Recent Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 10b 10c 11 12 13 15 16 17 18
18a 19 20 21 22 23 24 25 26 26a 27 28 29 30 31 32 33 34
35 35a 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 4950 51 52 53 54
55 56 57 58 59 60 61
Hoa Atiso Ðẹp!
Atiso được cho là một trong những hoa kỳ lạ mà hiện đang được trồng rộng rãi. Ngoài màu tím đẹp, atisô là một bông hoa được sử dụng như một loại dược thảo. Việc trồng atisô bắt đầu lan rộng, tại Nam Phi, vực Địa Trung Hải…. Loài hoa này được dùng làm thuốc vì rất tốt cho gan và cho sức khỏe.
Người ta thường ăn búp của hoa Atiso, với màu tím cà của mình hoa Atiso góp phần thêm vào bộ sưu tập sắc hoa thiên nhiên.
Búp hoa Atiso ăn rất tốt cho sức khỏe, hoa cung cấp khoảng 9,3% carbohydrate, 1,5% chất xơ, rất ít chất béo và protein. Năng lượng cung cấp rất thấp, chỉ khoảng 40 đến 50 kcal nhưng lại rất giàu vitamin và chất khoáng như potassium, phosphorus, calcium, sodium, sulphor và magnesium.
Hoa và cụm lá bắc Actisô dùng làm rau ăn. Nấu canh hoặc hầm với xương heo hay nấu với gan lợn, ăn rất bổ. Với bệnh nhân đái tháo đường có tác dụng hạ lượng đường trong máu (do có chất Inulin), ngoài ra còn có tác dụng nhuận gan, nhuận tràng, lợi tiểu, giải độc. Lá Actisô là các chế phẩm chiết suất toàn phần như cao lỏng, cao đặc, cao khô Actisô có tác dụng lợi tiểu, tăng tiết mật, thông mật, hạ cholesterol máu. Bảo vệ gan chống độc (do sự có mặt của 6 chất trong nhóm polyphenol và 10 chất nhóm acid alcol cùng các flavonoid).
Trong y học dân gian
Cụm hoa được dùng trong chế độ ăn của bệnh nhân tiểu đường vì nó chỉ chứa lượng nhỏ tinh bột, carbonhydrat gồm phần lớn là inulin. Lá ác-ti-sô vị đắng, có tác dụng lợi tiểu và được dùng đề điều trị bệnh phù và thấp khớp. Ngoài việc dùng đế cụm hoa và lá để ăn, atisô dùng làm thuốc thông tiểu tiện, thông mật, chữa các bệnh suy gan thận, viêm thận cấp và mạn tính, sưng khớp xương.
Thuốc có tác dựng nhuận tràng và lọc máu nhẹ đối với trẻ em. Bộ phận dùng là lá tươi hoặc khô, đem sắc hoặc nấu cao lỏng, với liều 2 – 10g lá khô một ngày, có khi chế thành cao mềm hay cao khô đề bào chế thuốc viên, thuốc tiêm dưới da hay tĩnh mạch. Có thể chế thành dạng cao lỏng đặc biệt dùng dưới hình thức giọt. Người ta còn dùng thân và rễ ác-ti-sô thái mỏng, phơi khô, công dụng như lá.
Atisô có tên khoa học là Cynara Scolynus Lour do người Pháp đưa vào Việt Nam và được trồng nhiều nhất tại Đà Lạt, rồi đến Sa Pa, Tam Đảo (những nơi có khí hậu ôn đới).
Hoạt chất chính của atisô là cynarine có vị đắng, có tác dụng nhuận gan, mật, thông tiểu tiện, kích thích tiêu hóa… Atisô được dùng dưới các dạng: Trà atisô gồm các bộ phận: thân, rễ, hoa, lá – là loại thuốc uống có tác dụng tốt cho gan và lợi tiểu tiện.
Atiso dùng được cả lá, rễ lẫn hoa, và được phơi khô làm nguyên liệu chế biến trà.
Trong aitso có hoạt chất cynarine làm hoa có vị đắng nhưng lại rất tốt cho gan, kích thích tiêu hóa…Chính vì thế khi kết hợp với trà, đã hình thành một loại trà khá đặc biệt tốt cho sức khỏe, được người dùng rất hoan nghênh đón nhận. Trà atiso Đà Lạt có mùi thơm thanh và vị đắng khác biệt so với vị đắng của trà bình thường.
Vị đắng khác lạ đó một phần là từ thành phần nguyên liệu atiso được chế biến chung với trà. Quy trình chế biến trà atiso tuy không hẳn là phức tạp, nhưng luôn tuân thủ một cách nghiêm ngặt mọi kỹ thuật trong toàn quy trình, để đảm bảo những tinh chất trong atiso được giữ lại với hàm lượng cao nhất. Atiso tươi sau khi thu hoạch được làm héo để giữ được tối đa tinh chất của nó, sau đó mang đi vò rồi sấy khô và phân loại thành phẩm nguyên liệu. Atiso thành phẩm đã được phân loại sẽ được trộn với trà theo những tỉ lệ nhất định để ra trà atiso. Công đoạn cuối cùng là đóng gói để bảo quản trà trong thời gian nhất định.
Đặc điểm của cao atisô là đắng, nhưng để lại dư vị ngòn ngọt. Mỗi ngày dùng 5-10 gr dạng cao mềm, uống lâu dài sẽ có tác dụng tốt đối với những người bị các bệnh về gan (thiểu năng gan, xơ gan…). Cần lưu ý là nếu cao atisô mà ngọt tức không phải cao nguyên chất, vì vậy để tránh mua phải cao giả, kém phẩm chất, tốt nhất mua tại các cơ sở có uy tín, có thương hiệu.
Búp hoa atisô là một loại rau cao cấp. Nên chọn những búp atisô mập, chưa nở (không nhất thiết phải chọn hoa to, vì loại này đã già, ít cơm). Người ta thường dùng atisô nấu với thịt, xương, chân giò… được coi là một món ăn bổ dưỡng. Hiện ngành y tế đã sản xuất atisô thành những viên nang hoặc cao lỏng là loại thuốc có tác dụng nhuận gan, mật, lợi tiểu. Nói chung, những người bị các bệnh về gan mật (viêm gan, thiểu năng gan, xơ gan…) nên dùng atisô lâu dài (có thể dùng dưới dạng trà, cao, viên đều được)
..
(Theo_Thanh_Nien)
Từ hoa Atiso, hoa hẹ, hoa kim châm, hoa bí, hoa cải xanh, …có thể chế biến để trở thành những món ăn thanh tao, đẹp mắt và nhiều chất dinh dưỡng;
Đặc biệt trong đó có món hoa Atiso hầm giò heo, đây là một món ăn đặc sản nổi tiếng của Đà lạt và rất bổ dưỡng, qua bàn tay khéo léo của các đầu bếp những bông hoa được cắt còn tươi, nở vừa, cùi dày, cánh hoa mềm và non chúng được rửa sạch dùng kéo cắt bỏ phần già trên từng cánh hoa chỉ lấy phần cùi mềm sau đó bổ làm đôi cắt bỏ nhụy ngâm nước rửa sạch, cuối cùng là cho vào nồi hầm với giờ heo đến khi thịt và hoa Atiso đều mềm thì múc canh ra tô, rắc thêm tiêu trang trí thêm ngò (rau mùi) .
Chế biến atisô
Atisô không chỉ được biết là thực phẩm giàu dinh dưỡng với các chất chống ôxy hóa, vitamin C, là nguồn cung cấp kali, hỗ trợ phòng ngừa một số bệnh ung thư, atisô còn được yêu thích nhờ làm nên hương vị thơm ngon cho nhiều món ăn như nấu canh, hầm thịt, hấp…
Dưới đây là một vài bước để bạn sơ chế và nấu ăn với atisô.
Chọn bông atisô tươi
– Bông vừa phải, tròn trịa có lá khép kín và màu xanh. Không nên chọn những bông có các lá bọc chung quanh atisô mở bung.
– Atisô vào mùa xuân là tươi ngon nhất.
Ảnh: Wiki How
Sơ chế atisô
– Để sơ chế, trước tiên bạn cần chuẩn bị một thau nước lạnh lớn, cho vào đó vài lát chanh mỏng, hay bóp nước ép của hai trái chanh vào 2-3 lít nước lạnh. Trong quá trình chuẩn bị hãy giữ hoa atiso trong nước để tránh chuyển thành màu nâu hoặc để sẵn nữa quả chanh trường hợp nếu có chuyển màu để xử lý.
– Rửa atisô dưới vòi nước mạnh để loại sạch bụi bẩn, cát.
– Cắt bớt phần gốc của atisô (không cắt toàn bộ vì phần trên có thể ăn được). Bóc bỏ phần lá nhỏ quanh đài hoa atisô.
– Cắt đứt các đáy của thân cây, khoảng 1 inch, loại bỏ và chà phía dưới của thân cây với nửa quả chanh.
– Loại bỏ các lớp lá ngoài cùng hãy kéo chúng xuống dưới về phía gốc, với một con dao nhỏ, cắt cốt đậm của lá từ khắp nơi trên thân, lột da bên ngoài trên thân cây để lộ một thân màu xanh lá cây nhạt. Thân là một phần rất ngon của atiso, nó thực sự là một phần của trái tim..
– Khi cắt bỏ phần đỉnh nhọn của atisô (cắt đi khoảng 1 inch từ đầu hoa atiso, vứt bỏ ngọn, ngay lập tức cho hoa atiso mới cắt vào nước chanh cho một lúc để ngăn chặn nâu). Có thể sử dung được toàn bộ hoặc thái lát và đặt trong các món ăn nướng cùng với atiso. Khi asito được thái lát dùng muỗng loại bỏ lá tìm ở giữa hoa atiso. Một khi các lá bên trong của atiso được gỡ bỏ, bạn sẽ thấy một lớp màng mờ như lông hãy cạo nó ra nhưng không cạo đi những thịt ăn được của hoa atiso . Sau cùng cho vào thau nước chanh đã chuẩn bị để chờ chế biến các món ăn cùng với hoa atiso, để ngăn atisô đổi màu .
Nấu ăn với atisô
Atiso được làm nguyên liệu cho khá nhiều món ăn, trong đó những món quen thuộc là luộc, hấp; hầm chân giò và nướng.
– Luộc: Cho atisô vào nồi nước sôi có chút muối. Nên cho atisô vào khi nước bắt đầu sôi , luộc atisô từ 30 – 45 phút cho mềm, vớt ra dùng nóng.
– Hấp: Nếu không luộc, bạn có thể cho atisô vào nồi hấp 15-20 phút. Với cách làm này, atiso giữ gần như nguyên vẹn chất dinh dưỡng. Sau khi hấp, bạn có thể dọn nước chấm muối chanh ăn kèm.
– Nướng: Trước khi nướng, cắt atisô làm đôi, loại bỏ nhị ở giữa – phần không ăn được của atisô, rửa bông dưới vòi nước mạnh, thấm khô, dùng cọ quết dầu ô-liu quanh bông atisô, cho atisô lên lò nướng và nướng vàng mặt.
Mách nhỏ: Atisô luộc chín có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 1 tuần hoặc 1 tháng trong tủ đông. Không cho atisô tươi vào ngăn đông vì bông sẽ đổi màu nâu và có vị đắng.
Huyền Châu (Theo Wiki How)
Uống trà atiso có tốt không?
Như bạn đã biết hình dáng của hoa atiso dạng hình cầu có nhiều lá chồng lên nhau, người ta gọi là hoa atiso. Người ta đem phơi khô để làm trà atiso. Atiso giống như một thảo dược uống rất tốt cho cơ thể vẫn đang được nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu sâu về những tác dụng của hoa atiso. Một số tác dụng nổi bật của trà atiso:
Hiệu quả đối với huyết áp
Trong một nghiên cứu được công bố trên “Tạp chí ăn bổ sung” trong năm 2009, bệnh nhân có mức huyết áp tăng nhẹ được cho ăn một chất chiết từ lá atiso. Các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu cho thấy, sau 12 tuần, những người nhận 50 hoặc 100 mg nước lá atisô, có mức huyết áp thấp hơn, không phụ thuộc vào lượng thức ăn tinh mà họ nhận được. Các nhà khoa học kết luận rằng lá atiso có thể giúp giảm huyết áp thấp hơn ở những người có huyết áp nhẹ.
Chống oxy hóa cho Cholesterol
Năm 2010, tạp chí “Phytotherapy Research” công bố một nghiên cứu về tác dụng atiso lá chiết xuất về mức cholesterol trong máu. lá atiso rất giàu chất chống oxy hóa, trong đó hòa tan vào trà. Chất chống oxy hóa có thể bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của các gốc tự do và độc tố môi trường. Trong suốt một tháng, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng các chất chống oxy hóa trong lá atiso dẫn đến căng thẳng ít hơn. Những sản phẩm có bổ sung cũng có nồng độ cholesterol trong máu thấp hơn tổng thể.
Atisô chứa nhiều chất chống ôxy hóa hơn các loại rau củ khác.
Một số chất chống ôxy hóa có trong atisô như quercertin (hợp chất chống ung thư, thúc đẩy sự hoạt động của hệ miễn dịch), rutin (tăng cường sức chịu đựng và sức bền thành mạch mao mạch, làm cho thành mạch dẻo và đàn hồi hơn, tăng tính thẩm thấu, phòng ngừa nguy cơ giòn đứt, vỡ mạch), anthocyanins (hợp chất hữu cơ thiên nhiên có khả năng giúp cơ thể chống tia tử ngoại, viêm nhiễm và ung thư), cynarin (hợp chất có tác dụng lợi mật), luteolin (hợp chất chống lão hóa não và viêm não), silymarin (chất chống ôxy hóa mạnh).
Chất chống oxy hóa chống ung thư
Một số thí nghiệm đối với tinh chất được chiết xuất từ lá cây atisô cho thấy, atisô có thể loại bỏ các tế bào không cần thiết (tế bào chết) ra khỏi mô mà không ảnh hưởng tới các tế bào khác. Nó còn hạn chế sự nảy nở của tế bào thành nhiều dạng ung thư khác nhau như ung thư tuyến tiền liệt, bệnh bạch cầu và ung thư vú.
Thí nghiệm ở nước Ý cho biết một chế độ ăn uống giàu chất chống ôxy hóa có trong atisô sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.
Đó chỉ là một vài trong những tác dụng lợi ích của trà atiso mang đến cho sức khoẻ của người dùng.
Nên nhớ là lá atisô mới chứa nhiều hoạt chất nhất, còn các bộ phận khác (hoa, thân, rễ) hoạt chất không cao nên chỉ có ý nghĩa như một loại trà mà thôi.
Một số tác dụng khác của Atiso:
.
♦ Điều tiết sự lưu thông của mật
Lá atisô chứa một loại chất chống ôxy hóa được gọi là cynarin có tác dụng điều tiết dòng chảy của mật trong hệ thống dẫn mật.
.
♦ Tốt cho gan
Chất chống ôxy hóa cynarin và silymarin có trong atisô rất có ích cho gan. Một số thí nghiệm cho thấy chúng còn có tác dụng phục hồi chức năng của gan. Trước đây, atisô thường được sử dụng trong khoảng thời gian dài như là thảo dược thay thế cho thuốc trong việc điều trị một số bệnh về gan.
.
♦ Cải thiện khả năng tiêu hóa
Atisô giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Chúng là thuốc lợi tiểu tự nhiên, hỗ trợ chức năng tiêu hóa, cải thiện chức năng của túi mật và mang lại nhiều lợi ích thiết thực đối với gan.
.
♦ Điều trị chứng buồn nôn
Những tác dụng tích cực của atisô đối với gan sẽ giúp cho việc điều trị chứng buồn nôn một cách hiệu quả. Vì thế bạn nên sử dụng lá atisô nếu như có triệu chứng buồn nôn.
.
♦ Giảm cholesterol
Các thành phần hóa học có trong lá của atisô có thể làm giảm lượng cholesterol bằng cách kiềm chế HMG-CoA reductase ( hợp chất tổng hợp cholesterol). Chúng làm gia tăng cholesterol tốt HDL (bảo vệ và chống lại cơn đau tim) và giảm thiểu các cholesterol xấu LDL (tạo các mảng bám trên mạch máu, gây đau tim và đột quỵ).
.
♦ Lượng chất xơ cao
Một cây atisô lớn chứa ¼ lượng chất xơ cần thiết hàng ngày cho cơ thể. Một cây atisô cỡ vừa sẽ cung cấp nhiều chất xơ hơn là 1 cốc mận khô.