruviana có quả như quả cà chua nhỏ có vị chua ngọt và rất bổ dưỡng với tên gọi là quả anh đào đất (groundcherry) hay quả cà chua dại (wild tomato), rất được nhiều người ưa chuộng.
Thù Lù là một loài thân thảo, phân bố rộng rãi hàng năm, cũng có nhiều tên gọi khác được biết đến trong tiếng Anh: Groundcherry Cutleaf, Camapu, Chinese Lantern và Winter Cherry.
Các loài tương cận với Tầm bóp (Thù lù cạnh):
– Thù lù Nam Mỹ (Cây Thù lù lông): Physalis peruviana
– Thù lù nhỏ: Physalis minima =Ph. Perviflora= Ph. Pubescens.
– Thù lù kiểng: Cây hoa lồng đèn Trung Quốc (Physalis alkekengi)
Tầm bóp là cây thân thảo hằng niên, mọc hoang quanh năm.
–Thân: Thân cao 50 – 100 cm, phân nhiều cành. Đường kính thân tròn, 1-2 cm.
–Lá: Lá mọc so le, hình bầu dục, chia thùy hay không, dài 30 – 35mm, rộng 20 – 40mm; cuống lá dài từ 15 – 30mm.
–Hoa: Hoa mọc đơn độc ở nách lá, có cuống mảnh, dài khoảng 1 cm. Đài hình chuông, có lông, chia ra từ phía giữa thành 5 thùy, tràng hoa màu vàng tươi hay màu trắng nhạt, có khi điểm những chấm màu tím ở gốc hoa. Đài đồng trưởng bao lấy quả nên có tên là quả lồng đèn.
Nguồn gốc và phân bố
–Chi Thù lù (Physalis) thuộc Họ Cà (Solanales) bao gồm nhiều loài thực vật có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc cựu thế giới và tân thế giới với khoảng 75-90 loài.
Đa số các loài trong chi này có nguồn gốc từ Mexico ở Nam Mỹ (có ít nhất 46 loài đặc hữu ở nước này).
Các loài trong Chi Thù lù là cây thân thảo đứng sống một năm hay nhiều năm. Hầu hết các loài yêu cầu ánh nắng mặt trời đầy đủ và khí hậu khá ấm áp và chịu nhiệt độ nóng. Một số loài rất nhạy cảm với sương giá, nhưng có một số loài chẳng hạn như loài thù lù Trung Quốc, P. alkekengi, chịu đựng được nhiệt độ rất lạnh và sống được qua mùa đông.
Các loài trong Chi thù lù có đặc trưng là quả khi chín có màu cam và tương tự về kích thước, hình dạng và cấu trúc giống như quả nhãn lồng (chùm bao) với ruột quả có nhiều ngăn rộng và một số loài có quả ruột đặt giống như quả cà chua, là loại quả ăn được với tên gọi là quả anh đào đất (Groundcherry).
Các loài trong chi Thù lù quả nằm một phần hay nằm gọn hoàn toàn trong một vỏ mỏng như bao giấy lớn có nguồn gốc từ các đài hoa.
–Quả: Quả mọng tròn, nhẵn, lúc non màu xanh, khi chín màu đỏ, có đài cùng lớn với quả, dài 3-4 cm, rộng 2 cm, bao trùm lên ở ngoài như cái túi, hạt nhiều hình thận. Ruột quả có nhiều không gian rổng, khi bóp quả vỡ phát ra tiếng “bộp”. Có lẽ tên gọi tầm bóp, bôm bốp, bùm bụp… phát xuất từ đặc điểm này.
–Hạt: Quả chứa nhiều hạt nhỏ nhỏ hình thận, hạt có ngoại nhũ khi chín ăn có vị chua, ngọt.
Cây ra hoa kết quả quanh năm.
Kể từ khi người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha chiếm Nam Mỹ làm thuộc địa, các loài cây thù lù được giới thiệu và phát tán khắp các châu lục và chúng thích nghi trở thành cây mọc hoang dại trên khắp thế giới.
Hiện nay ở Nam Mỹ còn tiếp tục xuất khẩu quả thù lù đặc ruột (Physalis peruviana) đến các nước ở Bắc Mỹ, Châu Âu và Châu Á như một loại quả anh đào đất (Groundcherries) có giá trị hơn hẳn quả tầm bóp sống hoang dại ở Châu Á.
-Loài Cây Tầm bóp (Physalis angulata) có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới châu Mỹ, sau này trở thành cây liên vùng nhiệt đới. Thấy chúng mọc hoang khắp nơi, ở trên các bờ ruộng, bãi cỏ, đất hoang hay ven đường làng quê ở khắp nam Châu Âu, Châu Phi, Châu Á, Châu Úc và các đảo ở Thái Bình Dương. Ngoài ra cũng còn thấy ở ven rừng từ vùng thấp đến vùng có độ cao 1.500m so với mặt nước biển.
Ở Việt Nam cây tầm bóp không rõ xuất hiện từ lúc nào, nhưng đã từ lâu nó đã trở thành cây mọc hoang dại trên mọi miền đất nước và được người dân dùng làm rau ăn và dùng làm thuốc trong dân gian để chữa bệnh.
Thành phần dinh dưỡng
+Theo nguồn của Từ điển Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Thành phần dinh dưỡng trong 100g quả tầm bóp/thù lù | |
Năng lượng | 49kcal (205kJ) |
Protein | 1,5g |
Cacbohydrat | 11g |
trong đó lượng đường | 3,9g |
Chất béo | 0,5g |
Chất xơ | 0,5g |
Protein | 0,9g |
Lượng nước | 81% |
Các khoáng chất và Vitamin | |
Lưu huỳnh | 6 mg |
Kẽm | 0,1 mg |
Sắt | 1,3 mg |
Natri | 0,0005g |
Magiê | 8 mg |
Canxi | 12 mg |
Phốt-pho 39 mg | 39 mg |
Clo | 2 mg |
Vitamin C | 28 mg |
Nguồn: Cơ sở dữ liệu dinh dưỡng của USDA |
Theo chất khô: trong 100g quả Tầm bóp có 80% Cacbohydrat, 12% Protein, 8% chất Béo.
Nguồn: wikipedia.org/wiki/Tam bop
+Theo nguồn phân tích của Thạc sĩ Nguyễn Đặng Toàn Chương
Sở Khoa học và Công nghệ Gia Lai:
Giá trị dinh dưỡng trong 100 g phần ăn được của quả Tầm bóp | |
Nước | 78.9 g |
Đạm | 0.054 g |
Chất béo | 0.16 g |
Chất xơ | 4.9 g |
Canxi | 8.0 mg |
Photpho | 55.3 mg |
Sắt | 1.23 mg |
Vitamine A | 1.613 mg |
Vitamine B1 | 0.101 mg |
Vitamine B2 | 0.032 mg |
Vitamine PP | 1.73 mg |
Axit Ascobic | 43.0 mg |
Nguồn: Thù lù (Physalis peruviana L.) một loại cây mới đầy tiềm năng
ThS. NGUYỄN ĐẶNG TOÀN CHƯƠNG-Sở Khoa học và Công nghệ Gia Lai
Công dụng của cây tầm bóp
-Lá và đọt non của cây tầm bóp được dùng làm rau
Ở Việt Nam cây tầm bóp mọc hoang dại và phát triển mạnh mẻ từ vùng đồng bằng ven biển cho đến vùng rừng núi có độ cao đến 1500 m.
Dân gian Việt Nam đã sử dụng rau Tầm bóp từ rất lâu và ở các vùng quê không ai không biết đến rau Tầm bóp.
Thực tế cho thấy cây mọc ở vùng có độ cao so với mặt nước biển ăn bùi và thơm hơn cây mọc ở vùng đồng bằng, đặc biệt là khi cần làm thuốc người ta thường tìm đến cây rau Tầm Bóp của các vùng núi cao.
Do những đặc tính như vậy nên hiện nay rất nhiều người sử dụng rau Tầm bóp đặc biệt là người dân ở những thành phố lớn và họ coi đây là một loại rau sạch vì hiện nay nó vẫn mọc hoàn toàn hoang dại và đặc tính dinh dưỡng và chữa bệnh của nó.
Rau Tầm bóp có thể chế biến thành nhiều món ăn như nấu canh với ngao, cua, tôm hoặc ăn lẩu, luộc xào.. đều rất ngon.
Quả chín của cây thù lù được dùng như trái cây
Cây tầm bóp hay thù lù cạnh là quả ruột rổng không có giá trị để ăn quả. Tuy nhiên loại cây thù lù ruột đặc Nam Mỹ có tên khoa học là Physalis peruviana có quả như quả cà chua nhỏ có vị chua ngọt và rất bổ dưỡng được xuất khẩu sang Bắc Mỹ và Châu Âu với tên gọi là quả anh đào đất (groundcherry) hay quả cà chua dại (wild tomato), rất được nhiều người ăn kiêng ưa chuộng. Ở Việt Nam cây thù lù hay thù lù lông có tên khoa học là Physalis peruviana, cùng loài nhưng khác giống với cây thù lù đặc ruột Nam Mỹ và cây thù lù nhỏ có tên khoa học là Physalis minima cũng có ruột đặt gần giống như loài này nhưng có quả nhỏ và kém ngon hơn.
Tại Châu Âu, quả anh đào đất (groundcherry) hay quả cà chua dại (wild tomato), rất được nhiều người thích trang trí và ăn với bánh kem ngọt vì quả có vị chua nên khi ăn với bánh và kem ngọt thì rất hợp, và lượng vitamin C chứa trong nó còn nhiều hơn cả trong quả cam.
Tại đây Physalis peruviana còn có 1 tên nữa rất hay là “amour en cage”, dịch nôm na là “tình yêu trong lồng” với ý tưởng cảm hóa phần vỏ bọc lấy phần quả bên trong, như chiếc lồng bọc lấy 1 trái tim rất đỏ….!
Cây hoa lồng đèn Trung Quốc
Chinese Lantern Flowers (Physalis alkekengi)
Tên gọi khác: Thù lù kiểng, Thù lù Trung Quốc, Anh đào mùa đông, Ground Cherry, Winter Cherry.
Cây đèn lồng Trung Quốc: Cây giống như cây tầm bóp, có những bông hoa trắng, nhưng những bông hoa không đáng kể và không phải là lý do mà các cây được trồng. Thay vào đó, cây được trồng vì có lớp vỏ mỏng như giấy rộng lớn khoảng 2 inch, cuối cùng đã bao bọc những quả mọng với hạt giống. Trong mùa thu, chúng chuyển sang màu cam tươi sáng! Hình dạng những vỏ giống một số đèn lồng Trung Quốc truyền thống và như vậy vì sự kết cấu mỏng như giấy của chúng – do đó mà có tên.
Lá hình trái tim. Cây phát triển thấp , đạt tối đa là 2 feet (nhưng thường thấp hơn).
Màu sắc ban đầu của cây đèn lồng Trung Quốc là màu xanh lá cây, quả chín vào cuối mùa sinh trưởng và màu sắc vỏ chuyển sang màu cam đặc trưng của mình kết hợp với hình dạng đã ngay lập tức gợi nhớ đến những ” lồng đèn” phổ biến trong mùa thu: các jack-o-lồng đèn.
Công dụng của cây hoa lồng đèn
♦ Dùng làm cây cảnh, toàn cây dùng làm thuốc, quả có màu cam, quả đặc ăn được. Nhưng điều đáng lưu ý là các quả chưa chín và lá cây có chất độc hại cho thú vật và trẻ em.
Mặc dù bản chất độc của lá và quả chưa chín, Ðèn lồng Trung Quốc đã có một loạt các ứng dụng y học.
Chúng bao gồm: chống viêm, long đờm, ức chế ho, sốt, và điều trị sốt rét.
♦ Vỏ khô của lồng đèn Trung Quốc là nguyên liệu tuyệt vời cho những bình hoa cắm vào mùa thu và đồ trang trí.
Hãy cắt cành và loại bỏ các lá, nhưng để lại vỏ quả lồng đèn nguyên trên cành. Để thân cây thẳng đứng trong một nơi thoáng mát và khô ráo. Sau khi khô, vỏ quả sẽ giữ lại màu sắc và hình dạng trong nhiều năm. Nếu bạn cắt dọc theo các tĩnh mạch của quả, những cánh đài của hoa sẽ cuộn tròn thành hình dạng thú vị khi chúng khô.
Happy Halloween!!
Các bộ phận của cây tầm bóp được dùng làm thuốc
♦ Theo Đông y
Trong dân gian và Đông y có nhiều kinh nghiệm dùng các bộ phận của cây tầm bóp để chữa một số bệnh.
+Ở Việt Nam:
Theo thaythuoccuaban.com thì cây tầm bóp (Physalis angulata) có các đặc tính và tác dụng như sau:
–Bộ phận dùng: Toàn cây – Herba Physalis Angulatae.
-Nơi sống và thu hái: Gốc ở Mỹ châu nhiệt đới, trở thành liên nhiệt đới, mọc hoang ở khắp nơi trên các bờ ruộng, bãi cỏ, đường làng, đất hoang, ven rừng từ vùng thấp đến độ cao 1500m. Thu hái cây quanh năm, dùng tươi hay phơi khô dùng dần.
-Tính vị, tác dụng:
Toàn cây có vị đắng, tính mát, không độc; có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, khư đàm chỉ khái, nhuyễn kiên tán kết.
Quả có vị chua, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt lợi tiểu, tiêu đờm.
-Công dụng, chỉ định và phối hợp:
Thường dùng trị cảm sốt, yết hầu sưng đau, ho nhiều đờm, phiền nhiệt nôn nấc. Dùng 20-40g khô sắc uống.
Quả Tầm bóp ăn được và dùng chữa đờm nhiệt sinh ho, thủy thũng và đắp ngoài chữa đinh sang, rễ tươi nấu với tim lợn, chu sa dùng ăn chữa được chứng đái đường.
Nguồn: thaythuoccuaban.com
-Một số bài thuốc khác
-Dùng trị viêm họng, khan tiếng, ho khan, ho có đờm đặc, trị tiểu ít, ban đỏ, thủy đậu (trái rạ), bệnh tay chân miệng, cúm gia cầm: Liều dùng 15 – 30 g cành mang hoa lá khô (tươi 50 – 100 g) sắc uống trong ngày. Dùng 3 – 5 ngày liền. (Nguồn: Chuyên đề sức khỏe KHPT).
-Lá cây tầm bóp rất tốt cho dạ dày, do đó ngoài việc dùng tầm bóp làm thuốc chữa bệnh người ta còn dùng thứ cây này như một vị rau ăn hàng ngày. Rau tầm bóp ăn hơi đắng nhưng thanh mát dễ ăn. Lẩu rau tầm bóp cũng là một món ngon, lạ chúng ta nên thưởng thức. (Theo BACSI.com -TTVN).
-Những người hay lênh đênh sông nước nên ăn quả này thường xuyên vì lượng Vitamin C và B1, vitamin A trong quả tầm bóp rất cao nên rất tốt cho cơ thể, có thể chữa bệnh Scorbut vì trên biển không có hoa quả. Ngoài ra quả tầm bóp còn có thể phòng ngừa các bênh về đường tiết niệu và viêm thận ví dụ sỏi thận, sỏi bàng quang và chữa bệnh gút rất tốt. (Theo BACSI.com -TTVN).
* Trị cảm mạo (yết hầu sưng đau, ho nhiều đờm, phiền nhiệt, nôn nấc): Lấy 20 – 40g Tầm bóp khô sắc uống, ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần.
* Trị nhọt vú, đinh độc, đau bừu dái: Dùng 40 – 80g cây Tầm bóp tươi giã vắt lấy nước cốt uống. Còn bã đắp lên nơi sưng đau hay nấu nước rửa.
Hoặc trị đinh nhọt có thể lấy quả Tầm bóp, giã đắp lên vùng đau ngày thay 1 lần.
* Trị ho do đờm nhiệt: Lấy quả Tầm bóp 30 – 40g, sắc lấy nước uống nhiều lần trong ngày.
* Trị thủy thũng: Lấy 40 – 60g quả Tầm bóp, sắc lấy nước uống rải rác trong ngày.
* Trị tiểu đường: Rễ tươi cây Tầm bóp 30 – 40g, tim lợn 1 quả, Chu sa 1g. Nấu nhừ ăn cả nước lẫn cái trong ngày. Cần ăn 5 – 7 lần (cách 1 ngày ăn 1 lần). (Theo Nông Nghiệp VN)
+Ở nước ngoài:
-Ở Ấn Độ, toàn cây được sử dụng làm thuốc lợi tiểu; lá được dùng trị các rối loạn của dạ dày.
-Ở Africa, họ ăn lá cây đã được nấu chín hoặc dùng như một tấm băng để băng các vết thương bị nhiễm trùng.
-Lá thù lù có đặc tính giảm đau và được sử dụng bên ngoài trên khắp Châu Phi nhiệt đới để chữa trị những bệnh về da như là :
– kích ứng ngứa démangeaisons,
– những mụn mũ bệnh đậu mùa pustules de variole,
– chứng sưng mé có mũ lésions panaris,
– vết thương rạch cào da bị nhiễm infectées scarification,
– đau nhức phong thấp douleurs rhumatismales,
– và để giảm độ cứng bắp cơ và đau .
Những lá cũng được dùng áp dụng đắp trên những vết loét sâu Guinée, giết chết sâu và dễ dàng trục ra khỏi vết thương.
-Ngoài ra, còn có cây Thù lù nhỏ (Physalis minima) cũng được dùng làm dược liệu (nhất là trong y dược cổ truyền Trung Quốc, gọi Thù lù nhỏ là Thiên bao tử).
Cây Tầm bóp ở Việt Nam có rất nhiều, tuy nhiên ít được sử dụng dù có một số dược tính tốt.
♦ Theo Tây y
Có nhiều nghiên cứu khoa học về dược tính của cây Tầm bóp hay Thù lù cạnh (Physalis angulata) với những kết quả được công bố như sau:
1-Thử nghiệm tại Trường dược, Đại học (ĐH) y khoa, Viện ĐH quốc gia Taiwan ghi nhận physalin F và physalin D [trích từ nguyên cả cây tầm bóp hay thù lù cạnh (Physalis angulata), bằng ethanol] có hoạt tính diệt tế bào trên 8 dòng tế bào ung thư:
5 dòng loại ung thư nơi người gồm :
-HA22T (ung thư gan – hepatoma),
-Ung thư cổ tử cung, ung thư KB (mũi – khí quản),
-Ung thư ruột Colo 205,
-Ung thư phổi (Calu-1)
và 3 dòng ung thư ở động vật:
-Melanoma (H1447),
-Hep-2
-và 8401 glioma (não).
Hoạt tính diệt tế bào ung thư mạnh nhất đối với ung thư gan và tử cung. Riêng physalin F còn có tác dụng chống u bướu loại P338 lymphocytic leukemia khi thử trên chuột (Nguồn:Anticancer Research Số 12-1992).
2– Nghiên cứu tại Khoa vi trùng và miễn dịch học, ĐH y khoa quốc gia Cheng Kung (Taiwan) ghi nhận các dịch chiết từ Cây tầm bóp (Physalis angulata) có những hoạt tính điều hòa hệ miễn dịch như cải thiện đáp ứng blastogenesis (lý thuyết cho rằng các đặc điểm di truyền được chuyển từ cha mẹ sang con cái bằng mầm nguyên sinh); kích hoạt các tế bào T; gia tăng đáp ứng kháng thể… (Nguồn: American Journal of Chinese Medicine Số 20-1992).
3– Nghiên cứu tại Trường dược, ĐH Houston (Texas) ghi nhận một flavonol glycosid trích từ lá của cây tầm bóp (Physalis angulata) bằng methanol: myricetin 3-o-neohesperidosid có tác dụng diệt tế bào ung thư loại murine leukemia P-338, epidermoid carcinoma KB-16, ung thư phổi adenocarcinoma A-549 ở những nồng độ ED50 theo thứ tự 0,048, 0,50 và 0,55 microgram/ml. (Nguồn: Fitoterapia Số 72-2001).
4– Nghiên cứu tại Viện khảo cứu các hợp chất thiên nhiên thuộc ĐH y khoa Kaohsiung (Taiwan) về hoạt tính chống ung thư gan của cây Tầm bóp (Physalis angulata) ghi nhận: Các dịch chiết toàn cây bằng nước và bằng ethanol được đánh giá về hoạt tính chống ung thư gan trên các dòng tế bào Hep G2, Hep 3B, PLC/PRF/5, ghi nhận hoạt tính chống ung thư do gây ra hiện tượng tế bào tự hủy (apoptosis) phối hợp với những rối loạn chức năng của các mitochondria nơi màng tế bào bị ung thư. Tác dụng diệt bào này không xảy ra nơi các tế bào gan lành mạnh. (Nguồn: Life Sciences Số 74, 2-2004).
5– Nghiên cứu tại Nhật (Khoa dược, ĐH Fukuoka) ghi nhận phần trên mặt đất của cây tầm bóp hay thù lù cạnh (Physalis angulata) có hoạt tính diệt được một số ký sinh trùng, đặc biệt nhất là Trypanosoma cruzi – tác nhân gây bệnh Chagas do rệp lây truyền (Nguồn: PIMD: 14758032 PubMed).
6– Một số các nghiên cứu khác chứng minh được hoạt tính in vitro của dịch chiết cây tầm bóp (Physalis angulata) trên các vi khuẩn mycobacterium và mycoplasmas, một số vi khuẩn gram dương và gram âm như Pseudomonas, Staphylococcus, Streptococcus. Riêng tại Nhật có một số nghiên cứu chú trọng đến các hoạt tính “in vitro” chống lại các siêu vi khuẩn bại liệt, Herpes simplex I, sởi, ban hồng, cháy rạ và cả HIV-I (do ức chế sao chép ngược).
7- Thành phần hóa học: Cây chứa một số hợp chất loại flavonoid như anthocyanin, alcaloid như withaminimin, withangulatin… và steroid: trong đó quan trọng nhất là các whitasteroid như physalin A-D, F, L-O, physagulin A-G, physagulid. Ngoài ra còn có chlorogenic acid, cholin, xocarpanolid, myricetin, phygrin.
.
Quả thù lù được thu hái làm dược liệu (Ảnh: duocanbinh.vn.com).
Các công dụng khác của cây Thù lù
– Quả để khô có thể làm mứt.
– Cây có thể trồng như cây cảnh trong vườn.
Cây Thù lù là loài cây hoang dại nên ít được chú ý khai thác để dùng làm rau sạch, loài cây này mọc tự nhiên nơi hoang dã nên hoàn toàn sạch, không bị ô nhiểm hóa chất và rác thải sinh hoạt. Rất dễ tìm và dễ trồng, trồng một lần cây có thể tái sinh sản bằng hạt tại chổ nên ta sẽ có thữa rau chỉ trồng một lần nhưng sử dụng nhiều năm.
Kỹ sư Hồ Đình Hải
Nguồn: Rau Rừng VN
Hiệu quả xấu và rủi ro :
- Lưu ý :
Sự sử dụng cây thù lù cạnh Physalis angulata có thể làm loãng máu và huyết áp thấp.
- Chống chỉ định :
Một nghiên cứu trên động vật cho thấy cây này có thể hạ áp suất động mạch và nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy một hoạt động chống sự đông máu.
Những người bị chứng rối loạn máu như là :
– bệnh huyết hữu hay chứng dễ xuất huyết băng huyết hémophilie,
– những bệnh nhân đang dùng thuốc tim médicaments cardiaques,
– hay chất làm loãng máu anticoagulants,
Hay những người có vấn đề tim như là áp suất động mạch không nên dùng dược thảo này mà không có sự giám sát theo dỏi và tư vấn của những người chuyên môn về sức khỏe.
(Theo Nguyễn thanh Vân)
OCT 2 – 2014
Photos: hannahlinhflower
Words: LSV tổng hợp từ Wiki & Internet
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
.
♦ Wiki: Cây tầm bóp
♦ Rau Rừng Việt Nam
♦ Mother Earth News
♦ Gardenersnet.com
♦ Bake it Glamorous
♦ VuonDuocThao/NTV
.
Exploring Long Island: Chinese Lanterns
and Friendly Neighbors
I was following the usual utility pole directions on my Saturday morning ritual of garage sale hunting, when I happened upon a sidewalk stand on a quiet neighborhood street, not far from where I live.
At the end of the driveway, in a little red wagon, was a delightful display of colorful Chinese lantern plants for sale for just a few dollars, along with bouquets of lovely fall flowers artfully arranged in recycled bottles that could have passed for expensive crystal vases.
The sign said self service, but being a novice I didn’t see the sign that pointed to the hole in the middle of the picnic table into which one could deposit cash for purchases made.
As I stood looking a little bewildered, the friendly neighbor who grew these pretty flowers came out from her yard to assist. She asked me if I had ever seen the Chinese lantern flowers and I told her my father used to grow them.
She said, “Well, I will show you something you don’t know about them.” With that she fished around in her abundant supply and pulled out a particular bud. She gently pulled it open and peeled back the lantern shell to reveal a small cherry tomato-like fruit.
“Here’s your breakfast,” she said. I looked at her with some disbelief and didn’t know if I really wanted to bite off that little fruit. I had never heard of this!
Yet my curiosity was piqued and also not wanting to be rude, I cautiously bit off a piece. It was not bitter at all, and not too sweet. It was, in fact, just right.
Marta, as I came to know her name, told me all about her Chinese lantern experience. She said that she had tried to grow them from seed packets and had no luck at all. Year after year she cultivated the seeds and it came to nothing.
Then one day a neighbor called her to take a look at something growing quite vigorously in her garden. “Can you tell me what it is Marta?”
Marta said she knew right away it was the Chinese lanterns she had been trying so hard to grow. She suspected that some birds had carried her seeds to the neighbors yard and having been partially digested, were more readily sowable.
This was Marta’s clue and she said she had no problem thereafter growing her own Chinese lanterns.
Marta urged me go onto the Internet to find out all about the colorful and delicate fruit-bearing flowers too. Marta said, “And my Russian friends know all about them as they grown wild in Russia and people there find the fruits quite tasty.”
She explained that the fruit needs to be ripe, otherwise it is poison, adding, “No … not really poison, you could eat as many as you want, but acidy.”
Marta explained she needed to pick the lanterns a little early otherwise the snails will be attracted to the little fruits inside and the viney stems get heavy and lay on the ground, and the fruits will be gone.
As I was leaving, another friendly neighbor came by and just had to see the pictures I had taken of Marta’s annual lantern harvest.
Having my autumn bouquet in hand, and now filled with the pleasure that only a neighborly conversation on a glorious fall morning can bring, I went home to share all that exploring Long Island is more than just the LIE train to the Hamptons.
Authors note: a quick search on the Internet yields uses of the whole Chinese lantern plant which can: kill bacteria, cancer cells, viruses, relieve pain, spasms, inflammation and fever. It is a veritable panacea for what ails the human frame!
Source: TheEpochTimes