Recent Pages: 1 2 3 4 4a 5 6 7 8 9 10 10b 10c 11 11a 12 13 15 16 17 18
18a 19 20 21 22 23 24 25 26 26a27 28 29 30 31 32 33 34
35 35a 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54
55 56 57 58 59 60 61 62 63
Cách bày mâm ngũ quả
ngày Tết
Ngày Tết, gia đình nào cũng có mâm ngũ quả dâng lên bàn thờ tổ tiên, ông bà. Mâm ngũ quả bên cành đào, câu đối đỏ, bức tranh tết, bánh chưng xanh… tạo nên khung cảnh ấm áp của mỗi gia đình khi tết đến xuân về.
Không biết phong tục này có từ bao giờ, phải chăng vì đất nước ta vốn bốn mùa hoa trái, nhất là vào mùa Xuân hoa quả càng rộ. Hoa quả là lộc của thiên nhiên, đất trời. Lộc Xuân càng quý. Dâng lộc trời, cúng ông bà, tổ tiên trong những ngày đầu xuân thật là một tục lệ đẹp đẽ đầy nét nhân văn.
Cứ vào khoảng 28 tháng Chạp âm lịch thì nhà nhà đều cho bày mâm ngũ quả ngày tết kèm với nhiều sản vật khác trên bàn thờ. Mâm ngũ quả thường bày trên một cái mâm bằng gỗ tiện, sơn son, có chân, gọi là mâm bồng. Nếu không có mâm bồng, có thể bày trên một cái đĩa to, nhưng phải đặt trên cặp bánh chưng để tạo dáng cao, uy nghiêm, thành kính.
Năm loại quả, mỗi quả một dáng vẻ và màu sắc riêng, hợp lại thành bức tranh sống động, vui mắt. Mỗi vùng, miền có cách trình bày mâm ngũ quả khác nhau.
Mâm ngũ quả có 5 loại quả:
Theo các vị cao niên, am tường về Nho giáo thì xuất xứ của mâm ngũ quả có liên quan đến quan niệm triết lý Khổng giáo của phương Ðông, thế giới được tạo nên từ năm bản nguyên – gọi là “ngũ hành”: Kim – Mộc – Thuỷ – Hỏa – Thổ, nghĩa là 5 yếu tố cấu thành vũ trụ.
Còn theo quan niệm của dân gian thì “quả” (trái cây) được xem như biểu tượng cho thành quả lao động một năm. Ông cha ta chọn 5 loại trái cây để cúng đêm giao thừa là ngụ ý rằng : Những sản vật này được kết tinh từ công sức, mồ hôi, nước mắt của con người lao động, kính dâng lên đất trời, thần thánh trong giờ phút linh thiêng của vũ trụ vạn vật sinh tồn. Tư tưởng, hình ảnh ấy đã ăn sâu và tâm thức của người Việt Nam bao đời nay.
Ðã gọi là ngũ quả thì nhất thiết phải là 5 loại quả. Nhưng các vùng, các miền do mùa xuân hoa trái khác nhau, nên mâm ngũ quả cũng khác nhau như: chuối, bưởi, phật thủ, dưa hấu, cam, quýt, dừa, na, hồng xiêm, táo…
Thông thường sẽ có 5 loại hoa quả được bày trên mâm ngũ quả
Mỗi quả mang một ý nghĩa:
Chuối – phật thủ: như bàn tay che chở.
Bưởi – dưa hấu: căng tròn, mát lành, hứa hẹn năm mới đầy ngọt ngào, may mắn.
Hồng – quýt: rực lên màu sắc mạnh mẽ, tượng trưng cho sự thành đạt.
Mâm ngũ quả trong Nam cũng khác so với ngoài Bắc. Trên mâm ngũ quả ở ngoài Bắc thường có : Bưởi, đào, quýt, chuối, hồng. Có khi người ta thay bưởi bằng phật thủ hoặc lựu.
Mâm ngũ quả trong Nam vẫn cứ giữ nguyên truyền thống là mãng cầu, sung, dừa xiêm, đu đủ, xoài, với triết lý “cầu vừa đủ xài sung túc”.
Một mâm ngũ quả được bày dưới cùng là một nải chuối to già còn xanh, nải chuối đều, hoặc 2 nải chuối nhỏ ghép bên nhau như một chiếc bệ cong gồm 2 tầng nâng đỡ hoàn toàn hoa trái khác hay người ta thường chọn ba loại quả có hình dáng to và trọng lượng nặng là đu đủ, dừa, xoài, bưởi đặt lên mâm trước để lấy thế. Sau đó, bày những quả khác chèn lên, để tạo thành một ngọn tháp.
Ở đây có sự phối hợp màu sắc, mâm ngũ quả đẹp là đủ màu sắc rực rỡ. Chính giữa bệ mâm xanh sẫm, trước đây bày quả phật thủ . Ngày nay ít trồng phật thủ nên thường thay bằng quả bưởi to, càng to càng đẹp. Bưởi chín vàng, tươi nổi bật trên bệ chuối màu xanh. Những quả chín đỏ đặt xung quanh, những chỗ khuyết dưới đặt xen kẽ quýt vàng và táo màu xanh ngọc, còn bao nhiêu lá xanh cố tình để sót lại ở cuống quả như hoàn thiện những nét trang trí cuối cùng.
Ngoài ra, bạn cần tham khảo vài cách chọn quả sau đây:
– Chọn quả đang xanh hoặc chín cây để chưng được lâu.
– Không nên rửa quả vì khi dính nước, quả sẽ mau héo.
– Chọn quả chắc, không trầy, còn cuống và lá để mâm quả sum suê.
– Với dưa hấu, nếu muốn biết quả ngon hay không, bạn búng tay vào vỏ dưa. Âm thanh trầm, nghe bịch bịch tức quả chưa bị nẫu. Quả quýt lõm phía dưới thường ngọt hơn. Quả bưởi tươi, ngon thường chắc, nặng.
Mâm ngũ quả đã làm quang cảnh ngày Tết và không gian cúng thêm phần ấm áp, rực rỡ mà hài hoà. Nó thể hiện sinh động ý tưởng triết lý – tín ngưỡng – thẩm mỹ ngày Tết. Tìm hiểu về mâm ngũ quả cũng là tìm hiểu về nguồn gốc, lịch sử, truyền thống tốt đẹp để chúng ta nhớ lại ông bà, tổ tiên.
Mâm ngũ quả trong LỄ “TÂN XUÂN KHÁNH THỌ”
Trên hương án, giữa bày một mâm ngũ quả lớn kết thành hình con Long Mã rất đẹp và uy nghi. Long Mã là hình tượng con vật đầu Rồng mình Ngựa biểu hiện cho sức mạnh, ý chí của người vùng biển khát vọng chế ngự thiên nhiên, vững vàng trong nắng mưa, gió bão. Không thể thiếu cành đào gốc to, đầy nụ hoa và chậu cây Thiên tuế biểu hiện cho sự phát triển đông đúc con cháu, trường tồn trường thọ. Câu đối đỏ, trướng thơ mừng treo la liệt hai bên cùng đèn nến sáng lung linh.
Trang hoàng bàn thờ
Tổ tiên ngày Tết
Phong tục thờ cúng tổ tiên là một nét đẹp văn hóa của người Việt được lưu truyền xưa nay, thể hiện sự tưởng nhớ và tấm lòng hiếu thuận của con cháu đối với ông bà tổ tiên. Bàn thờ chính là nơi linh thiêng nhất trong mỗi gia đình, có ý nghĩa rất lớn trong đời sống tinh thần của con người. Chính vì thế, việc bày biện bàn thờ tổ tiên, nhất là dịp Tết cổ truyền càng được chú trọng hơn để mang lại sự thịnh vượng, bền vững cho gia chủ.
Bàn thờ Tết không chỉ là nơi để chúng ta bày tỏ tình cảm gia đình, huyết thống mà đó còn là nơi gửi gắm những mong ước một năm mới an khang, thịnh vượng hơn.
Cách bày biện bàn thờ
Bàn thờ là nơi ngự vị của các bậc tiền nhân trong gia đình, vì thế nó thường được đặt ở vị trí trung tâm, trang trọng và cao nhất trong nhà. Điều này không chỉ để tránh sự va chạm mà còn tránh gió, bụi bặm và côn trùng. Việc lau dọn sạch sẽ bàn thờ là công việc trước tiên và được thực hiện một cách cẩn thận, tỉ mỉ.
Trên bàn thờ tổ tiên, ở chính giữa đặt bát hương (tượng trưng cho tinh tú) và trên bát hương có cây trụ để cắm hương vòng (tượng trưng cho trục vũ trụ); ở hai góc ngoài bao giờ cũng có hai cây đèn dầu (hoặc nến) tượng trưng cho mặt trời ở bên trái và mặt trăng ở bên phải. Khi cần giao tiếp với tổ tiên, người Việt thường đốt nến (đèn dầu) và thắp hương. Mọi nguyện cầu theo các vòng khói hương chuyển đến ông bà tổ tiên.
Thông thường, ở ngay sau bát hương đặt một chiếc Tam sơn trên đó đặt ba cái đài nhỏ đựng ba chén nước trong. Nếu không có đủ như vậy, mỗi lần thắp hương chủ lễ cũng vẫn phải thay ba chén nước mới để tỏ lòng thành kính trắng trong. Phía sau Tam sơn, thường có một cái đỉnh ba chân, nắp đỉnh được vẽ hình con lân với ý nghĩa sức mạnh bề trên kiểm soát tinh thần con cháu khi đứng trước bàn thờ.
Lễ vật dâng cúng thường bao gồm giấy tiền vàng mã, một vài cái chung (ly nhỏ, thấp) và một bình trà, đĩa hoa quả lớn đặt ở trung tâm bàn thờ, một bình hoa lớn và một bình rượu ngon. Xung quanh, có bày thêm bánh mứt cho cân đối và đẹp mắt.
Người Việt Nam thường sử dụng hoa cúc, hoa huệ, hoa lay ơn, hoa mai, hoa đào trong cúng gia tiên ngày Tết… Trong đó, cành đào được cắm trên bàn thờ có ý nghĩa trừ tà ma và mọi xấu xa, là lời cầu nguyện và lời chúc phúc đầu xuân.
Hương khói còn tạo nên một không khí ấm cúng nơi gian thờ, gắn kết tình cảm và ước nguyện hạnh phúc của mọi người trong một gia đình. Hương dùng cho những ngày Tết cũng thường là các loại hương có mùi thơm đặc biệt ví dụ như hương bài, hương trầm, hương nhài… là những loại hương có mùi thơm hết sức đặc trưng cho nhân dân ba miền ở Bắc – Trung – Nam.
Mâm ngũ quả truyền thống
Việc trang hoàng bàn thờ tùy thuộc điều kiện hoàn cảnh mỗi nhà nhưng dứt khoát nhà nào cũng có bày mâm ngũ quả. Thông thường ngũ quả gồm 5 loại quả có 5 màu khác nhau như chuối xanh, bưởi vàng, hồng đỏ, lê trắng, quýt da cam tượng trưng cho mong ước: Phú (giàu có) – Quý (sang trọng) – Thọ (sống lâu) – Khang (khỏe mạnh) – Ninh (bình yên).
Mâm ngũ quả là phần tinh túy không thể thiếu trên bàn thờ của gia đình Việt vào ngày Tết nguyên đán.
Mỗi một miền lại có một quan niệm riêng về ý nghĩa mâm ngũ quả. Người Nam bộ có cách đọc chại âm hay đơn tiết hóa một số từ, ví dụ chỉ tên trái mãng cầu thì gọi đơn tiết hóa là Cầu (mãng cầu: thoả mãn trong sự cầu xin) – Sung (sung: chỉ sự sung túc, sung mãn) – Vừa (đọc chệch âm là dừa: quả dừa) – Đủ (đơn tiết hóa của đu đủ và xài (là cách đọc chệch của âm xoài).
Mâm ngũ quả của miền Bắc thường có 5 loại quả: chuối, bưởi, đào, hồng, quýt. Trong đó, nải chuối tượng trưng cho bàn tay che chở; bưởi tròn trịa hứa hẹn một năm mới no đủ, may mắn; đào – hồng – quýt đỏ thắm mang lại sự ấm cúng, thành đạt, giàu sang… Trong khi đó, mâm ngũ quả của người miền Nam hầu như không xuất hiện nải chuối vì sợ “chúi đầu, chúi mũi”, vất vả cả năm. Người ta cũng kỵ trái cam vì sợ phải “cam chịu”. Do đó mâm ngũ quả của miền Nam thường chỉ có mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài. Phía dưới chân đế còn để thêm trái thơm với ý nghĩa “cầu thơm vừa đủ xài”.
Vị trí đặt bàn thờ
Nếu nhà rộng thì nên bố trí bàn thờ ở một phòng riêng đặt ở tầng trên cùng của ngôi nhà để có sự yên tĩnh. Nếu là căn hộ chung cư bạn có thể bố trí bàn thờ trong phòng sinh hoạt chung hoặc phòng khách không nên bố trí ở phòng ngủ hay phòng bếp.
Tuy nhiên dù không gian ngôi nhà rộng hay hẹp thì vị trí đặt bàn thờ cũng cần một không gian mang tính chất tâm linh, vị trí đặt phải hội đủ cả hai yếu tố là “tọa cát” và “hướng cát”.
Trong gia đình Việt Nam ngoài việc chọn lựa vị trí trung tâm và cao ráo để đặt bàn thờ, người Việt còn chú ý xem hướng của ngôi nhà và tuổi của gia chủ để thấy nên đặt bàn thờ quay mặt về hướng nào là tốt nhất.
Theo khoa học phong thủy, phòng thờ/ bàn thờ trước tiên nên đặt tại các cung tốt của thuật định vị Cửu cung thần sát như: Âm quý nhân, Dương quý nhân, Thiên lộc, Thiên mã; thứ đến mới chọn các cung Diên thọ, Tài lộc, Tử tức trong 16 cung Huyền không trạch vận.
Bàn thờ thu nạp được sinh khí thì con cháu sẽ hưởng phúc, làm ăn phát đạt, mọi sự như ý. Tuy nhiên, xác định các vị trí này không đơn giản, nên phòng thờ/bàn thờ thường được bố trí ở vị trí tốt và hướng về hướng tốt theo mệnh quái chủ nhà, cụ thể là các cung và hướng Sinh khí, Thiên y, Diên niên, Phục vị. Vị trí đó ở tầng nào cũng được.
Nếu không chọn được cả vị trí và hướng thì nên ưu tiên chọn hướng tốt.
Những kiêng kị khi đặt bàn thờ
Theo phong thủy, nếu việc thờ cúng không tốt, vị trí bàn thờ không phù hợp sẽ ảnh hưởng xấu đến vận khí và sự may mắn của gia chủ. Do đó, khi đặt bàn thờ, bạn phải tránh các điều kiêng kỵ sau:
– Không đặt bàn thờ sát nhà tắm. Bởi theo quan niệm, tắm rửa là việc trút bỏ ô uế, vì vậy, nếu đặt bàn thờ cạnh nơi này sẽ làm mất đi không khí tôn nghiêm.
– Không đặt bàn thờ ở lối đi lại. Nếu đặt ở lối đi lại ồn ào sẽ làm mất đi sự thanh tịnh của nơi thờ cúng. Như vậy, gia đình sẽ ít có may mắn và tài lộc.
– Không đặt bàn thờ nhìn ra hướng Ngũ Quỷ:hướng Đông Bắc, hướng Tây Nam. (Không đặt bàn thờ hướng Đông Bắc nhìn Tây Nam hoặc ngược lại).
Vị trí bàn thờ không phù hợp sẽ ảnh hưởng xấu đến vận khí và sự may mắn của gia chủ.
– Không đặt bàn thờ ở hướng Đông, Đông Nam nhìn hướng Tây.
– Không đặt bàn thờ trên nóc tủ.
– Không lấy gỗ đã qua sử dụng để làm bàn thờ.
– Bàn thờ Thần và Phật có thể để chung, song không nên để bát hương sát nhau.
– Bàn thờ tổ tiên không nên đặt ở trung tâm nhà, vì sợ hung. Thay vào đó, bàn thờ Phật có thể đặt ở trung tâm nhà.
– Bàn thờ tổ tiên và bàn thờ Phật không nên đặt đối nhau trong 1 gian phòng.
Bàn thờ phải luôn sạch sẽ và thường xuyên thắp nhang. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bàn thờ hướng trực tiếp ra cửa chính. Tượng thần thánh hoặc vật thể thiêng liêng phải đặt trên bàn kệ cao. Đèn trên bàn thờ luôn bật sáng để thu hút năng lượng dương.
Mulan
Mâm ngũ quả cho ngày Tết theo phong thủy
Theo Phong Thủy: mâm ngũ quả gồm 5 loại quả có 5 màu sắc khác nhau. Con số 5 thể hiện ước muốn của người Việt Nam sẽ đạt ngũ phúc lâm môn: Phú, quý, thọ, khang, ninh. 5 màu sắc thể hiện ý nghĩa nguồn của cải năm phương đưa về kính lên tổ tiên.
+ Nải chuối: có màu xanh tượng trưng Đông phương,
+ Quả bưởi có màu vàng tượng trưng Trung phương,
+ Quả hồng có màu đỏ tượng trưng Nam phương,
+ Quả lê có màu trắng tượng trưng Tây phương
+ Một loại quả có màu sẫm khác tượng trưng Bắc phương.
Năm màu sắc này cũng tượng trưng ngũ hành trong vũ trụ là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Con số 5 trong mâm ngũ quả còn thể hiện lịch sử tín ngưỡng dân tộc. Ví dụ, đạo Phật có ngũ giới, tức 5 điều quy định của đạo Phật. Đạo Lão với ngũ hành. Đạo Khổng là ngũ thường. Nguyên nhân chọn ngũ quả thay vì chọn các yếu tố khác bởi người xưa quan niệm hoa quả có nhiều hạt, múi, chùm. Điều này thể hiện mong ước sang năm mới sẽ sinh sôi phát triển cả trong sản xuất lẫn cuộc đời.
Ngoài ra còn có :
Bưởi, dưa hấu: căng tròn, mát lành, hứa hẹn năm mới đầy ngọt ngào, may mắn.
Hồng, quýt: rực lên màu sắc mạnh mẽ, tượng trưng cho sự thành đạt.
Lê (hay mật phụ): ngọt, thanh ngụ ý việc gì cũng trơn tru, suôn sẻ.
Lựu: nhiều hạt, tượng trưng cho con đàn cháu đống.
Đào: thể hiện sự thăng tiến.
Mai: do điển phiếu mai, con gái phải có chồng, hạnh phúc, không cô đơn.
Táo (loại trái to màu đỏ tươi): có nghĩa phú quý.
Thanh long: ý rồng mây gặp hội.
Quả trứng gà có hình trái đào tiên: lộc trời.
Dừa: có âm tương tự như là “vừa”, có nghĩa là không thiếu.
Sung: gắn với biểu tượng sung mãn về sức khỏe hay tiền bạc.
Đu đủ: mang đến sự đầy đủ thịnh vượng.
Xoài: có âm na ná như là “xài”, để cầu mong cho tiêu xài không thiếu thốn.
Nhìn chung, người Miền Bắc cho rằng hầu như tất cả các loại quả đều có thể bày trên mâm ngũ quả, kể cả quả ớt, miễn sao đẹp mắt là được.
Đối với người Miền Nam: cho rằng từ chuối có âm đọc chệch nghe giống từ “chúi”, thể hiện sự đi xuống, không ngẩng lên được. Người Nam cũng không trưng quả cam bởi câu “quýt làm cam chịu”. Mâm ngũ quả của người Nam thường có các loại quả mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài (là những loại quả có âm khi đọc chệch nghe như câu “cầu sung vừa đủ xài”, thêm 3 trái thơm làm chân đế thể hiện sự vững vàng.
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay: mâm ngũ quả được thay đổi rất nhiều, mang ý nghĩa trang trí cho không gian xuân nhiều hơn là ý nghĩa tâm linh. Do trái cây phong phú, nhiều loại, con cháu muốn thể hiện lòng hiếu thảo đối với ông bà, tổ tiên, đồng thời cũng thể hiện tính trình bày thẩm mỹ, nên mâm ngũ quả ngày càng phong phú hơn. Người ta không câu nệ cứng nhắc là 5 quả nữa mà có thể bày đến 8, 9 hay thậm chí 10 quả, không kén chọn số chẵn hay lẻ. Và dù có bày nhiều hơn nhưng người ta vẫn gọi là mâm ngũ quả. Nhưng với các ý nghĩa trên nên khi bày mâm ngũ quả, người ta có những quy ước dân gian. Ví dụ, mâm ngũ quả chỉ bày quả, không đặt thêm hoa hoặc thực phẩm gì. Số lượng trên mâm ngũ quả chỉ tính loại, không tính quả. Ví dụ, chuối chỉ cần một nải mà không quan tâm số lượng là 15 hay 16 quả.
Sưu tầm
Một số loại hoa cắm bàn thờ tổ tiên ngày Tết
Trong dịp Tết của người Việt, việc có chậu hoa, bình hoa để trong nhà hay việc trưng hoa trên bàn thờ chắc chắn là những điều không thể bỏ qua. Cắm hoa để bàn thờ, bàn phòng khách ngày Tết không chỉ là cách làm đẹp và mang không khí xuân tràn ngập trong căn nhà, mà bình hoa Tết còn có nhiều ý nghĩa tâm linh, thể hiện lòng thành của gia chủ với tổ tiên, thần, Phật và thu hút những điều may mắn đến với gia đình trong năm mới.
Cắm hoa ngày Tết để bày trên bàn thờ, bàn phòng khách cũng được xem là một trong những phong tục truyền thống của người Việt.
Không phải bất kỳ loại hoa nào cũng có thể đem trưng bày trên bàn thờ.
Mỗi loài hoa đều mang ý nghĩa khác nhau, biểu trưng khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu xem những loại hoa nào có thể dùng để cắm trên bàn thờ ngày Tết.
Những loại hoa nên cắm trên bàn thờ
Các loại hoa có thể cắm trên bàn thờ bao gồm:
- Hoa hồng đỏ: thể hiện vẻ thanh lịch, mang lại tốt lành may mắn
- Hoa cúc vàng: biểu tượng của trường thọ, thu hút hoan hỉ vào nhà
- Hoa sen: tượng trưng cho niềm tin, ý chí kiên cường
- Hoa huệ ta: hay hoa dạ lai hương, tỏa hương thơm ngát
- Hoa đồng tiền: mang lại tiền tài, thịnh vượng, tuổi thọ và sức khỏe
- Hoa mai, hoa đào: tượng trưng cho tài lộc, phú quý, may mắn
- Hoa lay ơn: ý nghĩa của tình cảm gắn bó, keo sơn
- Hoa thược dược: có tác dụng chiêu tài
- Hoa mẫu đơn: thể hiện ý nghĩa cát tường, may mắn.
Hoa lay ơn
Hoa lay ơn hay còn gọi là kiếm lan, đây là một loại hoa được nhiều gia đình sử dụng để cắm bàn thờ trong mỗi dịp Tết đến xuân về.
Với sắc đỏ thắm, hoa lay ơn như muốn thể hiện tình cảm gắn bó, keo sơn cũng như lòng biết ơn đối với ông bà tổ tiên và cái tâm đức của con cháu dâng lên thần linh. Bởi vậy mà trên nhiều bàn thờ mỗi gia đình ngày Tết lại xuất hiện bình hoa lay ơn tươi đẹp.
Hoa cúc
Nếu như hoa đào hay mai trở thành một đặc trưng của ngày Tết Nguyên Đán cổ truyền của dân tộc thì có lẽ hoa cúc lại không thể thiếu trên mỗi bàn thờ.
Hoa cúc với màu vàng tao nhã là biểu hiện của sự sống, tăng thêm tài lộc vô nhà và tăng tuổi thọ cho gia đình. Ngoài ra, hoa cúc còn nói lên lòng thành kính, yêu mến đối với thần linh và tổ tiên. Do vậy mà từ lâu mỗi gia đình đều chọn mua bó hoa cúc để cúng trên bàn thờ.
Hoa cúc đồng tiền
Nghe cái tên thôi bạn cũng có thể biết được vì sao hoa cúc đồng tiền lại lọt vào danh sách các loại hoa nên cắm trên bàn thờ vào ngày Tết.
Hoa cúc đồng tiền sẽ mang lại ước vọng về 1 năm mới thịnh vượng, tài lộc. Màu sắc và dáng hoa cũng đẹp nên dùng để cúng trên bàn thờ là điều phù hợp nhất.
Hoa cúc đồng tiền hay còn gọi là hoa đồng tiền là cây đa niên thân bụi thuộc họ cúc, đây là loại hoa được xếp thứ 5 trong 10 loại hoa cắt cành có giá trị thương mại được trồng phổ biến trên Thế Giới.
sắc và dáng hoa cũng đẹp nên dùng để cúng trên bàn thờ là điều phù hợp nhất.
Hoa hồng đỏ
Hoa hồng được xem là “nữ hoàng của các loài hoa” nở quanh năm, kèm theo ý nghĩa hạnh phúc ngập tràn, vĩnh cửu. Hoa hồng được nhiều người chọn để cắm Tết bởi màu hoa tươi vui, rất thích hợp cho ngày Tết. Với hoa hồng, dù bạn cắm theo những kiểu đơn giản hay cầu kỳ thì chúng đều toát ra vẻ sang trọng, thanh lịch, tươi vui của ngày Tết. Tuy nhiên, khi cắm hoa để bàn thờ ngày Tết, bạn nên chọn hoa hồng có màu đỏ tươi (tránh màu nhạt, hồng phớt, trắng,…) và không xen lẫn các hoa nhiều màu khác để tỏ sự tôn nghiêm.
Hoa tầm xuân
Hoa tầm xuân có ý nghĩa sinh sôi nảy lộc, mang đến may mắn cho năm mới của gia đình, do đó ở một số gia đình, mỗi năm Tết đến, hoa tầm xuân là vật trang trí không thể thiếu.
Hoa Thược dược
Hoa Thược dược, vẻ đẹp bình dị, gần gũi của thược dược có một vị trí đặc biệt trong ngày Tết. Loài hoa nhiều cánh và màu sắc sặc sỡ thích hợp với tiết trời mềm mại ngày xuân.
Hoa hải đường
Hoa hải đường là loài hoa tượng trưng cho sự giàu có, phú quý. Loài hoa này thường nở vào dịp Tết nguyên Đán ở Việt Nam nên loài hoa này cũng là một sự lựa chọn tốt. Với màu sắc đỏ tươi, đặt bình hoa hải đường trong nhà sẽ giúp quang cảnh trở nên tươi mới.
Hoa huệ ta
Hoa huệ ta xưa nay được coi là có giá trị tâm linh, đẹp thanh cao, hương thơm thanh khiết… nên được nhiều người chọn lựa cắm trên bàn thờ. Giống hoa này có đặc điểm tươi lâu, tỏa hương ngan ngát về đêm, càng mát trời, càng mưa thì hoa càng thơm lâu… nên từ xa xưa các cụ đã dùng hoa huệ – nhất là hoa huệ ta để cắm trong các dịp cúng bái, lễ lạt.
Hoa thủy tiên
Hoa thủy tiên có tác dụng khử tà, cũng như tăng thêm tài khí cho gia đình. Với người Hà Nội, có được cây hoa thủy tiên nở đúng giao thừa, sáng mùng một thì không còn lộc đầu xuân nào quý giá bằng. Người Hà Nội thường đặt một bình thủy tiên lên bàn thờ, chờ đúng thời khắc giao thừa có một bông hoa bật nở. Hương thơm của thủy tiên hòa quyện với mùi hương trầm… mang đến sự thanh tịnh, phúc lộc đầy nhà.
Hoa Mẫu đơn
Hoa mẫu đơn là biểu tượng của sự thịnh vượng, hạnh phúc.
Dịp tết đến, xuân về báo hiệu mùa xuân đến mang tài lộc, thịnh vượng và sức khỏe.
Với vẻ đẹp lộng lẫy và huyền bí trời ban cho mẫu đơn, vẻ đẹp của hoa đã làm xúc động bao người khiến cây được tôn vinh Quốc sắc thiên hương, thiên hạ chân hoa độc mẫu đơn. Hoa mẫu đơn rất được ưa chuộng trong trang trí trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho nghệ thuật, hội họa, thi ca, điêu khắc…
Ngày xưa cây hoa mẫu đơn chỉ được trồng ở nơi vương giả như vườn thượng uyển, cung vua chúa hoa lệ. Ngày nay mẫu đơn được trồng chậu trưng ở văn phòng, phòng khách nhà dịp Tết đến, xuân về báo hiệu mùa xuân mang tài lộc, thịnh vượng và sức khỏe đến với chủ nhân.
Và ngày nay hoa mẫu đơn cũng được lựa chọn làm loại hoa cắt cành trưng trong nhà mang đến vẻ đẹp sang trọng thể hiện ý nghĩa cát tường, may mắn.