HV 7: Sen trắng thanh cao

Recent Pages:  1    3  4  4a  5  6  7  8  9  10 10a 10b 10c 10d 11 12 13 15 16 17 18
18a 19 20 21 22 23 24 25 26  26a 27 28 29 30 31 32 33 34
35 41 42 43  44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61

 Sen trắng 

ý nghĩa hoa sen trắng

Một loài hoa bình dị, thanh cao và thoát tục sống trong ao hồ, đó chính là Hoa Sen. Sống đời đức hạnh thanh cao – Như hoa sen trắng đẹp màu yêu thương.

Mỗi khi nói đến Phật giáo, mọi người thường liên tưởng đến một loài hoa bình dị, thanh cao và thoát tục sống trong ao hồ, đó chính là Hoa Sen. Và Hoa Sen Trắng là loài hoa thật dễ thương và mang đầy giá trị minh triết Phật giáo đối với nhân sinh, như hai câu thơ mộc mạc, thắm đượm triết lý trong nhân cách sống cao thượng của đạo làm người:

Sống đời đức hạnh thanh cao
Như hoa sen trắng đẹp màu yêu thương!

Hoa sen trắng

Hoa sen trắng bình dị, thanh cao, thuần khiết và mang trong đó phong thái tôn nghiêm và tươi thắm. Nhìn hoa sen trắng lay động trong nắng mai, màu trắng của hoa mang đến cho người sự nhẹ nhàng, thanh thoát, cùng với dáng vẻ khoan thai, bình yên. Vào những mùa trăng, ánh sáng lung linh của ánh trăng vàng đã tô điểm cho cánh hoa sen trắng sáng ngời một vẻ đẹp giải thoát đầy an lạc giữa muôn vì sao lấp lánh trên bầu trời xa thẳm.

004 (35)

Mỗi khi nhìn hoa sen trắng, chúng ta như cảm nhận được ý nghĩa cao đẹp trong cuộc sống thiêng liêng cao quý của trái tim hồng biết quan tâm, yêu thương và chia sẽ với nhau những hoa trái tươi đẹp của cuộc đời. Khi nhìn lên bầu trời với những áng mây trắng bay lãng đãng, chúng ta như cảm nhận được sự tự tại, an nhiên của mây và khi nhìn lại cánh hoa sen trắng mỉm cười tươi thắm đầy an lạc mọi người điều hiểu ra được sự tự do, thánh thiện của đóa sen trắng trong ngần giữa  nơi bùn lầy nước đọng.

Có thể mọi người yêu quý hoa Sen trắng bởi vì màu trắng của hoa sen. Đó là màu của đức hạnh, từ bi, trí tuệ, màu của sự thanh cao tâm hồn thể hiện trong đời sống đạo đức, văn hóa cao đẹp, nơi phẩm chất thánh thiện bởi lòng yêu thương, khoang dung, nhân ái và cao thượng… Vẻ đẹp thánh thiện, an lạc và giải thoát của sen trắng luôn tạo cho mọi người sự yêu quý, và yêu quý hơn khi nhìn thấy hoa sen trắng tuy sống giữa bùn nhơ nhưng lúc nào cũng khoe sắc, tỏa hương để tô điểm cho đời. Sắc đẹp và  hương thơm thanh khiết của hoa sen trắng mang đến cho mọi người một đời SỐNG ĐẸP, sống đẹp với chính mình và sống đẹp với mọi người xung quanh. Và nếp sống cao thượng ấy luôn được trải rộng với muôn loài cùng chung sống trên hành tinh xanh thân yêu.

Yêu thương sen trắng tươi màu
Sống đời đức hạnh, thanh cao tâm hồn!

Con người luôn trân trọng vẻ đẹp hiền diệu và thánh thiện của hoa sen trắng. Tấm lòng vị tha sống vì mọi người sẽ là ngọn lửa hồng luôn sưởi ấm của nhân sinh trong cuộc đời. Cám ơn hoa sen trắng đã mang đến cho mọi người một ý nghĩa sống có giá trị với hình ảnh cung kính, bình dị và tôn nghiêm, một đời sống vô ngã, vị tha của chân hạnh phúc để cuộc sống luôn tươi sáng trong hiện tại và tương lai….

10385549_430266700455762_7380440537852826044_n

Vẻ đẹp hoa Súng Trắng

Người Ai Cập cổ đại sùng kính hoa súng sông Nin, hay hoa sen như họ gọi nó. Súng xanh Ai Cập (Nymphaea caerulea), nở hoa vào buổi sáng và sau đó chìm xuống dưới mặt nước vào lúc chiều tối. Súng trắng Ai Cập (Nymphaea lotus) lại nở hoa vào buổi đêm và khép lại vào buổi sáng. Các dấu tích của cả hai loại hoa này đều được tìm thấy trong lăng mộ của Ramesses II. (Wikipedia )

Trong thực vật học, hoa Súng được xếp vào bộ Nymphaeales, xuất xứ từ chữ “Nympho” để chỉ những nữ thần trong thần thoại Hy Lạp. Chính vẻ thanh tú và sắc trắng tinh khôi của loài hoa này đã đem lại ý nghĩa tượng trưng cho sự trong sạch của tâm hồn. Bông súng là loài cây mọc trên nước, có hai lá mầm mọc từ phôi, phát triển thành những phiến lá rộng, phẳng, nổi trên mặt nước. Ngoài màu trắng chủ đạo, còn có nhiều loại hoa Súng có những màu sắc sặc sỡ khác nhau, tô điểm cho vẻ đẹp của những mặt hồ tĩnh lặng.

White Water LilyHọ Súng (danh pháp khoa học: Nymphaeaceae) là một danh pháp thực vật để chỉ một họ trong thực vật có hoa. Hoa súng trắng là quốc hoa của Bangladesh. Đối với một số nền văn hóa phương Tây thì nó là loài hoa biểu tượng của những người sinh vào tháng 7.

Các loài súng sinh sống ở các khu vực ao, hồ và đầm lầy, với lá và hoa nổi lên trên mặt nước. Lá súng hình tròn, các chi Nymphaea và Nuphar có lá bị khía chữ V nối từ mép lá tới phần cuống lá, nhưng chi Victoria lại có lá hoàn toàn tròn và không bị khía. Lá đơn, mọc cách. Hoa xếp xoắn vòng: lá đài 4 – 12 (thường 5 – 6) đôi khi có màu và lớn hơn cánh hoa như ở chi Nuphar. Cánh hoa nhiều, xếp lớp (ở chi Nuphar cánh hoa rất nhỏ và có dạng vảy). Tổng cộng 4-6 chi và khoảng 60-80 loài (tùy theo hệ thống phân loại), phân bố rộng khắp thế giới. Ở Việt Nam có 2 chi là Nymphaea và Victoria với khoảng 5 loài.

July-18-2012-3

Theo phân loại thì các loài súng bao gồm 2 thể loại chính là: súng xứ lạnh và súng nhiệt đới. Các loài súng xứ lạnh chỉ nở hoa vào ban ngày còn các loài súng nhiệt đới có thể nở hoa vào ban ngày hoặc ban đêm cũng như là nhóm duy nhất có chứa các loài súng với hoa có màu xanh lam.

Khả năng tồn tại của hạt súng theo thời gian là rất dài, vào khoảng 2000 năm.

Hoa súng có thể có mùi thơm (loài súng thơm Nymphaea odorata). Hiện nay tồn tại khoảng vài trăm giống hoa súng khác nhau.

Mỗi hoa súng sẽ tươi trong 3 tới 5 ngày. Hoa nở ban ngày và cụp lại vào ban đêm. Một khi hoa không còn nở lại nữa, hoa sẽ từ từ chìm xuống dưới mặt nước, ta nên cắt bông hoa để cây có sức nuôi bông khác (ta cắt sát gốc cây). Tương tự như thế với lá súng khi vàng úa ta cũng cắt đi để cây ra nhiều lá khác.. Hoa súng là loại cây sân vườn (kg có hoa hoặc chết nếu trồng trong nhà), cây cần ít nhất 6 – 7 h ánh sáng mặt trời để cây có quang hợp và có hoa thường xuyên.

Khi trời tiết quá nóng ta nên tưới cho súng, sen vào buổi chiều mát để cây không mất sức (cây ưa nắng nhưng rễ cây phải mát).

Hoa Sung thang 10 - 2014 (5)

Người Ai Cập đã dâng tặng riêng hoa Súng cho thần Mặt trời. Loài hoa thú vị này khép mình về đêm từ hoàng hôn cho đến bình minh. Nhiều vị thần trong đền thờ bách thần Hindu cũng đã được thể hiện với tư thế đang ngồi trên những bông hoa này, hình ảnh này gợi cho chúng ta nhớ đến truyền thuyết là thế giới này đã sinh ra từ giữa những dòng nước.

July 15 - 2012. (1)Sen Trang July, 2012. . (4)Sen Trang July, 2012. . (3)Sen trang He 2012. (1)Hoa Súng trắng 2012 (3)July 16 - 2012. (6)

Tinh khôi một màu trắng
Giữa đồng xanh mênh mông
Hoa luôn cười với gió
Làm ai xao xuyến lòng!

(ÐPV)
.

Water Lily 2012

Hoa Súng mọc ở đồng bưng
Vươn từng cánh trắng ngó chừng gió lay
Nhụy vàng càng ngắm càng say
Hương thơm đồng nội những ngày vào đông!

(ÐPV)
.
Summer, July - 2015 (197)

Bông Súng trắng nở trên hồ
Tinh khôi màu trắng đep quá thôi
Hoa đồng nội vẫn tươi cười
Khoe sắc trên hồ làm đắm say

(HNN)
.
Summer, July - 2015 (179)

Hoa Súng mọc lên từ bùn đen
Ra khỏi mặt nước từ từ nở hoa
Cánh hoa màu trắng mượt mà
Nhị hoa vàng óng hương hoa thơm lừng

(LLV)

Summer, July - 2015 (204)

Nhụy vàng – bông trắng dễ thương
Là hoa bông súng dưới mương ruộng nhà
Súng hoa nấu cá với cà
Món chua rất tuyệt… cả nhà khen ngon
Loài hoa thể hiện sắt son
Tình yêu chồng vợ – mãi còn trăm năm

(LR)

Summer, July - 2015 (184)

July 28 – 2015

Photos: hannahlinhflower
Words: Wiki & Internet

Hoa súng ở nơi xa

Hoa súng - Tranh Monet

Mưa rơi nhẹ trên thành phố Giverny vào cái ngày tôi đến thăm khu vườn của Monet. Xe chạy quanh quanh trên các triền dốc bên những pháo đài cổ và một ngôi làng nửa thôn quê nửa phố thị hiện ra ở cuối con đường.Trong làn mưa bụi, hoà giữa những chiếc dù nhiều màu sắc và hàng người toả vào các lối đi quanh ngôi nhà của nhà danh hoạ, tôi thấy mình đang đi lạc trong cơn mơ dưới hoa. Một tiếng cười nhẹ, một hơi thở nhẹ như cũng đủ làm rung từng cánh lá trên giàn nho và giàn hoa hồng phủ kín các cửa sổ.

Bỗng dưng, tôi tự hỏi mình đang ở đâu đây, cơ duyên nào đưa mình đến chốn này? Đi qua chiếc cầu gỗ dáng cong kiểu Nhật Bản, chợt hiện ra hồ hoa súng; A, chính là hoa súng đã dẫn mình đến đây, hoa súng là nhân duyên của chuyến đi này.

Tôi đang giẫm lên dấu chân của ông già Monet năm nào lững thững bên bụi trúc khu vườn và in bóng cùng mây nước tĩnh lặng trên mặt hồ buổi sáng. Người ta kể rằng ông già râu tóc bạc phơ này bao giờ cũng đi ngủ sớm để có thể thức dậy vào lúc bình minh cho kịp nhìn thấy nắng mai đọng đầy hoa súng.

Sau nhiều năm sống trong cảnh nghèo túng, chịu đựng sự ghẻ lạnh của các nhà phê bình và sự hờ hững của các nhà kinh doanh nghệ thuật, Monet đã chọn Giverny làm nơi an trú những năm tháng cuối đời. Chính nơi đây, tìm được con đường riêng của mình trong nghệ thuật, đạt đến độ chín muồi viên mãn trong sáng tạo.

Những bông hoa phớt hồng, tím nhạt, xanh màu thiên thanh hay trắng màu trinh nguyên đã từ những tranh vẽ cuối đời của Monet bước ra hay từ đây đi vào tranh vẽ? Chúng vừa mới nở đêm qua hay còn sót lại từ đầu thế kỷ trước, thuở nhà danh hoạ có tâm hồn và hình dáng như một đạo sĩ phuơng Đông còn đứng tựa vào lan can cầu bình thản nhìn ngắm thời gian trôi qua sau khi tất cả những bạn đồng hành trên con đường nghệ thuật ấn tượng đã lần lượt đi vào cõi vĩnh hằng?

Những bức tranh này không hề có chân trời và bầu trời thì chỉ còn hiện lên qua ánh hồi quang của nước. Cây cối, bầu trời, những áng mây phản chiếu trên mặt hồ phẳng lặng mà Monet gọi là tấm gương nước. Tấm gương đó cũng chính là tâm hồn người nghệ sĩ. Ta hiểu vì sao nhà danh hoạ thường nói rằng thiên nhiên là xưởng vẽ của mình trong khi phần lớn tác phẩm của ông lại được tái tạo từ thế giới nội tâm.

Dưới nắng mai, những quầng hoa súng ánh lên màu xà cừ, tiếng bay vù vù của những chú chuồn chuồn, tiếng lũ nhái nấp trong lau sậy bỗng sợ hãi buông mình xuống làn nước khi có người đến gần… tất cả đã trở thành nguồn cảm hứng và một nơi chốn yên bình để người ta suy tưởng.

Hàng liễu rủ bên con đường quanh hồ còn đẫm sương đêm. Dòng người bước đi mà như tan biến dần vào thiên nhiên: khóm trúc, rặng liễu, lùm hoa diên vĩ. Vẻ trầm tư của hồ nước gợi lên một khung cảnh quen thuộc nào tôi đã trải qua. Hình như tôi đang đi lại con đường quanh hồ hoa súng phía sau Long An Tự ( Ryoanji), một ngày xuân muộn.

Đây là ngôi chùa thuộc phái Lâm Tế do dòng họ võ sĩ Hosokawa lập ra ở Kyoto từ giữa thế kỷ XV. Vẫn cây cầu dáng cong và những đoá hoa súng nhu mì khoe sắc, chỉ thiếu những đôi thiên nga nhàn tản trong bóng trời chiều. Ánh nắng xuyên qua kẽ lá rơi lốm đốm trên mặt nước làm nên những gợn sóng lăn tăn. Tôi đang dừng chân ở đâu đây? Kyoto hay Giverny? Không, hình như là một chỗ nào đó còn thân thuộc hơn nữa? Chỗ nào?

Và tôi chợt nhớ ra. Đó là một buổi chiều Hà Nội, sau một ngày họp hội, từ khách sạn Asean, tôi một mình thả bộ dọc con đường Chùa Bộc cuối năm chật chội người xe. Hơn 20 năm trước, thời sinh viên, mỗi ngày tôi đạp xe từ khu Trung Tự ngang qua đây để vào Mễ Trì, trên con đường trải nhựa nhỏ hẹp chạy giữa các ngôi nhà cũ kỹ và những bàu rau muống. Bây giờ những hàng quán nghèo nàn nhường chỗ cho các cửa hiệu sang trọng, sầm uất.

Và tôi chỉ tìm lại được Hà Nội của mình cuối thập kỷ 70 khi bước vào cổng chùa. Chỉ cách mấy bước chân mà không gian náo nhiệt như lùi xa. Chùa vắng vẻ, không có người ăn xin, quầy bán hương không chào mời, một sư thầy khoan thai gõ chuông cho vài khách thập phương cúng bái. Tiếng chuông lan ra vườn chùa, phả âm vào ao nước bạt ngàn hoa súng. Hoa súng nở vươn đến bờ, chỉ cần nghiêng mình với tay là chạm tới.

Tôi nhớ ngày xưa ao chỉ lác đác hoa, lòng tự hỏi ai người trồng hoa đã cất công gìn giữ một vùng thiên nhiên như vậy giữa phố phường đang lấn đất. Trong khi hoa sen đầy đặn như người thiếu phụ tuổi 30 thì hoa súng mãi thanh tân bé dại ở năm 16. Búp sen tròn và đoan trang ; búp súng dài mảnh, cánh nhọn bung ra như nụ cười tinh nghịch. Vào cuối thu, sen đã tàn, súng còn nán lại chơi với ta thêm một mùa dài. Lá sen vươn cao hơn mặt nước dáng kiêu hãnh, lá súng thì bằng lòng thả mình trên mặt nước, như không có vẻ gì gắng sức mà vẩn tương chiếu và hoà điệu với thiên nhiên chung quanh.

Chùa Ryoanji và khu vườn Giverny tôi chỉ mới đến một lần thôi. Thoáng như một giấc mơ, liệu có ngày gặp lại? Còn giữa buổi chiều Hà Nội cuối năm, trong lời cầu xin tham lam của tôi, có lời nguyện được cùng em trở lại bên mặt hồ hoa súng thân thuộc này, để Chùa Bộc còn giữ hoài cho tôi một chút tình không phai từ năm tháng cũ.

HUỲNH NHƯ PHƯƠNG

Việt Báo (Theo_TuoiTre)

backyard-aug-16-2012-242

Nắng hạ và hoa súng 

Water Lily 2014 (97)

Hoa súng giản dị nhưng mang vẻ đẹp tinh khôi khiến người ngắm hoa có cảm giác nhẹ nhàng.

Lưu Quang Vũ có câu thơ về hoa súng:

Nghe hoa súng bờ ao se sẽ nở
Da diết lòng hương dịu tự vườn cau…

Chế Lan Viên có bài thơ Màu hoa súng tím:

Màu hoa súng ấy như cơn đau không dám khóc
Chỉ lặng yên sắc tím để mà đau
Người đời chỉ biết màu sen anh đỏ rực
Còn nỗi buồn hoa súng tím biết cho đâu.

Water Lily 2014 (95)

Mùa hạ là mùa hoa sen, hoa súng nở. Hoa súng có rất nhiều màu. Hoa súng cũng dễ phân biệt với hoa sen. Hoa súng không nhô cao trên mặt nước như hoa sen. Lá hoa súng có xẻ rãnh chữ V, còn lá hoa sen tròn kín, không xẻ rãnh nào. Tiếng Việt phân biệt hoa sen, hoa súng rất phân minh vì trong chữ Hán hoa súng lai có tên là “thụy liên”, tức là hoa sen ngủ. Có tên như vậy vì hoa súng đến tối thì cụp lại như đi ngủ trên mặt nước yên tĩnh từ hoàng hôn cho đến bình minh.

Water Lily 2014 (5)

Hoa súng thuộc họ thực vật Nympheaceae. Cây thân thảo, mọc rất phổ biến ở những nơi có ruộng nước, ao hồ nước nông, nhiều bùn. Cây có thân rễ bò dài trong bùn, lá to tròn giống hình tim nổi trên mặt nước, mép lá có răng, cuốn dài. Cây mọc khỏe nơi đủ nước, đủ nắng, nóng, nơi nước đọng hay chảy nhẹ. Cây trồng chủ yếu bằng các đoạn thân rễ.

Không kiêu sa, hiếm lạ như hoa Phong lan, Hải đường. Hoa Súng có mặt ở mọi nẻo đồng quê trên quê hương, rất đỗi gần gũi thân thuộc với mọi người. Chẳng cần nhiều mầu sắc, với một mầu trắng tinh khôi, một mầu tím phớt hồng song không kém phần rực rỡ, Hoa Súng luôn như một lời nhắn nhủ thuỷ chung son sắt.

Cây Súng mọc không hề kén đất, chỉ cần có nước và ánh sáng mặt trời là loài hoa đồng nội này sinh sôi nảy nở, từng bông, từng bông Hoa Súng vẫn cần mẫn nối tiếp nhau nở rộ như ý chí quyết vượt lên số phận, hoàn cảnh khó khăn của mỗi con người.

Nở hoa là khoảnh khắc huy hoàng trong môt đời cây cỏ. Song ở không ít loài thảo mộc, sắc mầu rực rỡ mà chúng vừa phô bày cũng lại là dấu hiệu của bước suy vi đã cận kề, vì chẳng bao lâu sau đó các bông hoa này sẽ luị tàn. Nhưng ở loài Hoa Súng, cây càng ra hoa, lá càng xanh tốt và bông hoa nở trước như vẫy gọi bông hoa nở sau để cùng nhau làm nên những cánh đồng hoa bất tận.

Water Lily 2014 (26)

Có khá nhiều ý kiến xung quanh ý nghĩa của hoa Súng, giống như hoa hồng, mỗi màu hoa Súng lại có một ý nghĩa khác nhau. Ngoài ra còn có một số ý kiến cho rằng thông điệp mà loại hoa này mang lại còn tùy thuộc vào nơi chốn và thời gian.

Người Ai Cập cổ đại sùng kính hoa súng sông Nin. Ý nghĩa của hoa súng được gắn liền với sự tích người Ai Cập đã dâng tặng riêng hoa súng cho thần mặt trời – vị thần của sự hùng biện. Vì vậy theo ý nghĩa của người Ai Cập thì hoa súng trắng là tượng trưng cho sự hùng biện.

Theo quan niệm của người Phương Đông thì nhận một bó hoa súng trắng là sự báo hiệu của niềm vui xáo trộn và đặc biệt bất ngờ. Chính vẻ thanh tú và sắc trắng tinh khôi của loài hoa này đã đem lại ý nghĩa tượng trưng cho sự trong sạch của tâm hồn.

Một quan niệm khác thì cho rằng, trong các loài hoa dưới nước thì hoa Súng tượng trưng cho người quân tử và hái hoa Súng vào ban đêm sẽ mang lại sự may mắn cho những người đang yêu.

Water Lily 2014 (9)

Hoa súng trắng được chọn là quốc hoa của Bangladesh từ năm 1971. Đối với một số nền văn hóa phương Tây thì nó là loài hoa biểu tượng của những người sinh vào tháng 7.

Water Lily 2014 (45)Hoa súng 2014 (20)Hoa súng 2014 (16)

Theo Y học cổ truyền, các bộ phận của cây được dùng làm thuốc thanh nhiệt, chống say nắng, cầm máu… Đặc biệt, nó còn trị hiệu quả chứng co giật ở trẻ, đau lưng mỏi gối…

Giải cảm nắng: củ súng nấu chè ăn.

        Chữa suy nhược cơ thể, hay đổ mồ hôi trộm, di tinh: củ súng nấu chín, bóc vỏ 400 g. Củ mài nấu chín, bóc vỏ 800 g. Phơi khô tán nhỏ, mỗi lần dùng 10 g nấu thành cháo ăn hằng ngày lúc đói. Bài thuốc này còn có tác dụng bồi bổ, ích chí, mạnh tinh.

        Chữa hen suyễn ở người già và trẻ em: củ súng và hạt cải củ, hai thứ lượng bằng nhau, đem đồ chín, phơi khô, tẩm nước cốt gừng, tán nhỏ thành bột, luyện với mật ong thành viên hoàn bằng hạt ngô đồng, ngày uống 50 viên với nước sôi. Bài thuốc còn có tác dụng bổ dưỡng, giảm ho, cắt cơn hen.

Water Lily 2014 (25)Water Lily 2014 (54)Water Lily 2014 (70)Water Lily 2014 (125)

Công dụng của cây bông súng

Chi Súng (danh pháp khoa học: Nymphaea) là một chi chứa các loài thực vật thủy sinh thuộc họ Súng (Nymphaeaceae).

Chi này có quan hệ họ hàng gần với chi Nuphar (Súng ôn đới hay Huệ nước-khoảng 10-12 loài giống như bông súng), chúng khác nhau ở chỗ là các cánh hoa của chi Nymphaea lớn hơn nhiều so với các lá đài của đài hoa, trong khi ở Chi Nuphar thì các cánh hoa lại nhỏ hơn so với các lá đài màu vàng (4-6 lá).Quả khi chín cũng khác nhau, với quả của chi Nymphaea chìm xuống dưới mặt nước ngay sau khi hoa khép lại, trong khi quả của chi Nuphar lại ở trên mặt nước cho đến khi chín.

Các loài súng không có quan hệ họ hàng gì với các loài loa kèn (huệ tây) thuộc họ Loa kèn (Liliaceae), bộ Loa kèn (Liliales) mặc dù tên gọi bằng tiếng Anh của chúng là water-lily (huệ nước). Chúng cũng không có quan hệ họ hàng gì với các loài hoa sen thực sự thuộc chi Nelumbo, là các loài hoa được sử dụng trong ẩm thực tại khu vực Châu Á cũng như là loại hoa linh thiêng của đạo Hindu và đạo Phật.

Nhiều loại hoa súng thông thường trong các khu vườn thủy sinh thực chất là các giống lai ghép.

Ở Việt Nam bông súng là loài cây dại mọc nơi ao hồ hoặc ở những thửa ruộng thấp vào mùa nước nổi ở miền Tây. Loài cây này vươn lên theo nước lũ, nước càng dâng cao thì cuống lá, cọng càng dài. Lá trải rộng trên mặt nước và hoa màu trắng, màu tím hay màu hồng vươn lên khỏi mặt nước trông rất đẹp.

Giá trị dinh dưỡng

Bộ phận dùng được của cây bông súng là cọng tức là cuốn lá của cây bông súng.

Cọng bông súng tước vỏ là loại rau sạch, có hương vị đậm đà, là món rau ghém dòn và mềm có thể ăn sống, luộc, xào, nấu canh chua, nhúng lẩu v.v…

Thực ra cọng bông súng thành phần chủ yếu là nước, chất xơ và ít chất dinh dưỡng. Nhưng chất xơ có vai trò quan trọng trong đường tiêu hóa của con người.

Ăn bông súng còn là nét văn hóa ẩm thực của người dân Nam Bộ đặc biệt trong vùng nước nổi hàng năm ở ĐBSCL.

Khi nhổ bông súng, người ta chỉ nhổ những cọng có bông trên đầu, nó ngon hơn những cọng lá. Bông súng đem về được quấn thành từng khoanh tròn mỗi khoanh khoảng 10 – 20 cọng, bán 1.000-2.000 đồng một khoanh, tuy giá không cao nhưng với số lượng nhiều người nông dân cũng thu được số tiền kha khá.

Cọng bông súng được dùng làm rau

1-Cọng bông súng dùng làm rau sống

Ở miền Tây Nam Bộ người dân có thể thu hái cọng bông súng ở các đầm, trấp, ao, sông rạch. Các chợ ở Nam Bộ thường bán cọng bông súng tươi như một loại rau sạch tự nhiên rất được các bà nội trợ miền quê ưa chuộng.

Cọng bông súng khi tước vỏ rất dòn dể gãy, do đó chỉ cần bẻ khúc hoặc dùng dao tước mỏng làm rau ghém. Cọng bông súng thường xuất hiện trong những rổ rau tập tàng của người dân vùng nước nổi. Rau bông súng thường dùng để chấm mắm kho trong những bửa ăn đạm bạc của người nông dân ở vùng sâu.

Món rau sống từ cọng bông súng cầu kỳ hơn là món bông súng bóp xổi.

Để có món bông súng bóp xổi, người ta lấy cuống bông súng tước bỏ vỏ ngoài, rửa sạch rồi ngắt từng khúc ngắn 4 – 5 cm, để vào một  thau sạch. Dùng tay bóp nhẹ những cọng súng làm cho dập mà không nát.

Pha một chén giấm cùng vài muỗng đường cát, khuấy cho tan đường. Đổ chén giấm vào thau bông súng, thêm một nắm rau răm xắt nhỏ vào, trộn đều là được. Chấm với nước mắm kho quẹt hoặc với nước tương kho. Món này ăn rất ngon miệng, tác dụng kích thích tiêu hóa, an thần, trợ tim, giải độc; rất tốt cho người ăn uống kém, ăn không tiêu, mất ngủ, tim đập mạnh, bồn chồn không yên, người bị di tinh, bạch đới, ho, viêm đường tiết niệu.

Vùng Đồng Tháp Mười có câu ca dao:

Muốn ăn bông súng mắm kho,

Thì vô Đồng Tháp ăn cho đã thèm.

2-Cọng bông súng được dùng để bóp gỏi

Cọng bông súng lột vỏ, chẻ nhỏ dể làm chất nộm trộn gỏi ăn rất hấp dẫn.

Món gỏi (nộm) bông súng khá dễ làm lại mang đến hương vị thật lạ mà ngon.

Sau đây là cách chế biến món gỏi bông súng của người dân Nam Bộ:

Nguyên liệu:

1bó bông súng
1củ hành tây
1quả chanh
300gr tôm thẻ
500gr thịt ba rọi
Hành phi, tỏi
Rau răm, đậu phộng
Nước mắm.

Các bước thực hiện:

Bước 1:

– Cọng bông súng tước vỏ, rửa sạch rồi ngắt thành các đoạn ngắn; trộn đều với nước cốt chanh và 2 thìa canh đường.

– Thịt ba chỉ luộc chín, thái mỏng.

– Tôm luộc chín, vớt ra, ngâm nước đá cho giòn rồi lột vỏ.

Bước 2:

– Hành tây cắt lát mỏng, ngâm giấm đường.

– Pha nước mắm gồm có 2 muỗng canh nước mắm ngon, 2 muỗng canh đường và 1 muỗng cafe bột ngọt.

– Băm nhuyễn 4 tép tỏi, phi vàng.

– Rau răm rửa sạch, cắt nhuyễn.

– Đậu phộng rang vàng, giã nhuyễn.

Bước 3:

– Trộn đều các nguyên liệu: bông súng, tôm, thịt, rau răm, nước mắm, hành tây, tỏi băm, hành phi. Bạn lưu ý ngó súng thì mềm hơn ngó sen nên khi nào sắp ăn hãy trộn nhé!

– Múc gỏi ra đĩa, bên trên rắc đậu phộng, hành phi ăn kèm.

3-Cọng bông súng luộc, xào

Cọng bông súng lột vỏ có thể dùng để luộc, xào riêng hay chung với các món rau khác. Đặc biệt khi chế biến các món xào để ăn chay.

4-Cọng bông súng dùng để nấu canh chua, lẩu chua.

Cọng bông súng lột bỏ vỏ, ngắt khúc để nấu canh chua với bông điên điển với cá linh là món ăn theo thời vụ của người dân vùng Đồng Tháp Mười. Chỉ có được trong mùa nước nổi.

Ngoài ra bông súng còn nấu canh chua với nhiều loại các đồng khác như cá lóc, cá trê, cá rô, lươn, ếch… thì thường xuyên trong năm và là món canh truyền thống của người dân Nam Bộ.

Chỉ cần một bó bông súng, vài con cá rô và một ít rau thơm là có thể nấu một nồi canh chua rất tốt cho mục tiêu an thần, trợ tim, chữa ho và viêm đường tiết niệu. Nguyên liệu gồm một bó bông súng chừng 200 g – 300 g, cá rô đồng 200 g, rau thơm (rau ngổ, húng quế, ngò gai, hành lá) đủ dùng, me chua, ớt trái, gia vị. Bông súng tước vỏ, rửa sạch, ngắt từng khúc khoảng 5 cm; cá rô chọn con mập, đánh vảy, làm sạch, bỏ ruột.

Luộc cá chín, gỡ lấy thịt ướp gia vị, để sẵn. Đun sôi một nồi nước, lược nước me chế vào, sau đó cho cá vào. Khi cá gần chín mới cho bông súng vào. Nêm thêm nước mắm và đường sao cho canh có vị chua chua, ngọt ngọt vừa ăn. Chế thêm vài muỗng dầu ăn (hoặc mỡ nước). Múc canh ra tô, rắc lên một ít rau thơm (đã rửa sạch, cắt nhỏ) và vài lát ớt đỏ, ăn nóng trong bữa cơm.

Ngoài ra, có thể nấu canh chua bông súng với cá tra, các lăng, các bông lau, cá ba sa thì rất tuyệt.

Không nên nấu chín quá vì như thế bông súng sẽ nhũn, ăn không ngon.

5-Cọng bông súng dùng làm dưa chua

Món ăn dân dã nhất là bông súng muối làm dưa dùng để kho với cá, thịt rất ngon. Cuống lá cây súng tước bỏ vỏ cũng được dùng muối dưa (như muối dưa cải), làm gỏi để ăn.Khi ăn thực khác sẽ cảm nhận được vị ngọt thanh trong từng cọng bông súng muối vừa dai vừa mặn mà.

Cây bông súng được dùng làm thuốc

Theo đông y, bông súng có tác dụng giúp chống co thắt, an thần, trợ tim, trợ hô hấp, tăng cường sinh lực; thường được sử dụng trong các trường hợp di tinh, mộng tinh, mất ngủ, tim đập nhanh, kiết lỵ, tiêu chảy, ho, viêm bàng quang, viêm thận, tiểu buốt, tiểu són, đau lưng, mỏi gối do thận yếu.

Các bộ phận của cây bông súng còn được dùng làm thuốc thanh nhiệt, chống say nắng, cầm máu… Đặc biệt, nó còn trị hiệu quả chứng co giật ở trẻ, đau lưng mỏi gối, nam bị di tinh hoặc phụ nữ khí hư bạch đới.

Cây bông súng được dùng làm thuốc

1-Chữa nam di tinh, đi tiểu nhiều, nữ khí hư bạch đới không dứt: bài thuốc gồm củ súng sao, kim anh bỏ hạt ở trong vì có độc, lấy lớp vỏ bao ngoài, đốt cho cháy sạch lông gai, sao giòn. Các vị lượng bằng nhau, tán bột uống mỗi ngày 15-20 g với nước sắc rễ ý dĩ làm thang.( Theo Bác sĩ Quang Minh).

2-Chữa thận hư tỳ yếu, đau mỏi ngang thắt lưng: củ súng 20 g, ba kích, cẩu tích, tỳ giải (tẩm rượu sao), hà thủ ô (chế với đậu đen đồ phơi 9 lần), ngưu tất mỗi vị 12 g. Sắc uống ngày một thang.( Theo Bác sĩ Quang Minh).

3-Giải cảm nắng: củ súng nấu chè ăn.( Theo Bác sĩ Quang Minh).

 K.S. Hồ Đình Hải                      

Mùa Bông Súng


Uploaded by  mekongculture

002 (315)

June 28 – 2012

Photos: Hannahlinhflower
Words: LSV tổng hợp từ internet

Chuyển đến trang:  1    3  4  5  6  7  8  9  10 10b 10c 11 12 13 15 16 17 18
18a 19 20 21 22 23 24 25 26  26a 27 28 29 30 31 32 33 34
35 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53