About Flowers

Recent Pages:  1    3  4  4a 4b 4c 5  6  7  8  9  10 10a 10b 10c  10d  11 12 13 14 15 16 17 18
18a 19 20 21 22 23 24 25 26  26a 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40
41 42 43  44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61

Hoa Dao . 2014.. (4)Hoa Anh dao 2014 (25)

Mùa Ðào Nở

Cây đào (danh pháp khoa học: Prunus persica) là một loài cây được trồng để lấy quả hay hoa. Cây đào là một loài cây sớm rụng lá, thân gỗ nhỏ, có thể cao tới 5–10 m, lá hình mũi mác, dài 7–15 cm và rộng 2–3 cm. Hoa nở vào đầu mùa xuân, trước khi ra lá; hoa đơn hay có đôi, màu hồng với 5 cánh hoa.

Tên gọi khoa học persica có lẽ có từ niềm tin ban đầu của người châu Âu cho rằng đào có nguồn gốc ở khu vực Ba Tư (Persia) (hiện nay là Iran). Sự đồng thuận lớn trong giới các nhà thực vật học ngày nay đã cho rằng đào có nguồn gốc từ Trung Quốc và được đưa vào Ba Tư cũng như khu vực Địa Trung Hải theo con đường tơ lụa vào khoảng thời gian ban đầu của lịch sử nhân loại, có lẽ vào khoảng thiên niên kỷ 2 TCN (Huxley và những người khác, 1992).

Đào trong văn hóa châu Á

Quả Đào được biết đến tại Trung Quốc và Nhật Bản không chỉ như là một loại quả phổ biến mà còn gắn liền với nhiều truyện dân gian và tín ngưỡng. Momotaro (Đào Thái Lang), một trong những nhân vật bán lịch sử và cao quý nhất tại Nhật Bản, được sinh ra trong một quả đào khổng lồ trôi theo dòng sông.

Tại Trung Quốc, quả đào được coi là được các vị tiên ăn do các tính chất huyền bí của nó đối với sự trường thọ dành cho những người ăn nó. Ngọc Hoàng, vị thần cai quản thiên đình, có vợ tên là Tây Vương Mẫu. Tây Vương Mẫu mời các vị tiên ăn những quả đào trường sinh và như thế đã đảm bảo cho sự tồn tại vĩnh cửu của họ. Các vị tiên được Tây Vương Mẫu thiết đãi một bữa tiệc sang trọng tại hội bàn đào. Các vị tiên phải chờ đợi 6.000 năm để có được bữa tiệc sang trọng này; cây đào tiên chỉ ra lá sau mỗi một nghìn năm và cần tới 3.000 năm để làm quả chín. Các bức tượng bằng ngà voi họa lại những người tham dự bữa tiệc của Tây Vương Mẫu thông thường có ba quả đào.

Quả đào đóng một vai trò quan trọng trong tín ngưỡng Trung Hoa và là biểu tượng của sự trường thọ. Một ví dụ liên quan đến quả đào là chuyện về Trương Đạo Lăng, được nhiều người cho là người đã sáng lập ra Lão giáo. Trương Quả Lão, một trong số Bát Tiên của người Trung Quốc, thường được họa lại là mang theo quả đào trường sinh. Hoa đào cũng được đánh giá cao trong văn hóa Trung Hoa, tương tự như hoa mai (mơ).

Nếu như văn hóa Trung Quốc và Nhật Bản chú trọng chủ yếu vào ý nghĩa của quả đào thì văn hóa Việt Nam chú trọng chủ yếu vào ý nghĩa của hoa đào. Đối với văn hóa dân gian Việt Nam, hình ảnh hoa đào được gắn với những cô gái trẻ, mảnh mai, và yếu đuối, thể hiện qua thành ngữ “liễu yếu đào tơ”.

Hình ảnh hoa đào còn gắn bó với tình yêu và duyên nợ của trai gái nông thôn, xuất hiện trong rất nhiều ca dao dân gian Việt Nam.

Hoa đào là loài hoa biểu tượng của tiểu bang Delaware và quả đào là quả biểu tượng của tiểu bang Nam Carolina. Tiểu bang Georgia còn gọi là Peach State.

Hoa Dao 2014.. (4)hoa-anh-dao-2014-51

Photos: hannahlinhflower – March 20 – 2013.
Words: http://vi.wikipedia.org/wiki/Hoa_%C4%91%C3%A0o

April 21, 2023


Uploaded by hbvyvy

Giới thiệu về Hoa Đạo (Kadou)

HT. Thích Quảng Thanh

Hoa đạo hay còn gọi là Ikebana là nghệ thuật trang trí kết hợp giữa hoa, lá và cành. Ngoài ý nghĩa là một nghệ thuật nó còn có ý nghĩa là đạo. Nghệ thuật truyền thống của Nhật Bản đã được thế giới biết đến rộng rãi.

Kadou được dùng trong văn viết, trong văn nói thông thường gọi là Ikebana. Tuy nhiên cách gọi Hoa đạo mang ý nghĩa hướng tới chân lý và chính đạo mạnh mẽ hơn là ý nghĩa nghệ thuật cắm hoa thông thường. Nguyên liệu thì có thể dùng rất nhiều loại, tuy nhiên các trường phái khác nhau thì cách cắm hoa cũng khác. Ví dụ có những trường phái quy định hướng ngắm là chính diện (một chiều), có trường phái thì lại biểu hiện ở không gian 2 chiều, cũng có trường phái biểu hiện tác phẩm bởi không gian 3 chiều. Không gian 3 chiều ở đây là nhìn tác phẩm từ mọi hướng đều cho cảm nhận giống nhau và thống nhất.

Lịch sử của Hoa đạo
 

Hoa đạo luôn đồng hành với sự phát triển của đạo Phật, nhưng có một thuyết được chấp nhận rộng rãi là nghệ thuật này bắt nguồn từ việc dâng hoa lên Đức Phật. Tuy nhiên cũng có những nghiên cứu chỉ ra rằng nó bắt nguồn từ việc sắp xếp lại cây cỏ trong một không gian nhất định dưới bàn tay của con người dựa trên thuyết thờ linh vật từ thời cổ đại. Khác với động vật, khi cây cỏ được cắt ra và nếu được bài trí một cách hợp lý sẽ toát ra một sức sống mãnh liệt, nhìn từ góc độ thần thánh thì đó là một điều rất huyền bí.

Ngày nay, Hoa đạo được hiểu là tức là từ sau thời đại Edo, thời đại của văn hóa giáo dục, thì nghệ thuật cắm hoa được truyền bá rộng rãi và phổ biến.
 
Thói quen và tập quán cắm hoa, đầu tiên phải kể đến thời đại Heian (Bình An), ví dụ dựa theo quyển sách Makuranosoushi, một quyển sách gối đầu dành cho những người cắm hoa. Ban đầu người ta dùng những bình sẵn có, nhưng về sau thì đã có những bình hoa được chế tác riêng biệt cho việc cắm hoa.

Nếu nói là Hoa đạo thì phải nói là nó được khẳng định bởi các nhà sư tại Lục Giác Đường của Kyoto, kể từ giữa triều đại Muromachi. Theo mỗi thời kỳ và cách thức cắm mà Hoa đạo được chia ra làm rất nhiều lưu phái. Theo số liệu của Hiệp hội nghệ thuật Nhật Bản thì có 392 lưu phái đã được đăng ký.

Các lưu phái đại biểu của Hoa Đạo

  • Ikenobou (đã được ấn định bởi Lục Giác Đường Ikenobou tại Kyoto)
  • Ikebana kinh hoa truyện
  • Tiểu nguyên lưu
  • Hoa đạo viễn châu
  • Hoa đạo biểu hiện phái
  • Hoa đạo cao dã san
  • Cổ lưu lí ân hội
  • Cổ lưu hội
  • Cổ lưu tùng ứng hội
  • Cổ lưu tùng đằng hội
  • Tha nga ngự lưu
  • Thạch châu lưu hoa đạo
  • Tùng nguyệt đường cổ lưu
  • Chuyên khánh lưu
  • Tương a di lưu
  • Thảo nguyệt lưu
  • Bát đại lưu
  • Vị sanh lưu
  • Vị sanh lưu trúc cương
  • Đô cổ lưu
  • San thôn ngự lưu
  • Dung chân ngự lưu
  • Long sanh phái

   Ikenobo là trường phái hoa đạo lâu đời nhất, được sáng lập do tăng sĩ Phật giáo Ikenobo Senkei vào thế kỷ thứ 15. Ông được coi như đã sáng lập kiểu rikka (cách cắm hoa đứng). Kiểu cắm hoa này được khai triển như một biểu hiện của đạo Phật về cái đẹp của thiên nhiên, với 7 cành tượng trưng cho đồi núi, thác nước, thung lũng v.v. sắp xếp theo kiểu cách nghi thức.  Chưởng môn đời thứ 45 của trường phái này hiện nay là Ikebono Sen’ei. Trường phái này được đặt nền tảng từ ngôi chùa Rokkakudo ở Kyoto, tương truyền do Hoàng tử Shotoku  sáng lập.  Trong giới tăng sĩ và quý tộc, kiểu cắm hoa này ngày càng trở nên có tính cách kiểu cách nghi thức nhiều hơn, cho đến thế kỷ thứ 17, giới thương gia ngày càng lớn mạnh hơn đã khai triển một kiểu cắm hoa giản dị hơn, gọi là seika hay shoka. Shoka chủ yếu dùng ba nhánh, được xem như Ten (Thiên), Chi (Địa) và Jin (Nhân), và được sắp xếp để biểu dương cái đẹp của chính cành hoa ấy. Một kiểu cắm hoa cổ ikebana khác là nageire, được dùng trong trà đạo. 

Tân trường phái ikebana đầu tiên được thành lập khi Ohara Unshin ly khai trường phái Ikenobo trong thế kỷ 19. Trường phái Ohara thường dùng moribana (cắm hoa chồng lên nhau) trong một bình cắm hoa cạn và phẳng. Nhưng lối cắm hoa này vẫn còn nhiều kiểu cách nghi thức. Những chuyển hướng nghệ thuật trong đầu thế kỷ 20 đã đưa đến sự phát triển của kiểu cắm hoa tự do jiyuka. Mặc dù có nhiều thay đổi, hoa đạo vẫn còn là môn nghệ thuật của giới thượng lưu.

Giữa thế kỷ 20 và sau chiến tranh, ikebana  được phổ biến rộng rãi hơn. Các trường dạy cắm hoa thu hút người học từ tất cả mọi tầng lớp trong xã hội. Teshigahara Sofu, người sáng lập trường phái Sogetsu vào năm 1927, đã đưa vào nghệ thuật cắm hoa những vật liệu mới lạ khác, như plastic, keo dán và cây sắt.

   Ikebana có thể được chia ra làm hai kiểu chính là moribana (dùng bình cắm hoa cạn) và nageire (dùng bình cắm hoa cao). Trường phái Sogetsu dùng một số hoa hình (kakei) cho mỗi kiểu , theo đó người học có thể tự tạo cho mình những bình hoa để trưng bầy dễ dàng. Thí dụ như kiểu cắm hoa căn bản moribana này:

Được gọi là Shushi, gồm ba nhánh: Shin (Chân chính), Soe (điểm tựa) và Hikae (điều hợp). Ba nhánh này được sắp xếp trên bàn chông cắm hoa bằng kim loại theo một đồ hình giản dị gọi là kakeizu. Kakeizu phác họa những nét chính trong kiểu cắm hoa, người cắm sẽ dựa theo đó chọn những nhánh cây hay cành hoa thích hợp cho ba nhánh chính shushi này và cắt xén gia giảm nếu cần để tạo một kiểu dáng hài hòa.

Nguồn: phatgiaovietnamhaingoai

cắm hoa cúc đơn giản nghệ thuật

Hoa cúc vốn có vẻ đằm thắm, mặn mà, nếu khéo sắp xếp, bạn sẽ có được lọ hoa đôi rất tươi tắn và đầy ý nghĩa!

Mọi người thường bảo cắm hoa cúc trông “già lắm”, chỉ để thắp hương thôi, nói thế thật không đúng chút nào! Vẻ đằm thắm, mặn mà của hoa cúc khi biểu đạt tình cảm sẽ thêm phần sâu sắc và không kém lãng mạn so với những loại hoa khác. Đôi hoa vàng cắm sát nhau và sát cuống vào bình hoa dạng khay trông như đang cùng trôi trên một chiếc thuyền riêng tư. 3 ngọn lá thông xanh làm nền phía sau thêm nổi bật sắc hoa tươi tắn và chia ra 3 hướng tạo không gian rộng mở. Sự hài hòa giữa dạng lá kim với những cánh hoa nhỏ xòe ra tương phản với cành khô vươn lên phía trên. Tất cả mang đến cho bạn một ấn tượng rõ nét và sự rạng rỡ và đằm thắm của hoa cúc:

Cuc-vang-1

Bạn cũng đừng quá cầu kỳ khi trút hết những ý nghĩa lớn lao, sâu sắc vào một bình hoa, bởi tùy theo không gian, tùy theo thời gian, tùy theo rung cảm hiện tại của bạn mà bình hoa sẽ có một ý nghĩa nào đó, cũng đừng mặc định hoa cúc là trường tồn, là rạng rỡ, là mùa thu, là “già dặn”,… Những ai yêu thích văn hóa Nhật và nghệ thuật Ikebana, hẳn họ cảm thấy có gì đó rất “Nhật” trong bình hoa này, mường tượng như đóa hoa đôi trên mái tóc thiếu nữ với những trâm cài truyền thống. Nhưng nếu bạn gần gũi với phong cảnh làng quê Việt Nam, hẳn bạn lại cảm tới những dóng tre mộc mạc, chân quê, những khóm cây xanh hồn hậu bên lề đường làng, những chuỗi hạt quả dại nghiêng mình và lấp ló những bông hoa của tự nhiên hướng về phía ánh sáng:

Binh hoa 7 with hoa spider mum

Thử một lần bỏ qua cách cắm hoa cúc quen thuộc: một bó lớn cắm đều trong một chiếc lọ cơ bản. Hãy chọn một chiếc lọ kiểu cách, chỉ với 2 bông cúc tỉa bớt lá, chỉ 1 lá loang màu xanh vàng dạng lá trầu và chút cành nhánh uốn cong, bạn sẽ thấy được sự khác biệt giữa “già dặn” và “tươi trẻ”, giữa quen thuộc và mới lạ, giữa đóng khung ý nghĩa với sự phóng khoáng tự do của cảm xúc:

.

Nếu vẫn muốn giữ lại vẻ trang trọng mà bạn thường cần khi cắm hoa , bạn hãy cắm hai bông cúc lớn trên một chiếc khay xứ ô van màu đen. Hãy chọn lá màu xanh nâu nhưng có thể cắm nhiều lá hơn tạo vẻ tự nhiên, giống như chúng vẫn đang mọc ngoài mặt đất vậy. Hai nhánh lá maples vàng uốn cong tạo dáng vươn lên cao và vài nhánh quả nhỏ màu xanh vàng và đỏ, tạo thêm màu sắc mùa thu và rất hợp với những ngày cuối năm phải không nào, rất nhẹ nhàng và đáng yêu:

Cuc vang

Hoa cúc gắn liền với mùa thu. Những đoá cúc vàng nói lên sự cao thượng và lòng yêu mến chân thành. Tặng hoa cúc cho người bậc trên là nghĩa cử của lòng biết ơn và hiếu thảo. Màu vàng trang nhã của hoa cúc tượng trưng cho tuổi xế chiều, là tuổi chững chạc, đầy kinh nghiệm về những truân chuyên của cuộc sống. Sắc màu hoa cúc không ồn ào mạnh mẽ, nhưng thâm trầm sâu lắng. Đoá hoa cúc mời gọi chúng ta hãy sống đời nội tâm, hãy nhìn ngắm và suy tư trước những biến cố xảy đến trong cuộc đời.(Gm.VVT)

Và vẫn là vẻ đằm thắm, sâu sắc, tươi tắn, nhưng nếu bạn chọn màu cúc xanh, trông bình hoa sẽ sang trọng và hiện đại hơn rất nhiều. Cành lá nhỏ và mềm tiện cho bạn uốn các đường cong tự nhiên, một nhánh cây khô tróc vỏ sắp đặt đan cài giữa hoa và lá trên một chiếc bình kiểu cách lệch dáng, hai bông cúc cũng vươn dài như muốn phá vỡ cái trật tự cân đối của cành lá với bình. Vươn lên một chỗ thoáng đãng và khoe sắc, trông hoa cúc xanh thật đáng yêu!

Hoa Cuc va Nghe thuat Ikebana (50)

Có vẻ như hoa cúc hợp với bình màu tối, nền cảnh thoáng đãng và nhạt màu, không gian tĩnh lặng và ánh sáng dịu dàng, bởi vì bản thân hoa đã rực rỡ và tươi tắn lắm rồi. Bạn hãy thử một lần cắm hoa đôi với loài cúc đằm thắm này.

Ðào Viên Thi Các Sưu tầm

hoa cúc đơn giản nghệ thuật 2013 (1)

Nghệ thuật Ikebana và những điều bí ẩn

Người Nhật không chỉ trồng ra nhiều loại hoa đẹp mà họ có truyền thống cắm hoa nghệ thuật rất phát triển. Cũng như trà đạo hay các văn hóa truyền thống khác, nghệ thuật cắm hoa truyền thống của Nhật bản (Ikebana) có tính nghệ thuật rất cao và tinh túy.

Mimosa Vàng Óng Sắc Hoa

Mimosa có tên khoa học là Acacia Podalyriaefolia Cunn Mimosaceae, nguồn gốc từ Australia nhập về Đà Lạt , mimosa không đẹp rực rỡ như các loài hoa khác nhưng cũng không kém phần kiêu sa bởi sắc vàng quyến rũ của nó, mimosa chỉ là một loài cây hoang dã, chỉ mọc ở rừng hoặc ven đường. Mimosa cũng như cây xương rồng, cũng khắc khổ, cũng phải chịu kiếp hoa dại . Hoa tượng trưng cho tình yêu thầm kín và vẻ đẹp khiêm nhường

Mimosa là một loài cây thân gỗ. Cây Mimosa 10 năm tuổi có thể tạo nên một tán lá, rộng cả 10 m. Mỗi cành Mimosa đều chi chít những nhánh nhỏ, lá kép hình ô-van, dài khoảng 2cm, mặt dưới của lá có mầu trắng bạc như phủ một lớp phấn trắng… Vào mùa mưa, những cây Mimosa đến mùa sung mãn, cây nào cũng cành lá sum xê. Đến tháng 11, khi mùa mưa cao nguyên ngớt dần, hoa đã lấm tấm đầy cành, rồi nở rộ cho đến hết mùa xuân…

Theo nhà khoa học Nguyễn Đình Hòe thì Đà Lạt không chỉ có 1 mà có đến 2 loài hoa cùng được gọi chung tên “Mimosa”: Đó là keo lá tròn Acacia podalyriaefolia Cunn.ex G.Don và keo bạc Acacia dealbata Link, đều thuộc chi keo Acacia, không phải thuộc chi Trinh nữ (cũng có tên là Mimosa) như nhiều người nhầm tưởng. Thoạt nhìn rất giống nhau, đều có bông màu vàng sáng hình cầu như chùm tia nắng, nhưng có thể phân biệt rất dễ qua hình dạng và cấu trúc lá. “Mimosa Đà Lạt” đâm bông từ khoảng tháng 10 dương lịch đến mùa xuân năm sau, nhưng nở rộ nhất là vào mùa xuân, tạo nên một nét riêng cho Đà Lạt .

Ở Việt Nam cũng chỉ có Đà Lạt là có loài hoa này nên nhiều người coi “Mimosa” là loài hoa biểu trưng cho thành phố hoa và sương mù. Mimosa Đà Lạt (Acacia dealbata, keo bạc) có các lá từ màu lục xám tới màu bạc và các hoa màu vàng sáng.

Hoa Mimosa màu vàng, có hàng trăm cánh nhỏ li ti như sợi chỉ, tròn tựa Bồ Công Anh. Mimosa nở thành chùm, nhiều chùm trên một cành… Những lúc cao điểm, Mimosa nở đầy cành, trông vào chỉ thấy một màu vàng-Mimosa, gần như không thấy lá… Đó là lúc người ta không muốn cũng phải nhìn thấy và giật mình, chợt nghĩ ra : Đà Lạt có Mimosa!

Ý nghĩa hoa Momisa: Tình yêu mới chớm nở – Hoa dành tặng cho bạn trẻ mới yêu.

Sưu Tầm

Ngắm vẻ đẹp thanh nhã của hoa Thủy Vu

Hoa thủy vu có ý nghĩa “magnificent beauty” – vẻ đẹp lộng lẫy. Và còn tượng trưng cho sự cảm nhận sâu sắc về tình yêu. Một bó hoa Thủy vu trắng là biểu tượng cho sự thuần khiết hợp nhất.

Thủy vu (danh pháp khoa học: Calla palustris), theo phân loại hiện nay là loài duy nhất còn lại trong chi Calla của họ Ráy (Araceae). Các loài còn lại có nguồn gốc từ miền nam châu Phi mà trước đây xếp vào chi này đã được chuyển sang chi Vân môn (Zantedeschia). Loài thủy vu thật sự này có nguồn gốc từ khu vực ôn đới mát của Bắc bán cầu, bao gồm các khu vực trung, đông và bắc châu Âu (từ Pháp và Na Uy về phía đông), bắc châu Á và bắc Bắc Mỹ (Alaska, Canada, đông bắc Hoa Kỳ).

Ở làng quê Việt Nam có tên là hoa loa kèn , hoa rumngười ta gọi đó là hoa ráy còn ở thành phố gọi là hoa thủy vu, thường được trồng trong các chậu cảnh. Nó còn có những tên như: hoa zum, hoa rum, hoa loa kèn,… Trong tiếng Anh, người ta gọi loài hoa này là Calla Lily, Calla, Trumpet, Arum Lily, Pig Lily…

Calla Lily là loài cây thân thảo có thân rễ sống lâu năm, mọc cạnh các đầm lầy và ao hồ. Lá tròn hoặc hình tim, dài 6–12 cm trên cuống lá dài 10–20 cm, bản rộng 4–12 cm. Các hoa bao gồm mo chứa bông mo trắng, dài 4–6 cm. Hoa loa kèn có màu trắng pha thêm chút xanh và mùi hương thơm dịu, dài 3–4 cm. Quả là một cụm các quả mọng màu đỏ, mỗi quả mọng chứa vài hạt. Thủy vu khi còn tươi do chứa nhiều axít oxalic, nên dễ gây ngộ độc nếu ăn phải hay gây hại nếu dính vào mắt, nhưng thân rễ có thể ăn được sau khi phơi khô, tán nhỏ, lọc và luộc kỹ.

Calla được yêu thích vì những cánh hoa trắng như tuyết, những chiếc lá xanh to bản và nhất là mùi hương dịu. Calla cũng có nhiều màu khác như hồng, vàng, cam,… Đây là loài hoa thanh nhã, được đặt theo tên của một hoàng hậu, vợ của Vua James Đệ Nhất. Theo truyền thuyết, bạn bè đã thách thức Hoàng hậu tạo ra được một loại hoa mới, và bà đã làm được. Arum cũng đại diện cho sự tôn nghiêm.

Xuất xứ từ Nam Phi, Ethiopia, Calla là một thành viên trong gia đình thực vật hoa kèn. Hoa biểu tượng cho sắc đẹp lộng lẫy, thường hiện diện trong bó hoa cầm tay của cô dâu. Calla được yêu thích vì những cánh hoa trắng như tuyết dễ thương, những chiếc lá xanh to bản và nhất là mùi hương dịu. Calla cũng có nhiều màu khác nữa như hồng, vàng, cam,… Đây là loài hoa thanh nhã

Calla Lily 2013 (212)

Chuyển đến trang:  1   3  4  5  6  7  8  9  10 10a 10b 10c 11 12 13 14 15 16 17 18
18a 19 20 21 22 23 24 25 26  26a 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40
41 42 43 44